Xu Hướng Nghề Nghiệp Công Binh Của Cán Bộ Cấp Phân Đội


khác như nhóm máu, tiền sử bệnh tật, v.v… Tất cả các nội dung này đều có sự ảnh hưởng tốt hay xấu đến sự hình thành và phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội công binh.

Những tố chất, thiên hướng cá nhân của cán bộ cấp phân đội là cơ sở tự nhiên của năng lực chỉ huy, có thể chưa phát triển, nhưng sẽ bộc lộ ra trong những hoàn cảnh, điều kiện hoạt động chỉ huy nhất định. Những biểu hiện trong tố chất chỉ huy của cán bộ cấp phân đội có ảnh hưởng đến chiều hướng và tốc độ của sự hình thành và phát triển năng lực chỉ huy.

Cán bộ cấp phân đội có tố chất phù hợp với sự phát triển năng lực chỉ huy thì sự phát triển này sẽ dễ dàng và đạt được hiệu quả cao hơn người khác không có tố chất phù hợp. Tuy nhiên, tố chất chỉ huy là điều kiện cần chứ chưa đủ của sự phát triển năng lực chỉ huy, cán bộ cấp phân đội có tố chất chỉ huy tốt nhưng nếu không tham gia hoạt động chỉ huy phù hợp thì năng lực chỉ huy cũng không thể hình thành, phát triển một cách hiệu quả và bền vững.

2.4.2. Xu hướng nghề nghiệp công binh của cán bộ cấp phân đội

Đặng Duy Thái (2017) cho rằng xu hướng nghề nghiệp sư phạm quân sự của giảng viên ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực hiểu học viên của họ [66].

Xu hướng nghề nghiệp công binh của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh là hệ thống động cơ nghề nghiệp công binh và hệ thống mục đích, biểu tượng, mong muốn đạt được của họ. Xu hướng nghề nghiệp công binh được hình thành trong quá trình học tập, công tác, phấn đấu tại đơn vị, ở Binh chủng Công binh và ở trong quân đội. Đây là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở đối với sự phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội.

Xu hướng nghề nghiệp nghiệp công binh vững vàng, ổn định của cán bộ cấp phân đội được biểu hiện qua việc họ xác định tốt động cơ, mục đích trong quá trình học tập, công tác, quản lí, chỉ huy phân đội công binh. Đây sẽ là nhân tố kích thích hoạt động, kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo để nâng cao nhận thức của họ, giúp cán bộ cấp phân đội xây dựng thái độ tích cực, phù hợp với thực tiễn hoạt động chỉ huy phân đội công binh, khắc phục được


những thái độ, hành vi tiêu cực làm giảm hiệu quả của quá trình thực hiện nhiệm vụ. Xu hướng nghề nghiệp công binh vững vàng, ổn định của cán bộ cấp phân đội là điều kiện quan trọng để họ có hứng thú với cương vị, chức trách, nhiệm vụ được đảm nhiệm, yên tâm với nhiệm vụ được giao. Từ đó, đi sâu say mê, tìm tòi sự sáng tạo trong hoạt động chỉ huy phân đội công binh, chủ động vượt qua khó khăn, thử thách. Nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ huy phân đội, giúp cho việc củng cố và phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội diễn ra thuận lợi và bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Ngược lại, khi cán bộ cấp phân đội xác định xu hướng nghề nghiệp công binh không tốt, sẽ dẫn đến việc làm giảm hứng thú, say mê trong quá trình quản lí, chỉ huy phân đội và thực hiện nhiệm vụ. Từ đó dẫn đến thái độ, hành vi không phù hợp với thực tiễn hoạt động chỉ huy phân đội công binh, giảm hiệu quả hoạt động chỉ huy và kết quả thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh, cản trở đến sự hình thành, phát triển năng lực chỉ huy của họ.

2.4.3. Uy tín của cán bộ cấp phân đội

Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 10

Theo tư tưởng của Trần Quốc Tuấn uy tín của người tướng có ảnh hưởng lớn đến năng lực chỉ huy của họ [73].

Uy tín của cán bộ cấp phân đội công binh được hiểu là một hiện tượng tâm lí xã hội hình thành trên cơ sở những phẩm chất, năng lực và các giá trị xã hội của cán bộ cấp phân đội có sức cảm hóa, thu hút lôi kéo cán bộ, chiến sĩ ở phân đội công binh, được mọi quân nhân thừa nhận, tin tưởng, tuân theo.

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động chỉ huy phân đội công binh, phát triển năng lực chỉ huy của bản thân, đòi hỏi cán bộ cấp phân đội cần phải có uy tín cao đối với cán bộ, chiến sĩ và tập thể phân đội công binh thuộc quyền. Uy tín của cán bộ cấp phân đội được biểu hiện trên các nội dung cụ thể như: Cán bộ cấp phân đội luôn luôn đứng vững trên cương vị, chức trách của mình. Trong hoạt động, trong cuộc sống được cấp trên tín nhiệm, cấp dưới kính phục, tin tưởng, phục tùng một cách tự nguyện, đồng đội ngưỡng mộ, ca ngợi; những quyết định chỉ huy của cán bộ cấp phân đội đưa ra được cấp dưới thực hiện tự giác, nghiêm túc; dư luận trong đơn vị luôn đánh giá tốt.


Khi cán bộ cấp phân đội công binh có uy tín cao sẽ tạo ra sự tin tưởng của cán bộ, chiến sĩ trong phân đội đối với họ, từ đó giúp cho cán bộ có thể dễ dàng, lôi cuốn trong hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi, hoạt động của cấp dưới. Mọi cán bộ, chiến sĩ trong phân đội sẽ chấp hành mệnh lệnh, quyết định của cán bộ một cách nghiêm túc, tự giác và triệt để. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ huy của cán bộ và tạo ra sự phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội công binh một cách hiệu quả, bền vững.

Ngược lại, trong hoạt động chỉ huy phân đội công binh nếu uy tín của cán bộ cấp phân đội không được xây dựng trên hệ thống phẩm chất và năng lực của cá nhân, mà chỉ được xây dựng trên yếu tố uy quyền thì sẽ làm cho cán bộ, chiến sĩ cấp dưới e ngại, mặc cảm, né tránh, nghi ngờ, tỏ ra không tin tưởng vào lời nói, việc làm của họ và miễn cưỡng chấp hành mệnh lệnh, quyết định của cán bộ. Điều đó sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động chỉ huy và làm cản trở đến sự hình thành, phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội trong hoạt động chỉ huy phân đội công binh thực hiện nhiệm vụ.

2.4.4. Trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới

E. Ph. Xulimop (1980) khẳng định, ngoài các nhóm yếu tố thuộc về bản thân người chỉ huy và nhóm yếu tố thuộc về điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động chỉ huy, thì các nhóm yếu tố thuộc về cấp dưới với tư cách là chủ thể thực hiện quyết định chỉ huy có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động chỉ huy và năng lực chỉ huy của người cán bộ [85]. Kế thừa quan điểm tiếp cận này và trên thực tế hoạt động ở phân đội công binh cho thấy, kết quả hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội không chỉ phụ thuộc vào người cán bộ mà còn phụ thuộc vào cấp dưới ở phân đội công binh với vai trò là người trực tiếp thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch chỉ huy của người cán bộ. Từ cơ sở này, có thể khẳng định “Trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới” ở phân đội công binh có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động chỉ huy và năng lực chỉ huy của người cán bộ cấp phân đội.


Trình độ nhận thức của cán bộ, chiến sĩ trong phân đội công binh thuộc quyền quản lí, chỉ huy của cán bộ cấp phân đội thể hiện ở mức độ nắm vững, sự am hiểu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn và khoa học, nghệ thuật quân sự. Những nội dung quan trọng và trực tiếp nhất đó là sự hiểu biết về chức trách, nhiệm vụ; hiểu biết về quy định của đơn vị, kỉ luật của quân đội và hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ công binh.

Thực tế cho thấy khi cấp dưới thuộc quyền của cán bộ cấp phân đội có trình độ nhận thức tốt thì phần lớn trong số họ sẽ đạt kết quả cao hơn trong huấn luyện, rèn luyện và công tác, có ý thức tổ chức kỉ luật và chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy một cách triệt để và nghiêm túc hơn. Tuy nhiên để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì mỗi cán bộ, chiến sĩ trong phân đội công binh cần có kĩ năng thực hành các nhiệm vụ bảo đảm công binh được giao.

Kĩ năng thực hành nhiệm vụ bảo đảm công binh của cấp dưới là mức độ thuần thục trong các hành động, thao tác ở các hình thức bảo đảm công binh như: thuần thục rò, gỡ bom, mìn, vật liệu nổ; thuần thục kĩ thuật xây dựng các công công trình; thuần thục hành động bắc cầu, ghép phà bảo đảm vượt sông; thuần thục thao tác sửa chữa và vận hành xe máy công trình, v.v… Trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới phản ánh hiệu quả

công tác quản lí, chỉ huy và huấn luyện của cán bộ cấp phân đội. Đồng thời, phản ánh hiệu quả của sự vận dụng kiến thức, thái độ, kĩ năng chỉ huy của cán bộ cấp phân đội đối với cấp dưới với tư cách là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm công binh của phân đội. Tác động trực tiếp đến cả nhận thức của cán bộ cấp phân đội về cấp dưới của mình, thái độ của cán bộ cấp phân đội khi quản lí, chỉ huy và giao nhiệm vụ cho họ, kĩ năng chỉ huy.

Khi cấp dưới thuộc quyền có trình độ nhận thức tốt, thuần thục các các hành động trong thực hành bảo đảm công binh thì thường có tính kỉ luật cao, ý thức chấp hành mệnh lệnh chỉ huy nghiêm túc, triệt để kết quả thực hiện nhiệm vụ cao. Điều này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ huy và tác động thuận lợi đến sự phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội. Ngược lại, cấp dưới có trình độ nhận thức và kĩ năng thực hành chưa tốt, sẽ khó khăn trong


nắm bắt và thao tác các hành động thực hành bảo đảm công binh; nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của mình chưa sâu sắc, kết quả huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ không cao, hạn chế hiệu quả của hoạt động chỉ huy và làm cản trở sự phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

2.4.5. Ý thức trách nhiệm của cấp dưới

Có cùng quan điểm tiếp cận, đánh giá như cách xác định yếu tố về “Trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới” như đã trình bày ở trên, có thể khẳng định được “Ý thức trách nhiệm của cấp dưới” ở phân đội công binh sẽ ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của người cán bộ cấp phân đội. Sự ảnh hưởng này được thể hiện cụ thể qua các nội dung dưới đây:

Ý thức trách nhiệm của cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh của phân đội được hình thành trên cơ sở của sự nhận thức, thái độ đối với tập thể với nhiệm vụ và tính kỉ luật của họ. Ý thức trách nhiệm được biểu hiện qua sự nỗ lực, cố gắng, tinh thần, thái độ tích cực, tính tự giác trong huấn luyện, rèn luyện, chấp hành kỉ luật và thực hiện nhiệm vụ.

Ý thức trách nhiệm của cấp dưới đối với tập thể và đối với nhiệm vụ tác động trực tiếp đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và hiệu quả hoạt động chỉ huy qua đó gián tiếp tác động đến sự phát triển năng lực chỉ huy của người chỉ huy phân đội. Trong hoạt động của đơn vị khi cấp dưới có ý thức trách nhiệm, hiểu rõ chức trách, nhiệm vụ của bản thân; có trình độ nhận thức về chính trị, tình cảm niềm tin đối với Đảng, với Quân đội và đơn vị; có ý thức tổ chức kỉ luật và tính tự giác cao thì sẽ xác định được động cơ đúng đắn, luôn nỗ lực, cố gắng và quyết tâm phấn đấu trong quá trình huấn luyện, rèn luyện và công tác; có thái độ, hành vi tích cực đối với tập thể và nhiệm vụ. Điều đó dẫn đến những tác động tích cực đến hoạt động chỉ huy, giúp cho sự phát triển của năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ngày càng phát triển và nâng cao.

Ngược lại, khi cấp dưới có ý thức trách nhiệm thấp sẽ có sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với các nhiệm vụ của bản thân và đơn vị, lười biếng trong lao động, huấn luyện, rèn luyện và công tác, tính kỉ luật không cao, việc chấp hành mệnh lệnh chỉ huy thiếu nghiêm túc. Điều này đẫn tới kết quả thực hiện


nhiệm vụ của cá nhân và phân đội thấp, làm cản trở kết quả hoạt động chỉ huy và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và phân đội. Do đó sẽ cản trở đến sự phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội.

2.4.6. Trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ

Trang bị, phương tiện, khí tài đóng vai trò là điều kiện để thực hiện hoạt động chỉ huy, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh của phân đội. Trang bị, phương tiện, khí tài ở phân đội công binh có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động chỉ huy và ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành, phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội công binh. V. Droz (2002); Khương Phóng Nhiên (2002) đều khẳng định vũ khí, phương tiện, trang bị kĩ thuật sẽ có ảnh hưởng đến năng lực của người chỉ huy và sự chiến thắng của đơn vị [24], [55].

Do tính chất đặc thù về nhiệm vụ công binh, hiện nay tại các phân đội công binh đều được giao quản lí và khai thác sử dụng nhiều loại phương tiện máy móc trang thiết bị từ thô sơ như các loại trang bị quốc, xẻng cá nhân; lượng nổ, v.v… đến các trang bị phương tiện hiện đại và có giá trị kinh tế cao, số lượng lớn và đa dạng về chủng loại như: Máy đào hào BZM; Máy bố trí mìn; Máy rò bom mìn vật liệu nổ; Cầu phao PMP; Cầu tự hành TMM; Phà tự hành GSP, PTS. Nhiều nhiệm vụ cần huy động phương tiễn, máy móc trang thiết bị và nguyên vật liệu lớn như: làm đường tuần tra biên giới; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình phòng thủ trọng yếu của quốc gia.

Trang bị, phương tiện, khí tài trong thực hiện nhiệm vụ là cơ sở để cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh lập kế hoạch, ra quyết định, bố trí sử dụng lực lượng, phương tiện, giao nhiệm vụ cho cá nhân và tập thể trong thực hiện nhiệm vụ. Điều này sẽ thể hiện quá trình điều hành, điều khiển của cán bộ cấp phân đội, thông qua đó thể hiện năng lực chỉ huy của họ.

Với các điều kiện về trang bị, phương tiện, khí tài công binh đòi hỏi cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh cần có kiến thức nắm vững tính năng, tác dụng, số lượng, chủng loại của các phương tiện khí tài, trang


bị kĩ thuật được biên chế trong đơn vị. Cán bộ cấp phân đội cần biết cách bố trí, sử dụng phương tiện, trang bị kĩ thuật một cách khoa học, hiệu quả, phát huy tối đa mọi khả năng của con người và phương tiện nhằm nâng cao kết quả hoàn thành nhiệm vụ của phân đội thì sẽ thể hiện và phát triển năng lực chỉ huy một cách hiệu quả.

Ngược lại, nếu cán bộ cấp phân đội không nắm rõ số lượng, chủng loại, tính năng, tác dụng của các phương tiện khí tài, trang bị kĩ thuật thì sẽ khó phát huy các điều kiện, tác dụng của phương tiện, khí tài, trang bị kĩ thuật trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ công binh. Hoặc trang bị, phương tiện, khí tài công binh của phân đội còn ít, còn thiếu sẽ dẫn đến những khó khăn cho bộ đội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Điều này làm cản trở đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của phân đội, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Sự ảnh hưởng của các yếu tố theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào tính chất và trạng thái tương ứng của các yếu tố trong những thời điểm xác định. Việc nắm vững các yếu tố này là cơ sở đề ra biện pháp phù hợp nhằm phát huy tính tích cực và khắc phục, loại bỏ ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.


Kết luận chương 2

Dựa trên các kết quả nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam và trên thế giới về hoạt động chỉ huy bộ đội, về năng lực và năng lực người chỉ huy quân sự, trong lí luận về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh đã xây dựng và phân tích làm rõ các khái niệm như: chỉ huy bộ đội, năng lực, năng lực chỉ huy và đưa ra quan niệm: Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh là tổ hợp các kiến thức, thái độ và kĩ năng chỉ huy của người cán bộ cấp phân đội được vận dụng phù hợp với yêu cầu của hoạt động chỉ huy phân đội công binh nhằm hướng cấp dưới thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.

Căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu của Tâm lí học. Trong luận án xác định, biểu hiện năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh trên 4 mặt về kiến thức chỉ huy; thái độ trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội; kĩ năng chỉ huy và kết quả của hoạt động chỉ huy. Đồng thời, đã đưa ra các chỉ báo cơ bản biểu hiện năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, làm cơ sở để xác lập, xây dựng, thiết kế phiếu điều tra, phân tích chân dung tâm lí điển hình, nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp để phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Tiếp cận năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội là năng lực hành động, năng lực thực hiện hoạt động chỉ huy phân đội công binh, là thành phần cấu thành nhân cách của cán bộ cấp phân đội chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án đã làm rõ 6 yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có tác động, ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024