Khả Năng Tham Gia Vào Các Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu


đã sẵn sàng giành ra một khoản chi phí nhất định cho quảng cáo và truyền thông, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Vấn đề bảo vệ thương hiệu cũng được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Số lượng doanh nghiệp vừa nhỏ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp trong nước ngày càng gia tăng. Số lượng thương hiệu Việt Nam đăng ký bảo hộ ở nước ngoài theo thỏa ước Madrid cũng tăng lên. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những tiến bộ nhất định trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu Việt.

Tuy nhiên, thực tế thì “thương hiệu” đang là một trong những nhân tố có nhiều hạn chế và yếu kém nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu. Việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay còn mang tính tự phát, manh mún, rời rạc. Nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại cho việc đầu tư xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu. Đây là điểm yếu của của các doanh nghiệp hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết do hạn chế về tiềm lực tài chính vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Vì vậy, họ rất ngại tốn kém chi phí khi phải bỏ ra số tiền không phải là nhỏ và còn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài. Hơn nữa, các doanh nghiệp này còn hạn chế về kiến thức, thông tin về thương hiệu. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng thương hiệu đóng vai trò


quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh, là tài sản vô hình có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp hiểu được rằng xây dựng thương hiệu cần bắt đầu từ đâu, số còn lại đều rất lúng túng khi đưa ra một kế hoạch phát triển thương hiệu. Do vậy, thương hiệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ để phân biệt chứ chưa được thương mại hoá. Thực trạng này xuất phát từ nhận thức của chính các doanh nghiệp, cho rằng việc có một cái tên, một logo đẹp, được đăng ký bảo hộ, là hoàn thành việc xây dựng thương hiệu… nhưng thực chất việc xây dựng, phát triển thương hiệu là phải làm cho cái tên đó trở lên có ý nghĩa, có tác động mạnh tới tâm lý và hành vi của người tiêu dùng và quan trọng hơn, phải có giá trị thương mại.

Thực tế thời gian qua ở nước ta cho thấy, nhiều mặt hàng của Việt Nam chất lượng không thua kém hàng hóa của nước ngoài nhưng giá cả thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác do doanh nghiệp chưa chú trọng trong công tác thương hiệu, chưa có hành động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu. Nhiều sản phẩm hàng Việt Nam hiện nay đang được bán trên thị trường thế giới dưới tên thương hiệu mạnh của nước ngoài. Cái lợi của việc này là các doanh nghiệp tranh thủ được sức mạnh của một thương hiệu khác, từ đó phát triển thương hiệu cho riêng mình. Tuy nhiên, hiệu quả của cách này không cao và mất rất nhiều thời gian. Một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường nhưng chưa thực sự nổi bật, một số sản phẩm được coi là có chỗ đứng lại gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và bảo vệ thương hiệu.

Hầu hết trong các doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, nhiều doanh nghiệp chưa có chức danh quản lý nhãn hiệu độc lập. Đối


với doanh nghiệp tư nhân nhỏ hầu như chưa có khái niệm thương hiệu trong chiến lược kinh doanh, còn đối với doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn hơn thì vấn đề xây dựng, phát triển thương hiệu chủ yếu thuộc về ban giám đốc, các bộ phận khác như phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng, phòng tiếp thị mang tính chất phụ trợ, giúp việc. Một kết quả khảo sát do báo Sài Gòn Tiếp thị thực hiện cho thấy: chỉ khoảng 16% doanh nghiệp có bộ phận chuyên phụ trách công tác tiếp thị, hơn 80% doanh nghiệp không có chức danh quản lý nhãn hiệu, và 74% doanh nghiệp chỉ đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Rất ít doanh nghiệp quan tâm xây dựng cho mình một đội ngũ chuyên môn để quảng bá hình ảnh, quảng bá thương hiệu cho riêng mình mà chủ yếu phải thông qua các đơn vị tư vấn dịch vụ quảng cáo.

Theo các chuyên gia nhân sự, hằng năm thị trường cần khoảng 1.500 lao động chuyên ngành quản trị thương hiệu, thực tế trên thị trường con số này còn lớn hơn rất nhiều nhưng số lượng nhân sự chuyên về “thương hiệu” tại Việt Nam lại không nhiều. Số lượng các cơ sở đào tạo chuyên về lĩnh vực này cũng quá khiêm tốn. Hiện chỉ mới có một vài công ty, đơn vị tự thiết kế chương trình đào tạo theo dạng cấp chứng chỉ nghề, chưa có trường nào đào tạo chính quy. Chỉ một số trường có đào tạo ngành marketing, quản trị kinh doanh có đưa thêm một phần quản trị thương hiệu vào chương trình đào tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tạo dựng thương hiệu đã là một thách thức lớn, nhưng sau khi có thương hiệu rồi, việc giữ vững và phát triển thương hiệu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn khó khăn hơn rất nhiều. Số lượng doanh nghiệp trong nước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam đã tăng nhưng vẫn chênh lệch khá nhiều so với số lượng doanh nghiệp nước ngoài tham gia đăng ký, đó là chưa


Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - 8

kể tới rất ít doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp không lường trước được việc nhãn hiệu hàng hoá của mình đã có người khác đăng ký bảo hộ một cách hợp pháp. Thậm chí, nhiều sản phẩm hàng hoá giả và nhái nhãn mác của họ đã được sản xuất và tung ra thị trường với số lượng lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, cả về kinh tế và uy tín của doanh nghiệp. Rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên chăm lo về vấn đề sở hữu công nghiệp hoặc coi trọng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Sự chậm chân trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, cũng như sở hữu trí tuệ của các sản phẩm đặc trưng trên thị trường thế giới là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam, nhưng không mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn quan trọng hơn nhiều các doanh nghiệp lớn bởi vì các doanh nghiệp lớn có đủ tiềm lực tài chính để tham gia đấu tranh kiện tụng, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn cho việc đầu tư theo đuổi kiện tụng khi quyền sở hữu trí tuệ của mình bị vi phạm. Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ và chỉ khi xảy ra tranh chấp, họ mới nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của tài sản sở hữu trí tuệ. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra ngày phức tạp đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, bản quyền, văn hoá phẩm, nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế độc quyền và chỉ dẫn địa lý. Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn còn chưa chú trọng đến việc bảo vệ thương hiệu của mình trên Internet, dẫn đến tình trạng tên miền của doanh nghiệp bị đánh cắp hoặc bị một số đối tượng sử dụng với mục đích đầu cơ.


Thực trạng trên cho thấy vấn đề xây dựng, bảo vệ thương hiệu đang là một vấn đề cấp bách hàng đầu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Chỉ khi doanh nghiệp tạo dựng được một thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình và đăng ký bảo hộ thương hiệu thì doanh nghiệp mới có thể độc quyền khai thác nó, tạo ra ưu thế trong kinh doanh, bảo vệ uy tín doanh nghiệp, tạo điều kiện để thực hiện hiệu quả việc quảng cáo, hướng dẫn tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ từ đó làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có như vậy, năng lực của doanh nghiệp mới được tận dụng một cách có hiệu quả, doanh nghiệp mới đứng vững được ở thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế.


2.2.4. Khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu

Chuỗi giá trị là một hệ thống các hoạt động trao đổi được tổ chức chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nhằm mục đích tạo ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và ở mỗi hoạt động nó lại có thêm một lượng giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động này đem lại cho sản phẩm thêm một lượng giá trị gia tăng nhiều hơn tổng các giá trị gia tăng của các hoạt động đơn lẻ. Đặc điểm chính của chuỗi giá trị là tạo ra liên kết doanh nghiệp thông qua việc những bên tham gia vào chuỗi giá trị làm việc cùng nhau, trên cơ sở liên kết công nghiệp - thương mại.

Chuỗi giá trị được chia làm ba phân khúc chính: bắt đầu là từ khâu đầu tiên là nghiên cứu và phát triển R&D, trong đó có thiết kế sản phẩm, ý tưởng và thông tin, bản quyền và sở hữu trí tuệ; tiếp theo là đến khâu gia công, lắp ráp, sản xuất các sản phẩm; rồi đến khâu sau cùng là marketing các sản phẩm, phân phối sản phẩm của mình, xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Phân khúc


đầu và phân khúc cuối tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn rất nhiều so với phân khúc giữa. Các tập đoàn đa quốc gia đến từ các nước phát triển hầu như chỉ nắm giữ phân khúc đầu và cuối, chuyển giao phân khúc giữa cho các nước đang phát triển như Việt Nam.


Nhiều thập niên trước đây, đầu ra của sản xuất vật chất khi xuất xưởng là sản phẩm bán buôn công nghiệp. Đó còn gọi là công đoạn “cứng”. Ngày nay, sản phẩm phải bao gồm cả lưu thông, tiếp thị, thương mại hóa sản phẩm, can thiệp đến giá bán lẻ, tức là đi vào quy trình mới là công đoạn “mềm”. Các chi phí cho công đoạn “mềm” càng tăng và tìm cách giảm bớt những chi phối mang sức ì của công đoạn cứng, lúc đó phạm vi bán càng rộng, chuỗi cung ứng càng lớn, và giá trị sản phẩm ngày càng tăng. Ngày nay, không một sản phẩm công nghiệp nào được làm trọn vẹn ở một nước. Thực tế cho thấy nhiều chuỗi giá trị được thương mại hóa đã đem lại lợi thế của khai thác, sử dụng kỹ năng, hiệu quả các công đoạn.


Xác định được tầm quan trọng của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang cố gắng để nâng cao vị trí của mình trong các “chuỗi giá trị” trong khu vực cũng như trên thế giới. Nằm ở tâm điểm của một khu vực kinh tế năng động bậc nhất thế giới, có sức tăng trưởng cao và độ lan tỏa phát triển mạnh, lại chính là vùng đất giao thoa lịch sử của hai cường quốc kinh tế đang trỗi dậy là Trung Quốc và Ấn Độ. Chúng ta hiện đang ở vị thế rất thuận lợi, tận dụng công nghệ và vốn, lợi dụng lợi thế của Việt Nam về nhân lực, chúng ta có thể tiến rất nhanh.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ví dụ như các công ty phát triển phần mềm trong giai đoạn hiện nay đang làm những công việc rất cơ bản như


là thử nghiệm và lập trình. Các công ty khác trong ngành dệt may thì tập trung vào các việc là đào tạo thêm cho lực lượng công nhân, nâng tầm hiểu biết về tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và qua đó nâng cao giá trị trong chuỗi giá trị. Các lĩnh vực khác cũng có tiềm năng tăng trưởng giá trị rất nhanh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cũng đã và đang liên kết với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một cầu nối quan trọng. Đây là một cách tiếp cận khá hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay.

Về mặt kinh tế, hội nhập với thế giới nghĩa là tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu. Vấn đề là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tham gia vào vị trí nào trong những chuỗi giá trị đó. Việt Nam cũng như các nền kinh tế đang phát triển khác, vẫn mang tính chất của nền kinh tế gia công. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng hầu như mới chỉ lắp ráp từ những linh kiện nhập khẩu tức là ở vị trí đáy của chuỗi giá trị, một khâu mà tạo ra ít giá trị gia tăng của sản phẩm nhất. Sản phẩm công nghiệp Việt Nam chưa hề có một thương hiệu nào. Hiện nay, nhiều lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vẫn không có kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm của riêng mình, chủ yếu đi gia công theo mẫu đặt hàng của nhà nhập khẩu. Đây là một hạn chế rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam trong “sân chơi” WTO. Sự sáng tạo, chủ động, độc lập trong một mắt xích của chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế. Không phân biệt là khâu nào của chuỗi giá trị từ thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, phân phối đến việc phát triển thương hiệu..., các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định lợi thế của mình để có chiến lược phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của kinh tế toàn cầu.


Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các công đoạn gia công sản phẩm đòi hỏi nhiều nhân lực giá trị thấp trong khi đó khâu phát triển sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng vẫn do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ.

Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, một ngành tham gia khá tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu ở Việt Nam cũng chỉ nằm ở nấc rất thấp của chuỗi giá trị. Một chiếc áo sơmi được bán 20 USD ở Mỹ chỉ có giá gia công mấy chục cent. Công đoạn xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã và tiêu thụ quần áo chắc chắn có giá trị thặng dư cao hơn rất nhiều. Thế nhưng về cơ bản chúng ta đang đứng ngoài các công đoạn này. Mà đứng ngoài các công đoạn này thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn không thể thu được những giá trị gia tăng thực sự, cho dù các doanh nghiệp này đã trở thành một phần cấu thành hữu cơ của nền kinh tế thế giới.

Nike vào Việt Nam chỉ với văn phòng và 30 xí nghiệp vệ tinh, nhưng lại là những xí nghiệp do Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông... đầu tư. Chưa có một doanh nghiệp Việt Nam chen chân được thành vệ tinh của Nike. Tương tự, Intel đầu tư 1 tỷ USD vào sản xuất con chip ở Việt Nam với hàng loạt doanh nghiệp vệ tinh. Với trình độ cầm mỏ hàn hiện nay, chúng ta chưa chen chân được trong chuỗi vệ tinh sản xuất linh kiện của tập đoàn này…

Trong ngành nông nghiệp, dự án hỗ trợ nghiên cứu chuỗi giá trị gạo, chè, sắn và rau quả tươi mặc dù vẫn còn sớm trong chu kỳ nghiên cứu, đã thấy một số vấn đề về thu hồi vốn thấp, chất lượng và yêu cầu cần phải tăng cường chuỗi giá trị để tăng thêm giá trị và đảm bảo rằng giá trị gia tăng được chia sẻ đều.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022