Bên cạnh đó tác giả còn thể hiện cái nhìn không mấy thiện cảm khi giới thiệu đến các vị quan ở trường thi: “Bộ dạng quan Chánh Chủ khảo mới oai làm sao! Cái bối tử hình con công, cái vành đai đột chỉ vàng, cái gấu áo thêu thủy ba, cái xiêm xanh viền chân chỉ hạt bột, và đôi ủng đen có đôi bướm bạc long lanh, bấy nhiêu thứ đó hợp lại với cây hốt ngà cầm ở trước ngực và chiếc mũ gấm xòe hai cánh ra ngoài hai tai, đủ làm cho ngài giống hệt những quan phường chèo nếu ngài có bộ râu dài như họ” [1, 127 – 128]. Đó là cái vẻ bề ngoài của một kiểu người luôn nói đến lễ nghĩa, đó là kiểu người của Khổng Tử. Đó là hình ảnh một ông già gầy gò, mặc áo xanh thụng, đội mũ cách chuồn, ngồi nghiêm không cười. Là một người đã từng chung sống cùng với nho học, Ngô Tất Tố đã sớm phát hiện ra những nét hài kịch toát ra từ mâu thuẫn nằm ngay trong bản chất những ông “quan phường chèo” đó.
Khi tác giả đưa vào những con người mang tính phụ họa, như cô Thúy hay cô Ngọc, tác giả cũng tỏ thái độ và phán ánh tới khá đông những con người trong xã hội lúc bấy giờ. Cô Ngọc được giới thiệu là con gái của một ông đồ, cô có mộng tưởng rất cao xa: làm bà nghè, bà thám, cô được đi học và có biết chữ, biết làm thơ phú và rất ham mê Truyện Kiều. Cô tần tảo nuôi chồng, mong có ngày được vinh quy bái tổ, khi anh thi hỏng cô cũng có sự mỉa mai và trách oán chồng:
“Rồi không đợi chàng trả lời, cô tiếp:
- Bài ấy như vầy:
Văn quân trích trích hữu kỳ tài, Hà sự niên niên bị phóng hồi? Như kim thiếp diện tu lang diện, Quân dục lai thời, đãi dạ lai.
Vân Hạc gượng hỏi:
- Mình dịch ra sao?
Cô đáp:
- Tôi dịch là:
Nghe anh chữ nghĩa cũng bề bề. Sao cứ năm năm bị đuổi về?
Có thể bạn quan tâm!
- Tiểu Thuyết Lều Chòng Của Ngô Tất Tố
- Ngôn Ngữ Mang “Cái Tôi” Trần Thuật Của Tác Giả
- Ngôn Ngữ Giàu Tính Thời Sự Và Tính Chiến Đấu
- Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 8
- Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 9
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
Rày nghĩ mặt chàng, ghê mặt thiếp, Muốn vào, anh hãy đợi canh khuya. Rồi cô nói thêm:
- Hai chữ “bề bề” tôi lấy ở câu phong dao “Văn chương chữ nghĩa bề bề” đấy mà. “Trích trích hữu Kỳ tài” dịch ra “chữ nghĩa bề bề” cũng được chứ gì. Phải không mình?
Vân Hạc tuy biết là nàng chế mình, nhưng cũng thích rằng nàng có tài dịch thơ.” [1, 339 – 340].
Với một người phụ nữ chỉ ham thứ danh vọng cao sang, lấy chồng cũng chỉ cần người học giỏi có thể cho mình có ngày được làm bà nghè, bà thám. Nếu ở một góc nhìn khác thì những người phụ nữ như vậy sẽ bị lên án kịch liệt, nhưng những gì mà tác giả nói về cô Ngọc thì không phải là như vậy, tác giả lại thể hiện sự thương cảm cho ước mơ trong sáng của một cô gái và dùng những lời lẽ hết sức hóm hỉnh nói về mong ước của cô. Thành công của tác phẩm còn là ở việc Ngô Tất Tố tái hiện lại thực tại xã hội và những bất cập trong thi cử một cách chân thực và đã biểu thị thái độ phê phán kịch liệt chế độ thi cử của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Thông qua tác phẩm của mình Ngô Tất Tố cho người đọc thấy được ở đó là những sự việc mang tính khai phá.
Với Ngô Tất Tố, từ cái nhìn cảm thông chia sẻ và trân trọng người nông dân đã ảnh hưởng đến việc tìm tòi vấn đề, sự kiện và nhân vật, đặc biệt là thủ pháp nghệ thuật, điều đó cho độc giả thấy những nét riêng biệt trong việc khai thác và tái hiện lại hiện thực của tác giả. Đọc sáng tác của ông người đọc như thấy một cái nhìn, một cách khám phá hiện thực mang đậm dấu ấn hiện thực
phê phán nhưng vẫn thể hiện rò phong cách riêng, đó là phong cách của một nhà Nho uyên bác và luôn có cái nhìn Tây học. Vũ Trọng Phụng đã từng nhân xét: “Cách hành văn mới mẻ, sáng sủa, tưởng chừng như chỉ có phái nhà văn thuộc Pháp học mới có thể linh lợi và phô diễn nổi một cách linh hoạt như thế” [17, 201].
Ta có thể nhận thấy ngôn ngữ trong phóng sựLều chòng là ngôn ngữ mang dấu ấn của tác giả, Ngô Tất Tố đã có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật ngôn từ, ngôn ngữ trong tác phẩm của ông luôn thể hiện sự tiến bộ đổi mới và luôn theo kịp thời đại. Đề tài mà ông đề cập đến đã cập nhật kịp thời các sự kiện của thời đại lúc bấy giờ. Tác phẩm đã giúp cho những người đang mê mải chạy theo phong trào phục cổ phải cảm thấy ngao ngán cho “vàng son” ở thời xưa cũ. Vì vậy đã góp phần tạo nên văn phong riêng của Ngô Tất Tố và thành công trong sáng tác của ông.
CHƯƠNG 3
GIÁ TRỊ CỦA NGHỆ THUẬT
PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÒNG
3.1. Những giá trị mang tính truyền thống
3.1.1. Giá trị văn hóa vật thể
Trước hết, chúng ta thấy rò trong tác phẩm là những hình ảnh quen thuộc như: cây đa, quán nước, sân đình, điếm sở, đầu làng, cổng làng, cuối làng, những đám cỏ, cảnh ruộng đồng, rồi những cánh cò bay lả lướt, bao con người với những công việc lao động chân tay vất vả nhưng thể hiện sự giản dị, chất phác. Không biết từ bao giờ, mỗi khi nhắc tới làng quê Việt Nam mỗi cá nhân đều hình dung ra hình ảnh những cây đa, bến nước, sân đình, chính vì vậy trong các sáng tác của bất cứ nhà văn nào khi đề cập đến làng quê đều tái hiện lại những hình ảnh này.
Ngay ở đầu chương I, cuốn tiểu thuyết ta đã bắt gặp những hình ảnh quen thuộc này: “Gần nửa thánh rồi, trong làng Văn Khoa, lúc nào cũng náo nức, rộn rịp như sắp kéo hội. Đình trung, điếm sở cũng như quán nước hàng quà, chỉ làm chỗ hội họp của các ông già, bà già” [1, 15]. Như vậy, không chỉ có cây đa, lũy tre, sân đình cũng đã tự bao giờ trở thành biểu tượng của làng quê truyền thống. Nó có giá trị văn hóa lâu đời với người dân thôn quê Việt Nam. Đề cập đến đề tài làng quê trước năm 1945, tác phẩm của ông đã để người đọc cảm nhận cả những nét riêng được thể hiện qua ẩm thực của làng quê đồng quê Bắc Bộ.
“Hàng mấy trục mâm rau nộm thịt mỡ chất đầy ụ trong những bát đá đĩa bàn, la liệt đặt khắp các nhà các rạp.
Xin mời bà con hãy đi xơi cơm kẻo đói. Các việc để đó, ăn xong rồi ta hãy làm.
Lời nói của ông Trưởng họ Trần không kém tiếng hò của ông đại tướng đứng đầu ba quân, nó có sức mạnh khiến cho mọi người răm rắp đứng dậy.
Đàn ông với đàn ông, đàn bà với đàn bà, bốn một, tám hai, làng xóm họ mặc tự ý rủ nhau, tiện chiếu nào ngồi vào chiếu ấy.
Mâm này gọi rượu, mâm kia gọi cơm, rồi mấy mâm khác vấm véo giục lấy nước canh nước mắm. Lối đi chật hẹp của mấy gian rạp thành chỗ chen nhau của người ra vào.” [1, 19 – 20].
Những hình ảnh được tác giả thuật lại rất chân thực và vô cùng mộc mạc của người dân quê Việt Nam xưa, người đọc cũng thấy được phảng phất đâu đó cái làng quê khổ cực, vô cùng vất vả của con người xưa kia. Đó là những hình ảnh vô cùng quen thuộc ở làng quê Việt được thuật lại rất rò trong sáng tác của ông. Đó cũng là những nét đẹp cần được lưu giữ của làng quê Việt.
3.1.2. Giá trị văn hóa phi vật thể
Ở tác phẩm, đó là những giá trị về mặt tinh thần, là các tập tục, tập quán, hương ước... và đã dần trở thành nền nếp “thuần phong mỹ tục”. Đó như những tài liệu sống luôn đầy ắp trên những trang văn của Ngô Tất Tố: “Chuyện mới, chuyện cũ luôn luôn theo những bãi bã cốt trầu, những làn khói thuốc đồng thời tuôn ra và nổ như bỏng rang” [5, 15]. Trong sinh hoạt hành ngày của người Việt Nam ta luôn có những tục như uống trà, ăn trầu, hút thuốc lào. Những thứ này đã trở lên quen thuộc với làng quê Việt. Nó gần gũi, quen thuộc và tồn tại trong mỗi gia đình từ ngàn xưa cho đến ngày nay.
Trong tác phẩm này hình ảnh trầu cau được nhắc đến rất nhiều lần: “... thì giờ của cô chỉ dùng vào việc pha nước, têm trầu, phục dịch khách khứa hết cả” [1, 191]; “Cái ấm chuyên chổng mông trên miệng chén tống vừa nhả hết những nước sôi ở trong, cô Ngọc xẻ ra hai chén và nhắc một chén đưa chồng... Cô Ngọc rót nốt nước trong chén tống vào chén của mình... Cô Ngọc
chế nước sôi vào ấm chuyên” [1, 193 – 194- 195]. Tục ăn trầu được tái hiện ở cuốn tiểu thuyết: “Xin mời bà con ăn trầu” [1, 20]; “Hai mâm cau tươi đưa hai ông bạn thân của Cố ông đến mừng quan Nghè” [1, 21]. Tục hút thuốc cũng được tái hiện khá nhiều trong cuốn tiểu thuyết, mỗi nhà đều có một bình điếu, Cụ Bảng khi bắt đầu buổi học cũng hút thuốc, ngay cả khi vào trường thi các sĩ tử cũng mang ống điếu vào: “Khoan thai cụ ngồi vào tấm ghế sau chiếu án thư và mở nắp tráp lấy gói thuốc lá ra cuộn” [1, 78]; “... Đức Chinh dốc ngược quả bầu nước chè vào miệng, nốc một thôi dài, và giở gói thuốc lá cuộn sẵn, lấy ra một điếu, rồi hắn hì hục đánh lửa vừa châm vừa hút phì phèo” [1, 234].
Uống trà, ăn trầu đã dần trở thành “thuần phong mỹ tục” của làng quê Việt xưa. Bao đời nay, tục uống trà, ăn trầu chiếm một vị trí nhất định ở làng quê của người Việt ta. Đây được coi là tập tục in đậm vẻ đẹp dấu ấn truyền thống. Ở Lều chòng, tác giả đã cho độc giả thấy mình là người am hiểu tường tận những phong tục ở chốn hương thôn, nên những phong tục này được xuất hiện dày đặc trong cuốn tiểu thuyết.
Ta còn thấy ở Lều chòng nhắc tới tục thờ Thành hoàng, mỗi lần Đoàn Vân Hạc đi thi là gia đình lại sắm sửa lễ để mang ra cúng cầu may mắn cho kỳ thi: “Bởi vắng anh Cả, Vân Hạc phải chỉnh đốn khăn áo để thắp đèn hương khấn cụ. Rồi chàng đi theo hai mâm xôi gà ra đình lễ thánh và vào nhà thờ đại tôn lễ tổ “[1, 119]; “Ông Trưởng họ Trần xúng xính trong chiếc áo tế màu lam cung kính đi theo mấy mâm xôi thịt để thay mặt Cố ông lễ yết các nơi đình, chùa, văn chỉ, và các nhà thờ đại tôn, tiểu tôn” [1, 21].
Phong tục khoa cử cũng được miêu tả rất mỉ mỉ, từ cách tổ chức kỳ thi, cách ra đề tài, cách chấm bài, cách coi thi... rồi những luật lệ khắt khe của khoa cư: “Tan một hồi trống khẩu dòng dạc điểm trong nhà Thập đạo, cửa trường mở rộng, tàn lọng cờ quạt linh đình rước lá cờ khâm sai và ông Chủ
khảo từ trong trường ra chiếc ghế chéo ngoài cửa. Cái loa và các lính tráng lại chiếu lệ làm việc phận sự. Bây giờ học trò không phải chen chọi vất vả như các kỳ trước. Người nào đã được cái loa nhắc đến tên mình, người ấy có thể ung dung tiến đến cửa trường, không bị ngăn cản chi hết. Nhưng mà bọn lính thể sát lại phải làm thêm một việc. Sau khi khám xong đồ đạc của người nào, họ còn phải dẫn người ấy đi đến dãy lều mà họ đã cắm từ tối hôm trước, rồi bảo người ta vào lều mà ngồi” [1, 281 – 282].
Làng quê hiện lên trong tiểu thuyết Lều chòng với muôn hình muôn vẻ, nét đẹp từ những phong tục, tập quán của người dân Việt Nam. Thiên phóng sự như muốn truyền tải một thông điệp đó là, cùng nhau lưu lại vẻ đẹp thôn quê thuần khiết ấy. Bên cạnh các tập tục mang dấu ấn lâu đời của các phong tục thì nó còn có mặt trái của nó:
“- Thảo nào người ta vẫn bảo: Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng. Coi vậy!... đỗ đến ông Nghè cũng có sướng thật. Cả tổng đều phải đi rước!” [1, 29]. Đó là chưa kể đến việc cả làng phải dậy từ sáng sớm hôm trước cùng nhau theo lệnh của Lý trưởng, Trương tuần đi sang sửa dọn đường từ đầu địa phận trở về. Một người thi đỗ Tiến sĩ, cả làng phải đến phục dịch, đi đón rước thì phải yêu cầu trang phục cho đúng với yêu cầu, ai không có thì phải đi mượn, và hết thảy mọi người tới nhà quan Nghè giúp đều được ăn cỗ. Có thể thấy đó là một phong tục khá cổ hủ và lạc hậu vì vậy khi tái hiện lại mảng hiện thực này tác giả cũng tỏ thái độ châm biếm, mỉa mai.
Qua tác phẩm Lều chòng, Ngô Tất Tố như muốn kêu gọi mọi người hãy xóa bỏ những tàn dư tiêu cực, lạc hậu và giữ lại tất cả những gì được cho là sự tinh túy, là những nét đẹp mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
3.2. Những đóng góp về nội dung
Do hoàn cảnh lịch sử, nước ta đang chịu ách nô lệ của Pháp. Chúng đưa ra hàng loạt những chính sách, khẩu hiệu tuyên truyền trong dân chúng nhằm
mục đích mụ dân, để chúng ta mãi chịu kiếp làm nô lệ. Từ nền chính trị - xã hội và ngay cả văn học cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Đó cũng là lý do khiến văn học giai đoạn trước cách mạng tháng Tám phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Trên văn đàn luôn diễn ra những cuộc tranh luận hết sức phức tạp giữa những cái mới và cái cũ. Trong hoàn cảnh được cho là “giao thời” đó, Ngô Tất Tố xuất hiện với những trang phóng sự đanh thép, trực tiếp công kích vào kẻ thù, đã góp phần vào sự thắng lợi của trào lưu văn học hiện thực phê phán lúc bấy giờ. Tác phẩm Lều chòng ra đời, lần đầu tiên được in trên báo Thời vụ 1939, được in và xuất bản thành sách năm 1941, tác phẩm đã có những đóng góp nhất định đối với văn học Việt Nam nói chung và văn học giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng.
3.2.1. Góp phần hoàn thiện bức tranh hiện thực về chế độ khoa cử phong kiến
Phóng sự Việt Nam những năm 1930 – 1945 tuy là mới ra đời nhưng đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Nhiều nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị, đã đáp ứng được những sự kiện trọng đại của thời cuộc. Trong đó, ta thấy có Ngô Tất Tố là một người sống lâu ở nông thôn và từng cắp “lều” cắp “chòng” đi thi, vì vậy ông có vốn hiểu biết nhất định về xã hội đương thời, về những mong muốn ước mơ của họ khi đi theo con đường cử nghiệp, từ đó mà ông tỏ thái độ cảm thông sâu sắc tới họ và lên án kịch liệt chế độ khoa cử đương thời.
L.Tônxtôi nói: “Khi ta đọc hay quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả nào mới, thì câu hỏi chủ yếu trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh ta là con người thế nào nhỉ. Anh ta có khác gì với tất cả những người mà tôi đã biết, và anh ta có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới mẻ về việc cần phải nhìn cuộc sống chúng ta như thế nào” [10, 204].
So với những cuốn tiểu thuyết cũng viết về phong tục thời phong kiến, xuất bản cùng khoảng thời gian từ năm 1939 – 1945, có thể kể tới: Bút nghiên