Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk - 2


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Đội ngũ viên chức là lực lượng rất quan trọng trong vận hành hệ thống cung ứng dịch vụ công về các mặt y tế, giáo dục, nghiên cứu,... Vì vậy, năng lực của đội ngũ viên chức có tính chất quyết định đến chất lượng của hệ thống dịch vụ công, chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia. Để nâng cao năng lực, trình độ và kiến thức hoạt động thực tiễn đội ngũ viên chức, cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo, đãi ngộ và tôn vinh.

Nghề y là một nghề đặc biệt. Chủ Tịch Hồ Chí Minh có câu: “ Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” [26, tr.1]. Nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức để xứng đáng với sự tin tưởng và giao phó của nhân dân; vì thế đội ngũ nhân lực cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực y tế luôn có vai trò quan trọng, quyết định đến việc thành công hay thất bại trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bởi một trong những yếu tố quyết định đến vai trò của Nhà nước đối với quản lý phát triển y tế là đội ngũ nhân lực. Nguồn nhân lực y tế có đủ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức… có vai trò quan trọng với nhà nước trong thực hiện vai trò chủ đạo của mình đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho toàn thể nhân dân.

Mặt khác, nhu cầu về thầy thuốc và cán bộ thuộc nhiều chuyên môn khác nhau cũng đang đòi hỏi phải đào tạo bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, cơ cấu hợp lý, nắm bắt các kiến thức y học hiện đại, giỏi thực hành, có y đức tốt… Chất lượng đội ngũ viên chức không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của từng đơn vị mà còn ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của ngành y tế. Kết quả công việc,


năng lực viên chức phản ánh rõ nét nhất hiệu quả hoạt động của ngành y tế, hiệu quả từ hoạt động điều hành của Chính phủ.

Đảng ta luôn xác định công tác tổ chức, cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, coi công tác cán bộ là khâu "then chốt " của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị. Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới xác định: “Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức; vì thế cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” [6]. Đội ngũ viên chức và nhất là viên chức ngành y tế có đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân hay không, phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố quan trọng là phát huy vai trò của hệ thống chính trị và xã hội trong phát triển đội ngũ viên chức ngành y tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã căn dặn trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế: “Phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu...” [55].

Một số chủ trương của Đảng và Chính phủ quan tâm đến đội ngũ viên chức y tế như sau: Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4-7-2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30-7-2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28-12- 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


lập và chế độ phụ cấp chống dịch; Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11- 5-2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 về việc quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với viên chức công tác trong lĩnh vực y tế và nhân viên y tế thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các nhân viên y tế đang làm việc khi đi học sau đại học và thu hút viên chức y tế chất lượng cao về công tác tại tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk còn chú trọng cấp ngân sách để đầu tư trang thiết bị y tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các Bệnh viện tuyến dưới nâng cao môi trường khám

Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk - 2

chữa bệnh cho nhân dân.

Xuất phát từ những lý do trên, việc quan tâm tới năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập là một yêu cầu cấp bách. Là một viên chức đang làm việc trong ngành Y tế với mong muốn vận dụng những kiến thức Quản lý công đã học vào thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1. Các công trình nghiên cứu về năng lực cán bộ, công chức, viên chức

Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện là vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Do đó, vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Một số tác giả đã viết về Năng lực viên chức, công chức như sau:


Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2018), “Năng lực viên chức Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn”. Bài viết này được thực hiện nhằm xây dựng một khung lý thuyết phục vụ cho mục đích nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực viên chức tại Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lạng Sơn. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học quản lý hành chính nhà nước. Nghiên cứu này còn thể hiện sự cân nhắc kỹ lưỡng đến các đặc trưng của một nền văn hóa tập thể và bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay [16].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng (2017), “Năng lực viên chức văn thư - lưu trữ tại tỉnh Lâm Đồng”, bàn về làm rõ cơ sở khoa học năng lực viên chức văn thư, lưu trữ tỉnh Lâm Đồng. Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ; từ đó tìm ra ưu điểm và hạn chế và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực viên chức văn thư, lưu trữ tỉnh Lâm Đồng [24].

Nguyễn Thị Hồng Hải (2020), “Một số giải pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo năng lực”, Tạp chí tổ chức nhà nước. Bài viết đề xuất một số giải pháp đào tạo, bồi dưỡng theo năng lực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam có năng lực và uy tín, phục vụ công cuộc cải cách hành chính và hội nhập quốc tế [54].

Nghiên cứu của Lê Như Minh Nam (2017), “Năng lực viên chức Viện khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội Vụ”, Tác giả đã phân tích, rút ra những mặt mạnh, mặt hạn chế cùng những nguyên nhân khách quan, chủ quan của những tồn tại hạn chế đối với năng lực viên chức tại Viện khoa học tổ chức nhà nước và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực viên chức khoa học của Viện khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội Vụ [30].

Vương Thị Liên (2020), “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức, viên chức”, Tạp chí quản lý nhà


nước. Bài viết đã nêu lên thực trạng, thuận lợi, kết quả, hạn chế và đưa ra được những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay [53].

Nghiên cứu của Nguyễn Thiệu (2017), “Năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam”, đã hệ thống các khái niệm về công chức, các học thuyết, lý thuyết tiêu biểu về năng lực và phân tích, đánh giá thực trạng năng lực của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam [42].

Nghiên cứu của Võ Thị Huyền Trinh (2018), “Năng lực công chức quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh”. Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về công chức quản lý, thực trạng năng lực công chức quản lý và giải pháp nâng cao năng lực công chức quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Tây Ninh [43].

2.2. Các công trình nghiên cứu về năng lực viên chức y tế

Ngoài ra còn một số những công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế như sau:

Nghiên cứu của Phạm Ngọc Bích (2017), “Đánh giá viên chức ở các Bệnh viện công lập thuộc Sở y tế Hà Nội”. Luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân, những thuận lợi, khó khăn của đánh giá viên chức trong các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội, làm cơ sở đưa ra những phương hướng, giải pháp để hoàn thiện công tác này [8].

Nghiên cứu của Trần Thanh Hà (2020), “Đánh giá viên chức quản lý các đơn vị sự nghiệp thuộc sở y tế tỉnh Quảng Bình”. Bài luận văn này đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về đánh giá viên chức quản lý, tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng công tác đánh giá viên chức quản lý và kết quả đánh giá viên chức quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công


lập thuộc Sở y tế tỉnh Quảng Bình từ năm 2017 đến nay, qua đó rút ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai công tác đánh giá cán bộ nói chung, đánh giá viên chức quản lý Sở y tế tỉnh Quảng Bình nói riêng, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này, nâng cao chất lượng cho bộ máy hành chính và toàn hệ thống của Sở y tế tỉnh Quảng Bình [22].

Nghiên cứu của Cao Ngọc Bảo Vũ (2017), “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tại các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Luận văn này đã cố gằng góp phần làm phong phú, làm sáng tỏ cơ sở lý luận - thực tiễn về QLNN đối với công tác phát triển nguồn nhân lực y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk [49].

Trần Anh Tuấn (2010),Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí Tổ chức nhà nước. Bài viết đã nêu ra những yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý đội ngũ viên chức hiện nay gắn với tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức, xác định rõ quan điểm và phương hướng đổi mới cơ chế quản lý viên chức [44].

Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Thùy (2018), “phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi”. Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển 173 nguồn nhân lực của ngành y tế tại huyện Nghĩa Hành nói chung, đồng thời cũng chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại và hạn chế của đội ngũ y, bác sỹ tại các cơ sở y tế huyện Nghĩa Hành. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành y tế huyện Nghĩa Hành [41].

Trung Tuyến (2016), “Tiến tới không đào tạo, sử dụng nhân lực y tế trình độ trung cấp”, Báo Nhân dân. Bài viết đã khái quát chung về tình hình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế, đồng thời chỉ ra lộ trình của những


năm tiếp theo nhằm chuẩn hóa nhân lực y tế tiến đến trình độ cao cho ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới [50].

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Linh (2021), “Phát triển nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện đa khoa công an tỉnh Nam Định ”. Thông qua các số liệu thông kê, phỏng vấn nhân viên y tế tại bệnh viện, luận văn đã phân tích và chỉ ra những điểm đạt được, những hạn chế để đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế tại bệnh viện Công an tỉnh Nam Định [25].

Nghiên cứu của Huỳnh Thị Mỹ Hạnh (2018), “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành y tế trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk ”. Luận văn đã chỉ ra được vai trò mang tính quyết định của nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Từ đó tìm ra được những nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển của nguồn nhân lực ngành y tế trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân trong thời gian đến [23].

Thanh Qúy (2019), “Phát triển nhân lực ngành y tế: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí cộng sản. Bài viết nêu lên khái quát vai trò của nguồn nhân lực y tế, những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế, đồng thời đúc kết và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế vững mạnh [51].

Qua những đề tài nghiên cứu trên cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về Năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích nghiên cứu:


Luận văn nghiên cứu cơ sở khoa học, thực trạng về năng lực viên chức và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về khung năng lực viên chức và viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk.

Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những điểm đã đạt được và chưa đạt được, nguyên nhân của những hạn chế.

Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về năng lực viên chức y tế nói chung và đi sâu vào nghiên cứu năng lực đội ngũ viên chức là nhóm đối tượng trực tiếp chăm sóc sức khỏe nhân dân gồm: bác sỹ, điều dưỡng, y sĩ, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, dược sĩ, y tế công cộng tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk.

Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng về năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2016-2020.

Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật nhà nước về năng lực viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở y tế tỉnh Đắk Lắk.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 08/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí