Kết Quả Hoạt Động Chỉ Huy Của Cán Bộ Cấp Phân Đội Ở Binh Chủng Công Binh


chỉ huy và các phương thức thực hiện hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội vào từng tình huống, từng nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của phân đội công binh.

Kĩ năng chỉ huy là thành tố rất quan trọng không thể thiếu trong năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Kĩ năng chỉ huy bao gồm hệ thống các kĩ năng thành phần. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án xác định 4 biểu hiện quan trọng nhất trong hoạt động chỉ huy đó là: kĩ năng xử lí thông tin; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ và kĩ năng xử lí tình huống.

Kĩ năng xử lí thông tin

Thu thập và xử lí thông tin là khâu đầu tiên trong các nội dung của quy trình thực hiện hoạt động chỉ huy. Kĩ năng xử lí thông tin giúp cho cán bộ cấp phân đội có thể phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, xác định mức độ khẩn cấp và độ tin cậy của thông tin, hệ thống, khái quát lại các thông tin thu được, từ đó có các cơ sở, căn cứ để đưa ra các kết luận, kế hoạch, quyết định hợp lí, khoa học và có tính khả thi cao.

Kĩ năng xử lí thông tin thể hiện ở khả năng tiếp nhận, phân loại thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: cấp trên chỉ thị xuống; cấp dưới báo cáo lên; các đơn vị bạn và lực lượng vũ trang địa phương cung cấp và các thông tin bên ngoài xã hội có liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị (qua đài, báo chí, sách, dư luận xã hội). Cán bộ cấp phân đội là người đứng đầu phân đội công binh, họ là những người nắm được khối lượng thông tin lớn nhất. Trong số những thông tin đến với cán bộ cấp phân đội có những loại chỉ thông báo riêng cho cấp ủy, chỉ huy đơn vị.

Kĩ năng xử lí thông tin của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được biểu hiện trên các chỉ báo cơ bản sau:

(1). Tiếp nhận thông tin có liên quan đến nhiệm vụ của phân đội công binh. (2). Đánh giá thông tin thu được.

(3). Sắp xếp thông tin có liên quan đến hoạt động chỉ huy phân đội. (4). Tìm kiếm, bổ sung thông tin trong quá trình chỉ huy phân đội công binh.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Kĩ năng ra quyết định

Ra quyết định thể hiện tầm nhìn, năng lực và sự nỗ lực trong hoạt động trí tuệ của cán bộ cấp phân đội. Đó không phải là một việc dễ dàng, vì nó đòi hỏi sự tập trung trí tuệ, ý chí rất lớn và cần có sự phối hợp của tập thể cán bộ, chiến sĩ ở phân đội công binh. Ra quyết định là khâu cơ bản, quan trọng nhất trong quy trình hoạt động chỉ huy. Để có quyết định chính xác, hiệu quả và khoa học đòi hỏi cán bộ cấp phân đội cần có kĩ năng ra quyết định. Đây chính là sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt những kiến thức, kĩ xảo, để tìm tòi, lựa chọn phương án tối ưu, đưa ra những quyết định hợp lí, khoa học để xử lí mâu thuẫn giữa diễn biến của tình huống và hoàn cảnh, giữa khả năng, thực lực của phân đội công binh với yêu cầu, nhiệm vụ phân đội phải hoàn thành.

Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 9

Kĩ năng ra quyết định của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được biểu hiện trên các chỉ báo cơ bản sau:

(1). Phát hiện những vấn đề quan trọng cần giải quyết để thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh.

(2). Thu thập thông tin, xác định căn cứ để lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh.

(3). Dự kiến các phương án để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh.

(4). Lựa chọn, quyết định phương án tối ưu để thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh.

Tuy nhiên, việc ra quyết định và thông qua quyết định mới chỉ là điểm xuất phát cho những hành động thực hiện tiếp sau đó trong hoạt động của phân đội công binh. Để những ý tưởng, phương án, kế hoạch, mục tiêu của cán bộ cấp phân đội thể hiện trong quyết định trở thành hiện thực phải tổ chức thực hiện chúng, tức là cán bộ cấp phân đội phải có kĩ năng tổ chức thực hiện quyết định.

Kĩ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ

Kĩ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh là sự linh hoạt, sáng tạo và thuần thục ở từng hành động chỉ huy trong quá trình tổ chức cho quân nhân và tập thể phân đội thực hiện quyết


định của mình. Đây là nội dung quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động chỉ huy và kết quả thực hiện nhiệm vụ của phân đội, đồng thời là nội dung thể hiện rõ năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội.

Quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh đòi hỏi cán bộ cấp phân đội cần thực hiện các nội dung sau:

Giao nhiệm vụ ngắn gọn, rõ rằng, cụ thể cho cấp dưới, làm cho họ hiểu rõ nhiệm vụ được giao cần phải làm gì, thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện, lực lượng, phương tiện cũng như những chỉ tiêu số lượng, chất lượng cần đạt tới và phải tương xứng với trình độ, khả năng của từng quân nhân, từng phân đội. Việc bố trí, sử dụng lực lượng phương tiện cần phù hợp và phát huy được tính năng, tác dụng, yêu cầu từng loại nhiệm vụ của phân đội công binh.

Hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi của quân nhân và phân đội sau khi giao nhiệm vụ cho các bộ phận. Việc hướng dẫn, điều khiển phải được thể hiện vừa đủ để cấp dưới nắm bắt được những gì cần phải làm và phát huy được khả năng hoạt động sáng tạo của từng quân nhân và tập thể phân đội. Đôn đốc, động viên làm cho mọi quân nhân thấy rõ vai trò, ý nghĩa, lợi ích của cá nhân và tập thể đơn vị đối với việc thực hiện nhiệm vụ, giúp họ xây dựng động cơ, ý chí quyết tâm, hết lòng vì nhiệm vụ chung của đơn vị. Bám sát diễn biến, tình huống, kiểm tra, khái quát toàn bộ tình hình thực hiện nhiệm vụ, kịp thời phát hiện uốn nắn những sai sót của quân nhân, những khó khăn và những vấn đề nảy sinh cản trở để có quyết định và điều chỉnh hợp lí. Bổ sung, điều chuyển lực lượng, phương tiện giữa các bộ phận nhằm tập bảo đảm tính tập trung cho những hoạt động chủ yếu, quan trọng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của phân đội.

Kĩ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được biểu hiện trên các chỉ báo cơ bản sau:

(1). Giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các bộ phận thực hiện kế hoạch.

(2). Tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện phù hợp với từng nhiệm vụ của phân đội công binh.


(3). Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, chấn chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới ở phân đội công binh.

(4). Khích lệ, động viên việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới ở phân đội công binh.

(5). Bám sát, nắm chắc tình huống, diễn biến quá trình thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh.

(6). Kịp thời điều chỉnh, bổ sung lực lượng, phương tiện giữa các bộ phận.

Kĩ năng xử lí tình huống

Trong thực tiễn hoạt động chỉ huy và thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh luôn có sự vận động, biến đổi với nhiều tình huống phát sinh. Thực tế cho thấy, không một cán bộ nào có thể dự kiến, dự báo và chuẩn bị đầy đủ tất cả các tình huống có thể xảy ra, do vậy, họ luôn cần đến kĩ năng xử lí tình huống.

Kĩ năng xử lí tình huống có vai trò quan trọng trong hoạt động chỉ huy phân đội, giúp cho cán bộ cấp phân đội luôn có sự bình tĩnh, chủ động, sẵn sàng tiếp nhận và xử lí hiệu quả các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh của phân đội.

Kĩ năng xử lí tình huống trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được biểu hiện ở sự nhanh nhạy nhận ra những vấn đề mới nảy sinh, sắc bén đánh giá tình huống phát sinh và tìm ra phương án, giải pháp độc đáo giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh của phân đội.

Những chỉ báo cơ bản biểu hiện kĩ năng xử lí tình huống của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công bao gồm:

(1). Phát hiện nhanh những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn tổ chức thực nhiệm vụ của phân đội công binh.

(2). Đánh giá đúng tình huống phát sinh.

(3). Dự kiến các phương án giải quyết theo tình huống phát sinh.

(4). Nhanh chóng quyết định phương án và điều chỉnh kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo tình huống phát sinh.


2.3.4. Kết quả hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

Để xác định các căn cứ, tìm ra các chỉ báo kết quả hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, chúng tôi đã tìm tòi, tiếp cận quan điểm của các tướng lĩnh, nhà chỉ huy quân sự và kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lí học về kết quả hoạt động chỉ huy của người chỉ huy, cụ thể như sau:

Theo quan điểm của các tướng lĩnh, chỉ huy quân sự như: Napoleon; Clauzovit (1815); Hoàng Minh Thảo (1997) đều cho rằng kết quả hoạt động chỉ huy là biểu hiện quan trọng và rõ nét nhất năng lực chỉ huy của người chỉ huy, thể hiện ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của người chỉ huy và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị thuộc quyền [Dẫn theo 1], [21], [70].

Tuy nhiên, ở một số tác giả lại cho rằng việc chỉ đánh giá qua kết quả hoàn thành nhiệm vụ của người chỉ huy và của đơn vị thuộc quyền chưa phản ánh hết năng lực chỉ huy của người chỉ huy mà còn phải đánh giá toàn diện kết quả của cả quy trình thực hiện hoạt động chỉ huy của họ. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu thể hiện cho quan điểm này:

Lê Trọng Tấn (1979) cho rằng kết quả hoàn thành thành nhiệm vụ của người chỉ huy là sự tiếp nối và là hệ quả tất yếu của những hành động chỉ huy cụ thể như: giao nhiệm vụ cho cấp dưới, bố trí sử dụng lực lượng, phương tiện, công tác kiểm tra, báo cáo và các mặt công tác tổ chức chuẩn bị chiến đấu của người chỉ huy [65]. Điều này đồng nghĩa với việc để đánh giá tổng thể kết quả hoạt động chỉ huy ngoài việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ, cần đánh giá thêm về mức độ nắm bắt nhiệm vụ của người chỉ huy, của cấp dưới, hiệu quả của việc bố trí sử dụng lực lượng, phương tiện và công tác tổ chức chuẩn bị; Hoàng Văn Thái (1980) cho rằng để đánh giá kết quả hoạt động chỉ huy thông qua việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của người chỉ huy, của đơn vị và kết quả ở từng giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị chiến đấu; giai đoạn thực hành chiến đấu và giai đoạn kết thúc chiến đấu [67]; D. V. Day, P. Gronn và E. Salas (2004) quan niệm việc đánh


giá “năng lực lãnh đạo” biểu hiện qua “hiệu suất nhóm”. Đó là kết quả chung của cả nhà lãnh đạo, quản lí và cấp dưới, việc đánh giá kết quả hoạt động của người đứng đầu cần đánh giá từng hành động của họ trong quá trình thực hiện hoạt động lãnh đạo, quản lí [97].

Với các luận cứ nêu trên, ở luận án tiếp cận nghiên cứu kết quả hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội công binh thông qua các kết quả hành động của cán bộ cấp phân đội thể hiện ở tiến trình thực hiện hoạt động chỉ huy phân đội và nhận xét, đánh giá của cấp trên về kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ phân đội. Tuy nhiên, việc xác định chỉ báo kết quả hoạt động chỉ huy theo tiến trình hoạt động chỉ huy cần được căn cứ vào từng nhiệm vụ cụ thể của phân đội công binh và cần bảo đảm tính thực tiễn đang diễn ra ở từng phân đội công binh. Để làm rõ nội dung này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn cán bộ cấp phân đội, lãnh đạo, chỉ huy các Lữ đoàn Công binh trong phạm vi nghiên cứu của luận án; kết hợp với việc quan sát thực tế quá trình tổ chức chỉ huy thực hiện nhiệm vụ cụ thể của phân đội công binh. Từ đó, rút ra việc đánh giá kết quả các hành động chỉ huy trong tiến trình hoạt động chỉ huy phân đội công binh thực hiện nhiệm vụ, cụ thể như sau:

Kết quả tiến hành các bước trong quy trình thực hiện hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội công binh được thể hiện trên các mặt về kết quả quán triệt nhiệm vụ của cán bộ và cấp dưới; kết quả của công tác chuẩn bị và hiệu quả của công tác tổ chức triển khai việc thực hiện nhiệm vụ của phân đội.

Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ cấp phân đội được tổng hợp, thống kê qua kết quả phân tích chất lượng đảng viên và kết quả đánh giá cán bộ hàng năm tại các Lữ đoàn Công binh thuộc Binh chủng Công binh. Ở nội dung này là những số liệu cụ thể, có tính chất kiểm định, chính xác hóa quá trình xác định các biểu hiện về trình độ nhận thức, thái độ tích cực và kĩ năng chỉ huy, kết quả các hành động được thực hiện trong hoạt động chỉ huy phân đội công binh của người cán bộ cấp phân đội.


Từ các căn cứ về lí luận và thực tiễn nêu trên, có thể xác định những nội dung cơ bản biểu hiện kết quả hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh trên các chỉ báo bao gồm:

(1). Quán triệt, triển khai nhiệm vụ của cán bộ cấp phân đội công binh. (2). Nắm chắc tình hình mọi mặt ở phân đội công binh của người cán bộ. (3). Việc nắm bắt nhiệm vụ của cấp dưới ở phân đội công binh.

(4). Kết quả huấn luyện bổ sung cho cấp dưới ở phân đội công binh theo yêu cầu của từng loại nhiệm vụ được giao.

(5). Tổ chức hiệp đồng cho việc thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh. (6). Tổ chức bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh. (7). Hiệu quả của việc bố trí sử dụng lực lượng công binh.

(8). Hiệu quả của việc phân bổ, sử dụng trang bị, khí tài, phương tiện công binh cho các bộ phận.

(9). Chất lượng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh.

Tóm lại, năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được biểu hiện trên các mặt về kiến thức chỉ huy; thái độ trong hoạt động chỉ huy; kĩ năng chỉ huy và kết quả của hoạt động chỉ huy. Tuy nhiên, sự phân tách chỉ là tương đối, bởi các mặt biểu hiện luôn có mối quan hệ biện chứng, đan xen, hỗ trợ, chi phối lẫn nhau. Trong đó, kiến thức giữ vai trò là “cơ sở nền tảng”; thái độ trong hoạt động chỉ huy giữ vai trò “động lực” thúc đẩy sự hình thành và phát triển năng lực chỉ huy; kĩ năng chỉ huy giữ vai trò “chủ đạo” và kết quả hoạt động chỉ huy có vai trò “quyết định” trực tiếp đến sự hình thành, phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, ở luận án đã vận dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu của Tâm lí học. Quá trình tổng hợp cho thấy có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Song, căn cứ vào phạm vi, mức độ ảnh hưởng, trong luận án này giới hạn nghiên cứu trên 6 yếu tố cụ thể như sau:


2.4.1. Tố chất chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

P. A. Rudik (1974); A. N. Leonchiev (1989); Phạm Minh Hạc (2004); Nguyễn Quang Uẩn (2011) có cùng quan điểm cho rằng tư chất là tiền đề vật chất không thể thiếu trong sự phát triển năng lực của con người [63], [46], [36], [79]; Đinh Bang Vũ (2012) khẳng định tố chất của người chỉ huy quân sự ảnh hưởng mạnh đến năng lực chỉ huy của họ [82].

Tố chất chỉ huy của cán bộ cấp phân đội không quyết định năng lực chỉ huy, nhưng tố chất chỉ huy có ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực chỉ huy với vai trò là tiền đề tự nhiên, tiền đề vật chất của sự phát triển năng lực chỉ huy.

Nội dung trong tố chất chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh bao gồm: hoạt động chức năng của não; cấu trúc cơ thể cán bộ cấp phân đội; các đặc điểm sinh lí - tâm lí của cán bộ cấp phân đội công binh.

Về hoạt động chức năng của não có thể kể đến tốc độ hình thành các phản xạ có điều kiện nhanh hay chậm, bền vững hay không bền vững. Nếu các phản xạ có điều kiện diễn nhanh và bền vững thì tốc độ hình thành kĩ xảo, kĩ năng, năng lực chỉ huy nhanh và ngược lại nếu các phản xạ có điều kiện diễn chậm và không bền vững thì tốc độ hình thành năng lực chỉ huy chậm; Tốc độ hình thành các phản xạ ức chế phân biệt có ảnh hưởng đến hoạt động phân tích, so sánh, tư duy của cán bộ cấp phân đội. Tốc độ thành lập và biến đổi nhanh chậm các động hình thần kinh giúp người cấp phân đội thay đổi hoạt động một cách thích hợp mau lẹ hay chậm chạp với ngoại cảnh. Một số hoạt chức năng của não có thể đo đạc được thông các thí nghiệm đo đạc về tốc độ phản ứng trong y học hay các bài tập tình huống.

Về cấu trúc cơ thể và các đặc điểm sinh lí - tâm lí của cán bộ cấp phân đội công binh gồm có: nguồn gen; sức khỏe; chiều cao, cân nặng; vóc dáng; hình thể; phẩm chất của các giác quan mắt tỏ, tai tường; cấu trúc vòm họng và thanh quản; phát âm rõ ràng, mạch lạc, không nói lắp, âm lượng, khẩu khí tốt. Ở Binh chủng Công binh hiện nay đang áp dụng việc tuyển chọn đào tạo sĩ quan theo tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, tai, mắt, nhịp tim, huyết áp và tiến hành theo dõi sức khỏe cán bộ trên các chỉ số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024