Sự "tiếp Sức" Của Loại Hình Kịch Trong Tiểu Thuyết‌


cách dài hơi mà dung lượng và tính chất của phóng sự không còn thỏa mãn được nhu cầu của người đọc thì tiểu thuyết đã nhận lấy sứ mệnh ấy. Do vậy, sau một giai đoạn sôi nổi, phóng sự không hẳn đã tắt lặng mà thâm nhập, thẩm thấu, hoá thân vào cấu trúc tiểu thuyết. Sự kết hợp giữa phóng sự và tiểu thuyết thuộc kiểu tổng hợp thể loại, kiểu tương tác ấy đã đem lại những hiệu quả phản ánh mới cho văn xuôi đương đại.

1.2.1.2. Các thể loại khác của kí trong tiểu thuyết

Phóng sự là tố chất chủ đạo trong tiểu thuyết, thế nhưng nhận định của Hoàng Nhân rất chuẩn xác: "Kí tự thuật đã trở thành một thể loại tham gia rộng rãi vào sự sáng tạo tiểu thuyết hiện đại". Với "Đức tính căn bản của tiểu thuyết là ăn được mọi thứ, nó đồng hoá mọi loại tác phẩm vào mình" (Ph.Macxô), tiểu thuyết đã thu hút một cách rộng rãi nhiều thể loại khác nhau của thể kí vào trong cấu trúc của mình: thư từ, bút kí, hồi kí, tuỳ bút, kí sự…

Sự thu hút của tiểu thuyết đối với các tiểu loại của kí có lẽ nằm trong xu hướng chung của văn học đương đại: xu hướng nhìn thẳng, nói thật; xu hướng thành thực. Sự tác động qua lại, thâm nhập và thẩm thấu lẫn nhau giữa các thể loại của kí và tiểu thuyết là một hiện tượng âm thầm nhưng bền chặt. Các thể kí tác động, thâm nhập để mở rộng trường tiếp cận của tiểu thuyết; đến lượt nó, tiểu thuyết cũng tác động ngược trở lại trong vai trò tiếp sức cho các thể kí.

Những năm gần đây chúng ta nhận thấy trong đời sống văn học xuất hiện một số thể loại rất được bạn đọc quan tâm. Đó là nhật kí cá nhân, hồi kí, tự truyện. Hình như, cả nhà văn và người đọc hôm nay đều có xu hương muốn nhìn lại chính mình, tìm lại chính mình và nhận chân giá trị bản thể của chính bản thân mình. Hàng loạt những cuốn nhật kí viết trước hoặc sau 1975 lần lượt xuất bản và được độc giả nồng nhiệt chào đón: Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Nhật kí Nguyễn Văn Thạc,… Bên cạnh đó là sự được mùa của hồi kí, tự truyện: Cát bụi chân ai, Chiều chiều (Tô Hoài), Nhớ lại (Đào xuân Quý), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng),… Từ góc nhìn tiểu thuyết, có thể thấy các thể kí tham gia mạnh mẽ vào cấu trúc tiểu thuyết bằng hai phương thức chủ yếu. Phương thức thứ nhất là đưa thư


từ, nhật kí, lí lịch,… vào trong cấu trúc tác phẩm tạo nên một lối văn tư liệu đậm chất kí trong tiểu thuyết. Cách này phổ biến và làm cho kí được sức tung hoành tự do trong nhiều tiểu thuyết. Phương thức thứ hai ít phổ biến hơn, đó là sự tham gia của các thể kí như một tố chất tạo nên sự tổng hợp thể loại hay sự "lai giống" rất khó bóc tách. Cách thứ hai có giá trị tạo nên những thể loại mới cho đời sống thể loại văn học đương đại, tiêu biểu nhất là tiểu thuyết hồi kí và tiểu thuyết tự truyện.

1.2.1.2.1. Bằng phương thức thứ nhất, các thể kí đi vào cấu trúc tiểu thuyết tương tự như nghệ thuật lồng truyện. Việc tham dự của các thể kí tạo nên lối văn tư liệu trong tiểu thuyết. Lối văn ấy, thực tình hay hư cấu cũng đã tạo nên những hiệu ứng thẩm mĩ khác nhau cho tiểu thuyết. Phương thức ấy có thể tìm thấy trong rất nhiều tiểu thuyết đương đại, đặc biệt là các tác phẩm của Nguyễn Khải, Nguyễn Việt Hà, Vò Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Châu Diên, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác,…

Phổ biến nhất là hình thức thư từ trong tiểu thuyết. Nguyễn Việt Hà đưa rất nhiều bức thư vào cấu trúc tác phẩm Cơ hội của chúa. Làm một phép thống kê đơn giản chúng ta có thể thấy được dung lượng của hình thức thư từ này trong cấu trúc tác phẩm: Bình viết cho Thủy 3 lá, Thủy viết cho Nhã 2 lá, đặc biệt Huyền viết cho Tâm đến 17 lá. Điều quan trọng là với sự tham dự của hình thức viết thư trong cấu trúc tiểu thuyết, tác giả đã kết hợp được điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong, kết hợp được hình thức đối thoại và hình thức độc thoại trong cấu trúc tác phẩm. Bằng hình thức những bức thư, Nguyễn Việt Hà đã để cho nhân vật tự thể hiện tính cách; quan niệm, cách nhìn của nhân vật được tự bộc lộ ra một cách tự nhiên, chân thực. Bên cạnh thư từ là các thể khác của kí. Độ dày đặc của những hình thức kí trong Cơ hội của chúa và hiệu ứng bất ngờ của nó khiến nhiều người phải chú ý:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Có thể nói, trong văn học hiện đại Việt Nam, đây là một trong những cuốn tiểu thuyết sử dụng nhật kí, độc thoại với số lượng đáng kể để phát hiện "cái tôi" nhân vật. Bắt đầu từ chương bốn trở về sau, bốn nhân vật: Hoàng, Nhã, Thủy, Tâm đều được "soi sáng" nội tâm bằng nhật kí, tự bạch. Nhật kí


Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 6

của ai cũng dài, dày đặc những suy tư chiêm nghiệm về cuộc đời và về bản thân mình. Trong đó, nhật kí của Hoàng chiếm 67 trang, của Nhã chiếm 50 trang, của Tâm chiếm 27 trang [Dẫn theo 261].

Trong Đi tìm nhân vật, tác giả xây dựng tình huống: khi ông Bân chết đã để lại cho nhân vật tôi một "gia tài" gồm hỗn hợp các tác phẩm kí sau đây: 13 cuốn sổ ghi chép, 5 bản phác thảo chân dung 5 người, một bọc thư, một tập "kí họa trên đường" và một cuốn nhật kí "về một người có tên là Chu Quý". Điều thú vị là chính Tạ Duy Anh cũng ý thức về vấn đề mà chúng ta đang đề cập: kí trong tiểu thuyết và tiểu thuyết trong kí, ông đánh giá về số "gia tài" này: "Trong những ghi chép của ông, có một phần gần giống như tiểu thuyết" [7]. Đi cùng hành trình của tác phẩm, chúng ta còn bắt gặp nguyên văn một bức thư nhân vật nữ gởi cho Chu Quý dài 28 trang (từ trang 284-311) chiếm gần trọn chương XIV. Đặc biệt, tác giả đã "thay cho lời kết" bằng một bức thư:

Một lá thư được bí mật chuyển đến tay tôi. Nội dung như sau:

Chúc mừng ông đã không phải rơi vào tay tôi! Tôi vừa có bằng chứng để kết luận lần cuối cùng: Ông không liên quan gì đến vụ một kẻ hung đồ đã vô cớ dùng dao nhọn đâm vào cổ thằng bé đánh giày, gây án mạng ở phố G cách đây vài năm. Tuy nhiên lí trí tỉnh táo và chắc chắn là sáng suốt của tôi muốn tôi - do chỗ mến mộ ông - khuyên ông nên tránh xa cô gái mà ông vẫn đem lòng tơ tưởng. Một ngàn lần cô ta không xứng với ông! Tôi chỉ tự cho phép tôi nói được có thế. Dù sao cũng chúc ông hạnh phúc! Chào ông!

Sau đó là một loạt chú thích được ông ghi là "Theo yêu cầu của bạn đọc". Tính chất kí thể hiện cả trong việc lồng các văn bản kí lẫn sự "giao lưu" như thế của tác giả với bạn đọc. Tố chất ấy ngày càng định hình rò nét trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.

1.2.1.2.2. Phương thức thứ hai thể hiện quan hệ tương tác đạt mức độ chín hơn, thủ pháp tương tác nhuần nhuyễn hơn. Độ chín và sự nhuần nhuyễn đó đã tạo nên sự hoà trộn, sự tổng hợp thể loại, tạo ra các "thể loại lai". Trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay, tố chất "lai tạo" rò nhất là chất hồi kí và chất tự truyện trong tiểu thuyết. Nếu chất phóng sự thể hiện trong tiểu thuyết bằng cách tác giả đưa cuộc


sống trong tiểu thuyết tiến gần với cuộc sống ngoài đời, tiểu thuyết tạo ra tính "người thực việc thực" bằng những vấn đề nóng bỏng chất thời sự; thì yếu tố hồi kí, tự truyện thể hiện trong tiểu thuyết bằng việc tạo ra những thông số "người thực việc thực" của chính bản thân tác giả (tự truyện) hoặc gắn với bản thân tác giả (hồi kí)

Với chất giọng nhẩn nha kể chuyện, Nguyễn Khải có sở trường trong phương thức tương tác này. Tố chất ấy thể hiện nhất quán trong tác phẩm của ông như một nét phong cách, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết. Hầu hết tiểu thuyết Nguyễn Khải đều có dấu ấn của hồi kí, tự truyện: ở cái tôi "xuất hiện lồ lộ" trên văn bản, ở sự công khai triết lí, tranh biện của tác giả, ở sự tái xuất hiện cảm giác tủi nhục thời trẻ thơ và ở những "thông số" lí lịch gắn với tên tuổi nhà văn. Cái tôi nhà văn tái xuất hiện qua gần như toàn bộ tiểu thuyết sau này: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Điều tra về một cái chết, Một còi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười.

Với lợi thế của tác phẩm ra đời sau, Thượng đế thì cười kết tinh ở mức đậm nhất chất tự truyện trong tiểu thuyết. Nếu coi tự truyện là tiểu thuyết về chính bản

thân tôi (Cách định nghĩa của người Nhật: watakushi shōsetsu (私小説) hay

shinkyo shōsetsu (心境小説)), thì yếu tố tự truyện được sử dụng hết sức đắc địa góp phần soi rọi cuộc sống, con người ở góc độ đời tư cho tiểu thuyết này. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết là hình tượng của "hắn". Nhưng qua cách xưng hô khi thì nhà văn K, khi thì nhà văn Khải và qua nhiều thông số lí lịch của "hắn" ta có thể nhận ra "hắn" chính là hình bóng của tác giả. Điều này ta đã từng được thấy trong nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết trước đây của ông. Đưa chính bản thân mình và những người thân của mình vào tác phẩm để cùng trao đổi, tranh luận và đôi khi là tự thú, sám hối luôn là phong cách rất riêng của nhà văn này. Tác phẩm xoay quanh một tình huống trong gia đình của "hắn". Một tình huống buồn cười, trớ trêu nhưng lại ẩn giấu chất bi hài kịch. Chính "hắn" - tác giả - cũng bất ngờ trước sự "phản đòn" một cách quyết liệt của vợ "hắn" khi đã ở cái tuổi cổ lai hy. Tình huống bất ngờ làm chính tác giả cũng hết sức lúng túng. Ngay từ đầu, những dòng tiểu thuyết được viết ra như là lời tâm sự, lời giãi bày và có khi như lời "cầu cứu" người khác cùng tháo


gỡ cho mình. Nguyễn Khải tỏ ra hết sức khách quan: "Thôi thì cứ viết ra đây để bạn đọc cùng xem". Hình tượng người trần thuật trở nên hết sức gần gũi, tin cậy. Bên cạnh giọng triết lí, tranh biện thường thấy, chúng ta lại bắt gặp ở Thượng đế thì cười giọng thủ thỉ, tâm tình. Từ câu chuyện của gia đình mình trong hiện tại, Nguyễn Khải như muốn di chuyển điểm nhìn để soi lại những tác phẩm, những nhân vật trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình. Bên cạnh việc đối thoại lại với các tác phẩm của chính mình, tác giả còn đối thoại lại với một cách sống, một thái độ ứng xử, một bài phê bình thái quá đối với bạn bè. Sự đối thoại này đem đến một cái tôi Nguyễn Khải tự lên án, kết tội, tự sám hối với chính mình. Khi nói về cái nhìn của một số tác phẩm đầu tiên còn non tay, tác giả thẳng thắn: "Cái sự thơ ngây đáng trách ấy, cái thứ nước lã trong veo ấy đã gột lên hai cuốn sách nhạt như nước ốc: Xây dựng Người con gái vinh quang". Nhưng có khi đó lại là cái nhìn để khẳng định, khẳng định thêm cho những suy nghĩ về cuộc sống hôm nay. Ví như khi tác giả nhìn về tiểu thuyết Một còi nhân gian bé tí: "Được sống lại cái buồn, cái nhục của tuổi thơ cũng là một dịp để hắn dùng những giọt nước mắt của tuổi già tưới lên một vùng kỉ niệm mãi mãi là nơi ủ ấm những đốm lửa sáng tạo trong sự nghiệp văn chương của hắn. Hắn tin rằng không ai có thể viết hay hơn hắn về hai ông cháu Vũ Hồng Khanh…". Đó là một cái nhìn trong chiều sâu của lòng nhân ái khi tác giả từng là người lao linh trong còi nhân gian bé tí của tuổi thơ.

Như một thể loại giáp ranh, ở góc nhìn về tính xác thực của chất liệu, tính xác thực của tiểu sử, tư liệu lịch sử; Nguyên Ngọc có lí khi gọi Thượng đế thì cười là tiểu thuyết - hồi kí. Chất hồi kí trở nên đậm nét hơn trong các tiểu thuyết: Một còi nhân gian bé tí, Vòng sóng đến vô cùng,… Tác giả Cát bụi chân ai, Chiều chiều trở lại với độc giả bằng cuốn tiểu thuyết đậm chất hồi kí: Ba người khác. Tác phẩm là hồi ức của nhân vật xưng tôi về một sự kiện in dấu sâu đậm trong kí ức của nhiều người về một thời điểm nhạy cảm của đất nước. Dấu ấn của những sự thật không hư cấu, lối miêu tả tự nhiên không rào đón,… khiến người đọc đặt câu hỏi về ranh giới giữa sự thực và sáng tạo trong tác phẩm: "Ba người khác: tiểu thuyết hay hồi ký? Cái thực và cái ảo phân biệt thế nào? Những câu hỏi làm nổi bật ra cái


hiện thực khó tưởng tượng mà vẫn xảy ra" [383]. Sự kết hợp giữa chất hồi kí và tư duy tiểu thuyết đã tạo nên cái nhìn về biến cố cải cách ruộng đất một cách vừa gần gũi, chân thực lại vừa sắc nét. Tác giả Ba người khác đã khéo léo vận dụng tương tác thể loại để tái dựng bức tranh cuộc sống một thời đã lùi xa nhưng không hề là câu chuyện xưa cũ; ngược lại, tồn tại sinh động như những kí ức đầy nhân văn của con người, cho con người hôm nay.

Yếu tố tự thuật có lẽ đã trở thành xu hướng chung của nhiều tiểu thuyết đương đại. Bên cạnh tiểu thuyết Nguyễn Khải là tiểu thuyết Ma Văn Kháng, Bảo Ninh, Chu Lai, Dương Hướng, Tô Hoài,… Đỗ Hải Ninh nhận ra khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng: "Các tiểu thuyết Ma Văn Kháng từ Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ cho đến tiểu thuyết mới nhất Một mình một ngựa dù mang một số dấu hiệu của tự truyện nhưng vẫn không phải là tự truyện theo quy ước thể loại mà là tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện" [267]. Chất tự truyện thể hiện rò nhất trong tiểu thuyết Một mình một ngựa, tiểu thuyết đạt giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2009. Yếu tố tự truyện được tác giả trực tiếp phát biểu: "Một mình một ngựa là đoạn đời mà bây giờ tôi mới viết ra để mọi người có thể hình dung đầy đủ về bản thân tôi" [267]. Chất tự truyện đi vào tác phẩm qua chân dung nhân vật Toàn với những chi tiết lí lịch rất giống với đời tư của Ma Văn Kháng: sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, lên làm giáo viên dạy văn ở một tỉnh miền ngược, có năng khiếu văn chương, lấy vợ và vợ con đã chuyển về sống ở thủ đô… Xuyên suốt tác phẩm là mạch nguồn tự thuật, là những thú nhận rất chân thành của cái tôi tác giả. Chất tự thú ấy được bạn đọc hôm nay chia sẻ: "Đi từ cái cá thể đến tính phổ quát, với ý thức tạo dựng thế giới hình ảnh, Ma Văn Kháng đã đem lại cho câu chuyện kể về đời mình những màu sắc của tiểu thuyết trong sự kết hợp hài hoà với tự truyện" [267]. Với tiểu thuyết Tạ Duy Anh là sự tái xuất hiện của nhân vật Lão Khổ hay Tạ Khổ, tái xuất hiện không gian làng Đồng - quê hương tác giả, là mặc cảm thua thiệt với những lời nguyền đầy kì thị của làng quê,… Những dòng thế này, có thể nói là những tiếng nói sâu lắng, là những khoảng lặng cần có trong cuộc sống sôi động thời kinh tế thị trường:


Tôi không được chuẩn bị mảy may để trở thành nhà văn. Tôi sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh, thấm đẫm không khí thù hận, cơ thể còi cọc, mặt mũi đen đủi, xấu xí, sống với một người cha "rắn như thép". Trừ cụ nội bốn đời của tôi có chữ nghĩa nhưng lánh tục, còn lại tôi không được thừa hưởng truyền thống văn chương như mọi người thường hỏi tôi về điều đó. Thậm chí tôi được thừa hưởng cái không ai muốn: ấy là sự thất học.

Trước đó, cả làng tôi người ta không tin bất cứ ai của làng có thể làm nên trò trống gì bằng học hành. Chúng tôi lớn lên với nỗi ám ánh về một lời nguyền theo đó "Khi nào đá có thể nổi trên mặt nước" thì làng mới có người đỗ đạt. Tôi chẳng hiểu tại sao số phận lại chọn tôi, một kẻ còi cọc, nhút nhát, đầy bệnh tật từ khi ra đời để đương đầu với những lời nguyền khủng khiếp và vô lí đó [Dẫn theo 301, tr129-130].

Chất tự truyện ấy cũng thấm đẫm qua nhiều cuốn tiểu thuyết: Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Chuyện làng ngày ấy (Vò Văn Trực)…

Tiểu thuyết giai đoạn 1945-1975 thiên về hướng ngoại với tầm cao sử thi. Sự thâm nhập của các thể loại khác nhau trong loại hình kí để tạo nên chất hồi kí, tự truyện trong tiểu thuyết như một sự bù trừ. Bao nhiêu năm, người cầm bút nhìn về người khác, dựng chân dung bao người khác; bây giờ, đã đến lúc người ta có nhu cầu nhìn về chính mình, tìm hiểu, phán xét về mình, dựng chân dung của chính mình hay ít ra là nhìn cuộc sống từ kí ức, từ sự phán xét của riêng mình. Đó cũng là một tiếng nói rất cần và đáng tin cẩn của tiểu thuyết hôm nay. Đó có lẽ là kết quả của sự vận động có tính quy luật trong sự năng động của thể loại văn học hiện đại.

1.2.2. SỰ "TIẾP SỨC" CỦA LOẠI HÌNH KỊCH TRONG TIỂU THUYẾT‌

1.2.2.1. Mối tương tác giữa loại và thể

Xét về độ thâm niên, kịch là một trong những loại hình trẻ, rất trẻ trong đời sống thể loại văn học Việt Nam. Phải đến những năm 20 của thế kỉ trước, với Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, lịch sử kịch nói Việt Nam mới bắt đầu: "Ngày 22


Octobre 1922 là một ngày kỉ niệm lớn trong văn học sử nước ta. Lối văn kịch trong văn học sử nước nhà có lẽ sẽ kể từ bản kịch Chén thuốc độc của ông Vũ Đình Long" (Nguyễn Mạnh Bổng) [376].

Phóng sự và kịch có lẽ là những thể loại gặt hái theo mùa. Mùa đầu của kịch tính từ Chén thuốc độc (1922), Toà án lương tâm (1923) của Vũ Đình Long. Tiếp đó là một vụ mùa bội thu của kịch. Cùng lúc xuất hiện một loạt tác phẩm kịch như một món ăn tinh thần đầy mới lạ đối với công chúng: Bạn và vợ, Cái đời bỏ đi, Thủ phạm là tôi của Nguyễn Hữu Kim; Tình hối của Từ Sơn; Sư chửa hoang, Gái tân thời của Lê Đình Mưu, Uyên ương, Hoàng Mộng Điệp, Hai tối tân hôn của Vi Huyền Đắc. Sau đó là sự nở rộ của hàng loạt cây bút mà tên tuổi gắn liền với thể loại này: Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Trọng Can, Khái Hưng, Nguyễn Nhược Pháp, Toan Ánh, Vũ Trọng Phụng,…

Giai đoạn 1945 - 1975, với hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, kịch phát triển theo một chiều hướng khác. Không nằm ngoài cái khuôn chung của thời đại, kịch gắn "tiêu chuẩn văn học thời chiến với tiêu chuẩn đạo đức thời chiến". Từ sự quy định bởi quy luật lịch sử, xã hội đã dẫn đến sự phát triển ưu trội của kịch ngắn. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến các thể khác nhau của kịch: kịch thơ, kịch hoạt báo, kịch hoạt cảnh, kịch lửa trại (thời kì chống Pháp), kịch phát thanh (thời kì chống Mĩ). Xét về đội ngũ sáng tác, số lượng vở diễn, công chúng kịch; có thể nói đây là thời kì kịch có quy mô phát triển rộng lớn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thời đại. Những sáng tác tập thể của các phong trào, các đoàn thể kịch nghiệp dư phù hợp với nhu cầu thưởng thức của đông đảo công chúng trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Thế nhưng, xét về góc độ thể loại, kịch kháng chiến thời chống Pháp vẫn mang tính hoạt cảnh là chính, kịch chống Mĩ thường mang xu hướng tư liệu và xu hướng chính luận. Cấu trúc xung đột theo tuyến địch - ta đã tạo nên sự nghèo nàn về sắc thái thẩm mĩ, sự mờ nhạt về cá tính sáng tạo. Với tính chất "trong một thực tại anh hùng, người ta dường như chỉ chú trọng tới những phẩm chất anh hùng, tới những khía cạnh anh hùng của thực tại mà ít chú ý tới những biểu hiện tiêu cực, những mặt bi lụy vốn có của nó" [376], kịch ngắn với cảm hứng yêu nước

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí