hành đến các cơ sở kinh doanh và khách du lịch, đăng tải các clip hình ảnh Bộ quy tắc tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội thu hút hàng trăm ngàn lượt người xem truy cập, tạo hiệu ứng tốt lan tỏa trong cộng đồng góp phần từng bước xây dựng môi trường du lịch của tỉnh thân thiện và phát triển bền vững.
Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, góp phần đưa các hoạt động du lịch đi dần vào nề nếp. Đã thực hiện niêm yết giá dịch vụ lưu trú tại Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai cũng như tất cả các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, thanh tra việc thực hiện đúng giá niêm yết tại các địa bàn vào các dịp lễ hội, mùa cao điểm nên giá dịch vụ du lịch được ổn định. Tại cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, quy trình thực hiện quản lý xuất nhập cảnh đã được duy trì tốt, giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho khách du lịch. Thực hiện đúng quy định về công tác thẩm định các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
3.5.2. Cơ sở vật chất chuyên ngành phục vụ khách du lịch
Kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch trong việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu lại tạm thời của khách du lịch tại một tỉnh, một vùng hay một quốc gia phát triển du lịch. Kinh doanh lưu trú du lịch phát triển sẽ kéo theo việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế để phục vụ, cung ứng cho sự phát triển của lưu trú du lịch. Để phát triển du lịch, tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng đầu tư, xây dựng các cơ sở kinh doanh lưu trú. Năm 2010, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 410 cơ sở lưu trú với 5.150 phòng, tập trung tại Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai. Trong số đó có 17 khách sạn 1 sao với 234 buồng; 22 cơ sở đạt chất lượng 2 sao với tổng số 550 buồng; 4 cơ sở đạt chất lượng 3 sao và 1 khách sạn 4 sao. Ngoài ra còn có hơn 80 nhà nghỉ lưu trú tại gia ở các thôn bản phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Sa Pa và Bắc Hà. Cơ sở lưu trú phát triển với tốc độ nhanh cả về số lượng và chất lượng. Việc quản lý giá cơ sở lưu trú đã thực hiện tốt với việc tổ chức ký cam kết thực hiện văn minh trong kinh doanh cơ sở lưu trú và đăng ký giá phòng theo mùa vụ du lịch. Một số dự án Khách sạn lớn đã được triển khai như: Dự án Khách sạn 4 sao của Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Sa Pa tại thị trấn Sa Pa và dự án Khách sạn 4 sao của Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Sa Pa tại Ngã 6 - thành phố Lào Cai; Dự án Khách sạn Điện lực 4 sao của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; Dự án Khách sạn cao cấp ở thông Nậm Cáy (Tả Chải - Bắc Hà) của Công ty cỏ phần Thương mại và Du lịch sông Hồng; Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng sau đồi
Nhạc Sơn của Công ty cổ phần xi măng Hoàng Liên Sơn; Dự án Khu du lịch sinh thái Duyên Hải tại thành phố Lào Cai của Doanh nghiệp tư nhân Phùng Minh,… Năm 2015, cơ sở vật chất phục vụ du lịch được tăng cường, tổng số cơ sở lưu trú là 550 cơ sở, với trên 8.000 phòng trong đó có 01 cơ sở đạt 5 sao với 150 phòng; 02 cơ sở 4 sao với 320 phòng, 13 cơ sở 3 sao với 650 phòng, 98 cơ sở từ 1-2 sao với trên 300 phòng; công suất sử dụng phòng trung bình đạt gần 60%. Năm 2018, Lào Cai là địa phương đứng đầu khu vực Tây Bắc về dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng với 1.241 cơ sở lưu trú, 14.838 buồng (901 khách sạn và nhà nghỉ, 340 homestay. Trong số đó 3 khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao, 53 khách sạn 2 sao, 132 khách sạn 1 sao [33].
Hiện nay, nhiều dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, Khu du lịch sinh thái, Du lịch cộng đồng đã và đang chuẩn bị đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch như: Khu vui chơi giải trí cáp treo Fansipan; Khu sinh thái Topas; Khu du lịch cộng đồng Lá Dao; các khách sạn tiêu chuẩn 5 sao (Acord, Silk Path, Pao’ Sa Pa). Các dự án đang triển khai như: Công viên văn hóa Sa Pa, Khu vui chơi giải trí Bản Qua (Bát Xát), Khu du lịch đồi con gái (Sa Pa),…
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Năm 2010, Lào Cai đã hướng dẫn cấp mới và đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho 7 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, nâng tổng số đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế lên 17 đơn vị (trong đó có 1 doanh nghiệp nhà nước vừa chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; 4 công ty cổ phần; 1 công ty liên doanh; 3 chi nhánh và 8 công ty trách nhiệm hữu hạn) và 20 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, 1 công ty liên doanh kinh doanh lưu trú và vui chơi có thưởng. Trong năm 2010, đã làm thủ tục đề nghị Tổng cục Du lịch cho thêm 2 đơn vị được tham gia đón khách Trung Quốc theo Quy chế 849, nâng tổng số doanh nghiệp tham gia đón khách bằng thẻ 849 lên 4 đơn vị. Tham mưu cho UBND tỉnh cho phép 2 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế được đón khách bộ hành Hà Khẩu - Lào Cai và Lào Cai - Hà Khẩu theo Quy chế 05 của UBND tỉnh. Cấp mới và đổi 56 thẻ hướng dẫn viên du lịch địa phương, 11 thẻ hướng dẫn viên nội địa và 55 thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Hoàn thiện việc đổi thẻ hướng dẫn viên quốc tế và nội địa sang thẻ từ. Năm 2015, đã có 32 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 17 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, tăng 10 doanh nghiệp lữ hành quốc tế so với năm 2010.
Bên cạnh cơ sở lưu trú và cơ sở lữ hành, phương tiện vận chuyển là một trong những yếu tố về cơ sở vật chất đảm bảo cho sự phát triển hoạt động du lịch. Phương
tiện chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo đảm các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay,... Phương tiện vận tải phục vụ khách du lịch tiếp tục có bước phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Để giảm áp lực vận tải hành khách đi lại bằng tàu hỏa tuyến Hà Nội - Lào Cai - Hà Nội, ngành Giao thông vận tải đã tổ chức tuyến xe khách chất lượng cao tuyến Hà Nội - Lào Cai - Hà Nội có giường nằm, ghế nằm, nội thất sang trọng và thiết bị theo dõi, giám sát hành trình xe chạy. Năm 2010, số lượng khách sử dụng dịch vụ này đạt bình quân 600 khách/ngày (tương đương 1 đoàn tàu khách), phần nào giảm tải lượng khách đi bằng tàu hỏa trong những dịp lễ tết và các dịp cao điểm. Năm 2010, toàn tỉnh có 10 hợp tác xã, 13 công ty, 6 doanh nghiệp, 6 hãng taxi với trên 1.800 đầu xe các loại vận chuyển khách du lịch. Ngành đường sắt đầu tư 9 hãng tàu du lịch với tổng số 18 toa giường nằm cao cấp và 21 toa giường nằm của đường sắt Việt Nam đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Thành công nhất trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phục vụ khách du lịch chính là việc xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (ký hiệu toàn tuyến là CT.05) dài 265 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á (AH14). Dự án bắt đầu khởi công từ quý III năm 2008 và hoàn thành vào ngày 21/9/2014. Theo thiết kế, đoạn Hà Nội - Yên Bái có 4 làn xe cho phép đạt vận tốc thiết kế tối đa 100 km/h; đoạn Yên Bái - Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận tốc tối đa 80 km/h. Vào ngày 21/09/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu cắt băng thông xe toàn tuyến Nội Bài - Lào Cai tại khu dịch vụ số 5 (lý trình Km 237+000), thôn Sơn Cả, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Với chiều dài 265 km, tốc độ tối đa 100 km/h có thể giúp rút ngắn thời gian toàn tuyến xuống còn một nửa so với tuyến đường cũ. Kể từ khi thông xe toàn tuyến, ôtô khi lưu thông qua tuyến đường này đã rút ngắn thời gian đi lại từ 7 giờ trước đây xuống còn khoảng 3,5 giờ, lượng du khách quốc tế cũng như các tỉnh khác đến Lào Cai đã tăng đột biến so với trước khi có đường cao tốc.
Có thể bạn quan tâm!
- Văn Hóa Lào Cai Phát Triển Mạnh Mẽ, Trở Thành Động Lực Và Mục Tiêu Của Sự Phát Triển
- Đẩy Mạnh Chương Trình Hợp Tác, Quảng Bá Văn Hóa
- Thương Hiệu Du Lịch Lào Cai Đã Được Định Hình, Phát Triển Trong Toàn Quốc Và Vươn Tầm Quốc Tế
- Phát Triển Các Loại Hình Dịch Vụ Và Sản Phẩm Du Lịch
- Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 15
- Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 16
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Giai đoạn 2006 - 2010, tổng số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và vui chơi giải trí (đặc biệt là khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp) trong toàn tỉnh đạt 1.220.522 triệu
đồng. Với tổng số vốn đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch trong 10 năm là 2.485 tỷ đồng, Lào Cai đã hoàn thành quy hoạch tổng thể du lịch của tỉnh giai đoạn 2005-2015, thiết lập các trung tâm du lịch, các cụm du lịch, ngành du lịch, xây dựng các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh dựa trên sự phân bố tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Đến năm 2015, Lào Cai có 17 tuyến, 12 điểm du lịch cộng đồng được công nhận góp phần phân vùng và xác định các sản phẩm du lịch địa phương, định hướng cho các doanh nghiệp du lịch khai thác. Hệ thống đường giao thông được đầu tư phát triển mạnh, đặc biệt là các tuyến đường nối tới các khu, điểm du lịch đã được nâng cấp. Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc phát triển hầu hết ở các huyện, thành phố, bước đầu đã đáp ứng yêu cầu cho phát triển du lịch Lào Cai. Từ năm 2016 đến 2018, tỉnh còn thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp đường du lịch Sa Pa, Bắc Hà, gồm: 3 dự án tại Bắc Hà (đường Hoàng Thu Phố - Nhiều San- Tả Van Chư; Lầu Thí Ngài - Bản Phố và Thải Giàng Phố
- Nậm Thố - San Sả Hồ), tiếp tục triển khai các dự án đường từ thị trấn Sa Pa đến làng Cát Cát và từ thôn San II Lao Chải - Tả Van, triển khai dự án Quốc lộ 4D đoạn qua thị trấn Sa Pa (km 100 - 111), đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa.
3.5.3. Chương trình hợp tác, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch
Từ một trong những mô hình liên kết đầu tiên của du lịch bước đầu đạt hiệu quả là “Du lịch cội nguồn” 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ, ngành đã xây dựng mô hình liên kết 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng tạo thành tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc”. Mô hình liên kết 8 tỉnh khác với nhiều mô hình khác là không chỉ dừng lại ở tiếng trống khai mạc liên kết mà còn xây dựng thành cơ chế phối hợp vận hành hiệu quả. Lào Cai trở thành trưởng nhóm điều phối. Chương trình liên kết được sự giúp đỡ của tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) đã mở nhiều lớp tập huấn, nâng cao năng lực nguồn nhân lực cho nhiều tỉnh. Đặc biệt 8 tỉnh còn phối hợp nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng, xây dựng các tour, tuyến, điểm và sản phẩm du lịch cũng như phối hợp quảng bá du lịch; thống nhất và cùng ký kết thực hiện Khung chương trình hành động hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng giai đoạn 2010-2015, Lào Cai được tín nhiệm bầu làm trưởng nhóm hợp tác cho cả giai đoạn 5 năm (2010-2015). Nhằm đẩy mạnh liên kết với quốc tế, ngành đã xây dựng và ký kết chương trình hợp tác với các cục du lịch, văn hoá, thể thao của Châu Hồng Hà (Vân Nam - Trung Quốc). Liên kết tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch đối ngoại ngày càng mở rộng cả về quy mô và hình thức. Ngày hội Báo Xuân các nhà thơ, nhà báo Vân Nam cùng đọc thơ, cùng triển lãm
báo Xuân bên dòng sông Hồng, sông Nậm Thi hữu nghị. Chương trình “Một điểm đến hai quốc gia”, “Một điểm đến ba di sản ruộng bậc thang” theo sáng kiến của SVHTTDL Lào Cai đang bước đầu thu hút sự hưởng ứng hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.
Chương trình Hợp tác phát triển du lịch khu vực Tây Bắc mở rộng đã được 8 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên được ký kết trong Hội nghị hợp tác phát triển du lịch khu vực Tây Bắc ngày 14-11- 2008 tại Sa Pa (Lào Cai) dưới sự chủ trì của BVHTTDL nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch địa phương và thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch của khu vực bằng các chương trình, nội dung phát triển du lịch riêng của mỗi tỉnh, phù hợp với thỏa thuận phát triển chung. Tổ chức thành công chuyến khảo sát Chuỗi sự kiện du lịch Lào Cai - Hà Giang với sự tham gia của 70 tổ chức, nhà điều hành tour và phóng viên báo chí của 12 tỉnh Lào Cai, Hà Giang và khu vực Hà Nội từ ngày 5-9-2009. Tổ chức thành công chuyến tham quan học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Thái Lan cho các cán bộ chuyên môn du lịch của các tỉnh Tây Bắc mở rộng nhằm nâng cao hiệu quả tham mưu cho lãnh đạo Sở, lãnh đạo tỉnh trong việc phát triển du lịch địa phương và khu vực vào tháng 11-2009. Từ ngày 17 đến 18-12-2009, Lào Cai phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo Triển khai hợp tác, liên kết phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh Tây Bắc mở rộng tại Bắc Hà với sự tham gia của SVHTTDL các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu; Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai; UBND huyện Bắc Hà; Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Lào Cai; Hội đồng cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Du lịch (Tổng cục Du lịch) và các doanh nghiệp du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Thông qua các cuộc hội thảo, các tỉnh đã nhất trí xây dựng Modul quảng cáo cho Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng trên websites do SVHTTDL quản lý, cập nhật thông tin (http://vanhoalaocai.vn và websites http://fansipanvietnam.com). Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, thông tin đại chúng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch, khuyến khích sử dụng mạng xã hội và các trang thông tin điện tử (website): http://dulichlaocai.vn; http://sapa-tourism.com.
Tiếp tục thực hiện các hoạt động trong chương trình hợp tác phát triển du lịch trong hành lang kinh tế quan trọng Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, SVHTTDL tỉnh Lào Cai đã có nhiều hoạt động nhằm hợp tác, xúc tiến phát triển du
lịch. Tháng 3-2009, tại Lào Cai đã tổ chức buổi hội đàm hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc). Lào Cai đã đề xuất hợp tác là xây dựng “Chương trình du lịch vàng” dành cho khách du lịch Trung Quốc theo tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và cho khách Việt Nam đi du lịch tại Vân Nam đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, điểm tham quan, giá cả để bảo vệ quyền lợi du khách; khai thác các loại hình du lịch mới phục vụ nhu cầu du khách hai nước; đề xuất mở tuyến du lịch từ Xixongbana (Vân Nam, Trung Quốc) tới Lào và đến các tỉnh trên tuyến hành lang kinh tế của Việt Nam.
Chương trình xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch mới được tổ chức với chuyến Farmtrip cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp lữ hành khảo sát tuyến du lịch tại Luang Prabang (Lào) nhằm đánh giá tiềm năng và phát triển kinh doanh du lịch qua biên giới, tăng cường liên kết các hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch hai nước. Tham gia chương trình phát động du lịch Việt Nam tại thị trường Singapo và Malaysia nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch Lào Cai.
Giai đoạn 2016-2018, tỉnh Lào Cai đã phát huy vai trò đầu mối trong tổ chức liên kết hợp tác phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị xúc tiến, đầu tư thương mại và du lịch, tham gia nhiều hội chợ quốc tế. Đặc biệt, năm 2017 là năm thực hiện chương trình năm Du lịch Quốc gia, tỉnh đã tham gia, tổ chức gian hàng trưng bày về Du lịch Lào Cai tại các hội chợ trong nước và quốc tế như: Trưng bày gian hàng quảng bá sản phẩm du lịch Lào Cai trong Hội chợ thương mại Du lịch quốc tế Việt - Trung 2017; Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội năm 2017. Thực hiện công tác truyền thông qua các phương tiện truyền thông, truyền hình Trung ương và địa phương: Phát sóng truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2017; thực hiện phóng sự về du lịch Lào Cai và khu vực Tây Bắc mở rộng; phát hành các bản tin trên VTV1, VTV9, VTV4 về Năm Du lịch quốc gia, có các sự kiện, tin tức, phóng sự phát sóng trên các bản tin Thời sự của VTV1.
Ngày 17-4-2014, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai (tiền thân là Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai thành lập ngày 13/8/2007) được kiện toàn. Ngay sau khi thành lập, Trung tâm đã xây dựng và in tờ rơi, xây dựng biển quảng cáo, biển chỉ dẫn giới thiệu về hoạt động của Trung tâm; tập hợp ấn phẩm quảng bá của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn; tổ chức chương trình văn nghệ, triển lãm tranh. Trung
tâm cũng khai thác và phát triển trang thông tin tiếng Việt (http://sapatourism.info.vn), tiếp nhận từ Pháp trang (http://sapatourism.com), duy trì dịch vụ tên miền và lưu trữ (hosting) cho Websites; hợp tác với World Hotel Link về khai thác Websites: http://sapa- hotel.com để cung cấp các dịch vụ du lịch trực tuyến đến khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, Trung tâm còn kết nối liên kết (link) với các Websites của Trung tâm đến các trang uy tín như Real Travel, Lonely Planet, Travel Fish,… Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, thông tin đại chúng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch, khuyến khích sử dụng mạng xã hội và các trang thông tin điện tử (website): http://dulichlaocai.vn.
Các cơ quan thông tấn báo, đài đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá các hoạt động du lịch, sự kiện du lịch của tỉnh Lào Cai. Đài Phát thanh Truyền hình đã hoàn thiện và phát sóng video quảng bá chương trình du lịch về cội nguồn trên VTV, Đài Phát thanh Truyền hình Lào Cai, Đài Phát thanh Truyền hình Yên Bái, Phú Thọ; xây dựng phần hai bộ phim tài liệu về sông Hồng gồm 20 tập với tên gọi “Sông Hồng ký ức phù sa”; thực hiện nhiều phóng sự phát trên chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam về quảng bá tài nguyên du lịch, các chương trình khuyến mãi du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch tại Lào Cai. Báo Lào Cai thường xuyên đăng tải các tin, bài, ảnh có nội dung tuyên truyền, quảng bá liên quan đến thu hút khách du lịch đến Lào Cai, cung cấp thông tin về sự kiện trên websites của tỉnh. Trong những năm gần đây, Sở đã triển khai xây dựng bộ công cụ xúc tiến quảng bá du lịch Lào Cai gồm: Sách ảnh Lào Cai; bản đồ du lịch tỉnh Lào Cai; triển khai kế hoạch thí điểm “Cổng thông tin du lịch thông minh”, vận hành ứng dụng (App Store) du lịch Sa Pa trên điện thoại thông minh Smartphone). Tổ chức đón đoàn FAMTRIP, các đoàn doanh nghiệp đến xúc tiến nhằm khai thác những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Lào Cai thành các tour, tuyến du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, đặc trưng và phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch mà khách đang hướng tới.
Công tác xã hội hóa du lịch cũng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các chương trình du lịch lớn của tỉnh như: Chương trình du lịch về cội nguồn, Giải đua ngựa Bắc Hà, Chương trình du lịch leo núi cắm cờ Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi trên đỉnh Fansipan,… Năm 2010, Chương trình du lịch Cội nguồn đã có 8 doanh nghiệp tài trợ với tổng số tiền là 160 triệu đồng; Giả i đua ngựa Bắc Hà được các đơn vị tài trợ, trao giải thưởng cho các kỵ sỹ đạt giải với tổng số tiền 70 triệu đồng; Chương trình du lịch leo núi cắm cờ thăng Long- Hà Nội 1000
năm tuổi trên đỉnh Fansipan đã thu hút nhiều đơn vị tham gia, trong đó có Vietnam Airlines là nhà tài trợ chính, tổng giá trị tài trợ sản phẩm tương đương 280.120.000 đồng và 10 vé máy bay làm giải thưởng cho Fansipan 2010, ngoài ra còn có sự tài trợ của 14 doanh nghiệp với tổng giá trị bằng hiện vật và tiền mặt tương đương 360 triệu đồng [3].
3.5.4. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch
SVHTTDL thường xuyên phối hợp với các cơ quan như Tổng cục Du lịch; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND các huyện, thành phố; Các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh; Trường đại học Kinh tế quốc dân; Tổ chức EU; Aquitaine; Trường Cao đẳng cộng đồng; Trường Cao đẳng nghề,…tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề du lịch trên địa bàn tỉnh.
Tính đến ngày 01-7-2016, trên địa bàn toàn tỉnh tổng số nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch là 9.147 người, cụ thể: Lĩnh vực kinh doanh 9.071 lao động (Lưu trú
3.164 lao động, làm việc tại 528 cơ sở lưu trú du lịch; Lữ hành và vận chuyển khách du lịch 869 lao động, làm việc tại 38 đơn vị kinh doanh lữ hành; Khu, điểm du lịch 315 lao động, làm việc tại 26 tuyến, điểm du lịch; Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống và dịch vụ du lịch khác 4.723 lao động). Lĩnh vực quản lý về du lịch với tổng số cán bộ, công chức quản lý du lịch là 27 người, gồm 2 lãnh đạo Sở; 7 người làm việc ở phòng Nghiệp vụ Du lịch - SVHTTDL; 5 người làm việc ở phòng Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên Du lịch - SVHTTDL; 13 người làm việc ở các huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai. Lĩnh vực sự nghiệp với tổng số cán bộ, viên chức 49 người, gồm: 5 lãnh đạo đơn vị; 10 giảng viên, giáo viên chuyên ngành du lịch tại 2 trường: Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch, Trường Cao đẳng Cộng đồng và 34 cán bộ viên chức tại Trung tâm Thông tin và xúc tiến Du lịch Lào Cai - SVHTTDL [35].
Năm 2018, đã đào tạo và bồi dưỡng mới, đào tạo lại trên 4.000 lao động, nâng tổng số lao động du lịch trên địa bàn tỉnh lên trên 14.000 lao động trực tiếp đã qua đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó đã tổ chức 4 khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý cơ sở lưu trú và kỹ năng báo cáo thống kê qua phần mềm cho 400 học viên làm việc tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai; 4 lớp bồi dưỡng kỹ năng phát triển du lịch cộng đồng, chế biến món ăn và công tác đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch, cho các hộ kinh doanh Homestay tại các xã phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sa Pa. Phối hợp với UBND huyện Sa Pa, thành phố Lào Cai tổ chức 4 Hội nghị triển khai, hướng dẫn Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản liên quan cho