Giai đoạn 2: Từ sau cách mạng tháng Tám đến trước đại hội Đảng lần thứ VI (1986)
Phóng sự thời điểm này được coi là một trong những thể tài đứng hàng đầu, nó tái hiện một cách chân thực hiện thực đương thời qua các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc. Phóng sự thời kỳ này tuy được đề cao và là thể báo chí hàng đầu nhưng do sự chi phối của hiên thực xã hội đương thời lên không có sự thăng hoa nở rộ mà đã tạm thời lắng xuống. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên có viết: “Phóng sự - thể loại từng phát triển mạnh mẽ trước cách mạng, nay bỗng thiếu vắng trên văn đàn” [9, 208].
Giai đoạn 3: Từ đầu những năm 1980 đến nay
Phóng sự giai đoạn này có nhiều khởi sắc. Với chủ chương mở cửa và chính sách đổi mới, dân chủ hóa đời sống chính trị. Trong điều kiện thuận lợi như vậy phóng sự đã thể hiện rò vai trò xung kích của mình và luôn có vị trí trang trọng trên trang nhất của nhiều tờ báo. Các thiên phóng sự nổi tiếng như: Vua lốp của Trần Huy Quang (1987); Vẫn phải tin vào những giọt nước măt (1996) của Xuân Ba... Phóng sự giai đoạn này có một bước phát triển vượt bậc vì nó mở rộng cả ở phạm vi đề tài trên cả tầm vĩ mô và vi mô. Từ đề tài chiến tranh, kinh tế đến vấn đề an ninh chính trị.
Như vậy, thể loại phóng sự mới xuất hiện ở nước ta khoảng hơn 70 năm, thế nhưng thể tài này đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình, không ngừng vận động và phát triển trước mọi sự đổi mới của lịch sử.
1.1.3. Một số quan niệm về phóng sự
Nói đến phóng sự, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều sự phân tích và ý kiến cũng như quan điểm khác nhau. Có thể kể tới hai quan niệm chính như sau:
Quan niệm thứ nhất: Họ khẳng định phóng sự là việc tái hiện lại một vấn đề hoặc một sự việc có thật một cách súc tích, chuẩn xác, các tình tiết bên trong nhằm cho người đọc hiểu: vấn đề gì? Diễn ra tại nơi nào? Diễn ra thế
nào? Vấn đề có ảnh hưởng đến ai không? Lý do mà sự việc đó lại diễn ra? Ở quan điểm này, các nhà nghiên cứu chỉ quan tâm tới thông tin trong ở bài viết. Một nhà báo Mỹ, Mark Twain khẳng định: “Phóng sự chỉ là một sự ghi chép máy móc đơn thuần các sự việc chứ không phải là một công việc sáng tạo”. Ở quan niệm này ta có thể nhận xét đây là một cái nhìn không chuẩn xác về thể phóng sự. Từ chức năng vốn có của thể loại này ta thấy nó ngoài việc tái hiện lại một cách chân thực hiện thực cuộc sống, mà còn cho người đọc thấy được nguồn cội của vấn đề, đôi khi nó còn đưa ra một hướng đi mới tiến bộ hơn.
Quan niệm thứ hai: Ở quan niệm này, các nhà nghiên cứu nhận định ở phóng sự có sự hội tụ của khá nhiều thể loại như đàm thoại, tường thuật... có cả văn học ở trong đó. Từ đó mà phóng sự có thể tái hiện lại mọi mặt của cuộc sống, từ những sự việc nhỏ lẻ nhất đến những vấn đề mang tầm vóc quốc gia, đại sự. Ở quan niệm này ta thấy người viết có quyền được bày tỏ quan điểm của riêng cá nhân mình vào trong bài viết. Người đọc có thể cảm nhận được những vấn đề mà bài phóng sự đề cập tới một cách chân thực hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 1
- Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 2
- Tiểu Thuyết Lều Chòng Của Ngô Tất Tố
- Ngôn Ngữ Mang “Cái Tôi” Trần Thuật Của Tác Giả
- Ngôn Ngữ Giàu Tính Thời Sự Và Tính Chiến Đấu
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
Vũ Trọng Phụng, “ông vua phóng sự đất Bắc” đã viết: “Phóng sự là một thiên truyện kể với cơ sở mà nhà báo đã từng mắt thấy tai nghe, trừ khi là một thiên “Phóng sự trong buồn” nhà báo nghe người ta kể lại cái mà mình chưa biết bằng tai, bằng mắt. Tôi hết sức trách cái kiểu viết Phóng sự như vậy” [11, 33]. Có nghĩa là Vũ Trọng Phụng đề cao tính chất hiện thực trong phóng sự. Cái hiện thực đó là do tự người viết khám phá hoặc tự mình phải nhập vào cuộc sống ấy đề mà tái hiện lại những gì chuẩn xác nhất.
Giáo trình nghiệp vụ báo chí của trường tuyên huấn Trung ương – Tập II, năm 1977, có viết: “Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo chí có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh quá trình xảy ra có quá trình diễn biến, bằng phương pháp miêu tả tự thuật, lại có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất và tinh thần của người và bộ mặt xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định”
Tóm lại có thể thấy, tuy góc độ tiếp cận phóng sự không giống nhau, và các quan niệm về phóng sự có phần khác nhau, nhưng ta thấy ở hai quan niệm đều có điểm tương đồng. Đó là phóng sự đều cần có sự chuẩn xác, chân thật và có liên quan trực tiếp đến cộng đồng người.
1.1.4. Đặc trưng của phóng sự
Từ việc nghiên cứu thể loại phóng sự, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khá nhiều đặc trưng của thể tài này. Dưới đây là một số đặc trưng mà chúng tôi tìm hiểu được:
1.1.4.1. Phóng sự luôn phản ánh sự thật
Vấn đề mà phóng sự đề cập tới luôn luôn phải là những vấn đề có thực, đã từng hoặc đang diễn ra trong đời sống xã hội. Phóng sự ngoài việc tái hiện lại hiện thực đương thời, nó còn đi vào phản ánh chân thực những số phận bất hạnh, một cá nhân điển hình hoặc cả một lớp người trong xã hội. Ở Lều chòng Ngô Tất Tố đã tái hiện một cách thẳng thắn, chân thực việc giáo dục và chế độ thi cử của xã hội phong kiến vào lúc suy tàn. Và sự ra đời của cuốn tiểu thuyết đã hoàn thiện cái nhìn đầy đủ, toàn diện của Ngô Tất Tố và xã hội.
Ngoài việc tái hiện lại một cách chân thực, hiện thực cuộc sống người viết phóng sự còn phải tự mình khảo sát hiện thực, đôi khi còn phải đưa ra những định hướng nhất định để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn hợp lý. Phóng sự ngoài việc đưa ra những thông tin chuẩn xác mà còn đi vào mổ xẻ từ ngọn ngành đến nguồn gốc của vấn đề. Người viết lấy “con người” là đối tượng phản ánh chính thì “việc” chỉ được coi là tình tiết nhỏ nhặt được chắp ghép lại để tái hiện lại những biến cố trong cuộc đời của nhân vật. Nhân vật như một hình tượng mang tính khái quát và đại diện cho một lớp người hoặc cả cộng đồng người, hay chứng minh cho một phong tục tập quán, hoặc nối suy nghĩ, hay một truyền thống lịch sử nào đó.
Vũ Ngọc Phan cũng từng nhận xét như sau: “Lều chòng là một tiểu thuyết miêu tả một bi kịch của những người trí thức thời phong kiến mà Vân Hạc, nhân vật chính trong truyện là người tiêu biểu. Vân Hạc là một anh học trò thông minh, có lương tri và học giỏi. Về mặt tư tưởng, anh không có cái gì đặc biệt, anh cũng “đi học đi hiệc, đi thi đi thiếc” như trăm nghìn người khác. Anh hơn các bạn ở chỗ qua sách vở của thánh hiền, qua những lề lối phức tạp của thi cử và thái độ của quan trường về lựa chọn nhân tài, anh đã có một số nhận thức về học tập, về thi cử không giống các bạn của anh. Những trước sự mơ ước “làm bà nghè, bà thám” của vợ anh, anh đã bị cuốn vào thi cử, cho đến khi bị cầm tù vì “phạm húy” và bị cách tuột thủ khoa, anh mới thật vỡ mộng” [5, 341 – 342]. Như vậy, có thể thấy bức chân dung về nhân vật Vân Hạc và những tình huống xảy ra với Vân Hạc đã nói lên toàn bộ hiện thực của một chế độ thi cử đầy ngang trái, bất công.
Không những thế khi viết phóng sự người viết còn phải sắp xếp các sự kiện, sự việc theo tiến trình lịch sử, quá trình phát sinh phát triển giúp cho người đọc dễ dàng theo dòi và nắm bắt được vấn đề mà phóng sự đang đề cập tới.
1.1.4.2. Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận
Việc sử dụng bút pháp miêu tả và tường thuật vẫn luôn đứng vị trí trọng yếu trong phóng sự. Sự kết hợp này giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận cũng như có thể hình dung được các sự kiện hay con người ở trong phóng sự như đang diễn ra trước mắt họ.
Miêu tả là dùng lời, hình ảnh để mô tả không gian, thời gian, hình dáng con người, diễn biến của câu chuyện, các xung đột trong hành động. Miêu tả giúp cho các thông tin trong phóng sự được chuyển tải một cách mềm mại, uyển chuyển dễ đi vào lòng người.
Ở chương II, cuốn tiểu thuyết, nhà văn đã miêu tả một cách tỉ mỉ đám rước cả nhà cậu Khóa Trần Đăng Khoa về làng, có đoạn: “... Dân phu hàng
tổng ai nấy sắc mặt đỏ gay, mồ hôi thấm ra ngoài áo. Chừng đã khó chịu với sự nóng nực, mấy người đi đầu se sẽ giục nhau bước rảo cho chóng đến nhà. Nhưng ông thủ hiệu trống cố muốn kéo cho công việc của mình thêm dài, chốc chốc lại tiến ngũ bộ, thoái ngũ bộ, giạng tay múa dùi, nháy trống, để diễn một trận “tùng hứ”, làm cho cả đám đều phải dừng lại.” [7, 37]. Trong đoạn văn trên, qua phương thưc miêu tả của Ngô Tất Tố, người đọc không thấy sự nghiêm túc hay đúng đắn của việc cả làng, cả tổng phải đi rước người đăng khoa thi đỗ về làng. Từng câu từng từ của tác giả như đang thể hiện sự châm biếm, mỉa mai hủ tục đương thời.
Tường thuật là việc kể lại câu chuyện có thật, các sự việc ở trong đó phải chính xác, và có luận điệu riêng của người viết. Người viết có thể thuật lại nhanh gọn sự việc hoặc cũng có thể diễn tả tỉ mỉ từng chi tiết. Để phóng sự có sức hấp dẫn người viết thường kết hợp hài hòa giữa việc tả thực với tường thuật và nghị luận. Người viết còn tự mình bày tỏ những quan điểm cá nhân đúng lúc và đúng với từng sự việc xảy ra trong phóng sự.
Như trong Cỗ oản tuần sóc của Ngô Tất Tố, ta thấy bọn cho vay nặng lãi, bọn địa chủ, bọn cường hào, cùng nhau xúm vào bóc lột người nông dân lao động đến tận sương tủy. Vợ chồng ông Phúc chịu thương chịu khó làm ăn, nhưng từ ngày bà Phúc bị bệnh chết, những món tiền tiêu tốn cho ma chay đã làm ông Phúc lâm nợ. Ông suốt ngày phải đi gánh thuê để nuôi con. Ông Phúc tâm sự về cái nghề gánh mướn: “Hồi tôi còn đi cày ruộng, hai vai cũng vẫn nhẵn nhụi như vai các ông. Từ khi bắt đầu xoay sang cái nghề gánh mướn, vì chiếc đòn gánh đè xuống nặng quá, thớ thịt đều phải dập nát và sưng u lên, lúc ấy đặt chiếc đòn gánh lên vai, người tôi thấy buốt từ đầu đến gót, tưởng như chết điếng đi được...” [1, 352].
Một trong những yếu tố làm nên thành công cho các nhà văn là khả năng quan sát cuộc sống, nhờ khả năng đó mà nhà văn đi sâu vào từng ngò
ngách của cuộc sống, để tái hiện lại chân thực hiện thực cuộc sống. Trong Lều chòng, tác giả cũng chú tâm vào miêu tả cảnh trường thi một cách sâu sắc, có khi đoạn miêu tả kéo dài vài trang sách, việc tác giả thuật lại sự việc như vậy đã giúp cho người đọc hình dung và cảm nhận về những mảng hiện thực cuộc sống rò nét hơn.
1.1.4.3. Ngôn ngữ phóng sự chính xác khách quan
Chức năng chính của những thiên phóng sự là tái hiện lại hiện thực một cách chính xác, khách quan, từ đó mà phương tiện ngôn ngữ trong phóng sự thường chân thực và khách quan. Ngôn ngữ trong phóng sự được biểu hiện ở tính chính xác, tính hàm xúc và biểu cảm cao.
Thứ nhất là tính chính xác: Ngôn ngữ phóng sự phải biểu đạt đúng bản chất của vấn đề, từng sự việc phải được tái hiện trong thời gian và không gian cụ thể chính xác, để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung của bài viết.
Thứ hai tính hàm xúc: Đó là sự nảy sinh từ mục đích của phóng sự là phải đưa ra một lượng thông tin nhất định về người và sự việc ở bài viết, từ đó yêu cầu người viết phải sử dụng từ ngữ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu đạt cao, thực hiện được chức năng giao tiếp lí trí có hiệu quả cao nhất.
“Cái mạnh, cái sắc của Ngô Tất Tố ở chỗ dám nhìn thẳng vào sự thật, căm giận, chửi rủa và phá bỏ. Trong Lều chòng, cuốn tiểu thuyết dày đặc của Ngô Tất Tố, sự ngay thẳng của một ngòi bút đã dòng dạc cất tiếng chửi vào những cái “hay”, cái “đẹp” mà bọn thống trị đưa ra và cổ vũ” [3, Nguyên Hồng, Tạp chí Văn nghệ. Số 54, 8 – 1954]. GS, Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Giá trị căn bản của Lều chòng là chỗ tác giả dùng ngòi bút châm biếm sắc sảo, bóc trần thực chất thối nát của chế độ giáo dục và tổ chức khoa cử thời phong kiến. Thành công của Lều chòng dĩ nhiên phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của tác giả, nhưng đó còn là sản phẩm của một ngòi bút tài hoa, một tâm hồn nghệ sĩ” [7, Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục 1973].
Ngay ở đầu cuốn tiểu thuyết, có đoạn: “Gần nửa tháng rồi, trong làng Văn Khoa, lúc nào cũng náo nức, rộn rịp như sắp kéo hội. Đình Trung, điếm sở cũng như quán nước hàng quà, chỉ làm chỗ hội họp của các ông già, bà già và những cây gậy trúc mũi sắt, những gói trầu cau lớn bằng cái đầu. Chuyện lớn, chuyện cũ, luôn luôn theo những bãi cốt trầu, những làn khói thuốc đồng thời tuân ra và nổ như bỏng rang” [1, 15]. Chỉ cần một đoạn văn ngắn tác giả đã vẽ ra một khung cảnh hết sức bình dị quen thuộc của làng quê Việt Nam xưa.
Tóm lại, có thể nói để cho ra đời một thiên phóng sự đắt giá thì tác giả phải kết hợp rất nhiều yếu tố khác nhau như: Phóng sự phải phản ánh đúng sự thật; thường sử dụng bút pháp miêu tả và tường thuật kết hợp với nghị luận; ngôn ngữ phải luôn chính xác và thể hiện tính khách quan từ người viết.
1.2. Vị trí của phóng sự Lều Chòng trong sự nghiệp của Ngô Tất Tố
1.2.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố được đánh giá là cây bút ưu việt tính từ năm 1945 đổ về trước. Hai ông Nguyễn Đức Đàn và Phan Cự Đệ đã viết: “... Ở Ngô Tất Tố, chúng ta thấy trong việc phản ánh trung thành hiện thực xã hội, nhà văn đã biểu thị một thái độ rò rệt, thái độ căm ghét những cái bất công, căm ghét bọn chuyên sống bằng áp bức bóc lột” [19, 181]. Ngô Tất Tố là một cây bút giàu tâm huyết, đầy bản lĩnh và nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực; ông vừa là làm văn, làm báo, cả khảo cứu và triết hoc... Ông được coi là một cây bút có bản lĩnh trong trào lưu văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945.
Ngô Tất Tố, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông sinh năm 1894, thuộc một gia đình nhà nho nghèo. Đây là vùng đất của những làn điệu dân ca quan họ, của những câu chuyện từ thời khai thiên lập địa nổi tiếng, chính điều này đã nuôi dưỡng tâm hồn văn chương của Ngô Tất Tố từ nhỏ. Gia đình mấy đời long đong về nghề cử nghiệp, đến đời Ngô Tất Tố cũng vậy. Như vậy gia đình Ngô
Tất Tố có truyền thống Nho học, đó cũng là điều kiện để Ngô Tất Tố có một vốn Hán học sâu rộng nó đã giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp sáng tác của ông sau này.
Nhà Ngô Tất Tố thuộc loại nghèo phải lĩnh thêm ruộng làng để làm. Chính cuộc sống ấy, ông đã có cơ hội tiếp cận với nông thôn đã tạo cho ông vốn sống vốn hiểu biết sâu săc về người dân quê, từ đó hiểu được bản chất tốt đẹp của họ và ông luôn tỏ thái độ đồng cảm với họ ở từng trang văn ông viết về họ. Tác giả thuộc thế hệ những nhà nho cuối cùng như Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Quế Lâm, Nguyễn Khác Hiếu... những người đã chứng kiến cảnh chợ chiều của các nhà nho cũng như cảnh tượng tiều tụy, sa sút của một nền Hán học đã hơn nghìn năm rực rỡ. Thật kỳ lạ khi ta thấy từ điểm xuất phát đó, ông đã phấn đấu và vượt xa các nhà văn cùng thời với mình. Nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố đã thâm nhập vào từng ngò ngách của cuộc đời và thực sự trở thành người bạn đường tin cậy của nông dân. Điểm xuất phát của tác giả khác biệt với các nhà văn cùng thời, Ngô Tất Tố không phải là nhà văn Tây học và không phải cây bút trẻ so với phong trào nhưng Ngô Tất Tố đã đi tiên phong trên nhiều hoạt động tư tưởng như báo chí, văn học, triết học... Ông luôn giữ cho mình cốt cách của một nhà Nho, không lung lay trước uy lực của quyền thế, không bán rẻ văn chương trước vòng danh lợi.
Năm 1912 ông thi hỏng ở kỳ thi đệ nhất, năm 1915 ông đỗ đầu trong kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Tuy là một nhà nho thật sự có tài và thông minh nhưng ông vẫn không qua kì thi đệ nhị, nghĩa là vẫn không vào được tam trường.
Vào thời gian đó, thực dân Pháp ra lệnh bãi bỏ chế độ thi cử bằng chữ Hán, nhường chỗ cho nền giáo dục thi bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Từ đây vận mệnh một nền Hán học đã tồn tại hơn 1.000 năm, nay đã đến hồi kết