Đối Với Lãnh Đạo, Chỉ Huy Các Lữ Đoàn Công Binh


Kết luận chương 4

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay đang ở mức độ khá (ĐTB = 3.52); Trên 4 mặt biểu hiện năng lực chỉ huy thì kĩ năng chỉ huy đang ở mức độ thấp nhất, mức độ trung bình (ĐTB = 3.33); Trên tổng số 333 cán bộ được khảo sát thì: 150 người năng lực chỉ huy ở mức độ trung bình; 141 người có năng lực chỉ huy ở mức độ khá; 42 người có năng lực chỉ huy ở mức độ tốt; 12 giá trị của hàm 1 của phép toán phân tích biệt số là các giá trị quyết định nhiều nhất đến mức độ năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội công binh.

Có sự tương đồng trong kết quả đánh giá của 2 nhóm khách thể khảo sát là 333 cán bộ cấp phân đội và 235 chiến sĩ công binh. Không có sự khác biệt về kết quả đánh giá năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo ngạch sĩ quan (chỉ huy, chính trị và kĩ thuật). Cán bộ cấp phân đội có chức vụ càng cao thì năng lực chỉ huy càng cao. Có sự khác biệt ở kết quả đánh giá năng lực chỉ huy theo năm giữ chức vụ. Trong đó, cán bộ cấp phân đội giữ chức vụ đang đảm nhiệm từ 3 đến 5 năm được đánh giá cao hơn 2 nhóm còn lại.

Trên 6 yếu tố được nghiên cứu đều có mức độ ảnh hưởng rất mạnh đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, trong đó, xu hướng nghề nghiệp công binh có ảnh hưởng mạnh nhất. Các yếu tố được xác định trong luận án đều có mối tương quan thuận và chặt chẽ với năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Phân tích 02 chân dung tâm lí điển hình đã làm rõ hơn và là minh chứng cho kết quả nghiên cứu thực trạng. Dựa trên cơ sở lí luận, kết quả nghiên cứu thực trạng năng lực chỉ huy và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Ở luận án, đề xuất 4 biện pháp tâm lí - xã hội cơ bản nhằm phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay. Các biện pháp được đề xuất bảo đảm sự phù hợp và có tính khả thi cao.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, được hệ thống lại trên 4 hướng, khái quát kết quả nghiên cứu trên 4 nội dung và đặt ra 5 vấn đề ở luận án cần tiếp tục giải quyết. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhiều nội dung có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở khoa học để kế thừa, bổ sung, phát triển, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đã xác định trong luận án này. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, vấn đề “năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh” hiện nay là “khoảng trống” trong Tâm lí học, cần được quan tâm nghiên cứu, có tính cấp thiết, có giá trị lí luận và thực tiễn cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Lí luận cơ bản về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh đã xác định quan điểm tiếp cận năng lực chỉ huy là năng lực hành động, năng lực thực hiện hoạt động chỉ huy. Từ đó, xây dựng, phân tích và làm rõ các khái niệm công cụ; Đưa ra quan niệm: năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh là tổ hợp các kiến thức, thái độ, kĩ năng chỉ huy của người cán bộ cấp phân đội được vận dụng phù hợp với yêu cầu của hoạt động chỉ huy phân đội công binh nhằm hướng cấp dưới thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống; Ở luận án xác định 4 mặt biểu hiện năng lực chỉ huy và xây dựng các chỉ báo, tiêu chí đánh giá năng lực chỉ huy trên từng mặt biểu hiện. Đồng thời, chỉ ra 6 yếu tố cơ bản nhất có quan hệ chặt chẽ với nhau và có mức độ ảnh hưởng rất mạnh đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.

Luận án được tổ chức nghiên cứu chặt chẽ, hợp lí và khoa học theo các giai đoạn từ nghiên cứu lí luận, thiết kế công cụ khảo sát, tiến hành khảo sát thử, khảo sát chính thức, thu thập và xử lí số liệu, hoàn thiện các nội dung luận án. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ở luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của Tâm lí học, các phương pháp có sự bổ trợ lẫn nhau nhằm tạo ra sự khách quan, chính và bảo đảm độ tin cậy cao trong kết quả nghiên cứu.

Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 21


Kết quả nghiên cứu thực trạng, cho thấy: Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay đang ở mức độ khá. Trên 4 mặt biểu hiện năng lực chỉ huy thì kĩ năng chỉ huy có mức độ thấp nhất (mức độ trung bình), các mặt biểu hiện có mối tương quan thuận và chặt với năng lực chỉ huy. Gần một nửa số cán bộ cấp phân đội được nghiên cứu hiện nay có năng lực chỉ huy ở mức độ trung bình; chỉ có hơn 10% số cán bộ được khảo sátcó năng lực chỉ huy đạt mức độ tốt và non 1/2 cán bộ có năng lực chỉ huy đạt mức khá, trên tổng số 333 cán bộ cấp phân đội được khảo sát. 12 giá trị của hàm 1 của phép toán phân tích biệt số là các giá trị quyết định nhiều nhất đến mức độ năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội công binh. Cán bộ cấp phân đội giữ chức vụ đang đảm nhiệm từ 3 đến 5 năm được đánh giá về năng lực chỉ huy cao hơn nhóm giữ chức vụ từ 1 đến 2 năm và trên 5 năm.

Các yếu tố về tố chất chỉ huy, xu hướng nghề nghiệp công binh, uy tín của cán bộ cấp phân đội, trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành, ý thức trách nhiệm của cấp dưới và trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ đã được xác định trong luận án đều có ảnh hưởng rất mạnh, có tương quan thuận và chặt đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay. Trong luận án tiến hành phân tích 02 chân dung tâm lí điển hình nhằm làm rõ kết quả nghiên thực trạng. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu lí luận, kết quả nghiên cứu thực trạng, ở luận án đã đề xuất 04 biện pháp tâm lí - xã hội nhằm phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh một cách hiệu quả và bền vững.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Binh chủng Công binh và Bộ Quốc phòng

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật, trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại cho bộ đội công binh để giảm bớt cường độ lao động, thương vong; đồng thời nâng cao kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách đối với bộ đội công binh nhất là chính sách về hậu phương quân đội.


Cần cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá, tuyển chọn về mặt tâm - sinh lí (sức khoẻ, khí chất, khả năng tập trung và phân phối chú ý, độ nhạy cảm của các giác quan, trí nhớ…) để đào tạo cán bộ cấp phân đội công binh.

Nâng cao kết quả giáo dục, đào tạo sĩ quan cấp phân đội tại Trường Sĩ quan Công binh.

2.2. Đối với lãnh đạo, chỉ huy các Lữ đoàn Công binh

Sắp xếp, phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ cấp phân đội một cách hợp lí, khoa học nhằm phát huy năng khiếu, sở trưởng năng lực của từng cán bộ, từng chuyên môn cụ thể.

Bố trí, bổ nhiệm cán bộ cấp phân đội theo các cương vị, chức trách phù hợp với năng lực chỉ huy của họ. Không nên để cán bộ cấp phân đội công tác tại 1 vị trí quá lâu. Đối với cán bộ cấp trung đội thời gian đảm nhiệm ở khoảng 2 - 4 năm, cán bộ cấp đại đội 3 - 5 năm, cán bộ cấp tiểu đoàn 4 - 8 năm là khoảng thời gian có kết quả hoàn thành nhiệm vụ và chỉ huy đơn vị tốt nhất.

Xây dựng môi trường đơn vị lành mạnh, bầu không khí tích cực, mối quan hệ qua lại tốt đẹp giữa các quân nhân. Khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ cấp phân đội tự học tập, rèn luyện phát triển năng lực chỉ huy của mình.

2.3. Đối với cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh

Xác định tốt xu hướng nghề nghiệp quân sự của bản thân.

Tích cực chủ động trong tự học tập, nghiên cứu và công tác. Tự rèn luyện kĩ năng chỉ huy nhằm không ngừng củng cố và phát triển năng lực chỉ huy, nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ huy đơn vị.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Phạm Văn Duy (2017), “Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt, trang 101 - 104.

2. Phạm Văn Duy (2017), “Một số yêu cầu nâng cao năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội công binh trong tình hình mới”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 117, trang 54 - 56.

3. Phạm Văn Duy (2019), “Biểu hiện năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số đặc biệt, trang 137- 139.

4. Phạm Văn Duy, Nguyễn Văn Vấn (2019), “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực chỉ huy của học viên trong nhà trường quân sự”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 207, kì 2, trang 115 - 117.

5. Phạm Văn Duy (2020), “Thực trạng kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh”, Tạp chí Tâm lí học Việt Nam, số 6, trang 76 - 86.

6. Phạm Văn Duy (2020), “Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh”, Tạp chí Tâm lí học Việt Nam, số 7, trang 57 - 67.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. R.Andrew (2017), Napoleon Đại Đế, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

2. U.Auren (1994), Nhà quản lí giỏi, nghệ thuật lãnh đạo, Nxb TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Tâm Ấn (1996), Tôn Tử binh pháp, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.

4. Nguyễn Lương Bích (Chủ biên, 1977), Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lí học nhân cách - Một số vấn đề lí luận, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Binh chủng Công binh (2015), Báo cáo tổng kết công tác huấn luyện giai đoạn 2010 - 2015, Hà Nội.

7. Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và đánh giá theo năng lực”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 6, tr. 27 - 29.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dự thảo Đề án xây dựng, triển khai chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, Hà Nội.

9. Bộ Quốc phòng (2003), Thế giới thế kỉ 20 - Những sự kiện quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

10. Bộ Quốc phòng (2004), Điều lệ Công tác kĩ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

11. Bộ Quốc phòng (2005), Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

12. Bộ Tổng Tham mưu (1985), Từ điển giải thích thuật ngữ quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

13. Bộ Tổng Tham mưu (2016), Điều lệ công tác tham mưu tác chiến Công binh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

14. Bộ Tư lệnh Công binh (2013), Lịch sử Binh chủng Công binh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.


15. Bộ Tư lệnh Công binh (2014), Chức năng, nhiệm vụ của Binh chủng Công binh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

16. Lê Thị Bừng (Chủ biên, 2008), Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

17. Hoàng Đình Châu (Chủ biên, 2005), Tâm lí học quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

18. Lê Anh Chiến (1995), Cơ sở của hạ quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy Sư đoàn trưởng, Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, Hà Nội.

19. B.Christian (2002), Quản lí nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. R.P.Christopher (2001), “Việc ra quyết định của Lục quân Mỹ trước đây, hiện tại và tương lai”, Tạp chí Military Revew, Số 7+8, tr. 15 - 23.

21. Clauzovit (1815), Bàn về chiến tranh, Phần thứ nhất, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1981.

22. A.G.Covaliov (1971), Tâm lí học cá nhân, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. I.U.Cudriavsep (2001), “Đào tạo cán bộ chỉ huy cho hoạt động giáo dục trong các trường quân sự của Mỹ, Anh, Đức”, Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài, Số 5+6, tr. 76 - 81.

24. V.Droz (2002), “Về người chỉ huy”, Tạp chí Tuyển tập lục quân, số 12, tr. 32.

25. Vũ Dũng (2007), Tâm lí học quản lí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

26. Vũ Dũng (Chủ biên, 2008), Từ điển tâm lí học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

27. Đảng bộ Binh chủng Công binh (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Binh chủng Công binh lần thứ XII, Hà Nội.

28. Đảng bộ Binh chủng Công binh (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Binh chủng Công binh lần thứ XIII, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.


31. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2004), Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Quân ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kì mới, Hà Nội.

32. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2012), Về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo, số 769-NQ/QUTW, Hà Nội.

33. C.Gaston (1996), Lãnh đạo, quản lí một nghệ thuật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. A.A.Grexoco (1978), Các lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô Viết, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

35. Trương Thị Khánh Hà (2015), Tâm lí học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

36. Phạm Minh Hạc (Chủ biên, 2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. J.H.Herry (1998), Người chỉ huy hải quân đánh bộ thế kỉ 21 - sau ý tưởng giúp cho sự thành công trong quá trình thay đổi triệt để, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

38. Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên, 2008), Giáo trình tâm lí học phát triển, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

39. D.A.Ivanov, V.P.Xaveliev, P.V.Semanxki (1981), Những vấn đề cơ bản của chỉ huy bộ đội trong chiến đấu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

40. M.C.John (2003), “Huấn luyện người chỉ huy, chiến sĩ và đơn vị cho các lực lượng tương lai”, Tạp chí Army, số 1, tr. 75 - 77.

41. Nguyễn Công Khanh (Chủ biên, 2014), Kiểm tra đánh giá trong Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

42. Nguyễn Công Khanh (2015), Thiết kế công cụ đánh giá năng lực - cơ sở lí luận và thực hành, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

43. Nguyễn Văn Kiên (2018), Năng lực thuyết phục của Chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, Hà Nội.

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí