Giai Đoạn 2: Xây Dựng Công Cụ Nghiên Cứu Và Tiến Hành Khảo Sát Thực Tiễn (Từ Tháng 9/2018 Đến 11/2019)


Chương 3

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổ chức nghiên cứu

3.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu, khảo sát tại 5 Lữ đoàn Công binh thuộc Binh chủng Công binh, bao gồm những đơn vị sau:

Đoàn Công binh Sông Đà đóng quân trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Lữ đoàn là đơn vị công binh công trình dự bị chiến lược của Bộ Quốc phòng. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, Đảng ủy - Ban Chỉ huy Lữ đoàn đã xác định việc bố trí, sắp xếp công tác cán bộ, nâng cao năng lực nói chung, năng lực chỉ huy nói riêng là một trong các khâu đột phá của đơn vị hiện nay.

Đoàn Công binh Sông Thao đóng quân trên địa huyện Thường Tín, Hà Nội. Ở Lữ đoàn hiện nay, cùng với sự tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành huấn luyện vượt sông, Lữ đoàn đặc biệt coi trọng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trực tiếp tham gia huấn luyện là khâu then chốt. Việc nghiên cứu năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Lữ đoàn dưới góc độ Tâm lí học có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn sâu sắc.

Đoàn Công binh Sông Lô đóng quân tại huyện Ba Vì, Hà Nội. Lữ đoàn là đơn vị bảo đảm vượt sông, có bề dày thành tích trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển của nhiệm vụ mới đặt ra những yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, trong đó việc nghiên cứu để phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội là nội dung rất quan trọng và cần thiết.

Đoàn Công binh Sông Mã đóng quân tại thành phố Tam Điệp, Ninh Bình. Lữ đoàn là đơn vị bảo đảm công trình, trong những năm vừa qua Đảng ủy - Ban chỉ huy Lữ đoàn luôn xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ trung tâm của đơn vị. Chính vì vậy, phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội là nội dung có tính cấp thiết ở Lữ đoàn hiện nay.

Đoàn Công binh Thăng Long đóng quân tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đặc thù của đơn vị là bảo đảm các công trình chiến đấu ở cấp phân


đội trên các hướng độc lập. Chính vì vậy, năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Với việc phân bố 5 đơn vị nghiên cứu nêu trên bảo đảm tính đại diện về mặt nhiệm vụ được giao, địa bàn đóng quân và đều là những đơn vị chủ lực, đi đầu của Binh chủng Công binh. Nghiên cứu phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội đều có ý nghĩa thực tiễn, thiết thực tại các Lữ đoàn hiện nay.

3.1.2. Khách thể nghiên cứu

Ở luận án tiến hành điều tra trên 2 nhóm khách thể bao gồm: 333 cán bộ cấp phân đội công binh, kết quả xử lí số liệu và phân tích các mối tương quan, đều tập trung vào nhóm khách thể này; 235 chiến sĩ công binh. Mục đích của việc điều tra trên các nhóm khách thể này nhằm đối chứng mức độ phù hợp, khách quan giữa các kết quả tự đánh giá của cán bộ cấp phân đội với kết quả đánh giá của các chiến sĩ về người cán bộ của mình.

Đặc điểm của khách thể nghiên cứu được thể hiện cụ thể tại bảng sau:

Bảng 3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu


Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Nhóm Khách thể

Các tiêu chí

Số lượng (333)

Tỉ lệ (%)


Cán bộ cấp phân đội


1. Tuổi đời

Dưới 30 tuổi

155

46.55

Từ 31 - 35 tuổi

125

37.54

Trên 35 tuổi

53

15.91

2. Ngạch sĩ quan

Chỉ huy tham mưu

194

58.26

Chính trị

75

22.52

Kĩ thuật

64

19.22


3. Chức vụ

Tiểu đoàn

46

13.81

Đại đội

134

40.24

Trung đội

153

45.95

4. Số năm giữ chức

vụ

Từ 1 đến 2 năm

132

39.64

Từ 3 - 5 năm

123

36.94

Trên 5 năm

78

23.42

5. Trình độ đào tạo

Cao đẳng

4

1.20

Đại học

293

87.99

Sau đại học

36

10.81


Chiến sĩ công binh

Năm nhập ngũ

Số lượng

(235)

Tỉ lệ (%)

Năm thứ 1

85

36.17

Năm thứ 2

150

63.83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 11


Bảng 3.1. cho thấy, nhóm cán bộ chỉ huy cấp phân đội có tuổi đời còn khá trẻ, từ 35 tuổi trở xuống chiếm 84.09 %. Xét về ngạch sĩ quan, nhóm sĩ quan chỉ huy chiếm đông nhất (58.26 %), ngược lại, nhóm sĩ quan kĩ thuật có tỷ lệ ít hơn cả (19.22 %). Các cán bộ tham gia nghiên cứu chủ yếu ở cấp Trung đội (45.95 %) và cấp Đại đội (40.24 %), ngoài ra có 13.81 % cán bộ chỉ huy cấp Tiểu đoàn. Số năm giữ chức vụ lãnh đạo của nhóm khách thể nghiên cứu chủ yếu từ 1 đến 5 năm, chiếm 76.58 %; có 87.99 % cán bộ cấp phân đội có trình độ đại học, 10.81 % có trình độ sau đại học.

3.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu

3.1.3.1. Nghiên cứu lí luận

Giai đoạn nghiên cứu lí luận và hoàn thiện đề cương chi tiết được tiến hành từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2018.

Mục đích nghiên cứu: Làm rõ các vấn đề lí luận về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, rút ra những căn cứ khoa học, làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Nội dung nghiên cứu: Hệ thống lại những nghiên cứu có liên quan đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh; xác định cách tiếp cận, chỉ ra đặc điểm hoạt động chỉ huy và xây dựng hệ thống khái niệm công cụ; làm rõ các biểu hiện của năng lực chỉ huy; xác định các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng nội dung, chỉ báo của các biểu hiện để khảo sát thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Cách thức tiến hành nghiên cứu: Thu thập tài liệu có liên quan, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới thông qua các sách, tạp chí và công trình nghiên cứu đã được công bố. Kết hợp với các phương pháp khác để làm rõ hệ thống khái niệm và những kết luận rút ra từ thực tiễn hoạt động bảo đảm công binh ở các phân đội công binh trong phạm vi nghiên cứu của luận án.


3.1.3.2. Giai đoạn 2: Xây dựng công cụ nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực tiễn (Từ tháng 9/2018 đến 11/2019)

Mục đích nghiên cứu: Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh và các yếu tố ảnh hưởng nhằm phục vụ cho việc điều tra thu thập dữ liệu và phân tích kết qủa nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu: Xây dựng bảng hỏi, thực hiện điều tra thử để chuẩn hoá trước khi tiến hành điều tra chính thức. Khảo sát thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội thông qua các mặt biểu hiện về: Kiến thức chỉ huy; thái độ trong hoạt động chỉ huy; kĩ năng chỉ huy và kết quả của hoạt động chỉ huy. Đồng thời, khảo sát, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng

đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Cách thức tiến hành nghiên cứu:

Bước 1: Tiến hành tiếp xúc, quan sát, phỏng vấn cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị khảo sát và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu.

Bước 2: Xây dựng bộ công cụ khảo sát về biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Bước 3: Tiến hành điều thăm dò, xin ý kiến chuyên gia, điều chỉnh công cụ và phương pháp nghiên cứu cho phù hợp, hoàn thiện đề cương chi tiết.

3.1.3.3. Giai đoạn 3: Viết luận án (Từ tháng 12/2019 đến tháng 4/2020)

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở từ kết quả điều tra thực trạng năng lực chỉ huy và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, tiến hành phân tích, lí giải kết quả nghiên cứu, chỉ ra những điểm mới về vấn đề nghiên cứu và đề xuất những kiến nghị trong luận án.

Nội dung nghiên cứu:

Luận án được viết theo bố cục 4 chương

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.


Chương 2: Lí luận cơ bản về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Cách thức tiến hành: Xin ý kiến của cán bộ hướng dẫn khoa học, ý kiến của các chuyên gia. Viết luận án theo cấu trúc từng chương, mô tả và phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng, số liệu được biểu thị qua các bảng hoặc biểu đồ nhằm minh chứng cho kết quả nghiên cứu một cách khách quan và cụ thể. Chỉnh sửa bản thảo luận án theo ý kiến cán bộ hướng dẫn khoa học, ý kiến chuyên gia; chuẩn bị và bảo vệ luận án ở Hội đồng khoa học cấp Khoa chuyên ngành. Sửa chữa luận án theo kết luận của Hội đồng đánh giá luận án cấp Khoa chuyên ngành. Chuẩn bị bảo vệ luận án ở Hội đồng khoa học cấp cơ sở. Tiếp thu, chỉnh sửa luận án theo ý kiến Hội đồng khoa học cấp cơ sở. Hoàn thiện luận án, chuẩn bị đủ các điều kiện để gửi phản biện kín và bảo vệ luận án ở Hội đồng khoa học cấp Học viện.

3.1.3.4. Giai đoạn 4: Nghiên cứu trường hợp và hoàn thiện luận án Mục đích nghiên cứu: Sau khi tiến hành điều tra thực trạng, phân tích số

liệu và viết luận án lần đầu, tác giả tiến hành nghiên cứu trường hợp đối với 2 chân dung tâm lí là 2 Trung đội trưởng ở 2 chuyên ngành công binh khác nhau (Công trình và Vượt sông) nhằm bổ sung thêm các thông tin định tính mà kết quả nghiên cứu định lượng chưa làm sâu được và đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng, phân tích 2 chân dung tâm lí điển hình, trong luận án đã xây dựng biện pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Thực tế hiện nay, các phân đội công binh ở Lữ đoàn Công binh thuộc Binh chủng Công binh thường tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên nhiều địa bàn khác nhau và có sự luân phiên, thay thế giữa các lực lượng, các bộ phận, thời gian tập trung tại đơn vị không dài, đặc biệt là ở các đơn vị thi công


công trình phòng thủ, làm đường tuần tra biên giới và xử lí bom mìn ở khu vực, địa phương trên cả nước. Đồng thời, do có sự hạn chế nhất định về thời gian, khả năng và điều kiện nghiên cứu, nên ở luận án chỉ đề xuất mà không tiến hành tổ chức thực nghiệm về tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

3.2. Các phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mục đích nghiên cứu tài liệu: Dựa trên các tài liệu, văn bản và các công trình nghiên cứu có liên quan đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh ở Việt Nam và trên thế giới. Từ đó có sự phân tích, đánh giá hệ thống hóa, khái quát lại và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên quan để xác định cơ sở lí luận trên từng vấn đề được triển khai nghiên cứu của luận án, xây dựng khung lí luận cho đề tài luận án.

Nội dung nghiên cứu: Làm rõ các hướng nghiên cứu; Thao tác hóa các khái niệm; Xác định các biểu hiện của năng lực chỉ huy; Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Cách thức tiến hành: Thu thập các tài liệu về năng lực, về chỉ huy và hoạt động chỉ huy bộ đội từ các nguồn trong và ngoài nước; Các văn bản, Chỉ nghị, Nghị quyết, báo cáo sơ, tổng kết đánh giá chất lượng hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở các đơn vị công binh; Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Trình bày quan điểm cá nhân trong tiếp thu, phê phán, nhằm định hướng những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

3.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

3.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích điều tra: Khảo sát thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh trên các mặt biểu hiện đã xác định; Khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực chỉ huy; Sự cần thiết của các biện pháp tâm lí - xã hội phát triển năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh; Một số thông tin cá nhân và các đề xuất, kiến nghị của khách thể nghiên cứu.


Nội dung và cách thức tiến hành Bước 1: Thiết kế bảng hỏi

Để thiết kế bảng hỏi phục vụ cho việc điều tra, khảo sát thực trạng năng lực chỉ huy và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, nghiên cứu tiến hành phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về năng lực chỉ huy của người chỉ huy quân sự, năng lực quản lí của người lãnh đạo, quản lí. Kết hợp với xin ý kiến chuyên gia là các nhà Tâm lí học và lãnh đạo, chỉ huy các Lữ đoàn Công binh về những vấn đề cần khảo sát trong bảng hỏi.

Ngoài những câu hỏi liên quan đến những thông tin về bản thân nhóm cán bộ được nghiên cứu như: tuổi đời, ngạch sĩ quan, chức vụ, số năm giữ chức vụ và trình độ đào tạo, bộ câu hỏi được thiết kế bao gồm 9 phần, tương ứng với 9 câu hỏi:

(1). Khảo sát, lấy ý kiến về các mặt biểu hiện của năng lực chỉ huy (kết quả được thể hiện tại (Phụ lục 6, tr. 190)

(2). Khảo sát về kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, bao gồm 18 item. Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, đã loại 3 item làm giảm độ tin cậy, độ hiệu lực của thang đo và thu được hai nhóm kiến thức thành phần là: (1) Kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ công binh và

(2) Kiến thức trong quản lí, điều hành phân đội công binh (Phụ lục 8.1, tr. 197). (3). Khảo sát thái độ trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở

Binh chủng Công binh, bao gồm 20 item. Sau khi phân tích nhân tố khám EFA đã loại 2 item làm giảm độ tin cậy, độ hiệu lực của thang đo và nhóm lại thành 5 nhóm thái độ bao gồm: thái độ quyết đoán; thái độ dân chủ; thái độ nhiệt tình; thái độ trung thực và thái độ kiên nhẫn là các nhóm thái độ thành phần của thái độ trong hoạt động chỉ huy (kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA được thể hiện tại (Phụ lục 8.2, tr. 199,200).

(4). Khảo sát kĩ năng chỉ huy của bán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, bao gồm 20 item. Sau khi phân tích nhân tố khám EFA, đã loại 2 item làm giảm độ tin cậy, độ hiệu lực của thang đo và nhóm lại thành 4 kĩ năng


thành phần, đó là: kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ và kĩ năng xử lí tình huống. Kết quả phân tích nhân tố khám EFA sau khi đã loại ra 2 item được thể hiện tại (Phụ lục 8.3, tr. 201).

(5) Khảo sát kết quả của hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh bao gồm 9 item.

(6) Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, bao gồm 22 item. Sau khi phân tích nhân tố khám EFA, đã loại 4 item làm giảm độ tin cậy của thang đo và nhóm lại thành 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đó là: Tố chất chỉ huy; Xu hướng nghề nghiệp công binh; Uy tín của cán bộ cấp phân đội; Trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới; Ý thức trách nhiệm của cấp dưới và các yếu tố thuộc về trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ. Kết quả phân tích nhân tố khám EFA của thang đo này sau khi đã loại ra 4 item được thể hiện tại phụ lục 8.4 (tr. 203).

(7). Khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp. (8). Khảo sát về những ý kiến đề xuất, kiến nghị.

Bước 2: Điều tra thử

Mục đích điều tra thử: Xác định độ dài, độ khó của bảng hỏi, độ tin cậy, độ hiệu lực của thang đo nhằm chỉnh sửa các nội dung, hoàn thiện bảng hỏi.

Nội dung điều tra thử và cách thức tiến hành: Để đo độ dài, độ khó của bảng hỏi, nghiên cứu yêu cầu các nhóm khách thể khảo sát trả lời bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn. Khi các nhóm khách thể trả lời, tác giả luận án tiến hành ghi lại những câu hỏi không rõ nghĩa đối với họ và thời gian các khách thể trả lời xong bảng hỏi. Kết quả cho thấy thời gian hoàn thành bảng hỏi của các khách thể trong khoảng 30 - 40 phút. Đây là khoảng thời không làm giảm đi sự tập trung, chú ý và tính tích cực của các khách thể. Như vậy, độ dài, độ khó của bảng hỏi đã xác định là phù hợp. Luận án tiến hành điều tra thăm dò trên 45 cán bộ cấp phân đội và 35 chiến sĩ công binh ở Đoàn Công binh Sông Thao.

Sau khi điều tra thăm dò, kết hợp với xin ý kiến chuyên gia, bộ câu hỏi được chỉnh sửa các item, loại bỏ 11 item làm giảm độ tin cậy của các tiểu thang đo, cấu trúc lại bảng hỏi cho hợp lí và tiến hành điều tra thử trên nhóm khách thể gồm 50 cán bộ cấp đại đội và 30 chiến sĩ ở Đoàn Công binh Sông Lô.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024