Thái Độ Trong Hoạt Động Chỉ Huy Của Cán Bộ Cấp Phân Đội Ở Binh Chủng Công Binh


biết (nhớ), hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp đánh giá [114]. Trong luận án này, kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội được nghiên cứu ở mức độ “hiểu”. Đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước; căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ của cán bộ cấp phân đội công binh; đặc điểm của hoạt động chỉ huy và nhiệm vụ của phân đội công binh hiện nay. Kết hợp với xin ý kiến chuyên gia và kết quả phỏng vấn chỉ huy Lữ đoàn Công binh, ở luận án này xác định những biểu hiện quan trọng nhất về kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh như sau:

Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ công binh được biểu hiện trên các chỉ báo cơ bản đó là:

(1). Hiểu về nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh. (2). Hiểu về hình thức bảo đảm công binh.

(3). Hiểu về kĩ thuật bảo đảm công binh.

(4). Hiểu về nội dung, hình thức huấn luyện bộ đội công binh. (5). Hiểu về phương pháp huấn luyện bộ đội công binh.

(6). Hiểu về tính năng, tác dụng của các vũ khí công binh (vũ khí cá nhân, các loại bom, mìn, vật nổ.v.v…).

(7). Hiểu về tính năng, tác dụng của trang bị, khí tài công binh được biên chế (xe máy công trình, cầu, phà, máy bố trí và dò gỡ bom, mìn,v.v…).

Kiến thức trong quản lí, điều hành phân đội công binh thực hiện nhiệm vụ được biểu hiện trên các chỉ báo cơ bản sau:

(8). Hiểu về chức trách của bản thân. (9). Hiểu về nhiệm vụ của bản thân. (10). Hiểu về thẩm quyền của bản thân. (11). Hiểu về kỉ luật của quân đội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

(12). Hiểu về các hiện tượng tâm lí trong tập thể phân đội công binh. (13). Hiểu về đặc điểm tâm lí của cấp dưới ở phân đội công binh. (14). Hiểu về hoàn cảnh gia đình của cấp dưới ở phân đội công binh.

(15). Hiểu về những điểm mạnh, điểm yếu của cấp dưới ở phân đội công binh trong thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 8


2.3.2. Thái độ trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể hiện thành hành vi của con người về nét mặt,cử chỉ, lời nói, hành động và sự phản ứng với thế giới xung quanh. Thái độ tích cực có vai trò quan trọng, kích thích con người hoạt động hiệu quả và đạt được thành công trong cuộc sống. Ở hoạt động quân sự, thái độ tích cực của người chỉ huy tạo nên hiệu quả trong hoạt động chỉ huy. Tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi, cho rằng: “thái độ của người tướng có vai trò quan trọng để đảm bảo đoàn kết, thống nhất trong nội bộ quân đội, khích lệ tinh thần chiến đấu của người lính, khiến ai ai cũng hết lòng thành, thân với kẻ trên, chết cho người trưởng” [Dẫn theo 78, tr. 256].

Thái độ trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được hiểu là những biểu hiện bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với bản thân, với người khác và với công việc thông qua cách thức ứng xử của họ.

Thái độ trong hoạt động chỉ huy đóng vai trò là “động lực” trực tiếp thúc đẩy sự hình thành, phát triển năng lực chỉ huy, giúp cán bộ cấp phân đội đạt được kết quả cao trong hoạt động chỉ huy phân đội công binh. Thái độ trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh là một hệ thống các biểu hiện đan xen và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong phạm vi luận án này, xác định 5 biểu hiện quan trọng nhất về mặt thái độ của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh đó là: Quyết đoán, dân chủ, nhiệt tình, trung thực và kiên nhẫn. Điều này được rút ra dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và thông qua các phương pháp nghiên cứu được tiến hành trong quá trình quan sát, điều tra, phỏng vấn tại các phân đội công binh đã được xác định trong luận án.

Quyết đoán trong chỉ huy phân đội công binh

Lord, Devader và Alliger (1981) cho rằng đặc điểm nổi bật của nhà quản lí là ở thái độ quyết đoán và sự kiềm chế so với người khác [Dẫn theo 25]; Hoàng Văn Thái (1987) khẳng định người chỉ huy cần có thái độ quyết đoán


nhưng không độc đoán [68]. Như vậy, các tác giả đều cho rằng người quản lí, người chỉ huy đều cần có thái độ quyết đoán trong quản lí, chỉ huy.

Đối với cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh có thái độ quyết đoán trong hoạt động chỉ huy là rất cần thiết. Điều này xuất phát từ đặc điểm hoạt động quân sự của bộ đội công binh với rất nhiều tình huống biến động, bất ngờ và cấp bách đòi hỏi phải nhanh chóng đưa ra quyết định kịp thời, chính xác. Bên cạch đó, với vai trò là người đứng đầu phân đội, chịu trách nhiệm trên các mặt hoạt động của phân đội nên cán bộ cấp phân đội cần có sự quyết đoán để tạo ra động lực, niềm tin, củng cố sự tự tin và truyền cảm hứng cho cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Thái độ quyết đoán trong chỉ huy có ý nghĩa quan trọng giúp người cán bộ cấp phân đội có sự tự tin vào bản thân và đơn vị, hành động, chủ động và kiên quyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Thái độ quyết đoán trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội được thể hiện qua lời nói, sự dứt khoát, thẳng thắn, quả quyết về một sự việc hay điều nào đó không muốn trước yêu cầu của người khác. Tuy nhiên quyết đoán không có nghĩa liều mạng, làm bừa mà là sự chủ động, hành động có suy nghĩ, có căn cứ. Quyết đoán không phải là cố chấp, khăng khăng giữ ý kiến của mình mà không biết linh hoạt điều chỉnh khi hoàn cảnh thay đổi hay khi giải pháp đưa ra thể hiện một số bất cập. Quyết đoán cũng không có nghĩa là bảo thủ, không để tâm đến ý kiến của người khác và tập thể đơn vị, hay lợi dụng vị thế của mình để đưa ra quyết định độc đoán, đánh mất sự ủng hộ của tập thể hay cán bộ, chiến sĩ cấp dưới trong phân đội công binh.

Với sự phân tích nêu trên, kết hợp với xin ý kiến chuyên gia, chúng tôi cho rằng, thái độ quyết đoán trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh biểu hiện trên các chỉ báo cơ bản nhất đó là:

(1). Dứt khoát trong lời nói và hành động khi chỉ huy phân đội công binh. (2). Kiên quyết thực hiện các kế hoạch đã đề ra cho bản thân và đơn vị

trong quá trình chỉ huy phân đội công binh.

(3) . Tự tin vào bản thân và tập thể phân đội công binh.

(4) . Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong quá trình chỉ huy.


Dân chủ trong chỉ huy phân đội công binh

C. Gaston (1996), Vũ Dũng (2007), B. Ole và T. Holth (2015) có cùng quan điểm cho rằng nhà lãnh đạo, quản lí và chỉ huy quân sự cần có thái độ dân chủ thể hiện ở sự tôn trong người khác, lắng nghe, gần gũi, thân thiện với cấp dưới sẽ giúp họ nâng cao hiệu quả trong quản lí, chỉ huy đơn vị [33], [25], [90].

Cán bộ cấp phân đội có thái độ dân chủ trong quản lí, điều hành và chỉ huy đơn vị sẽ tạo ra tinh thần đoàn kết, cởi mở trong tập thể phân đội. Họ biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của tập thể, gần gũi, hòa đồng với cấp dưới, biết đặt kết quả hoàn thành nhiệm vụ và lợi ích của đơn vị lên trên lợi ích cá nhân, dễ lôi cuốn, thu hút và thuyết phục đối với người khác. Những biểu hiện này giúp cán bộ cấp phân đội khắc phục được hạn chế của kiểu tư duy và hành động đơn lẻ, một chiều; giúp họ hiểu rõ tâm tư, tình cảm, sở thích, sở trường cũng như đặc điểm tâm lí của cấp dưới để tăng cường đoàn kết, thống nhất trong đơn vị, sử dụng, phân công nhiệm vụ một cách phù hợp, phát huy cao độ sức mạnh của tập thể. Qua đó, nâng cao kết quả thực hiện nhiệm vụ của phân đội và phát triển năng lực chỉ huy. Ngược lại, nếu không có thái độ dân chủ thì họ dễ mắc phải tính a dua, “dĩ hòa vi quý”, ngại đấu tranh, thiếu chính kiến hoặc độc đoán, bảo thủ, áp đặt, làm cản trở đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của phân đội, hiệu quả của hoạt động chỉ huy và sự phát triển năng lực chỉ huy.

Thái độ dân chủ trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được biểu hiện trên các chỉ báo quan trọng nhất đó là:

(1). Tôn trọng nhân cách cán bộ, chiến sĩ ở phân đội công binh.

(2). Gần gũi với cán bộ, chiến sĩ ở phân đội công binh khi chỉ huy.

(3). Lắng nghe ý kiến của người khác trong quá trình chỉ huy phân đội. (4). Phát huy trí tuệ của tập thể trong tổ chức chỉ huy phân đội công binh. Nhiệt tình trong chỉ huy phân đội công binh

D. A. Ivanop; V. P. Xaveliev; P. V. Semanxky (1981) cho rằng người chỉ huy luôn cần thể hiện sự nhiệt tình, tận tụy với công việc, sâu sát, tỉ mỉ hướng dẫn bộ đội [39]. Đây là cơ sở để xác định thái độ nhiệt tình là yêu cầu cần có trong năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.


Cán bộ cấp phân đội là người đứng đầu phân đội, người chịu trách nhiệm với cấp ủy cấp mình và với cấp trên về mọi mặt hoạt động của đơn vị nên sự nhiệt tình của họ sẽ là tấm gương, là người truyền lửa với lòng hăng hái, nhiệt tình đến cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền ở phân đội công binh. Sự nhiệt tình của cán bộ cấp phân đội sẽ dẫn dắt tập thể thực hiện nhiệm vụ được giao của phân đội công binh một cách hăng say và có định hướng, nâng cao kết quả hoàn thành nhiệm vụ của phân đội và phát triển năng lực chỉ huy của họ.

Thái độ nhiệt tình của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được biểu hiện qua sự tích cực, tinh thần trách nhiệm đối với công việc; sự sâu sát, tỉ mỉ trong từng hành động, việc làm cụ thể để chỉ huy phân đội công binh. Đồng thời, thái độ nhiệt tình của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh còn được biểu hiện qua sự tận tình, chu đáo trong việc giúp đỡ, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ trong phân đội khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Những nội dung quan trọng nhất về thái độ nhiệt tình của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được xác định trong phạm vị của luận án này bao gồm các chỉ báo cụ thể sau:

(1). Trách nhiệm với công việc.

(2). Sâu sát trong tổ chức chỉ huy phân đội công binh.

(3). Tỉ mỉ trong hướng dẫn, huấn luyện cấp dưới ở phân đội công binh. (4). Tận tình giúp đỡ cấp dưới ở phân đội công binh.

Trung thực trong chỉ huy phân đội công binh

Thái độ trung thực là nội dung rất cần thiết của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh xuất phát từ hai yêu cầu khách quan chủ yếu sau:

Thứ nhất, với đặc thù của hoạt động quân sự, cán bộ cấp phân đội công binh bao giờ cũng mong muốn cấp dưới thuộc quyền quản lí, chỉ huy của mình trung thực và trung thành. Khi có những người cấp dưới trung thực thì họ luôn yên tâm, tin tưởng, nhất là khi giao nhiệm vụ cho những quân nhân này. Một con người trung thực, xét về mặt xã hội luôn luôn là một nhân cách tốt, ở đơn vị họ sẽ được đồng đội tin yêu, quý mến.


Thứ hai, xét ở góc độ của một tổ chức, những cấp dưới ở phân đội công binh luôn mong muốn và yêu cầu cán bộ quản lí, chỉ huy của mình sự trung thực. Điều này thể hiện ở chỗ, cán bộ cấp phân đội luôn quan tâm đến cấp dưới, đến chiến sĩ và biết vì lợi ích của tập thể, của các quân nhân trong đơn vị. Nói cách khác, cán bộ cấp phân đội công binh không phụ lòng tin của quân nhân trong đơn vị và làm họ cảm thấy tự hào, tin tưởng vào sự quản lí, chỉ huy của cán bộ.

Thái độ trung thực trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được biểu hiện qua sự thật thà trong lời nói và hành động, nói và làm thống nhất với nhau, luôn nghiêm túc với bản thân và với cấp dưới ở phân đội công binh. Thái độ trung thực không đồng nghĩa với việc hoàn toàn đồng tình với các quan điểm của tập thể. Bởi vì, một cán bộ chỉ huy như vậy là một người không có chính kiến, thiếu năng động, sáng tạo. Điều quan trọng là biết nghe và biết chọn lọc những ý kiến của các quân nhân trong tập thể phân đội công binh. Đồng thời, thái độ trung thực trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội còn được biểu hiện qua sự khách quan, công bằng trong nhận xét đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và của từng quân nhân. Loại bỏ các cảm xúc, tình cảm chủ quan, yêu nên tốt, ghét nên xấu, hay báo cáo vượt quá kết quả đạt được của bản thân và đơn vị mình.

Các chỉ báo cơ bản về thái độ trung thực trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh bao gồm:

(1). Thật thà trong lời nói và hành động trong quá trình chỉ huy (2). Nghiêm túc với bản thân và cấp dưới ở phân đội công binh.

(3). Công tâm trong nhận xét, đánh giá kết quả của cá nhân và tập thể phân đội công binh.

Kiên nhẫn trong chỉ huy phân đội công binh

Đối với nhiệm vụ bảo đảm công binh của phân đội, có những nhiệm vụ phải tiến hành trong nhiều tháng, nhiều năm ở vùng xa xôi, hẻo lánh, hay ở dưới lòng đất như: làm đường tuần tra biên giới; xây dựng hầm ngầm, sở chỉ huy, an toàn khu. Mặt khác, việc chỉ huy của cán bộ đối với các quân nhân


trong phân đội công binh có đặc điểm tâm lí khác nhau, đa dạng và phức tạp, trình độ không đồng đều. Do vậy, có thể khẳng định thái độ kiên nhẫn trong hoạt động chỉ huy là một nội dung không thể thiếu đối với cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Bên cạnh đó, tư tưởng của các tướng lĩnh, nhà chỉ huy quân sự như: Trần Quốc Tuấn; Hoàng Văn Thái (1980); Hoàng Minh Thảo (2001) đều cho rằng người chỉ huy quân sự cần có thái độ kiên nhẫn để chỉ huy bộ đội hiệu quả và giành thắng lợi trên chiến trường [73], [67], [71]. Napoleon cũng khẳng định người chỉ huy cần phải biết kiên nhẫn nếu muốn giành chiến thắng, “ai bền gan thì thắng” [Dẫn theo 1, tr. 26].

Thái độ kiên nhẫn trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong ứng xử giữa cán bộ cấp phân đội và các quân nhân trong đơn vị. Thái độ kiên nhẫn trong hoạt động chỉ huy giúp cho cán bộ cấp phân đội luôn bình tĩnh, sáng suốt, hiểu được cấp dưới nhiều hơn, lắng nghe cấp dưới tốt hơn, tránh được những quyết định vội vàng, thiếu thận trọng, tránh được những căng thẳng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa cán bộ cấp phân đội và quân nhân, tập thể quân nhân thuộc quyền, tìm hiểu vấn đề một cách đầy đủ, toàn diện hơn. Từ đó, đưa ra các quyết định chính xác, đặc biệt là ở những tình huống đột suất, phức tạp, có tính mâu thuẫn, xung đột ở tập thể phân đội công binh. Nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ huy và tạo ra uy tín, năng lực của cán bộ cấp phân đội.

Thái độ kiên nhẫn trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được biểu hiện trên các chỉ báo cơ bản sau:

(1). Kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra cho bản thân và tập thể phân đội công binh.

(2). Bền bỉ tổ chức chỉ huy phân đội công binh thực hiện nhiệm vụ.

(3). Nhẫn nại trước các hoàn cảnh khó khăn trong quá trình chỉ huy phân đội công binh.

Tóm lại, Thái độ trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh là những hành vi, cách ứng xử của họ đối với bản thân,


với người khác và với nhiệm vụ, biểu hiện qua sự quyết đoán, dân chủ, nhiệt tình, trung thực và kiên nhẫn. Thái độ tích cực của cán bộ cấp phân đội công binh là nội dung quan trọng giúp họ tạo ra tinh thần lạc quan, sự cân bằng về cảm xúc, tình cảm, niềm tin trong công việc và trong cuộc sống. Đồng thời, thái độ tích cực của cán bộ cấp phân đội còn có vai trò “truyền lửa” thu hút, lôi cuốn, dẫn dắt và điều khiển cán bộ, chiến sĩ ở phân đội, tạo ra môi trường dân chủ, cởi mở, tạo dựng uy tín, sự tin tưởng của cấp dưới đối với họ. Từ đó sẽ nâng cao kết quả thực hiện nhiệm vụ của phân đội, củng cố và phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

2.3.3. Kĩ năng chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh Hệ thống các kĩ năng là một nội dung quan trọng và cần thiết đối với người chỉ huy trong hoạt động chỉ huy bộ đội, điều này đã được một số tác giả

khẳng định thông qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Theo Lê Trọng Tấn (1979) để có năng lực chỉ huy, người chỉ huy cần có các kĩ năng như: nắm quân chắc, tổ chức nhanh, thu quân gọn và kĩ năng điều chỉnh lực lượng [65]; Khương Phóng Nhiên (2001) cho rằng người chỉ huy cần có kĩ năng về thu tập và xử lí thông tin [55]; R. P. Christopher (2001) khẳng định người chỉ huy cần có: kĩ năng trực giác, kĩ năng phân tích; kĩ năng xử lí tình huống linh hoạt; kĩ năng tổ chức thực hiện [20]; R. K. Shinseki (2002); J. P. Doh (2003); J. C. Donald và J. D. Gregory (2012) nghiên cứu mô hình năng lực BKD (Be, Know, Do) trong quân đội Mỹ đã chỉ ra năng lực của người chỉ huy quân sự được biểu hiện qua hành động, bao gồm 4 kĩ năng cơ bản: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng khái niệm; kĩ năng về kĩ thuật; kĩ năng về chiến thuật [111], [99], [100]. Như vậy, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống các kĩ năng cần có của người chỉ huy, đây là cơ sở lí luận quan trọng để xác định biểu hiện về kĩ năng chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.

Kĩ năng chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được hiểu là sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt những kiến thức, kĩ xảo, kinh nghiệm

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí