Kiện Toàn Tổ Chức Bộ Máy, Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Nhân Lực Ngành Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch

phố Hải Phòng, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ký biên bản trao đổi, hợp tác kinh tế lần thứ III giữa 5 tỉnh, thành phố: Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam). Các bên đã thống nhất cùng nhau nỗ lực hợp tác xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các tuyến du lịch bằng đường bộ, đường sắt và đường hàng không giữa Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá đối với các tuyến du lịch; thúc đẩy sự phát triển du lịch của ngành du lịch, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch dọc hành lang kinh tế; hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch và thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên.

Ngoài ra, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai đã phối hợp tổ chức tốt một số hoạt động mang tính tuyên truyền, quảng bá thúc đẩy hợp tác và phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch với các tỉnh và nước bạn Trung Quốc như: tổ chức hội đàm “Giao lưu văn hóa Lào Cai - Vân Nam”; phối hợp tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ, TDTT và du lịch giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Học viện Hồng Hà (Vân Nam - Trung Quốc); phối hợp tổ chức Tuần văn hóa du lịch Sa Pa năm 2008.

Lượng khách du lịch đến Lào Cai tăng theo từng năm. Năm 2001 có 252.850 lượt khách du lịch đến Lào Cai, trong số đó, khách du lịch quốc tế là 170.153, chiếm 67,3%. Năm 2006 là 560.000 lượt khách (tăng 9,8% so với năm 2005), năm 2007 là

632.000 lượt khách (tăng 12,9% so với năm 2006). Năm 2008 là 667.000 lượt khách (tăng 5,5% so với năm 2007). Theo đó, doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tăng, cụ thể: Năm 2001 đạt 56.537 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 176.000 triệu đồng, mức tăng bình quân giai đoạn này đạt 14,5%/năm; năm 2006 đạt 280 tỷ (tăng 30,2% so với năm 2005), năm 2007 đạt 362 tỷ (tăng 29,3% so với năm 2006), năm 2008 đạt 434 tỷ đồng (tăng 19,9% so với năm 2007). Số thu nộp ngân sách từ các hoạt động du lịch đạt bình quân gần 15 tỷ đồng/năm [29].

Tính chung trong giai đoạn 2001-2005, Lào Cai đón 1.956.000 lượt khách, tăng 8,7% so với đề án, mức tăng bình quân giai đoạn này là 17,5 %. Đến năm 2005, tỷ trọng GDP du lịch ước đạt 8,1 % so trong cơ cấu GDP của tỉnh, vượt 0,1% so với đề án (tính theo giá điều chỉnh mới) [44].

Những số liệu trên đã cho thấy trong những năm 2001-2008, hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai đã thu được một số kết quả tương đối khả quan: Số lượng, chất lượng khách tăng nhanh, bước đầu tạo được thương hiệu du lịch Lào Cai đến bạn bè trong

nước và quốc tế. Du lịch đã dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng đã được nâng cao, bước đầu tạo môi trường thuận lợi, từng bước thu hút và tạo dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Với những thành tích trong công tác lãnh đạo ngành, ông Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lào Cai) được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (Quyết định số 491/2007/QĐ-CTN ngày 30/5/2007); ông Nguyễn Văn Bình (Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lào Cai) được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen (Quyết định số 432/QĐ/TTg ngày 17/4/2007).

Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Lào Cai thời điểm này vẫn còn có những hạn chế: Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa xây dựng được những chương trình du lịch mang tính văn hoá truyền thống, một số điểm du lịch tuy được đầu tư nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước còn hạn chế, hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch vẫn còn đơn điệu, nhân lực của ngành du lịch phần lớn mới chỉ là lao động giản đơn, trình độ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch.

Tiểu kết chương 2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai, ngày 1-10-1991, tỉnh Lào Cai chính thức được tái lập. Việc tái lập tỉnh phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tạo sự đồng thuận, phấn khởi, tin tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Kể từ sau khi tái lập tỉnh đến năm 2008, các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của tỉnh Lào Cai đã được đẩy mạnh, có sự đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức. Các thiết chế văn hóa đã được quan tâm xây dựng đến tận thôn, bản vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng được mở rộng và phát triển, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, những nét đẹp trong bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai bước đầu được khôi phục, tôn vinh, trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 9

Hoạt động TDTT có bước phát triển mới, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cho TDTT đã được quan tâm đầu tư. Sau khi thành lập năm 1998, Trung tâm TDTT đã thực sự trở thành nơi khơi nguồn, tiếp sức cho phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn tỉnh phát triển. Từ chỗ chưa có tên trên bản đồ thể thao thành tích cao trong nước, từ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V (năm 2006), Lào Cai đã có bước đột phá mạnh mẽ, xóa “điểm trắng” trên bản đồ thể thao Việt Nam.

Năm 1992 ngành Du lịch được thành lập, du lịch Lào Cai bắt đầu có những bước phát triển mới, hoạt động kinh doanh khách sạn bắt đầu phát triển. Nhờ có sự đầu tư, quảng bá, hợp tác phát triển thích hợp (Với tỉnh Vân Nam -Trung Quốc, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), số lượng khách du lịch đến Lào Cai, đặc biệt là khách quốc tế tăng lên nhanh chóng. Doanh thu từ hoạt động du lịch đã trở thành một nguồn thu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế và phát triển.

Chương 3

NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2018‌

3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3.1.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy

Ngày 31-7-2007, Quốc hội khóa XII ra Nghị quyết thành lập BVHTTDL trên cơ sở sáp nhập Ủy ban TDTT, Tổng cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa và Thông tin. Ở cấp tỉnh, thành, cơ quan quản lý Nhà nước là SVHTTDL.

Ngày 25-3-2008, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 647/QĐ-UB về việc hợp nhất Sở Thể dục Thể thao với sở Văn hóa - Thông tin và tiếp nhận tổ chức quản lý nhà nước về Du lịch từ Sở Thương mại và Du lịch, bộ phận Gia đình của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em. Ngày 1-4-2008, SVHTTDL tỉnh Lào Cai chính thức được thành lập do TS.Trần Hữu Sơn làm Giám đốc Sở. Đây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm) ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và theo quy định của pháp luật. SVHTTDL có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của BVHTTDL.

Ngay sau khi hợp nhất, SVHTTDL tỉnh Lào Cai đã nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức, xây dựng quy chế, phân công nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo, sáp nhập một số phòng ban, tăng cường một số cán bộ cho các đơn vị trực thuộc Sở. Nhằm ổn định tổ chức, Sở giữ nguyên bộ máy lãnh đạo các phòng ban đơn vị, chỉ sắp xếp lãnh đạo Văn phòng, Thanh tra. Thực hiện Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 4-2-2008 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 43/TTLT của BVHTTDL và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của SVHTTDL, bộ máy toàn ngành của tỉnh đã được sắp xếp, tổ chức lại. Sau khi hợp nhất, bộ máy của SVHTTDL gồm 9 phòng ban (Văn phòng Sở, Phòng thanh tra, Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Phòng Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và gia đình, Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Phòng nghiệp vụ TDTT, Phòng Thể thao thành tích cao, Ban Quản lý dự

án) sau thêm Phòng Di sản thành 10 phòng ban, 9 đơn vị trực thuộc với biên chế 316 người (67 biên chế quản lý nhà nước, 249 biên chế sự nghiệp). Các Phòng và Trung tâm Văn hóa Thông tin các huyện, thành phố có 199 biên chế [34]. Đến năm 2009, Sở còn 8 đơn vị trực thuộc gồm: Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Đoàn Nghệ thuật dân tộc, Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm thông tin Du lịch, Trung tâm TDTT tỉnh, Trung tâm Thể thao thành tích cao.

Từ năm 2015 đến nay, cơ cấu tổ chức của SVHTTDL tỉnh Lào Cai gồm có Ban giám đốc (1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc); các phòng ban chuyên môn gồm: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ du lịch, Phòng Quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch, Phòng nghiệp vụ văn hóa, Phòng nghiệp vụ TDTT, Phòng Di sản văn hóa, Phòng Xây dựng nếp sống và gia đình, Ban quản lý Dự án. Các đơn vị trực thuộc gồm: Trung tâm văn hóa, Trung tâm thể thao, Trung tâm huấn luyện TDTT, Trung tâm thông tin du lịch, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Đoàn nghệ thuật dân tộc.

Ngày 16-9-2016, SVHTTDL tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình công bố các quyết định kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở bao gồm: sáp nhập Trung tâm Huấn luyện TDTT và Trung tâm TDTT thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT, sáp nhập Trung tâm Văn hóa và Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng thành Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh, tiếp nhận Trung tâm Thực nghiệm và biểu diễn trực thuộc Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh; điều động, bổ nhiệm giám đốc các đơn vị sự nghiệp, lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở. Dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đến năm 2016 công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, tiếp nhận các thiết chế của SVHTTDL đã cơ bản hoàn thành. Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng ủy Sở, Ban Giám đốc đã thực hiện đầy đủ các quy trình nhằm sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trên tinh thần công khai, minh bạch, dân chủ, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối các phòng, đơn vị của Sở đã được rút gọn, số biên chế tinh giản và cắt giảm theo đúng kế hoạch. Việc kiện toàn tổ chức này là cần thiết khách quan nhằm sắp xếp bộ máy tinh gọn, biên chế hợp lý, tạo thuận lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành và nâng cao hiệu quả hoạt động.

3.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành luôn được chú trọng. SVHTTDL là cơ quan có nhiều cán bộ có thể sử dụng tốt các ngoại ngữ tiếng Anh, Pháp, Trung phục vụ cho công tác đối ngoại, các hoạt động du lịch.

Chất lượng nhân lực ngành du lịch không ngừng được nâng cao qua các năm. Đến hết năm 2015 có trên 60% lao động trực tiếp trên tổng số 8.500 lao động phục vụ trong các cơ sở dịch vụ được đào tạo và đào tạo đúng nghiệp vụ, hầu hết nhân lực là người bản địa, giúp tạo lập cơ hội sinh kế mới và giải quyết tình trạng thiếu việc làm của cư dân địa phương.

Sau gần 30 năm, đội ngũ cán bộ của ngành đã có sự gia tăng vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Nếu như ngày đầu tái lập, toàn ngành mới chỉ có gần 60 cán bộ, nhân viên, trong đó có hơn chục người có trình độ đại học thì đến nay ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai có hơn 500 cán bộ. Trong đó các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở đã có 292 công chức viên chức; có 1 tiến sĩ, 6 thạc sĩ, 164 người có trình độ đại học, 42 người là cán bộ dân tộc thiểu số. Hiện tại ngành đang cử đi đào tạo 1 tiến sĩ, 5 thạc sĩ ở trong nước và nước ngoài; có 3 cán bộ đang theo học chương trình ngoại ngữ do quỹ Ford tài trợ. Đặc biệt, trong đợt thi cao học năm 2011, SVHTTDL đã có 3 cán bộ trúng tuyển, trong đó có Vũ Thị Trang đã đỗ thủ khoa trong số 435 thí sinh dự thi trong toàn quốc.

3.2. Phát triển tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng Đảng bộ Sở vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới

3.2.1. Phát triển tổ chức cơ sở Đảng

Trên cơ sở Quyết định số 647-QĐ/UBND ngày 25/3/2008 của UBND tỉnh Lào Cai về việc hợp nhất Sở Thể dục - Thể thao với Sở Văn hóa - Thông tin thành SVHTTDL, ngày 3-4-2008, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cơ quan dân chính đảng tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 1083/QĐ-ĐU về việc thành lập Đảng bộ cơ sở SVHTTDL tỉnh Lào Cai. Theo đó, ông Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở làm Bí thư Đảng bộ, ông Nùng Chản Phìn - Phó giám đốc Sở làm Phó Bí thư Đảng bộ. Ông Phạm Xuân

- Phó giám đốc Sở, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ; ông Lê Đức Thuận - Phó giám đốc Sở, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ; bà Nguyễn Thị Tố Uyên - Phó giám đốc Sở, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ; ông Nguyễn Văn Tiến - Phó giám đốc Sở, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ; ông An Đông Phong - Thanh tra Sở, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng bộ gồm: ông Nùng Chản Phìn (Phó bí thư Đảng bộ, Chủ nhiệm), ông Lê Văn Hinh (Ủy viên), ông Trần Lê Minh (Ủy viên) [14].

Khi mới thành lập, SVHTTDL có 1 Đảng bộ cơ sở với 12 chi bộ trực thuộc, tổng số 115 đảng viên. Ban chấp hành Đảng bộ Sở khóa I có 12 người, Ban Thường vụ có 3 người [27].

Ngày 11/11/2008, Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ quan Dân chính Đảng có quyết định số 1304-QĐ/ĐU về việc thành lập Chi bộ cơ sở Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Lào Cai, gồm 10 đảng viên, tách từ Đảng bộ SVHTTDL.

Đại hội Đảng bộ SVHTTDL khóa I, nhiệm kỳ 2009-2014 tiến hành ngày 13/5/2009 đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí (Đồng chí Trần Hữu Sơn - Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Tiến - Phó Bí thư, Ủy ban kiểm tra gồm 03 người do đồng chí Nguyễn Văn Tiến làm Chủ nhiệm). Đại hội Đảng bộ SVHTTDL khóa II, nhiệm kỳ 2015-2020 tiến hành ngày 01/6/2015 đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 15 đồng chí (Đồng chí Hà Văn Thắng - Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Tố Uyên - Phó Bí thư; Ủy ban kiểm tra gồm 05 người do đồng chí Nguyễn Thị Tố Uyên làm Chủ nhiệm).

Tháng 10 năm 2016, Đảng bộ đã kiện toàn và sắp xếp các Chi bộ trực thuộc từ 15 Chi bộ còn 13 Chi bộ với 178 đảng viên. Trong đó trình độ chuyên môn Thạc sĩ 12 đồng chí, Đại học 123 đồng chí; Trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp 21 đồng chí, trung cấp 14 đồng chí. Năm 2016, 100% các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, 94% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 24 đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2016 có 2 Chi bộ và 2 đảng viên được Tỉnh uỷ tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền.

3.2.2. Xây dựng Đảng bộ Sở vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới

Qua hai kỳ Đại hội, toàn Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, đủ sức lãnh đạo đơn vị, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Sau khi có chủ trương của Đảng ủy, các cấp uỷ, chi bộ đảng thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, tăng cường vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo đánh giá vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng hàng năm. Qua kiểm tra đánh giá, 100% các chi bộ trực thuộc đã xây dựng được Nghị quyết và Chương trình công tác; duy trì tốt chế độ sinh hoạt đảng hàng tháng, từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Các cấp uỷ đã làm tốt công tác vận động quần chúng, công tác giáo dục chính trị tư tưởng tạo sự đồng thuận, thống nhất về tư tưởng và hành động trong cán bộ, đảng

viên; lãnh đạo xây dựng chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh; quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở đảng kết hợp với thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Quan tâm công tác bồi dưỡng cả về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là bí thư, phó bí thư các Chi bộ; Tiến hành chỉ đạo đại hội của Chi bộ theo đúng định hướng, kế hoạch đề ra. Từ khi thành lập năm 2008 đến 2018, Đảng bộ đã kết nạp được 88 đảng viên; đã thành lập và kiện toàn Chi bộ ở tất cả các đơn vị trực thuộc.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được các Chi bộ quan tâm chỉ đạo, tạo sự đoàn kết trong nội bộ đảng. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm được thực hiện nghiêm túc. Qua các cuộc kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm đã phát huy được những ưu điểm, chỉ ra những tồn tại, hạn chế được các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên nghiêm túc tiếp thu, sửa chữa, khắc phục kịp thời.

Công tác xây dựng đảng của Đảng bộ Sở đạt được những kết quả như trên là do Đảng uỷ đã quán triệt và triển khai nghiêm túc, đồng bộ, thống nhất, sâu sắc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng đảng của Trung ương, của Tỉnh uỷ, Đảng ủy Khối tới tất cả các chi bộ, cán bộ, đảng viên. Đồng thời, Đảng uỷ SVHTTDL thường xuyên, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, việc chấp hành Điều lệ Đảng của các chi bộ, đảng viên, kịp thời nhắc nhở, uốn nắn những đơn vị thực hiện chưa đúng, chưa kịp thời. Công tác phát triển đảng và thành lập Chi bộ ở các phòng, ban, đơn vị được triển khai chặt chẽ, thường xuyên, tích cực, đúng quy định, phát huy vai trò của tổ chức cơ sở đảng. Ban Thường vụ Đảng uỷ đã phân công trách nhiệm từng đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ để kịp thời nắm tình hình cơ sở. Hàng năm Đảng ủy đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên một cách chặt chẽ, khách quan, đúng hướng dẫn của Tỉnh ủy và Đảng ủy Khối; khen thưởng, động viên kịp thời những Chi bộ đảng, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới Đảng bộ SVHTTDL xác định một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng đó là:

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung Chỉ thị số 05 - CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và Quy định số 08- QĐ TU, ngày 26/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chủ động nắm bắt diễn biến tình

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí