khi tổ chức. Lễ hội có quy mô từ cấp huyện, tỉnh đều được xây dựng kịch bản chương trình, được tổ chức theo nghi lễ trang trọng, có nội dung phong phú, giá trị văn hóa cao, mang đậm bản sắc dân tộc. Các hiện tượng mê tín dị đoan, lôi kéo chụp ảnh, chèo kéo khách và hiện tượng ăn xin được hạn chế.
Về sinh hoạt tín ngưỡng tại nơi thờ tự, các nơi thờ tự trên địa bàn tỉnh đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Công tác quản lý, bảo quản các điểm di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng và hệ thống đền, chùa, miếu ở các địa phương được tỉnh cho phép hoạt động đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nhân dân trong tỉnh và du khách ngoài tỉnh đến tham quan, hành lễ đều nhận thức đúng đắn về quyền tự do tín ngưỡng và thực hiện đúng nội quy tại nơi thờ tự theo quy định của Nhà nước.
2.2.2. Hoạt động thể thao
Khi mới thành lập, Sở Văn hoá - Thông tin và Thể thao có 2 bộ máy của ngành là văn hoá và thể thao. Ngày 1/1/2005, Sở Thể dục Thể thao Lào Cai được thành lập.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIII, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành 21 Đề án với 57 dự án thành phần thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội (21/29 Đề án, Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy), trong đó có Đề án Phát triển TDTT giai đoạn 2006-2010. Đây là một trong 29 đề án, nghị quyết chuyên đề thuộc 7 Chương trình trọng tâm toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XIII, nhiệm kỳ 2005-2010. Đề án gồm 3 Dự án thành phần: Dự án quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020; Dự án xây dựng các công trình TDTT trọng điểm trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2010; Dự án đào tạo, phát triển VĐV thể thao thành tích cao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006- 2010.
Thể dục, thể thao quần chúng là hoạt động tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao tự nguyện nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người tập. Phong trào TDTT quần chúng là nền tảng hoạt động thể thao của bất cứ tỉnh, thành nào, góp phần phát hiện, tuyển chọn các VĐV thành tích cao. Để phát triển phong trào TDTT quần chúng, công tác đào tạo, tập huấn nhằm từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ TDTT ở cơ sở đã được tỉnh triển khai. Tính đến năm 2008, các huyện đã có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách về TDTT được đào tạo chuyên ngành về TDTT. Cấp xã, phường đều có cán bộ làm công tác văn hóa và thể thao, các hướng dẫn viên, cộng tác viên
TDTT. Tỷ lệ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ công tác TDTT đạt 50%. Tuy nhiên, về tổng thể, công tác đào tạo cán bộ TDTT cấp cơ sở chưa hiệu quả, đội ngũ cán bộ TDTT các cấp vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là cấp xã. Việc quy hoạch quỹ đất phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT, xây dựng sân vận động và các công trình thể thao trọng điểm mới chỉ chú trọng ở thành phố Lào Cai, còn ở các xã thuộc huyện mới chỉ đạt 65%. Năm 2008 mới có 4 huyện có nhà tập (9x15m) gồm Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn, Si Ma Cai và 5 huyện gồm Bắc Hà, Si Ma Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương có sân vận động đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các sân vận động này chưa có khán đài và hệ thống chiếu sáng.
Công tác TDTT quần chúng được duy trì và phát triển tốt trong các đối tượng học sinh, thanh thiếu niên, lực lượng vũ trang, nông dân, công nhân viên chức ,… Phong trào tập luyện TDTT quần chúng ngày càng càng phát triển sâu rộng. Đây là kết quả và thành tích trong việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Tính đến hết năm 2002, số người tập luyện thường xuyên đạt 78.000 người (13% dân số); 360 trường đạt đảm bảo giáo dục thể chất (chiếm 80% số trường); 65 trường có phong trào ngoại khóa TDTT (15% số trường); 46 nhà luyện tập TDTT có mái che; 15 sân vận động đơn giản; 245 sân bóng chuyền, cầu lông ngoài trời; 3 bể bơi; 4 sân tennis; 230 hướng dẫn viên đào tạo thể thao; 2 Liên đoàn thể thao (bóng chuyền, cầu lông); 5.000 hộ gia đình thể thao được cấp giấy chứng nhận. Từ năm 2006 đến 2008, số người tham gia luyện tập TDTT thường xuyên tăng từ 96.965 người (chiếm 16,2% dân số) lên 109.816 người (chiếm 18,5% dân số).
Dưới sự chỉ đạo của 2 ngành: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao, công tác giáo dục thể chất trong trường học được cải thiện. Năm 2002 có 80% số trường đảm bảo giáo dục thể chất, 15% số trường có phong trào tập luyện ngoại khóa, cơ sở vật chất được tăng cường, tu sửa, làm mới sân bãi luyện tập, đầu tư dụng cụ luyện tập. Tháng 10/2002, ngành đã tổ chức cuộc giao lưu “Cụm sư phạm Trung Bắc” với 8 đoàn VĐV, 240 học sinh dự thi, 6 môn thể thao gồm bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, cờ vua, điền kinh. Đây là sự kiện chính trị xã hội lớn, tranh thủ được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân các dân tộc Lào Cai. Đến năm 2006, 85% số trường học trong toàn tỉnh đảm bảo chương trình giáo dục thể chất, 41% trường học thường xuyên tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa. Đến năm 2008 đã có 100% số trường học đảm bảo chương trình giáo dục thể chất, 50% số trường có hoạt động thể thao ngoại khóa, tiêu biểu như các Trường trung học phổ thông: số 1 Lào Cai, số 1 Bảo
Thắng, số 1 Mường Khương, Dân tộc Nội trú tỉnh; Trường trung học cơ sở Ngô Văn Sở, Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (thành phố Lào Cai). Toàn tỉnh có 45% số trường học từ cấp tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông có đủ giáo viên chuyên trách TDTT. Tuy nhiên, đến thời điểm năm 2008, việc quy hoạch sân bãi, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Lào Cai vẫn thiếu các địa điểm để thanh thiếu niên vui chơi và rèn luyện thể chất, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
Có thể bạn quan tâm!
- Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Giai Đoạn Hợp Nhất Tỉnh Hoàng Liên Sơn (1976- 1991)
- Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Giai Đoạn Tái Thiết Tỉnh Lào Cai Và Bước Đầu Phát Triển (1991 - 2000)
- Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thời Kỳ Hội Nhập Và Phát Triển (2001 - 2008)
- Kiện Toàn Tổ Chức Bộ Máy, Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Nhân Lực Ngành Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch
- Văn Hóa Lào Cai Phát Triển Mạnh Mẽ, Trở Thành Động Lực Và Mục Tiêu Của Sự Phát Triển
- Đẩy Mạnh Chương Trình Hợp Tác, Quảng Bá Văn Hóa
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Phong trào TDTT trong cán bộ, viên chức có những tiến bộ vượt bậc, 90% các ngành trong tỉnh có câu lạc bộ TDTT, 45% cán bộ công chức tham gia tập luyện TDTT. Tiêu biểu nhất là ngành Văn hóa - Thông tin và Thể thao (từ 2008 là Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Giáo dục và Đào tạo, Thuế, Ngân hàng, Tài chính, Hải quan, Bưu điện có số người tham gia tập luyện TDTT đạt trên 60%.
Công tác TDTT trong lực lượng vũ trang được duy trì và đẩy mạnh, tạo dựng thêm cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện và dụng cụ thể thao. Qua công tác kiểm tra hàng năm, 98% cán bộ chiến sỹ tham gia tập luyện TDTT, trên 95% quân số đạt danh hiệu “chiến sỹ khỏe”. Tiêu biểu như Công an huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Công an tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Lào Cai, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh.
Hoạt động TDTT ở khu vực nông thôn được đẩy mạnh, toàn tỉnh có 16% nông dân tham gia tập luyện TDTT, tiêu biểu nhất là phong trào tại các xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), Gia Phú (Bảo Thắng), Bản Sen (Mường Khương), Quang Kim (Bát Xát),… Thể thao trong đối tượng người cao tuổi được hưởng ứng tích cực, thu hút trên 80% số người cao tuổi tham gia với các môn thể thao phù hợp người cao tuổi như đi bộ, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ thể thao. Nhiều câu lạc bộ người cao tuổi hoạt động có hiệu quả như thể dục dưỡng sinh phường Kim Tân, phường Bình Minh, Câu lạc bộ Hồng Hà (phường Cốc Lếu), Câu lạc bộ phường Lào Cai,…
Tính đến năm 2008, số hộ gia đình thể thao đạt 7.458 hộ, chiếm 6,5% và tăng 0,7% so với năm 2006. Các “Hộ gia đình thể thao” phát triển nhanh ở hầu hết các cụm tổ dân phố và lan tỏa tới làng bản, thôn xóm. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian tiếp tục được khai thác và đưa vào tổ chức trong các lễ hội của địa phương. Hàng năm, tỉnh tổ chức từ 12 đến 16 giải thi đấu truyền thống, hơn 30 cuộc thi đấu của các ngành, gần 100 các cuộc thi đấu cấp huyện, trên 300 cuộc thi đấu của xã, phường, thị trấn. Đại hội TDTT,
Hội khỏe Phù Đổng, Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc, Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân đến tham gia, qua đó nâng cao thể lực, đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội địa phương.
Sự tham gia đông đảo của các thành phần dân cư cũng như số người tập luyện TDTT thường xuyên tăng lên nhanh chóng đã chứng tỏ được sự phát triển sâu rộng của phong trào thể thao quần chúng. Đây là điểm tích cực so với thời điểm trước năm 2001. Tuy nhiên, việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ cho hoạt động thể thao quần chúng còn nhiều yếu kém, bất cập, nhất là ở cơ sở.
Thể dục, thể thao thành tích cao là hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao của VĐV, trong đó thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực sáng tạo của con người. Ngoài nhiệm vụ tăng cường về thể chất nói chung, TDTT thành tích cao có nhiệm vụ quyết định hơn, nặng nề hơn là tìm kiếm, bồi dưỡng và phát triển năng lực thể chất trội của từng cá thể, tìm được năng lực tối đa của họ để phát triển thành người tài thể thao. Đối với thể thao thành tích cao, Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao tỉnh Lào Cai đã duy trì các lớp năng khiếu TDTT bán tập trung. Công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV được đặc biệt quan tâm với các test kiểm tra phù hợp và mở rộng phạm vi tuyển chọn trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2002 đào tạo được 45 VĐV ở 03 lớp (điền kinh, cầu lông, bóng bàn), 01 lớp võ thuật Taekwondo theo hướng câu lạc bộ với 50 VĐV. Năm 2006 có 07 lớp năng khiếu (Bóng bàn, Cầu lông, Wushu, Pencaksilat, Taekwondo, Boxing, Điền kinh). Từ năm 2007-2008 thành lập bổ sung 01 lớp năng khiếu Bi sắt, nâng tổng số lớp năng khiếu lên 08 lớp. VĐV các lớp năng khiếu được duy trì đều trong các năm với số lượng 80 VĐV hệ bán tập trung; 30 VĐV hệ tập trung. Hàng năm, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và tuyển chọn bổ sung các VĐV, đảm bảo duy trì số lượng VĐV của các tuyến năng khiếu. Năm 2008, đã tiến hành đợt kiểm tra toàn diện nhằm đánh giá khả năng phát triển của VĐV các lớp năng khiếu, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo huấn luyện và thải loại những VĐV không có khả năng phát triển tiếp, đảm bảo việc đào tạo tập trung, có chất lượng.
Về thành tích, số VĐV đạt huy chương và được phong đẳng cấp tiếp tục tăng, từng bước khẳng định vị thế của Lào Cai. Trong các nội dung cầu lông trẻ, bóng bàn trẻ, Taekwondo khu vực và giải mở rộng năm 2002, đoàn Lào Cai đã giành được 7 HCV, 4 HCB, 6 HCĐ [26]. Từ năm 2006 đến 2008, số huy chương trung bình/năm mà thể thao Lào Cai đạt được trong các giải đấu cấp quốc gia và giải khu vực là 61 huy chương. Năm 2006 đạt được tổng số 50 huy chương, trong đó có 2 huy chương quốc tế, 12 huy chương
Đại hội TDTT và 36 huy chương giải trẻ và khu vực. Năm 2007 đạt được tổng số 67 huy chương, trong đó có 3 huy chương quốc tế, 12 huy chương các giải vô địch, 55 huy chương giải trẻ và khu vực. Năm 2008, đạt tổng số 67 huy chương, trong đó có 14 huy chương giải vô địch, 53 huy chương giải trẻ và khu vực.
Từ năm 2006 đến 2008, trung bình mỗi năm Lào Cai có từ 20 đến 25 VĐV được phong đẳng cấp quốc gia. Năm 2006 có 23 VĐV được phong đẳng cấp, trong đó có 4 kiện tướng quốc gia và 6 dự bị kiện tướng, 13 VĐV cấp I. Năm 2007 có 13 VĐV được phong đẳng cấp, trong đó có 1 kiện tướng quốc tế, 4 kiện tướng quốc gia, 3 dự bị kiện tướng và 5 VĐV cấp I. Năm 2008 có 24 VĐV được phong đẳng cấp, trong đó có 3 kiện tướng quốc gia, 6 dự bị kiện tướng và 15 VĐV cấp I.
Số VĐV Lào Cai được gọi vào đội tuyển quốc gia trong các năm từ 2006-2008 dao động từ 5 - 10 VĐV. Năm 2006 có 5 VĐV được gọi vào tập huấn các đội tuyển trẻ quốc gia và đội dự tuyển quốc gia, tập trung ở 2 bộ môn Taekwondo và Boxing. Năm 2007 có 5 VĐV được tập huấn các đội tuyển quốc gia và tuyển trẻ, trong đó bộ môn Boxing có 4 VĐV. Năm 2008 có 7 VĐV được gọi tập huấn các đội tuyển và là năm đầu tiên bộ môn Cầu lông có 2 VĐV được gọi tập trung tập huấn.
Từ năm 2001 đến năm 2008 là những năm phát triển mạnh mẽ nhất của bóng bàn thành tích cao với các tên tuổi Phạm Văn Giang (HCV giải trẻ Đông Nam Á, HCV giải trẻ lứa tuổi 14-15), Phạm Doãn Vinh (HCB lứa tuổi 12-13 toàn quốc). Từ năm 2006 đến 2008, thành tích huy chương của các môn thể thao mũi nhọn của Lào Cai như Boxing, Taekwondo, Wushu đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu Đề án phát triển TDTT tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2010. Trong số các huy chương đạt được, có HCV giải vô địch Taekwondo trẻ thế giới năm 2006 (VĐV Bùi Bích Ngọc hạng cân 59kg), HCV Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V. Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V (năm 2006), Lào Cai đã có bước đột phá mạnh mẽ khi giành 12 huy chương các loại trong đó có 1 HCV; 5 HCB; 6 HCĐ, xếp thứ 9/19 tỉnh miền núi và thứ 47/67 trong toàn quốc [30].
Những kết quả đó đã khẳng định thể thao thành tích cao Lào Cai được quan tâm đầu tư đáng kể so với thời kỳ trước. Từ một địa phương là “điểm trắng” trên bản đồ thể thao thành tích cao Việt Nam, từ năm 2001 trở đi, đặc biệt là từ năm 2006, thể thao Lào Cai đã có bước “đột phá” ngoạn mục, từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ thể thao Việt Nam, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của thể thao Lào Cai sau năm 2008.
2.2.3. Hoạt động du lịch
Bước vào giai đoạn 2001-2008, nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch, Đảng bộ tỉnh Lào Cai chủ trương: Về du lịch, cần mở rộng hơn địa bàn và hình thức hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm về du lịch và các dịch vụ vận tải, bưu điện, tài chính, tư vấn..., có cơ chế quản lý phù hợp theo hướng nhanh gọn về thủ tục, dịch vụ văn minh để tăng nhanh sự phát triển. Tăng cường đầu tư và quảng bá khu du lịch Sa Pa và những khu du lịch khác trong tỉnh nhằm thu hút ngày càng nhiều các du khách [39, tr.43-44].
Ngày 16-3-2001, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 77/2001/QĐ- UB “Về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình hành động Du lịch Lào Cai 2001-2005”. Theo đó, kế hoạch gồm 5 chương trình hành động. Chương trình Quảng bá tuyên truyền Du lịch nhằm: Chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí và vai trò của Du lịch Lào Cai, sớm đưa Du lịch Lào Cai trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm trước mắt cũng như lâu dài; Thông qua tuyên truyền nhằm đưa hình ảnh của Lào Cai, đồng thời cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời về tiềm năng tự nhiên, nhân văn của đất nước con người Lào Cai đến du khách trong và ngoài nước; Phấn đấu đón 350.000 lượt khách vào năm 2005, đạt doanh thu về du lịch năm 2005 khoảng 150 tỷ đồng, tạo điều kiện việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội, thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội khác phát triển. Chương trình Gắn du lịch văn hóa với các lễ hội truyền thống nhằm duy trì và phát huy những giá trị tinh hoa truyền thống văn hóa các dân tộc Lào Cai, tăng lòng tự hào dân tộc; Gắn kết những hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao để thu hút ngày càng đông khách du lịch đến Lào Cai. Chương trình Đầu tư phát triển nâng cấp các cơ sở, khu điểm du lịch nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch, thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch đến Lào Cai. Chương trình Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên trong hệ thống du lịch và dịch vụ; Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thông qua việc kiểm tra, thẩm định các cơ sở khách sạn; Tạo phong cách phục vụ tận tình chu đáo, văn minh, lịch sự, mang lại ấn tượng sâu đậm mỗi khi du khách đến Lào Cai; Đa dạng hóa các tua, tuyến, loại hình du lịch, dịch vụ du lịch cũng như các sản phẩm mới phục vụ du lịch. Chương trình Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các hoạt động du lịch nhằm xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp, động viên khuyến khích các thành phần kinh tế đến đầu tư kinh doanh,
thông qua các chính sách thuế, tiền thuê đất, đồng thời có phương án để lại nguồn thu từ hoạt động du lịch và kinh tế cửa khẩu đầu tư cho hoạt động du lịch. Chương trình Hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước nhằm xây dựng chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch; hoàn thiện dần công tác quản lý nhà nước về du lịch đến cơ sở, đồng thời phối hợp tốt với các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch; triển khai thực hiện Pháp lệnh Du lịch và Quy chế quản lý Du lịch tạm thời của UBND tỉnh Lào Cai [56].
Nhằm đẩy mạnh và phát triển kinh tế du lịch Lào Cai giai đoạn 2001 - 2005, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Kế hoạch số: 03/KH-TU Về thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch trọng tâm đến năm 2005. Đồng thời, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng xây dựng Đề án phát triển kinh tế du lịch Lào Cai giai đoạn 2001 - 2005. Trong quá trình tổ chức, thực hiện, Đảng bộ tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động du lịch, để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất nhằm chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đề ra.
Cùng với đó, tỉnh Lào Cai đã ban hành các văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý, đưa các hoạt động du lịch vào nề nếp như: Quyết định 187/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 28/5/2001 Về quản lý xuất nhập cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu; Chỉ thị số 08/2002/CT-UB ngày 22/5/2002 của UBND tỉnh Về tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh thương mại - du lịch trên địa bàn.
Công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường trên cơ sở kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch từ tỉnh đến các huyện, thành phố. Đồng thời, tỉnh tiến hành sắp xếp, chuyển đổi hệ thống các doanh nghiệp du lịch cho phù hợp với tình hình mới nhằm nâng cao năng lực, tạo ra những sản phẩm du lịch mới có sức cạnh tranh cao, từng bước vươn ra các thị trường trong nước và quốc tế. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được đẩy mạnh, tạo ra sự nhận thức đúng đắn, sâu rộng trong các cấp, các ngành, người dân, các đơn vị kinh doanh và khách du lịch trong việc chấp hành nghiêm các quy định Pháp luật.
Nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác phi tập trung Pháp - Việt, ngày 18- 11-2002, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và vùng Aquitaine (Cộng hòa Pháp) đã thảo luận, thống nhất ký Biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tiên, đặt nền móng cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương. Trong giai đoạn từ 2002-2007, quy hoạch tổng thể du lịch Lào Cai được triển khai. Bản quy hoạch là căn cứ xây dựng và phát triển ngành du lịch Lào Cai một cách bền vững, chất lượng cao. Với bề dày kinh nghiệm của một đất
nước hàng đầu thế giới về phát triển du lịch, các chuyên gia vùng Aquitaine đã dày công khảo sát, phân tích, đánh giá thị trường khách du lịch...để hoàn thành quy hoạch với các tuyến điểm và sản phẩm du lịch đặc sắc. Gắn với quy hoạch này là sự ra đời của Nhà du lịch Sa Pa (Trung tâm Xúc tiến Du lịch Lào Cai), một trong những mô hình đón tiếp thông tin tư vấn du lịch hàng đầu Việt Nam; xây dựng nhãn hiệu chất lượng Fansipan và bộ tập gấp giới thiệu du lịch Lào Cai được dịch thành 3 thứ tiếng: Anh, Pháp và Việt.
Tính đến năm 2005, Lào Cai có hàng trăm xe ô tô các loại với chất lượng tốt, đồng thời đầu tư nâng cấp đường sắt, toa xe chất lượng cao từ Lào Cai - Hà Nội phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch đến Lào Cai. Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, sản xuất hàng hóa và dịch vụ được quan tâm đầu tư phát triển, các khu di tích lịch sử, văn hóa được đầu tư tôn tạo, các sản phẩm đặc sắc của địa phương được chú trọng phát triển để phục vụ khách tham quan, du lịch.
Năm 2008, ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đã tiếp tục tổ chức Chương trình Du lịch về cội nguồn lần thứ tư. Chương trình được bắt đầu vào ngày 7 tháng Giêng năm Mậu Tý tại thành phố Yên Bái (địa phương giữ vai trò trưởng nhóm hợp tác năm 2008). Tại Lào Cai, sau Lễ khai mạc Chương trình Du lịch về cội nguồn, Lễ hội Đền Thượng đã được tổ chức. Phần lễ bao gồm lễ dâng hương và rước Mẫu, phần hội gồm các hoạt động biểu diễn thể thao các dân tộc như ném còn, kéo co, vật dân tộc,…thu hút được đông đảo sự tham gia của du khách và nhân dân. Cùng với đó, Hội chợ Thương mại năm 2008 thu hút được hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự với nhiều mặt hàng công nghiệp, dệt may, nông sản thực phẩm,…thu hút trên 30.000 lượt người tham quan và mua sắm. Tuần văn hóa du lịch Bắc Hà được diễn ra với nhiều hoạt động mang tính truyền thống như: Trưng bày triển lãm ảnh “Sắc màu vùng cao”; Hội chợ văn hóa ẩm thực; Lễ khai mạc Tuần văn hóa du lịch; Lễ hội sông chảy; Lễ hội mận Bắc Hà; Giải đua ngựa và thi đấu các môn thể thao truyền thống; Liên hoan giọng hát hay - trình diễn trang phục dân tộc,… Lần đầu tiên đã có một chảo thắng cố được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận tại Tuần văn hóa du lịch Bắc Hà với kích cỡ lớn nhất từ trước tới năm 2008, có thể nấu được từ 3 - 5 con ngựa và đồng thời phục vụ được 1.000 du khách cùng thưởng thức.
Với vị trí, tầm quan trọng trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội
- Hải Phòng, đặc biệt là trong chiến lược phát triển kinh tế du lịch, Lào Cai đã tổ chức các chương trình hợp tác phát triển với các tỉnh, thành phố. Ngày 19/1/2007, tại thành