- Đẩy mạnh việc tuyên truyền để các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu đúng về quá trình cũng như lợi ích của việc áp dụng ISO 9000. Chủ yếu để các doanh nghiệp thấy rằng đó là tương lai cho sự phát triển bền vững của chính họ.
- Có những biện pháp khuyến khích đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện việc áp dụng ISO 9000. Có thể đó là các biện pháp khuyến khích về giá, cũng có thể là sự trợ vốn để doanh nghiệp thực hiện áp dụng ISO 9000.
- Tăng cường giao lưu Quốc tế, học hỏi và tận dụng sự giúp đỡ của bên ngoài đi đôi với việc nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan công nhận, chứng nhận trong nước. Phát triển hệ thống chuẩn Quốc gia luôn đi trước các ngành công nghiệp một bước, đây là một trong những đảm bảo mang tính kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hàng hoá của Việt Nam.
- Thực trạng hiện nay là ở Việt Nam cũng như tại các nước đang phát triển, nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm là chưa đầy đủ. Việc lựa chọn hàng hoá để mua thường nặng về xem xét giá cả, do đó vô hình chung đã khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra các hàng hoá rẻ tiền, kém chất lượng. Nếu làm được việc thông qua các tổ chức người tiêu dùng để hướng dẫn người tiêu dùng nhận thức đúng về vấn đề chất lượng hàng hoá là chúng ta đã tạo ra một sức ép đúng đắn để các doanh nghiệp này phải nghĩ về chất lượng.
3.2.2.7. Tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải ý thức được rằng nếu đơn độc sẽ rất khó có khả năng tồn tại. Nhiều khi khả năng cạnh tranh không phải khi nào
cũng đưa lại hiệu quả cao nếu như doanh nghiệp không có sự cộng tác với nhau. Do vậy trong thời gian tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần có sự cộng tác, phối hợp tốt hơn thông qua các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức đại diện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp cơ hội để học tập lẫn nhau đồng thời khi cộng tác với nhau thì tiếng nói của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tăng lên và cơ hội hợp tác quốc tế cũng sẽ tăng lên. Sự phối hợp, công tác không nên giới hạn trong phạm vi quốc gia mà phải hướng về khu vực và thế giới, đồng thời cần có ý thức cộng tác với cả các doanh nghiệp lớn.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng phương án liên kết, đặc biệt là liên kết trong cùng một hiệp hội ngành nghề để giúp đỡ nhau cùng phát triển và tham gia tích cực vào quá trình thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các tỉnh; các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng cụ thể, dịch vụ tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các sáng kiến đẩy mạnh xuất khẩu và liên kết ngành để tối đa hoá lợi ích từ việc hội nhập quốc tế sâu rộng hơn…
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Năng Lực Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam
- Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Hội Nhập Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam
- Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - 11
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới trong quá trình mở cửa và hội nhập mà “hành trang” chuẩn bị còn rất sơ sài đã làm cạn dần những ưu thế và tăng dần những bất lợi cho chính các doanh nghiệp này. Việc tự đưa ra những giải pháp cụ thể cho chính doanh nghiệp mình là một việc làm hết sức quan trọng thể hiện sự nhận thức và lòng quyết tâm của doanh nghiệp trước vận hội và thách thức. Tuy nhiên, những nỗ lực tự thân của họ sẽ không thể nhanh chóng lấp đầy các thách thức này mà cần đến sự phối hợp và hỗ trợ có hiệu quả từ phía Nhà nước và các bộ phận doanh nghiệp khác, cụ thể là các giải pháp thiết thực nhất trong việc nâng cao
năng lực hội nhập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như xây dựng chính sách pháp lý, tạo điều kiện kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh...
KẾT LUẬN
Như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc khai thác, tận dụng mọi tiềm năng của đất nước. Tuy có nhiều thuận lợi, song các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển, cho nên các doanh nghiệp này vẫn còn rất nhiều hạn chế về năng lực hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng đây lại là một loại hình doanh nghiệp có vai trò quyết định không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế nên nâng cao năng lực hội nhập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ là nhiệm vụ sống còn của bản thân các doanh nghiệp mà còn là một trong những mục tiêu hàng đầu của đất nước. Vì thế, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nỗ lực hơn nữa để không bị tụt hậu so với các doanh nghiệp trên thế giới. Đồng thời, Nhà nước với vai trò điều hành của nền kinh tế cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát huy hết được ưu thế của mình. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng trong thời gian tới với sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nâng cao được năng lực hội nhập của mình, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS-TS. Đặng Xuân Ninh, Những vấn đề quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Nguyễn Đình Hưởng, Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
3. Nguyễn Văn Nam, Để hàng hoá và dịch vụ Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
4. Nguyễn Văn Nam, “Một số tác động của toàn cầu hoá đến nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Thương mại (Số 17/2003).
5. Thời báo kinh tế Việt Nam
6. Tạp chí lý luận chính trị
7. Tạp chí kinh tế đối ngoại
8. Báo Khoa học và Phát triển
9. Thời báo kinh tế Việt Nam
10. Các số liệu của Trung tâm Thông tin Thương mại – Bộ Công Thương, Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, Trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội.
11. Các website:
- Bộ Công Thương: www.moi.gov.vn
- Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
- Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: www.cpv.org.vn
- Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconmy.com.vn
- Báo điện tử Vietnamnet: www.vietnamnet.vn
- Một số trang tin tức online: www.vnexpress.net, www.dantri.com.vn
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 3
1.1. Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ . 6
1.2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 11
1.2.1. Các giai đoạn phát triển 11
1.2.2. Đặc trưng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 16
1.2.3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam 18
Chương 2: Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thời gian qua 24
2.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 24
2.2. Thực trạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 31
2.2.1. Năng lực cạnh tranh 31
2.2.2. Khả năng tiếp thu khoa học công nghệ 49
2.2.3. Xây dựng thương hiệu 55
2.2.4. Khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu 60
2.3. Đánh giá chung về năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 64
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 67
3.1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế 67
3.1.1. Cơ hội 67
3.1.2. Thách thức 71
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực hội nhập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 75
3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 75
3.2.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp 81
KẾT LUẬN 91
Danh mục tài liệu tham khảo 92