Tiểu Thuyết Lều Chòng Của Ngô Tất Tố

thúc. Ngô Tất Tố lao vào làm nghề báo, viết sách như một số nhà nho đương thời đã làm như: Nguyễn Bá Học, Mai Đăng Đệ...

Năm 1923 tác phẩm đầu tay của Ngô Tất Tố được nhà xuất bản Tản Đà thư cục in, đó là một bản dịch từ sách Trung Quốc có tên Cẩm Hương Đình. Tiếp theo là các bản dịch Hoàng Lê nhất thống chí, Đường thi được đánh giá đạt đến trình độ “tin, đạt, nhã”. Năm 1926, Tản Đà mời Ngô Tất Tố tham gia cộng tác. Từ đây, Ngô Tất Tố rời quê nhà lên Hà Nội làm báo với Tản Đà. Một thời gian sau Ngô Tất Tố vào Sài Gòn viết bài cho báo Đông pháp thời báo

Năm 1030, Tác giả về Hà Nội và viết bài cho tờ: Phổ thông (1930 – 1931), Đông phương (1931), Công dân (1935)... ông kí nhiều bút danh khác nhau như: Thiêt Khẩu Nhi, Phó Chi, Tuệ Nhỡn...

Sự nghiệp trước tác của ông khá phong phú, Ông thành công trên nhiều lĩnh vực như: khảo cứu, dịch thuật, viết báo, viết văn...

Xuất thân là một nhà nho nhưng ông không phải là người bảo thủ, ông luôn cố gắng vươn tới những ánh sáng của thời đại. Như trong cuốn Mặc Tử (1942), Ngô Tất Tố đề cao những yếu tố duy vật, tiến bộ trong học thuyết của Mặc Định.

Ở giai đoạn trước năm 1945 ông có khá nhiều tác phẩm để đời đã làm nên tên tuổi của nhà văn: Tắt đèn (1939), Lều chòng (đăng lần đầu trên báo Thời vụ, 1939), Việc làng (đăng trên báo Hà Nội tân văn 1940)...

Vì Ngô Tất Tố luôn nhìn thẳng vào sự thật để viết mà ông đã trở thành “cái gai trước mắt” bọn thực dân phong kiến. Năm 1935, ông bị thực dân Pháp cấm không cho viết bài trên một số tờ báo và bị trục xuất khỏi các thành phố lớn. Nhưng tất cả việc làm của chúng không làm ông chùn bước, không những thế ngòi bút của ông ngày càng tỏ ra sắc sảo và đả kích tấn công chúng mãnh liệt hơn.

Từ năm 1945, Tác giả tỏ thái độ vui mừng và hết lòng đi theo cách mạng, dùng ngòi bút để phục vụ chiến đấu. Ngô Tất Tố gia nhập Hội văn hóa cứu quốc, trong những năm chiến tranh xảy ra tác giả đã ra sức phục vụ nhân dân: ông làm báo, làm thơ truyện ngắn...

Năm 1948 ông chính thức đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Đông Dương. Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất, Ngô Tất Tố được bổ nhiệm vào Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác Liên Việt, thông tin văn nghệ và viết tác phẩm “Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác” về chiễn sĩ thi đua Quách Thị Tước, đây là tác phẩm cuối cùng của trong sự nghiệp làm văn của tác giả.

Ông mất vào tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.

Ngô Tất Tố từng được đào tạo theo chế độ khoa cử phong kiến, được tiếp xúc và tiếp thu văn hóa Tây học, ông có tri thức Hán học uyên bác, am hiểu cuộc sống của người dân, với vốn kiến thức sâu rộng và trực tiếp chứng kiến một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động, vì vậy ông đã tận mắt thấy mọi sự biến đổi của thời cuộc. Vũ Ngọc Phan nói đến con đường văn nghiệp của ông như sau: “ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới” (Nhà văn hiện đại). Tóm lại, ta có thể thấy cả cuộc đời ông đã sống, làm việc và cống hiến nhất định cho nền văn học nước nhà nói chung và nền văn học giai đoạn trước năm 1945 nói riêng. Các tác phẩm của ông sẽ còn trường tồn mãi với thời gian.

1.2.2. Tiểu thuyết Lều chòng của Ngô Tất Tố

Nghệ thuật phóng sự trong tiểu thuyết Lều Chõng của Ngô Tất Tố - 4

Ở ngay đầu tác phẩm, Ngô Tất Tố có viết: Ngày nay nghe đến hai tiếng “Lều”, “Chòng” có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những vậy ấy từ biệt chúng ta mà đi đến chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay. Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, “Lều”,

“Chòng” vẫn làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta vẫn khoe là “bốn nghìn năm văn hiến”. Những ông ngồi trong miếu đường làm rường làm cột cho nước nhà, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuân mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám lều chòng mà ra. Lều Chòng ở nước Việt Nam không khác một ông tạo vật, đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hoặc vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa, rồi lại chính nó đưa Việt Nam đến chỗ diệt vong. Vì nó, nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài đã phát hiện ra một cảnh tượng kỳ quái, có thể khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp[18, Ngô Tất Tố, Thời vụ số 109, 10 – 3 – 1939].

Ngô Tất Tố vốn xuất thân từ nhà nho, ông thấu hiểu nền văn hóa cũ. Nhưng không phải vì thế mà ông trở thành một người chỉ biết hướng về những cái xưa cũ, mà ở các sáng tác của mình ông luôn cố gắng hướng tới những gì tiến bộ nhất và phê phán những gì lạc hậu lỗi thời. Vương Trí Nhàn từng viết về Ngô Tất Tố như sau: “Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp trưởng thành từ đầu thế kỷ XX như Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật... thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng - có nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng”.

Lều chòng tác giả có tái hiện kĩ lưỡng sự khuân phép trong thi cử và là một cái gì đó cực kì có lí. Nhưng trong cái khuân phép eo hẹp đó, ta thấy nhân vật Đoàn Vân Hạc lại toát lên vẻ thanh thoát tự do trong cách sống, cho thấy cái nhìn lưu luyến về quá khứ của Ngô Tất Tố.

Nội dung tiểu thuyết Lều chòng

Lều chòng đã đề cập đến việc ngày xưa, khi đi thi, thí sinh phải mang theo lều, chòng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành. Câu chuyện kể về Đoàn Vân Hạc là anh học trò thông minh, có lương tri và học giỏi. Anh cũng “đi

học đi hiệc, đi thi đi thiếc” như trăm nghìn người khác. Anh hơn các bạn ở chỗ qua sách vở của thánh hiền, qua những lề lối phức tạp của thi cử và thái độ của quan trường về lựa chọn nhân tài, anh đã có một số nhận thức về học tập, về thi cử không giống với các bạn của mình. Nhưng trước sự mơ ươc được làm bà Nghè bà Thám của vợ anh mà anh đã bị cuốn vào thi cử. Đoàn Vân Hạc đã đỗ Giải nguyên sau kì thi trước vì bị coi là tuổi trẻ, văn chương không khỏi có chỗ ngông nghênh, nếu cho đỗ lại sợ anh kiêu ngạo, vì vậy Vân Hạc đã vị cho hỏng tuột và hứa khoa sau sẽ cho đậu Giải nguyên. Vân Hạc đỗ Hội nguyên nhưng vì “phạm húy” trong kì thi Đình nên bị cầm tù và bị cách tuột thủ khoa, lúc này anh mới thật sự vỡ mộng. Cùng lúc ấy, thấy nghè Long bị cách chức tri phủ và phải đi “tiền quân hiệu lực” thì cô Ngọc, vợ Vân Hạc mới yên tâm làm một “chị đồ”.

Tác phẩm này viết về việc học hành, thi cử, về những nho sĩ suốt đời lấy con đường khoa cử làm con đường tiến thân nhưng họ lại hoàn toàn thất vọng sau bao cố gắng cực nhọc.

Vũ Trọng Phụng đã giới thiệu về ông như sau: “Ngô Tất Tố là một nhà báo về phái Nho học, và là một tay ngôn luận xuất sắc, trong đám nhà nho. Làng báo bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, cũng như độc giả, hẳn không ai mà không biết đến danh tiếng người ra đời từ khi thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu chủ trương An Nam tạp chí và đã viết nhiều bài đại luận, khảo cứu, bút chiến, phê bình, nhiều truyện lịch sử rất có giá trị, trong nhiều tuần báo và tạp chí cả Nam lẫn Bắc. Với cái sự được đời hoan nghênh ấy Ngô Tất Tố chẳng cần ai giới thiệu nữa...” [20, 36]. Qua lời giới thiệu trên, ta thấy Ngô Tất Tố hiện lên là một con người có hoạt động rộng. Ở đây chúng ta chú ý đến thể phóng sự, ở thể loại này ông đã tham gia một cách nhiệt tình và gặt hái được nhiều thành công.

Văn học của cả giai đoạn 1900 – 1930 có tính chất giao thời. Tính chất giao thời đó biểu hiện ở sự tồn tại song song của hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng, hai loại ngôn từ văn học ở hai địa bàn khác nhau. Trong thời kỳ biến động của những năm này, trong những học trò của Khổng Tử, nhiều người ngơ ngác tụt lại phía sau, với Ngô Tất Tố không ông đã cố gắng vươn lên phía trước, đuổi kịp thế hệ tuổi trẻ và trở thành một cây bút tiêu biểu đứng trong hàng ngũ của những nhà văn tiến bộ nhất của lớp người thuộc giới nho học cuối cùng. Điều đó đã làm cho Trần Minh Tước phải viết: “Ngọn bút của ông đồ nho Ngô Tất Tố đáng lẽ là ngọn bút của cái thế hệ sản xuất những câu “điền viên vui thú vị” hoặc có muốn thiên về dân quê một cách thiết tha hơn thì bất quá và đáng lẽ ngọn bút ấy chỉ viết những bài có cái tiêu đề “cải lương hương chính” mà 15 năm trước đây chúng ta đã được đọc trên các báo. Không, nhà nho ấy đã vượt khỏi cái thế hệ của mình. Người môn đệ của Khổng, Mạnh này đã thở hút cái không khí xã hội của K. Marx như tất cả các thiếu niên văn sĩ ở hàng tranh đấu” [13, 390].

Ngô Tất Tố là một nhà văn có bản lĩnh, một cây bút có khuynh hướng tư tưởng độc lập và luôn có tinh thần sẵn sàng vươn lên mọi khó khăn, bỏ xa những thứ ông cho là lạc hậu, lỗi thời để đi tới cái tiến bộ, hợp với thời đại. Ông được nhắc tới là một “nhà văn giao thời”, bởi cái tính chất giao thời đã xuất hiện trong sáng tác của ông, qua tác phẩm Lều chòng. Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chịu ách nô lệ của thực dân Pháp, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, với những giáo lý cổ hủ lạc hậu đã tồn tại ở nước ta hàng 1.000 năm. Tác phẩm đã tái hiện lại mọi mặt bất công ngang trái của một chế độ khoa cử ở xã hội cũ, nó như tiếng nói bênh vực cho các sĩ tử thông minh học giỏi nhưng luôn lận đận trên con đường cử nghiệp.

Viết tác phẩm này tác giả muốn người đọc nhận thức được những mặt trái của chế độ khoa cử. Nhà phê bình Phan Cự Đệ có nhận xét: “Dưới ngòi

bút châm biếm săc sảo của Ngô Tất Tố, trường thi được miêu tả “như sân khấu rạp tuồng”, trên đó các quan giám khảo múa may “giống hệt những quan phường chèo”! Còn cái ông tiến sĩ cờ biển vinh quy về làng lại “giống như những ông nghè bằng giấy mà hằng năm đến rằm tháng tám, người ta vẫn trông thấy ở cỗ “trông trăng” [13, 393 – 394]. Trong lời giới thiệu về Lều chòng (nhà xuất bản văn học, 2002), có đoạn: “Tác phẩm của Ngô Tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt.” Tác phẩm chủ yếu là một tấn bi kịch của những nhà nho trí thức dưới chế độ phong kiến. Đó là sự sụp đổ thảm hại về mặt tinh thần của những người trí thức suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân.

Tác phẩm Lều chòng là sự chứng minh cho sự thích ứng với thời cuộc của Ngô Tất Tố đã mang đến những thành công, đáng được ghi nhận trong sự nghiệp làm văn của ông. Ngô Tất Tố xứng đáng là đại diện tiêu biểu cho sự thích ứng với thời cuộc của một bộ phận nhà văn trong thời kỳ giao thời, đó là biểu hiện của sự tiến bộ và luôn đi theo hướng phát triển chung của thời đại.

Như vậy, khi nhắc đến Ngô Tất Tố - Nhà văn giao thời, người ta nghĩ ngay đến tác phẩm để đời của ông trong thời kỳ này đó là phóng sự Lều chòng. Từ đó, ta thấy tác phẩm này là tác phẩm có vị trí không nhỏ trong cuộc đời hành văn của Ngô Tất Tố.

CHƯƠNG 2

BIỂU HIỆN CỦA CHẤT

PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÒNG

2.1. Vấn đề phản ánh đậm chất thời sự

Trước hết cần hiểu phóng sự văn học là gì? Từ đó đi tìm hiểu về chất “phóng sự” ở tác phẩm văn chương. Phóng sự văn học có thể hiểu đơn giản là một thể phóng sự luôn hướng đến sử dụng một số hình thức biểu đạt của văn chương nhằm tạo ra sự năng động cho tác phẩm văn chương và cuốn hút bạn đọc. Ngoài chức năng thông tin sự kiện như một bài phóng sự báo chí thì phóng sự văn chương còn đảm nhiệm chức năng thông tin thẩm mỹ cao. Phóng sự văn học là một thể tài có cấu trúc mở, có thể kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để có thể tái hiện lại cuộc sống.

Cao Đắc Điểm và Ngô Thị Thanh Lịch có viết: “... Là “tiểu thuyết phóng sự”, chất “tiểu thuyết” trong “Lều chòng” thể hiện từ cốt truyện đến hệ thống các nhân vật có tâm lý, tính cách cụ thể, được xây dựng thành các hình tượng có chân dung điển hình. Chất “phóng sự” trong “Lều chòng” biểu hiện bằng nghệ thuật xử lý tinh tế, có tính “thời sự” cao, phản ánh chân thành, cụ thể các “sự việc có thực” diễn ra phong phú trong hệ thống “thi cử” thời xưa.” [1, 5].

Đi lùi về lịch sử từ thế kỷ XV, Nho học được tôn lên là quốc học. Chiếu theo những luân lý đạo đức của Nho gia, như: nhân, lễ, nghĩa, chí, tín... Thời Hậu Lê mặc dù binh quyền thay đổi nhiều lần, nhưng triều đại này đã để lại rất nhiều điều tốt đẹp trong lịch sử dân tộc. Đây cũng được coi là triều đại phong kiến mà Nho giáo phát triển hưng thịnh nhất trong lịch sử. “Nho giáo Hậu Lê hưng thịnh, đã giành lấy vị trí độc tôn, trở thành tư tưởng chính thống chi phối toàn xã hội. Cho đến đầu và giữa triều Nguyễn, Nho học vẫn giữa vị trí hưng thịnh. Từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX, Tam cương ngũ thường của Nho gia đã trở thành kim chỉ nam, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong xã hội

phong kiến Việt Nam” [6, 269]. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, sau khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, thực dân Pháp đã cho xây dựng hàng loạt các trường học Pháp – Việt ở các trung tâm thành phố lớn, phát triển hệ thống tiếng Pháp và chữ quốc ngữ, Nho học dần bị đẩy lùi.

Đến những năm đầu của thế kỷ XX, trong hàng ngũ các môn đệ của Khổng Tử cũng đã có sự phân hóa rò rệt. Ngô Tất Tố đã vạch ra mặt trái của phong trào “bảo tồn quốc túy” mà thực dân Pháp đang dấy lên ở đất nước ta. Túy có thể hiểu là cái đặc biệt, vị tất đã hay, được ví như cục thịt thừa trên mặt cũng đặc biệt đấy, có cần phải bảo tồn hay không? Cái khoa “quỳnh rượu hát hãm”, môn học “xe pháo mã tốt” thì có gì hay mà lại gọi là quốc hồn quốc túy? Qua các bài như: Mười năm nữa báo chí Bắc Kỳ sẽ cổ động đến “thò lò”, “quay đất”, Hỡi đồng bào Việt Nam, chúng ta nên vẽ mình cho con cái chúng ta. Ở đây Ngô Tất Tố đã công kích bọn nhà báo vô lương tâm, lũ bồi bút của thực dân đang nấp dưới chiêu bài “bảo tồn quốc túy” để hàng ngày công khai đầu độc quần chúng. Mặt khác, với âm mưu biến nước ta mãi mãi chịu ách nô lệ, chúng tiến hành tuyên truyền sâu rộng những mê tín hủ tục trong dân gian, đặc biệt là phong trào “phục cổ” là sự hồi tưởng, ngợi ca những thứ màu mè vàng son giả tạo thời phong kiến. Nhà xuất bản Alecxanden de Rhodes đã tặng giải nhất cho cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim, một cuốn sách chạy theo khuynh hướng phục cổ, tôn Khổng, sùng Nho của giai cấp phong kiến. Ngô Tất Tố đã phê phán cuốn sách đó, Nho giáo biến thành “Trần Trọng Kim giáo”, không còn là đạo giáo của Khổng Tử.

Điểm xuất phát của các sáng tác của ông là cuộc sống. Ông đã có mặt, quan sát, lắng nghe và chọn lựa những sự kiện tiêu biểu để khai thác và phân tích. Hiện thực như được phơi bày trên những sáng tác của ông. Những giá trị căn bản của Lều chòng là ở chỗ tác giả đã phản ánh chân thực hiện thực và đã bóc trần thực chất thối nát của chế độ giáo dục và tổ chức khoa cử thời xưa.

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí