Lý Thuyết Về Dịch Vụ Và Dịch Vụ Phóng Sự Cưới


Βi: Các hệ số hồi quy riêng phần tương ứng với các biến độc lập ei: Sai số của phương trình hồi quy

Phân tích hồi quy phải đáp ứng các điều kiện:

+ Kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc dựa vào giá trị tương quan r và mức ý nghĩa Sig. Hệ số hồi quy của các biến độc lập Sig < 0,05.

+ R2 hiệu chỉnh dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, R2 > 0,4 thì mô hình phù

hợp.

6. Kết cấu đề tài Phần 1: Đặt vấn đề

1. Đặt vấn đề

2. Mục tiêu nghiên cứu

3. Câu hỏi nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên

6. Kết cấu đề tài.

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ phóng sự cưới của công ty TNHH MTV truyền thông và giải trí Philip Entertaiment khách hành tại thành phố Huế

Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ phóng sự cưới của công ty TNHH MTV truyền thông và giải trí Philip Entertaiment.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị


PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Lý thuyết về dịch vụ và dịch vụ phóng sự cưới

1.1 Khái niệm về và đặc điểm dịch vụ

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về dịch vụ và theo các nhà nghiên cứu thì dịch vụ được hiểu là:

Theo Philip Kotler, dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không gắn liền với một sản phẩm vật chất nào.

Theo Valarie A Zeithaml và Mary J Bitner (2000) thì dịch vụ là những hành vi, quá trình và cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng, làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Hay dịch vụ có thể hiểu là hoạt động tạo ra giá trị và cung cấp lợi ích cho khách hàng tại thời gian cụ thể và địa điểm cụ thể như là kết quả của một sự thay đổi mong muốn, hoặc thay mặt cho người nhận (sử dụng) dịch vụ. (theo Lovelock 2001 dẫn theo Oliveira, 2009)

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ.

Dịch vụ có các đặc tính sau:

- Tính không thể tách rời (Inseparability): tức là quá trình sản xuất và tiêu dùng là song song với nhau. Do đó, người cung ứng phải có mặt tại nơi cung ứng dịch vụ, không kiểm nghiệm trước được dịch vụ, khó dự đoán được các hành vi khách hàng trong quá trình trải nghiệm,...

- Tính không đồng nhất (Varability): do sự khác nhau của khách hàng, nhân viên, các điều kiện vật chất, các quy trình thực hiện,... dẫn đến dịch vụ dễ có sự không đồng nhất trong các lần được cung ứng.

- Tính vô hình (Intanginility): Tính vô hình được thể hiện ở chỗ người ta không thể nào dùng các giác quan để cảm nhận được các tính chất cơ lý hóa của dịch vụ.


- Tính không lưu trữ được (Perishabality): Tính không thể cất trữ là hệ quả của tính vô hình và không thể tách rời. Ở đây nhà cung cấp dịch vụ không cất trữ những dịch vụ nhưng họ cất trữ khả năng cung cấp dịch vụ cho những lần tiếp theo.

- Tính không chuyển quyền sở hữu được: Khi mua một hàng hóa, khách hàng được chuyển quyền sở hữu và trở thành chủ sở hàng hóa mình đã mua. Khi mua thì khách hàng chỉ được quyền sử dụng và chỉ được hưởng lợi ích mà nó mang lại trong một khoảng thời gian nhất định.

1.2 Dịch vụ phóng sự cưới

1.2.1 Khái niệm

Dịch vụ phóng sự cưới ra đời năm 2002, bắt nguồn đầu tiên từ Mỹ khi các nhiếp ảnh gia muốn có một album ảnh, một phim cưới phải thật tự nhiên, không gò bó hay ép buộc nhằm ghi lại những khoảnh khắc cảm xúc tự nhiên nhất của các cặp đôi trong ngày trọng đại, dựa vào nguyên tắc chụp hình phóng sự, nắm bắt khoảng khắc chụp mọi lúc, mọi nơi dịch vụ được ra đời. Phóng sự cưới du nhập vào Việt Nam từ 2009, tuy nhiên chỉ đến khoảnh 2 năm trở lại đây mới được nhiều cặp đôi lựa chọn và được yêu thích.

Khái niệm dịch vụ phóng sự cưới được hiểu là: cách ghi lại câu chuyện đám cưới của các cặp đôi từ khâu chuẩn bị, vào lễ và sau lễ. Chụp ảnh phóng sự cưới gần giống với khái niệm của chụp ảnh phong cách báo chí. Đó là phong cách chụp ảnh đặc biệt, ghi đậm dấu ấn và phản ánh một cách chân thực nhất những gì đã diễn ra. Tất cả mọi khoảnh khắc trong ngày cưới được ghi lại một cách tự nhiên, ngẫu hứng và nghệ thuật, đem lại sự mới mẻ và độc đáo. (Nguồn: Vietcuongmedia)

1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ phóng sự cưới

- Đề cao sự tự nhiên: phóng sự cưới có thể được chụp ở mọi nơi, mọi lúc có thể là trong đám cưới, đám hỏi, khi cử hành hôn lễ…. phải ghi lại được những trạng thái tình cảm của cô dâu chú rể, bố mẹ, người thân, bạn bè như căng thẳng, háo hức, vui sướng và cả những giọt nước mắt, nụ cười.

- Cách thể thức kể chuyện trong mỗi bức ảnh, video được sắp xếp theo trình tự thời gian nhất định.


- Giá các gói dịch vụ thường cao hơn so với các dịch vụ chụp hình truyền thống.

- Thời lượng của một video phóng sự cưới chỉ kéo dài trong khoảng 5-10 phút nhưng đảm bảo tóm gọn lại tất cả các sự kiện chính của lễ cưới với sự chắt lọc hình ảnh ở mức cao độ (thời lượng quay vài tiếng đồng hồ nhưng chỉ biên tập để lấy vài phút) có nội dung câu chuyện trong đó.

- Phải có nhân vật trung tâm trong mỗi bức hình, nhưng đa phần là xoay quanh cô dâu và chú rể.

1.2.3 Các tiêu chí để lựa chọn dịch vụ phóng sự cưới.

- Về sản phẩm: file ảnh, file phim cưới phải đảm bảo số lượng và chất lượng; chất

lượng in ảnh phải không phai màu; khung ảnh phải bền và có tính thẩm mỹ cao.

- Về con người: đội ngũ nhiếp ảnh gia phải có tay nghề cao, biết nắm bắt các khoảnh khắc được xem là khoảnh khắc vàng của một lễ cưới.

- Về chính sách xúc tiến: có nhiều chính sách ưu đãi, hấp dẫn.

- Về thương hiệu: được nhiều đánh giá tốt về khách hàng cũ đã sử dụng dịch trên các trang mạng xã hội.

1.2.4 So sánh sự khác nhau giữa hình thức chụp hình cưới truyền thống và dịch vụ phóng sự cưới.

Bảng 1: So sánh giữa hình thức chụp hình cưới truyền thống và dịch vụ phóng sự cưới


Tiêu chí

Dịch vụ phóng sự cưới

Chụp hình cưới truyền

thống

Đặc điểm

Miêu tả chân thật, tự nhiên, chi

Là kiểu chụp hình mà chúng


tiết và sinh động diễn biến của

ta vẫn thường thấy từ trước


một lễ cưới. Hình ảnh, phim cưới

tới nay, với phong cách chụp


chụp đề cao cảm xúc của nhân vật

theo đội hình chính giữa,


hơn là ghi lại quá trình diễn ra lễ

phải thật sự nghiêm túc và


cưới. Hình chụp có thể bao gồm

trật tự. Những nhiếp ảnh chỉ


cả người hoặc nửa người, có

chụp khi nào họ cảm thấy


cảnh, có đồ vật,… Do đó nó được

hàng ngũ đã nghiêm chỉnh và


quay/ chụp mọi lúc, mọi nơi nắm

tất cả mọi người đều đã cười

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ phóng sự cửa khách hàng tại công ty TNHH MTV truyền thông và giải trí Philip Entertaiment - 3



bắt những khoảnh khắc vàng của buổi lễ.

Phong cách này nhận được sự yêu mến của những người trẻ tuổi.

thật tươi. Hình chụp phải đầy đủ người, hiếm khi nào chụp mặt hoặc một nửa cơ thể.

Là hình thức chủ yếu tập trung vào con người không quan tâm đến cảnh vật xung quanh buổi lễ.

Phong cách chụp hình này

thường được người lớn yêu thích.

Giá cả

Gấp 3-4 lần so với hình thức chụp hình truyền thống

Giá ở mức trung bình, thấp

mà hầu hết các cặp đôi đều có thể chi trả được

Chất lượng ảnh/

video

Chất lượng cao,full HD, 4k tùy

thuộc vào gói dịch lựa chọn

Chất lượng thấp không

Số file ảnh

Hơn 500 bước

Khoảng 200 - 400 bức

Số lượng thợ chụp

hình

3 – 5 người được chia đều cho cả

2 bên ( nhà trai và nhà gái)

Thường là 1 người

(Nguồn tác giả tổng hợp từ các trang web cung cấp dịch vụ cưới)

2 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng

2.1 Khái niệm về người tiêu dùng

Theo Nguyễn Thị Minh Hòa và cộng sự: NTD là người mua sắm và tiêu dùng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân. NTD có thể là một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”


2.2 Khái niệm về hành vi mua của người tiêu dùng

Theo AMA, hành vi tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ.

Theo James Engel, Roger Blackwell và Paul: hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng và loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó.

Theo Philip Kotler (2001), doanh nghiệp nghiên cứu hành vi tiêu dùng với mục đích để nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của khách hàng. Cụ thể là xem khách hàng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của mình.

2.3 Quá trình thông qua quyết định mua của người tiêu dùng

Theo Phillip Kotler, quy trình quyết định mua của người tiêu dùng được coi như là một cách giải quyết vấn đề hoặc như là quá trình nhằm thỏa mãn những nhu cầu, trải qua 5 giai đoạn: nhận biết về nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua. Như vậy, tiến trình quyết định mua của người tiêu dùng đã bắt đầu trước khi việc mua thực sự diễn ra và còn kéo dài sau khi mua.


Nhận biết nhu cầu

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các phương án lựa chọn

Quyết định mua

Hành vi sau mua



2.3.1 Nhận biết nhu cầu

Sơ đồ 2: Quá trình quyết định mua

(Nguồn: Trần Đạo Minh 2006, Marketing căn bản)

Là sự nhận biết về một nhu cầu muốn được thỏa mãn của NTD, là cảm giác của NTD về một sự khác biệt giữa trạng thái hiện có với trạng thái họ mong muốn. Nhu cầu có thể phát sinh do kích thích bên trong (các quy luật sinh học, tâm lý,…) hoặc


bên ngoài (kích thích Marketing) hoặc cả hai. Khi nhu cầu trở nên bức xúc, NTD sẽ hành động để thỏa mãn nó.

Ví dụ: khi khách hàng đang chuẩn bị kết hôn và nhìn thấy những bức ảnh/ phim cưới đặc sắc trên các trang mạng xã hội sẽ kích thích nhu cầu của về việc sử dụng dịch vụ cưới trong lễ thành hôn của mình.

Do đó, nhiệm vụ của các nhà marketing ở giai đoạn này là phải nghiên cứu người tiêu dùng, phát hiện những loại nhu cầu nào đang phát sinh trong họ? Nhu cầu được phát sinh từ đâu? Người tiêu dùng muốn thỏa mãn nhu cầu bằng những sản phẩm, dịch vụ nào?

2.3.2 Tìm kiếm thông tin

Khi sự thôi thúc của nhu cầu đủ mạnh, NTD thường tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn bản thân. Những nỗ lực tìm kiếm ban đầu thường là cố gắng tìm lại những thông tin ghi lại trong trí nhớ bản thân khi người tiêu dùng nhớ lại những kinh nghiệm hay kiến thức trong quá khứ từ những lần mua hàng trước đó. Việc tìm kiếm thông tin kiểu này được gọi là tìm thông tin bên trong. Nếu như việc tìm kiếm thông tin bên trong không cung cấp đủ thông tin, người tiêu dùng phải tìm thêm các thông tin khác bằng cách tìm kiếm bên ngoài. Một số nguồn thông tin bên ngoài mà người tiêu dùng thử sử dụng là:

- Nguồn thông tin cá nhân: gia đình, bạn bè, người quen,..

- Nguồn thông tin thương mại: quảng cáo, người bán hàng, hội chợ, triển lãm, bao bì,

thương hiệu.

- Nguồn thông tin đại chúng: các phương tiện, truyền thông, dư luận.

Ví dụ: đối với đề tài nghiên cứu của tác giả do tính chất của sản phẩm nên NTD sẽ không có kinh nghiệm tiêu dùng trong quá khứ mà họ sẽ tìm kiếm thông tin thông qua các trang mạng xã hội hay người thân, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã từng sử dụng dịch vụ phóng sự cưới.

Mức độ ảnh hưởng của những nguồn thông tin trên thay đổi tùy theo loại sản phẩm, đặc tính của khách hàng. Nói chung, người tiêu dùng thường tiếp cận hầu hết những thông tin về các sản phẩm từ các nguồn thông tin thương mại, tức là các nguồn thông


tin mà người làm marketing có thể chi phối được. Tuy nhiên, những biểu hiện hiệu quả nhất có xu hướng đến từ các nguồn thông tin cá nhân. Vì nguồn thông tin thương mại thường thực hiện chức năng thông báo, còn nguồn thông tin cá nhân thì thực hiện chức năng đánh giá và khẳng định. Do đó, trong giai đoạn này doanh nghiệp sử dụng các kênh thông tin khác nhau để truyền tải nội dung đến các nhóm khách hàng khách nhau; cần xác định nguồn thông tin nào là gây ảnh hưởng lớn nhất đến việc tiếp nhận sản phẩm; xác định rò các thông điệp cần truyền tải đến với các nhóm khách hàng.

2.3.3 Đánh giá các phương án

Sau khi đã thu đầy đủ thập thông tin trong giai đoạn tìm kiếm thông tin, NTD sẽ xử lý các thông tin để đánh giá các thương hiệu có khả năng thay thế, nhằm tìm kiếm được thương hiệu mà NTD cho là hấp dẫn nhất. Ví dụ: trong giai đoạn này, NTD sẽ tiến hành so sánh các các nhà cung cấp dịch vụ phóng sự cưới trên địa bàn TP Huế mà họ đã tìm hiểu được, sau đó sẽ loại bỏ dần và chỉ giữ lại những nhà cung cấp được đánh giá tốt nhất và phù hợp nhất. Những thương hiệu được xác định sẽ là những lựa chọn mua hàng cần được xem xét trong quá trình đánh giá tương tác. Do đó, ở trong giai đoạn này người làm marketing cần phải tìm hiểu xem người tiêu dùng đã xử lý thông tin ra sao để lựa chọn nhãn hiệu cần mua trong số các nhãn hiệu của loại sản phẩm mà họ quan tâm.

2.3.4 Quyết định mua

Kết thúc giai đoạn đánh giá các phương án, người tiêu dùng có một “bộ nhãn hiệu lựa chọn”, được sắp xếp theo thứ tự trong ý định mua. Những sản phẩm, thương hiệu được người tiêu dùng ưu chuộng nhất chắc chắn có cơ hội tiêu thụ lớn nhất. Tuy nhiên, đó chỉ mới ý mua nên chưa chắc được tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm đó. Có hai yếu tố có thể xảy ra giữa hai giai đoạn có ý định mua và quyết định mua đó là thái độ của người khác và những yếu tố bất ngờ của hoàn cảnh sẽ gây ảnh hưởng đến quyết cuối cùng của NTD.

Ví dụ: Một khách hàng đang có ý định sử dụng dịch vụ phóng sự cưới của công ty Philip Entertainment lại thấy được thái độ của đồng nghiệp cùng nơi làm việc của mình tỏ ra là không được thân thiện khi nghe nhắc đến công ty đó. Thái độ đó của

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí