Vai Trò Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Đối Với Nền Kinh Tế


quyết định đưa ra thiếu tính chuẩn xác. Đây là hạn chế xuất phát từ thực tế một bộ phận ban lãnh đạo DNNVV ít được đào tạo qua các trường lớp chính quy, thiếu những kiến thức cơ bản về tài chính, luật pháp, quản trị kinh doanh…

1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế

DNNVV có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia hay các vùng miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các DNNVV hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ… đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Ở những nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau vai trò của DNNVV được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy tầm quan trọng của DNNVV ngày càng lớn khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng thể hiện thông qua số lượng doanh nghiệp, hoạt động có mặt ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế mỗi quốc gia.

Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm thất nghiệp. Do các DNNVV tham gia kinh doanh ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều cùng miền khác nhau. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên có thể sử dụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa kinh tế chưa phát triển. Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanh nghiệp lớn thường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các DNNVV, với tính chất linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường, có thể đứng vững mà không phải cắt giảm nhân công, hoặc có thể nhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi vào chu kỳ phục hồi.

Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở hầu hết các nền kinh tế, các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì vậy, DNNVV được xem như thanh giảm sốc cho nền kinh tế trước những biến động lớn. Với lợi thế về vốn đầu tư ít và nguồn lao động dồi dào, trong những năm qua, DNNVV phát triển ngày càng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp. DNNVV cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả các lĩnh vực


của nền kinh tế, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Vì thế mức độ đóng góp của các DNNVV vào tổng sản lượng của nền kinh tế là rất lớn.

Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác và phát huy các nguồn lực địa phương, góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế bao giờ cũng có những vùng sâu, vùng xa, là những vùng kém phát triển, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Nếu nền kinh tế chỉ tồn tại các doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các thành phố, thị xã, các khu công nghiệp mà thiếu đi các doanh nghiệp nhỏ thì sẽ xảy ra tình trạng phát triển mất cân đối giữa các vùng miền, không tận dụng hết nguồn tài nguyên quốc gia, làm giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Trong khi đó, với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ khởi sự, các DNNVV có thể tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành công nghiệp chế biến. DNNVV cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhất vào việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ, dệt...Vì vậy, có thể nói DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thương phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy nền kinh tế năng động. Một nền kinh tế đặt tỉ lệ quá lớn nguồn lực tài nguyên và lao động vào các doanh nghiệp lớn thì nền kinh tế sẽ chậm chạp do quy mô lớn dẫn tới bộ máy quản lý cồng kềnh với các quyết định kinh doanh chậm chạp. Ngược lại, với một tỉ lệ thích hợp các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trở nên năng động, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị trường bắt kịp xu hướng của nền kinh tế thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2.1. Khái niệm

Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn - 4

Trong phạm vi của luận án, ngân hàng được hiểu là tổ chức tín dụng có thể thực hiện các hoạt động như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, đầu tư tài chính và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.


Trong các hoạt động ngân hàng, cấp tín dụng là giao dịch tài sản giữa ngân hàng với bên đi vay (tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế), trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Tài sản giao dịch trong hình thức cấp tín dụng chủ yếu dưới dạng tiền tệ. Trong một số hình thức tín dụng như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch có thể là tài sản khác như tài sản cố định.

Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 29/6/2010, hoạt động cấp tín dụng được thực hiện thông qua các nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. (mục 14, Điều 4, Chương 1).

Như vậy, tín dụng ngân hàng đối với DNNVV có thể được hiểu là việc thỏa thuận giữa ngân hàng và DNNVV, theo đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho DNNVV sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Nguồn tiền dùng để ngân hàng cấp tín dụng cho DNNVV đến từ hai nguồn gồm: vốn tự có của ngân hàng và nhận tiền gửi của khách hàng. Cụ thể:

- Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của NHNN Việt Nam

- Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

1.1.2.2. Các phương thức tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng

a. Cho vay:

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao hoặc cam kết giao cho DNNVV một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

Các hình thức thường thấy trong hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNNVV bao gồm:

Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay phục vụ những khách hàng là DNNVV có nhu cầu không thường xuyên, phát sinh từng lần riêng lẻ. Mỗi khoản


vay được lưu trữ thành các hồ sơ độc lập với sự kiểm soát tách biệt từng hồ sơ.

Cho vay theo hạn mức: là hình thức cho vay theo đó ngân hàng kí một hợp đồng hạn mức tín dụng với DNNVV trong đó quy định những điều kiện cho vay cơ bản như số tiền hạn mức, doanh số cho vay, lãi suất, thời gian cho vay tối đa cho từng lần giải ngân, thời gian duy trì hạn mức... DNNVV chỉ cần trình phương án sử dụng tiền vay, cung cấp các chứng từ chứng minh phù hợp để đề nghị được ngân hàng giải ngân.

Cho vay thấu chi: là hình thức cho vay theo đó ngân hàng cho phép người vay chi vượt quá số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định (hạn mức thấu chi).

Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Các tổ chức này có thể nhận vài khâu của hoạt động cho vay từ ngân hàng hoặc đứng ra bảo lãnh cho các thành viên vay vốn. Hình thức cho vay này thường áp dụng với những món vay nhỏ, người vay phân tán hoặc cách xa ngân hàng.

b. Chiết khấu:

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.

c. Tái chiết khấu:

Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.

d. Bảo lãnh ngân hàng:

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng theo thỏa thuận.

e. Bao thanh toán:

Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo theo hợp đồng mua, bán bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

f. Cho thuê tài chính:

Là việc ngân hàng xuất tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận của hợp đồng cho thuê. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả đủ


gốc và lãi cho ngân hàng. Đây là phương thức vay tài sản thông qua hợp đồng cho thuê, kèm theo lời hứa đơn phương bán cho người thuê một giá nhất định sau thời hạn cho thuê (có tính đến số tiền thuê đã trả).

- Căn cứ vào thời hạn tín dụng

a. Tín dụng ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn không quá 12 tháng nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn ngắn hạn như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Căn cứ vào tính chất của việc cấp vốn và phương pháp cho vay của ngân hàng, các hình thức cụ thể của cho vay ngắn hạn bao gồm: chiết khấu chứng từ có giá, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, thấu chi, bao thanh toán…

b. Tín dụng trung và dài hạn

Tín dụng trung - dài hạn có thời hạn cho trên 12 tháng, tín dụng trung hạn có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, tín dụng dài hạn có thời hạn trên 60 tháng. Tín dụng trung - dài hạn cho doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho việc thực hiện các dự án đổi mới, mở rộng sản xuất - kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản mới. Vì thời hạn dài nên loại tín dụng này chứa đựng mức rủi ro cao, kể cả rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. Các hình thức cho vay trung - dài hạn bao gồm: cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho thuê tài chính…

- Căn cứ vào đảm bảo tín dụng

Căn cứ vào đảm bảo tín dụng, các khoản vay của DNNVV bao gồm: tín dụng có đảm bảo và tín dụng không có đảm bảo.

a. Cho vay có đảm bảo

Là việc khách hàng dùng tài sản bảo đảm của mình hoặc bên thứ ba làm bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn ở ngân hàng. Cho vay có đảm bảo gồm các hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba.

Đối với các DNNVV, cầm cố - thế chấp là các hình thức tương đối dễ áp dụng trên thực tế và được các DNNVV sử dụng thường xuyên. Đây cũng là giải pháp đầu tiên của DNNVV đề cập tới khi nhu cầu về vốn nảy sinh.

b. Cho vay không có bảo đảm

Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay… Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra tín chấp cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho thành


viên vay, nhất là trong trường hợp không có hoặc không đủ tài sản thế chấp (Tô Ngọc Hưng & Nguyễn Kim Anh, 2011) [13].

1.1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất

Vai trò quan trọng nhất của tín dụng ngân hàng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp duy trì được hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của doanh nghiệp phải đồng thời ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra ở các doanh nghiệp, khi đó tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

- Giúp DNNVV nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng đòi hỏi DNNVV phải xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại lợi nhuận để thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Do vậy, tín dụng ngân hàng thúc đẩy doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

- Tín dụng ngân hàng giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNNVV

Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì nguồn vốn hạn chế. Nếu chỉ sử dụng nguồn vốn này thì giá vốn sẽ cao, sản phẩm khó được thị trường chấp nhận, hơn nữa khó có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, để có một cơ cấu vốn hiệu quả, kết cấu hợp lý là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.

- Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh


tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời, tìm đến nguồn tín dụng ngân hàng là một điều phù hợp.

1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĨ MÔ BẤT ỔN

1.2.1. Cơ sở luận về nền kinh tế vĩ mô bất ổn

Các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô thường không đưa ra định nghĩa chính xác cho khái niệm thế nào là một nền kinh tế vĩ mô bất ổn. Các nhà nghiên cứu khi sử dụng cụm từ kinh tế vĩ mô bất ổn thường nhằm mục đích miêu tả một môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định thể hiện qua các biến số cơ bản nhất đó là: lạm phát, chỉ số tăng trưởng, chi ngân sách…

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy mối quan hệ giữa cân đối kinh tế vĩ mô và tăng trưởng. Các nghiên cứu này đều cho rằng ổn định vĩ mô là điều kiện cần cho tăng trưởng bền vững. Cụ thể, một nền kinh tế bao gồm hai nhóm: cân đối vĩ mô là cân đối bên trong (cân đối nội – internal balance) và cân đối bên ngoài (cân đối ngoại – external balance).

Một nền kinh tế được gọi là có sự cân đối nội khi sản lượng thực của nền kinh tế đó đạt mức hoặc là gần đạt mức sản lượng tiềm năng đi kèm với lạm phát thấp và không có xu hướng tăng. Trong khi đó, một nền kinh tế được coi là có cân đối bên ngoại nếu cán cân vãng lai của nền kinh tế đó bền vững.

Do vậy, mất cân đối nội là tình trạng lạm phát cao, lao động không toàn dụng, và sản lượng thực thấp hơn nhiều so với mức sản lượng tiềm năng. Mất cân đối nội có thể xảy ra khi mà tổng cầu vượt quá mức sản lượng tiềm năng, và lúc đó lạm phát có thể xảy ra. Trong trường hợp này, nền kinh tế có thất nghiệp cao, tăng trưởng chậm, thậm chí có thể rơi vào suy thoái. Mất cân đối ngoại là tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai của một nền kinh tế là không bền vững. Hơn thế nữa, mất cân đối ngoại thường phản ánh sự thiếu hụt nguồn lực ở trong nước hay là mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư.


Mất cân đối vĩ mô là mất cân đối nội và/hoặc mất cân đối ngoại. Trong thực tế, mất cân đối nội và mất cân đối ngoại có mối liên quan mật thiết với nhau trong tổng thể cân bằng của nền kinh tế (Trịnh Quang Long và cộng sự, 2009) [26]. Khi cân đối vĩ mô bị phá vỡ thì nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng và suy thoái. Để làm rõ cơ sở lý luận về nền kinh tế vĩ mô bất ổn, luận án xem xét các nguyên nhân và hậu quả một số cuộc khủng hoảng trên giới.

Thực tế cho thấy hầu hết các cuộc khủng hoảng trên thế giới đều bắt nguồn từ sự mất một hay một số cân đối vĩ mô nào đó như: Cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997 - 1998 là một ví dụ về khủng hoảng do mất cân đối tài khoản vãng lai cùng với sự gia tăng luồng vốn ngắn hạn trong cán cân thanh toán quốc tế (BOP). Cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp hay một số quốc gia Châu Âu những năm gần đây là ví dụ cho sự mất cân đối ngân sách và gia tăng nợ nước ngoài. Các cuộc khủng hoảng tài chính này đã làm bộc lộ sự mất cân đối kinh tế vĩ mô và yếu kém trong nội tại các nền kinh tế và để lại những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài về mặt kinh tế, xã hội cho nhiều nước trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế sụt giảm trên phạm vi toàn cầu, đầu tư giảm sút, thương mại và du lịch đình trệ. Nhiều nước rơi vào suy thoái kinh tế sâu sắc, khủng hoảng ngân sách nhà nước; gia tăng nợ công; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh; thị trường bất động sản sụp đổ; tiền tệ mất giá; làn sóng sáp nhập, phá sản hàng loạt các ngân hàng, công ty tài chính; lạm phát, thất nghiệp tăng cao, nhiều nước nghèo tiếp tục gia tăng nghèo đói (Vũ Ngọc Duy, 2011) [31]. Xem xét một số cuộc khủng hoảng, có thể nhận thấy rõ mỗi cuộc khủng hoảng, các nước liên quan đều bị suy thoái kinh tế nghiêm trọng và hậu quả là xuất hiện những bất ổn kinh tế vĩ mô.

* Đại khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933

Đại khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra những dư chấn rất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, với sự suy giảm nghiêm trọng về sản lượng sản xuất của hàng loạt nước. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở hầu hết các quốc gia, có những nước tỷ lệ thất nghiệp lên tới gần 1/3 lực lượng lao động. Nhiều ngân hàng trên thế giới phải đối mặt với những khó khăn thanh khoản, nợ xấu gia tăng, thậm chí buộc phải tuyên bố phá sản.

- Đối với nước Mỹ: Cuộc Đại khủng hoảng 1929 – 1933 khiến sản lượng chế tạo của Mỹ sụt giảm nghiêm trọng (năm 1932 sản lượng chỉ còn bằng 54% so với năm 1929). Hàng loạt doanh nghiệp phá sản hoặc ngưng trệ sản xuất khiến số lao

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022