Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Hội Nhập Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam


Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các doanh nghiệp hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ doanh nghiệp mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.


- Công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao


Hiện nay, phần lớn công nghệ do các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang sử dụng đã trở nên lạc hậu từ 1-2 thế hệ, hơn nữa chi phí dành cho các máy móc, dây chuyền sản xuất về vận hành, bảo trì, sửa chữa cũng không phải là nhỏ, do đó đã làm giảm đáng kể năng suất lao động và làm cho chi phí sản xuất trở nên cao hơn. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,... thì các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực.


- Năng lực tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ


Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều doanh nghiệp còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vô cùng nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao. Việt Nam có hơn 72. 000 doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng có tăng lên nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 44,1%, quy mô lao động dưới 10 người chiếm 46,6%. Nếu so sánh năm 2004 với năm 2000, số vốn và số lượng lao động bình quân trong mỗi doanh nghiệp đã giảm từ 26 tỷ đồng và 84 lao động xuống còn 24 tỷ đồng và 72 lao động (theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường phải vay vốn chủ yếu tới 80% từ các tổ chức phi tài chính, các thân nhân và bạn bè, chỉ có 20% là vay tín dụng từ ngân hàng. Đôi khi, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải trả cho các chủ nợ phi tài chính chính thức các khoản lãi suất cao hơn từ 3 đến 6 lần so với lãi suất chính thức. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức khác. Ngoài ra, các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi được dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và đầu tư vào khu vực các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị hạn chế rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


- Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế

Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - 10


Một số khá lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hoá và sở hữu công nghiệp. Tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị các cơ quan chức năng phàn nàn, xử


phạt vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là do việc nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp về luật pháp còn nhiều hạn chế. Tâm lý làm ăn chui vẫn còn khá phổ biến. Sự thiếu hiểu biết về kiến thức kinh tế luật pháp quốc gia và quốc tế đặc biệt là các luật chơi trong thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập cùng những cơ hội và thách thức đặt ra cũng sẽ làm giảm rất nhiều khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.


- Sự yếu kém về thương hiệu


Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu. Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% số doanh nghiệp là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; Khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên và khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có các hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài.


- Khả năng xúc tiến thương mại, tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế


Việc tiếp cận với thông tin về văn bản, pháp luật, thị trường, tiến bộ công nghệ,… còn tản mạn và hạn chế. Khi áp dụng Hiệp định GATT/WTO (từ cuối tháng 9-2003), sẽ là một khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, bởi đây là một Hiệp định khá phức tạp, mà các nước đều phải giành thời gian dài mới có thể tạo được thuận lợi cho mình.‌


3.2. Giải pháp nâng cao năng lực hội nhập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước


3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý


Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về kinh tế, thương mại, tài chính nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đảm bảo được khả năng hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận với nguồn vốn, đất đai, lao động, công nghệ và thông tin thị trường theo hướng: cơ chế chính sách phải đồng bộ; xoá bỏ những phân biệt đối xử về tín dụng, thuế, giá thuê đất và các ưu đãi khác,... giữa các doanh nghiệp.

Cần cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực như: đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, thủ tục vay vốn, phương thức thanh toán, kê khai nộp thuế,... nhằm tạo chủ động, linh hoạt cho doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động kinh doanh, với phương châm Nhà nước không can thiệp trực tiếp (thông qua chế độ xin và cấp phép) vào quá trình tổ chức hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Các cấp, các ngành cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp được tự do đăng ký kinh doanh, tự do thay đổi sản phẩm và kinh doanh (những sản phẩm mà pháp luật không cấm kinh doanh được quy định trong Luật doanh nghiệp) trong phạm vi toàn quốc, được xuất khẩu, nhập khẩu không chỉ các loại hàng hoá liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đã được cấp phép trừ những loại hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu, hoặc hàng hoá Nhà nước yêu cầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo những điều kiện nhất định.

Đẩy mạnh cải tổ nền kinh tế theo các cam kết song phương và đa phương để các nước sớm thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bình đẳng kinh doanh trên thị trường quốc tế.

3.2.1.2. Có chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển

Hỗ trợ về tài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất cần thiết, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới được thành lập. Tuy nhiên, để phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và đảm bảo được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước chỉ nên tập trung vào một số doanh nghiệp vừa và nhỏ có ngành nghề và quy mô nhất định, không nên áp dụng chính sách hỗ trợ một cách tràn lan, phân tán. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về nguyên tắc cần đảm bảo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Việc hỗ trợ của Nhà nước có thể thực hiện thông qua hình thức “Thành lập công ty đầu tư tài chính” với mục tiêu là Nhà nước góp vốn của mình vào các doanh nghiệp có triển vọng (gồm các doanh nghiệp đáp ứng với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế hoặc ngành nghề ưu tiên do Chính phủ qui định


như: khuyến khích xuất khẩu, phát triển thị trường, giới thiệu công nghệ mới, hỗ trợ doanh nhân khởi nghiệp, bảo vệ môi trường,...) thông qua việc mua cổ phần hoặc trái phiếu chuyển nhượng. Công ty đầu tư tài chính sẽ tham gia vào việc quản lý các doanh nghiệp được đầu tư như một cổ đông và đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, định hướng phát triển cho doanh nghiệp tư nhân.

Ngoài ra, Nhà nước cần hỗ trợ về cơ sở hạ tầng để giảm thiểu chi phí kinh doanh, đảm bảo được sự ổn định về địa bàn kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.2.1.3. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới về công nghệ, tiếp cận với những công nghệ mới tiên tiến hiện đại trên thế giới

- Cho phép khấu hao nhanh máy móc thiết bị với một khoản khấu trừ khi xác định thuế lợi tức nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho máy móc và thiết bị mới. So với giá trị khấu hao “theo đường thẳng”, khấu hao nhanh cho phép khấu trừ giá trị khấu hao máy móc và thiết bị ở mức độ cao hơn.

- Khuyến khích các hợp đồng thuê tài chính, thuê mua và bán trả góp để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị mới một cách tốt hơn. Đây là một giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng mua máy móc mới hoặc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng từ ngân hàng bởi doanh nghiệp sẽ không phải thanh toán ngay số tiền khi mua hàng, mà thay vào đó họ chỉ phải trả số tiền thuê máy móc nhỏ hơn nhiều. Do đó, các văn bản pháp luật cần tạo


điều kiện thuận lợi để các thoả thuận thuê, thuê tài chính, thuê mua và các hợp đồng trả góp được thực hiện dễ dàng.

- Tiếp tục loại bỏ những trở ngại về luật pháp và chính sách đối với việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Sửa đổi bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác khi cần thiết nhằm loại bỏ các qui định bắt buộc về hợp đồng chuyển giao công nghệ và cho phép việc chuyển giao công nghệ tuân theo các hợp đồng được thực hiện trên cơ sở tự do thoả thuận. Cung cấp các thông tin về công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đào tạo các nhà điều hành quản lý, luật sư, kỹ sư vào việc đàm phán các hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Đơn giản hoá các thủ tục và giảm bớt chi phí chuyển giao công nghệ liên quan đến các vấn đề thị thực nhập cảnh, thuế thu nhập cá nhân đánh vào chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cước thông tin liên lạc.

- Nghiêm túc xem xét việc nới lỏng các quy định nghiêm ngặt hiện hành có liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu máy móc và thiết bị cũ để cho phép nhập khẩu thiết bị cũ phù hợp với khả năng tài chính nhưng vẫn có thể dùng được. Điều đó cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực sản xuất của mình một cách tiết kiệm hơn mà vẫn không biến Việt Nam thành một “bãi rác thải công nghệ”.

3.2.1.4. Thiết lập các biện pháp hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vấn đề tài chính được coi là một trong 3 yếu tố để đánh giá mức độ hội nhập nên rất quan trọng. Do đó Nhà nước cần có các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn (hệ thống các ngân hàng thương mại, các công ty


tài chính, quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán,...); phát triển các loại công cụ tài chính cần thiết (cổ phiếu của các công ty cổ phần, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình) qua các Trung tâm giao dịch chứng khoán để đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư, thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn; ban hành cơ chế tài chính đối với việc chiết khấu và tái chiết khấu các công cụ tài chính (nghiệp vụ bao thanh toán - Factoring)...

Xây dựng, phát triển hệ thống các quỹ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như quỹ hỗ trợ sản phẩm mới, quỹ phát triển khoa học, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ bảo lãnh xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu, quỹ khen thưởng xuất khẩu với những tiêu chí riêng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tích tụ vốn cho đầu tư sản xuất, mở rộng kênh khai thác nguồn vốn từ ngân hàng, tạo điều kiện để doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn vay ưu đãi của Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế cũng như chính phủ các nước thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tiếp tục phát triển đồng bộ các loại thị trường, nhất là thị trường chứng khoán để khai thông nguồn vốn đầu tư, nới lỏng các điều kiện để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm đa dạng hóa hình thức huy động vốn trên thị trường tài chính, hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D).

- Hoàn thiện chính sách đất đai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất, dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng hoặc dùng giá trị sử dụng đất liên doanh với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí