Kết quả cho thấy, qua lần đo thử, thời gian trả lời bảng hỏi của các nhóm khách thể giảm xuống còn từ 30 - 38 phút, đa số các khách thể điều tra hoàn thành bảng hỏi trong khoảng thời gian 30 - 35 phút. Điều này chứng tỏ việc chỉnh sửa, cấu trúc lại nội dung của thang đo đã phát huy hiệu quả. Đồng thời, xử lí số liệu bằng thuật toán SPSS 20.0 cũng cho thấy trên 82 Item trên 6 tiểu thang đo được 80 khách thể điều tra trả lời kết quả hệ số Cronbach’s Alpha toàn thang đo đạt 0.853; các tiểu thang đo đều có nội dung rõ ràng, phù hợp và có hệ số tin cậy cao; hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation của các Item đều có trị số > 0.3. Như vậy bộ công cụ này đảm bảo độ tin cậy, độ hiệu nghiệm, hiệu lực để sử dụng điều tra đại trà nhằm đo đạc, đánh giá thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.
Bước 3: Điều tra chính thức
Mục đích điều tra chính thức: Thu thập số liệu thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng năng lực chỉ huy và các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh; xác định sự cần thiết của các biện pháp và thu thập một số ý kiến đề xuất, kiến nghị.
Nội dung nghiên cứu: Bảng hỏi được hoàn chỉnh sau khi tiến hành điều tra thử. Tổng cộng bảng hỏi bao gồm 9 câu với tổng số 89 nội dung, chỉ báo. Bộ câu hỏi được khảo sát chính thức trên 333 cán bộ cấp phân đội và 235 chiến sĩ công binh tại 5 Lữ đoàn Công binh thuộc Binh chủng Công binh.
Cách thức tiến hành: Để thu được thông tin chính xác, tác giả luận án xin giấy giới thiệu từ Học viện Chính trị để đến 5 Lữ đoàn thuộc Binh chủng Công binh tiến hành khảo sát. Trước khi phát phiếu cho các khách thể nghiên cứu, tác giả đã giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và cách thức trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra; Không đưa ra gợi ý, các khách thể tham gia điều tra đọc và trả lời độc lập theo ý kiến riêng, không trao đổi, bàn luận về phương án trả lời. Điều tra cán bộ cấp phân đội ở 5 Lữ đoàn Công binh tại phòng giao ban của các tiểu đoàn. Điều tra 235 chiến sĩ ở 10 trung đội (mỗi lữ đoàn điều tra 2 trung đội) tại phòng Hồ Chí Minh của tiểu đoàn.
3.2.2.2. Phương pháp quan sát
Mục đích quan sát: Nhằm thu thập thông tin cụ thể, trực tiếp về quá trình hoạt động thực tiễn của cán bộ cấp phân đội ở đơn vị, nhằm hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác trong phân tích, đánh giá thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.
Đơn vị quan sát: Tiến hành ở 3 Tiểu đoàn Công binh tại 3 Lữ đoàn Công binh thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án (mỗi đơn vị quan sát 2 ngày).
Đối tượng quan sát: Mỗi đơn vị tiến hành quan sát 3 Trung đội trưởng, 3 Đại đội trưởng và 3 Tiểu đoàn trưởng trong thực tiễn chỉ huy phân đội.
Nguyên tắc quan sát: Bảo đảm tính tự nhiên, khách quan và không làm ảnh hưởng đến hoạt động, tâm lí của đối tượng trong quá trình quan sát.
Nội dung quan sát: Quan sát thái độ, kĩ năng chỉ huy của cán bộ cấp phân đội trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ công binh của phân đội.
Cách thức quan sát: Tiến hành quan sát trong điều kiện đơn vị thực hiện nhiệm vụ bình thường. Tập trung vào nội dung quan sát là cách thức người cán bộ trung đội, đại đội và tiểu đoàn tổ chức cho đơn vị mình thực hiện nhiệm vụ, các kĩ năng và thái độ của họ được bộc lộ trong quá trình chỉ huy đơn vị. Kết quả quan sát được ghi lại bằng biên bản, sau khi xử lí sẽ được sử dụng bổ sung cho các kết quả nghiên cứu khác trong quấ trình điều tra.
3.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phỏng vấn sâu: Nhằm bổ sung, làm rõ thông tin định tính và định lượng thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác; tăng độ tin cậy, độ trung thực và tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
Nội dung và cách tiến hành phỏng vấn sâu:
Thực hiện phóng vấn tại 5 đơn vị, mỗi đơn vị gồm: 2 Trung đội trưởng; 2 Đại đội trưởng; 2 Tiểu đoàn trưởng; 2 cán bộ Lữ đoàn và 3 chiến sĩ.
Phỏng vấn sâu các khách thể nghiên cứu nhằm làm rõ biểu hiện năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh trên các nội dung về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh, kiến thức quản lí, điều
hành phân đội công binh; thái độ của cán bộ phân đội bộc lộ trong hoạt động chỉ huy; kết quả của hoạt động chỉ huy và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội; những đề xuất, kiến nghị về biện pháp phát triển năng lực chỉ huy, bổ sung trang bị, khí đồng bộ cho các phân đội công binh nhằm nâng cao kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Xây dựng kế hoạch phỏng vấn (nội dung, thời gian, địa điểm); Liên hệ với các tổ chức, cá nhân có liên quan; Tiến hành phỏng vấn thông qua trao đổi trực tiếp, kết hợp sử dụng các phiếu phỏng vấn sâu (Phụ lục 3, tr. 185). Tuy nhiên, nội dung chi tiết các cuộc phỏng vấn sâu có thể được thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh thực tế của cuộc phỏng vấn.
3.2.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Mục đích: Lấy ý kiến của các chuyên gia nhằm mục đích xây dựng cơ sở nghiên cứu lí luận, xây dựng bộ công cụ nghiên cứu và xử lí số liệu.
Nội dung của phương pháp chuyên gia: Luận án xin ý kiến chuyên gia về một số khía cạnh sau: (1) Các đặc điểm, nhiệm vụ công binh của phân đội; đặc điểm hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội. (2) Các hướng tiếp cận nghiên cứu năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh và các biểu hiện năng lực chỉ huy; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy và (4) Các phương pháp xử lí số liệu thống kê toán học.
Cách thức tiến hành: Nghiên cứu tiến hành xin ý kiến của 12 cá nhân là các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên tâm lí học ở Học viện Chính trị; Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự; Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Viện Tâm lí học; Bộ Tư lệnh Công binh; 3 Lữ đoàn Công binh và 1 chuyên gia xử lí số liệu thống kê áp dụng trong lĩnh vực tâm lí học.
3.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Mục đích: Nhằm tìm hiểu và thống kê, đối chiếu kết quả đánh giá cán bộ và phân loại đảng viên hàng năm của cán bộ cấp phân đội ở 5 Lữ đoàn Công binh. Từ đó tìm ra nguyên nhân, mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện năng lực chỉ huy và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy với kết quả đạt được của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.
Nội dung nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu những báo cáo, sơ kết, tổng kết những đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh và kết quả đánh giá cán bộ, phân tích chất lượng đảng viên hàng năm của cán bộ cấp phân đội (Phụ lục 18, 20, 21, 22) ở 5 Lữ đoàn Công binh.
Cách thức tiến hành: Thu thập tài liệu báo cáo sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ của các phân đội công binh (nhiệm vụ thường xuyên, kết quả Hội thi, Hội thao, Diễn tập thực binh, v.v...) và kết quả đánh giá cán bộ, phân tích chất lượng đảng viên của cán bộ cấp phân đội tại 5 đơn vị nghiên cứu. So sánh, đối chiếu với kết quả điều tra bằng bảng hỏi, kết hợp với phương pháp phỏng vấn, phân tích chân dung tâm lí để tìm ra mối liên hệ giữa các mặt biểu hiện về kiến thức chỉ huy, thái độ trong hoạt động chỉ huy, kĩ năng chỉ huy với kết quả hoạt động chỉ huy, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của phân đội và kết quả hoàn thành nhiêm vụ của cán bộ cấp phân đội.
3.2.2.6. Phương pháp phân tích chân dung tâm lí
Mục đích: Góp phần tăng thêm tính khoa học, tính logic khi nghiên cứu biểu hiện của năng lực chỉ huy và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy thông qua các chân dung tâm lí điển hình trong các khách thể được khảo sát.
Đối tượng phân tích chân dung tâm lí: Lựa chọn có chủ đích 2 cán bộ là 2 trung đội trưởng để nghiên cứu, phân tích, trong đó: 1 cán bộ có năng lực chỉ huy ở mức độ tốt và 1 cán bộ có năng lực chỉ huy ở mức trung bình.
Nội dung phân tích chân dung tâm lí: Thu thập thông tin cá nhân, một số đặc điểm về tâm lí, điều kiện gia đình, thành phần xuất thân của cán bộ cấp phân đội; Phân tích những biểu hiện về kiến thức chỉ huy, thái độ trong hoạt động chỉ huy, kĩ năng chỉ huy, kết quả hoạt động chỉ huy, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ cấp phân đội và phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội.
Cách thức tiến hành phân tích chân dung tâm lí điển hình
Tìm hiểu thông tin ban đầu thông qua trao đổi, phỏng vấn với các cơ quan, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và chiến sĩ tại đơn vị công tác của cán bộ cấp phân đội, nghiên cứu kết quả hoạt động. Từ đó, dự kiến chân dung tâm lí điển
hình cần phân tích, làm rõ và tiến hành điều tra có chủ đích (theo phiếu điều tra, rút phiếu số 69 và phiếu số 126) đối với chân dung dung tâm lí điển hình nhằm làm rõ chân dung theo mục đích nghiên cứu đã xác định.
3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê
3.2.3.1. Mục đích của phương pháp
Để phân tích dữ liệu định lượng, ở luận án xác định độ tin cậy của các tiểu thang đo được xây dựng trong bảng hỏi thông qua thuật toán tính hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích các item làm tăng, giảm đi độ tin cậy của các tiểu thang đo trong bảng hỏi. Quy ước mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha theo thống kê được xác định như sau: Từ 0.80 đến gần bằng 1.00: Thang đo lường rất tốt; Từ 0.70 đến gần bằng 0.80: Thang đo lường sử dụng tốt; Từ 0.60 trở lên: Thang đo lường đủ điều kiện [76, tập 2, tr. 24].
Kết quả độ tin cậy của các tiểu thang đo trong nghiên cứu nằm trong ngưỡng từ 0.770 đến 0.876 (thang đo có độ tin cậy đạt mức tốt và rất tốt). Dưới đây là bảng xác định độ tin cây của thang đo.
Bảng 3.2: Độ tin cậy của các thang đo
Các tiểu thang đo | Cronbach’s Alpha | |
1. | Độ tin cậy của thang đánh giá kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội | 0.830 |
2. | Độ tin cậy của thang đánh giá thái độ trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội | 0.840 |
3. | Độ tin cậy của thang đánh giá kĩ năng chỉ huy của cán bộ cấp phân đội | 0.876 |
4. | Độ tin cậy của thang đánh giá kết quả hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội | 0.842 |
5. | Độ tin cậy của thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội | 0.806 |
6. | Độ tin cậy của thang đánh giá các biện pháp phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội | 0.770 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Hoạt Động Chỉ Huy Của Cán Bộ Cấp Phân Đội Ở Binh Chủng Công Binh
- Xu Hướng Nghề Nghiệp Công Binh Của Cán Bộ Cấp Phân Đội
- Giai Đoạn 2: Xây Dựng Công Cụ Nghiên Cứu Và Tiến Hành Khảo Sát Thực Tiễn (Từ Tháng 9/2018 Đến 11/2019)
- Tóm Tắt Kết Quả Kiểm Định Phân Bố Chuẩn Ở Các Thang Đo
- Thực Trạng Kiến Thức Trong Quản Lí, Điều Hành Phân Đội Công Binh
- So Sánh Kết Quả Đánh Giá Giữa Cán Bộ Cấp Phân Đội Và Chiến Sĩ Công Binh Về Thực Trạng Thái Độ Trong Hoạt Động Chỉ Huy
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
3.2.3.2. Cách thức tiến hành
Nhằm thu được các số liệu định lượng tin cậy, chính xác phục vụ cho việc phân tích thực trạng năng lực chỉ huy và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng công binh, luận án tiến hành phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận.
Phân tích thống kê mô tả
Phép toán phân tích thống kê mô tả được sử dụng trong luận án để tìm hiểu thực trạng năng lực chỉ huy; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực chỉ huy và sự cần thiết của các biện pháp nhằm phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.
Quá trình phân tích số liệu ở luận án, điểm trung bình (được kí hiệu là ĐTB) được lấy từ giá trị Mean; Độ lệch chuẩn (kí hiệu là ĐLC) được lấy từ giá trị (SD - Standardizied Deviation) và giá trị ý nghĩa (p) được lấy từ giá trị sig. ở kết quả của các phép toán đã sử dụng, thể hiện ở phần phụ lục.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Nhằm kiểm định độ hiệu lực và giá trị của thang đo, rút gọn, nhóm hóa (tạo ra các biến đại diện) cho các mệnh đề cụ thể trong nghiên cứu. Điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá là chỉ số KMO ở khoảng 0,5 ≤ KMO ≤ 1; Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (sig. < 0.05); Tổng phương sai trích (Total Variance Expained) ≥ 50%; Phương pháp xoay Varimax được sử dụng và các item có hệ số tải từ 0,5 trở lên sẽ được giữ lại [76, tập 2, tr. 34]. Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA tại (Phụ lục 8, tr. 197 - 204), được khái quát các item thỏa mãn các điều kiện để nghiên cứu thực trạng, cụ thể là:
Đánh giá kết quả khảo sát về kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh với 15 Item. Sau khi thực hiện phân tích nhân tố, đặt tên nhóm và đặt mã cho các item, thang đo kiến thức chỉ huy được nhóm thành 2 nhóm (Phụ lục 8.1.3, tr. 198), cụ thể là:
Kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ công binh của cán bộ cấp phân đội bao gồm 7 item: [KT 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7].
Kiến thức trong quản lí, điều hành phân đội công binh của cán bộ bao gồm 8 item: [KT 2.1, 2.1, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7, 2.8].
Đánh giá kết quả khảo sát thái độ trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh trên 18 item. Sau khi thực hiện phân tích nhân tố, đặt tên nhóm và đặt mã cho các item, thang đo thái độ trong hoạt động chỉ huy được nhóm thành 5 nhóm và các mã (Phụ lục 8.2.3, tr. 200), cụ thể là:
Thái độ quyết đoán trong chỉ huy gồm 4 item: [TD 1.1, 1.2, 1.3 và 1.4];
Thái độ dân chủ trong chỉ huy gồm 4 item: [TD 2.1, 2.2, 2.3, 2.4];
Thái độ nhiệt tình trong chỉ huy gồm 4 item: [TD 3.1, 3.2, 3.3, 3.4]; Thái độ trung thực trong chỉ huy gồm 3 item: [TD 4.1, 4.2, 4.3]; Thái độ kiên nhẫn trong chỉ huy gồm 3 item: [TD 5.1, 5.2, 5.3].
Đánh giá kết quả khảo sát kĩ năng chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh trên 18 item. Sau khi thực hiện phân tích nhân tố, đặt tên nhóm và đặt mã cho các item, thang đo kĩ năng chỉ huy được nhóm thành 4 nhóm và các mã (Phụ lục 8.3.3, tr. 202), cụ thể là:
Kĩ năng xử lí thông tin bao gồm 4 item: [KN1.1, 1.2, 1.3, 1.4]; Kĩ năng ra quyết định bao gồm 4 item: [KN2.1; 2.2; 2.3; 2.4];
Kĩ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ bao gồm 6 item: [KN3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 và 3.6];
Kĩ năng xử lí tình huống gồm 4 item: [KN4.1, 4.2, 4.3 và 4.4].
Đánh giá kết quả khảo sát kết quả của hoạt động chỉ huy bao gồm 9 item: [KQ1], [KQ2], [KQ3], [KQ4], [KQ5], [KQ6], [KQ7], [KQ8] và [KQ9].
Đánh giá kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh với 18 item, trong đó:
Tố chất chỉ huy của cán bộ cấp phân đội gồm 3 item: [AH1.1, 1.2, 1.3]; Xu hướng nghề nghiệp công binh của cán bộ cấp phân đội gồm 3 item:
[AH2.1, 2.2 và 2.3];
Uy tín của cán bộ cấp phân đội gồm 3 item: [AH3.1, 3.2, 3.3];
Trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới ở phân đội công binh gồm 3 item: [AH4.1, 4.2, 4.3];
Ý thức trách nhiệm của cấp dưới ở phân đội công binh gồm 3 item: [AH5.1, 5.2 và 5.3];
Trang bị, phương tiện, khí tài được biên chế ở phân đội để thực hiện nhiệm vụ bao gồm 3 item: [AH6.1, 6.2 và 6.3].
Khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp bao gồm 4 item: [BP1], [BP2], [BP3] và [BP4].
Phân tích cụm và phân tích biệt số
Nhóm 1
Nhóm 3
Nhóm 2
Phương pháp phân tích cụm (Cluster Analysis - CA) và phân tích biệt số (Discriminant Analysis - DA) được sử dụng trong luận án này nhằm mục đích: Lựa chọn số nhóm khách thể là cán bộ cấp phân đội công binh (số cụm) có mức độ năng lực chỉ huy khác nhau; Xác định các trị số của hàm phân biệt để biết được những nội dung nào của biểu hiện năng lực chỉ huy là nguyên nhân lớn nhất gây ra sự khác biệt. Đánh giá chính xác các biểu hiện quan trọng nhất, quyết định lớn nhất đến mức độ năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân tích cụm
Phép phân tích cụm và phân tích biệt số được thực hiện theo các bước sau: Chọn thủ tục phân cụm; Quyết định số cụm (số nhóm khách thể có năng lực chỉ huy ở mức độ khác nhau); Giải thích mô tả các cụm theo các biến số; Xác định giá trị tại các hàm phân tích phân biệt; Đánh giá các giá trị quan trọng nhất, quyết định nhiều nhất đến mức độ năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.
Phân tích so sánh
Phép so sánh T - test (t): Phân tích so sánh giá trị trung bình giữa hai biến định danh, tìm sự khác biệt với biến định lượng. Trong nghiên này, luận án sử dụng Independent sample T-test để so sánh giữa 2 nhóm là cán bộ cấp phân đội và chiến sĩ công binh trên các nội dung nghiên cứu.