Năng Lực Bồi Thường Thiệt Hại Theo Pháp Luật Việt Nam Trước Năm1995

Không có nhận thức có nghĩa họ

không thể

biết được mình đang làm gì và

việc làm đó có hậu quả ra sao. Việc quy định nhận thức là điều kiện để cá

thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất cần thiết.

Người đứng ra chịu trách nhiệm chính trong quan hệ bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng có thể chính là người gây ra thiệt hại và cũng có thể không

phải là người gây ra thiệt hại. Việc thực hiện bồi thường ảnh hưởng đến

chính quyền lợi của họ do vậy họ phải nhận thức được việc mình đang làm

và trách nhiệm bồi thường sẽ nhận thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

không đặt ra với người không có khả

năng

Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt Nam - 4

­ Mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường.

Thông thường chỉ cần đạt độ tuổi do luật định và có khả năng nhận thức thì một chủ thể hoàn toàn có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật mà cụ thể ở đây là tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi có đầy đủ năng lực chủ thể thì người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay nói cách khác là đã đủ điều kiện để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Mối quan hệ giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường được

đặt ra để cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại là để giải quyết các

tình huống người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường. Việc xem xét

mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường

nhằm xác định đúng người đại diện cho người gây thiệt hại để thực hiện

nghĩa vụ. Họ phải thực hiện việc bồi thường dù họ không gây ra thiệt hại

nhưng họ lại có lỗi trong việc quản lý người gây thiệt hại. Nếu họ thực hiện đúng trách nhiệm quản lý của mình thì thiệt hại đã không xảy ra. Lỗi của người phải bồi thường ở đây là lỗi trong việc quản lý người đã gây ra thiệt hại.

Mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi

thường ở đây có thể là mối quan hệ giữa người chưa thành niên dưới 15 tuổi


với cha mẹ, giữa người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự với người giám hộ, với trường học, bệnh viện, tổ chức khác.

Việc xác định đúng mối quan hệ

này để

tránh việc xác định nhầm

người có trách nhiệm bồi thường, chỉ có những người có trách nhiệm quản lý nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình để thiệt hại xảy ra mới phải bồi thường.

1.3. Năng lực bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam trước năm1995

1.3.1. Theo pháp luật phong kiến

Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có lịch sử phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Pháp luật từ thời kỳ phong kiến cũng có những những quy định về vấn đề này, ở đây người viết chỉ phân tích năng lực bồi thường trong hai bộ luật tiêu biểu của thời kỳ phong kiến đó là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long. Phù hợp với quan điểm lập pháp thời đó, các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng luật hình, đều nhằm

thiết lập một trật tự xã hội theo những chuẩn mực hà khắc có lợi cho sự

thống trị của nhà nước phong kiến, chưa có sự phân biệt rõ ràng với những đặc trưng rất khác nhau giữa luật dân sự và luật hình sự. Do đó, không chỉ bao gồm các quy định về các hành vi phạm tội và hình phạt mà còn bao gồm

cả các quy định về

dân sự

trong đó bao gồm cả

những quy định về

bồi

thường do gây thiệt hại.

Trong Bộ luật Hồng Đức ghi nhận những quy định về bồi thường thiệt

hại cùng với chế

tài hình sự, ví dụ

Điều 435 đã dự

liệu rằng: “Nhng k

thừa cơ lúc có trộm, cướp, cháy, lụt mà lấy trộm của cải của người ta, hay là giữa ban ngày mà đoạt lấy tiền tài của người, cũng là lấy của đánh rơi, mà lại đánh lại người mất của, thì cũng đều phải tội như tội ăn trộm thường, mà

giảm một bậc. Lột lấy những quần áo và đồ

vật của trẻ

con, người điên,


người say thì phi ti đồ và bi thường gp đôi”. Và còn rất nhiều các quy định khác quy định về việc bồi thường như các Điều 472 theo nội dung của Điều luật này quy định về trường hợp kẻ dưới đánh quan lại, quan lại đánh lẫn nhau thì khi một người đánh quan chức bị thương, ngoài việc phải chịu hình phạt, phải đền bù thường tổn còn phải đền tiền tạ. Tương tự như vậy, Điều 473 dự liệu về khả năng kẻ dưới mắng nhiếc quan lại, quan lại mắng

nhiếc lẫn nhau đã không chỉ

đưa ra hình phạt mà còn quy định tiền tạ

nếu

phạm tội lăng mạ quan chức. Các quy định trên cũng đã xác định trách nhiệm của một người về hành vi vi phạm của chính bản thân mình. Ngoài ra trong luật Hồng Đức còn một số trường hợp xác định một người phải chịu trách nhiệm về hành vi của người khác đó là trường hợp cha phải chịu trách nhiệm thay cho con, chủ phải chịu trách nhiệm thay cho đày tớ.

Điều 457 đã bắt tội người cha phải chịu trách nhiệm về hành vi của

con cái còn ở chung với mình, bất kể đã trưởng thành hay chưa, mà phạm tội trộm cướp. Điều này dựa trên quan điểm của đạo đức phong kiến thời kỳ đó chính là quyền gia trưởng của người cha, người chồng. Theo đó, nếu người cha đã có quyền gia trưởng trong nhà mà lại không giáo dục, răn dạy con cái, thì phải chịu tội thay cho con cái: “Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha bị xử tội biếm; ăn cướp thì cha bị xử tội đồ; nặng thì xử tăng thêm tội; và đều phải bồi thường thay con những tang vật ăn trộm ăn cướp. Nếu con đã ở riêng, thì cha bị xử phạt hay biếm; cha đã báo quan thì không phải tội; nhưng báo quan rồi mà còn để con ở nhà thì cũng xử như là chưa báo”. Việc quy định người cha phải bồi thường cho con ngay cả khi người

con còn

ở với cha mẹ

ngay cả

khi người con đã trưởng thành là một điểm

khác biệt hoàn toàn giữa luật Hồng Đức với luật hiện đại cụ thể là luật dân sự 2005 quy định rõ người thành niên phải tự chịu trách nhiệm trước những thiệt hại do mình gây ra. Một điều nữa là nếu cha báo quan thì sẽ không phải


chịu tội vậy không phải chịu tội thì có phải bồi thường không? Nếu như không phải bồi thường thì ai sẽ là người đứng ra bồi thường.

Điều 456 còn quy định cho chủ nhà khi đầy tớ đi ăn trộm ăn cướp, cũng là luận điểm cơ bản của việc bắt lỗi chủ nhà là do không trông coi, không răn dạy chu đáo đối với kẻ dưới nên bị buộc phải chịu trách nhiệm thay cho kẻ dưới: “Đày tớ đi ăn trộm, mà chủ nhà không báo quan, thì xử biếm năm tư; ăn cướp thì năm tư và bãi chức; chủ không có quan chức, thì thay xử đồ làm chủng điền binh và đều phải bồi thường thay những tang vật ăn trộm hay ăn cướp. Nếu chủ giấu giếm nhận của ăn trộm ăn cướp thì phải đồng tội. Đã báo quan mà sau lại bao dung những đày tớ ăn cướp ăn trộm ấy, thì xử như tội biết mà không trình”.

Từ việc phân tích những quy định trên ta thấy trong luật Hồng Đức đã dự định trước những trường hợp quy định về năng lực bồi thường đặc biệt là việc những người có trách nhiệm phải đứng ra đại diện để bồi thường cho những người mà mình có trách nhiệm quản lý đã gây thiệt hại. Đây chính là những điểm tiến bộ của luật Hồng Đức, nhưng dường như quy định về việc phải bồi thường thay cho người mình quản lý ở đây chủ yếu xuất phát từ đạo đức phong kiến chứ không phải là do năng lực chủ thể của người gây ra thiệt hại

Khác với Luật Hồng Đức, trong Luật Gia Long tiền bồi thường lại không được nhắc đến. Trong Bộ luật Gia Long chỉ có Điều quy định về tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân trong trường phạm tội giết người. Việc quy định chế tài do gây thương tật cho người khác Luật Gia Long quy định khá tỉ mỉ các hình phạt nhưng chỉ là những chế tài về hình sự chứ không thấy đề cập đến bồi thường như Điều 466 của luật Hồng Đức: “…(luật nói: sưng, phù thì phải đền tiền thường tổn 3 tiền, chảy máu thì một quan; gẫy một ngón tay, một răng thì đền 10 quan; đâm chém bị thường thì 15 quan; đọa thai

chưa thành hình thì 30 quan…”. Điều 271 Luật Gia Long chỉ dự liệu bồi


thường thiệt hại trong các trường hợp nặng nhất như hỏng mắt, gãy tay chân, làm hỏng bộ phận trong cơ thể…thì ngoài những chế tài hính sự phải chịu ra còn phải bồi thường cho nạn nhân để nuôi thân.

1.3.2. Thời pháp thuộc

Đây là thời kỳ phát triển mới của pháp luật dân sự Việt Nam vì trong thời kỳ này ta đã có bộ dân luật riêng dù còn chịu ảnh hưởng nhiều của pháp

luật chính quốc mà cụ thể ở đây là bộ Dân luật của Cộng hòa pháp. Trong

thời kỳ này nước ta tồn hai bộ dân luật đó là Dân luật Bắc Kỳ 1931 và Dân

luật Trung Kỳ 1936. Trong hai bộ luật nay đều có những quy định về năng

lực bồi thường thiệt của cá nhân. Đặc biệt trong hai bộ luật này còn quy định

rõ trách nhiệm phải bồi thường của cha mẹ

do con gây thiệt hại, về

trách

nhiệm của người thợ cả và về trách nhiệm của người dạy học.

Thứ nhất là về trường hợp cha mẹ bồi thường cho con: nhà lập pháp quy định rằng người cha, người mẹ phải chịu trách nhiệm về những tổn hại do người con gây nên. Tuy nhiên về việc quy trách nhiệm bồi thường cho cha mẹ cần có điều kiện đó là: con còn vị thành niên, nếu người con đã trưởng thành nghĩa là qua 21 tuổi thì các điều khoản quy trách nhiệm bồi thường cho

cha mẹ

là không thể

thi hành được; con còn ở

với cha mẹ, như

vậy nếu

người con đã ở riêng, cha mẹ sẽ không chịu trách nhiệm về các tổn hại do

người con gây ra. Tuy nhiên, nếu việc không ở chung này không có lý do

chính đáng hoặc mặc dầu không có sự ở chung, cha mẹ vẫn còn có thể trông

con cái được, thì cha mẹ

vẫn còn phải chịu trách nhiệm; sự

quá thất của

người con hay ở đây chính là do sự không trông nom cẩn thận của cha mẹ.

Thứ

hai là về

trách nhiệm của người thợ cả: Điều 714 khoản 4 và 5

của Dân luật Bắc Kỳ và khoản 2 và 3 của Dân luật Trung Kỳ, quy định rằng các người thợ cả phải chịu trách nhiệm về những tổn hại do các người thợ bạn gây nên trong khi làm những công việc họ giao cho, hoặc trong khi các người thợ bạn này ở dưới quyền trông coi của họ. Theo quy định của hai bộ


luật này người thợ bạn phải gây ra tai nạn trong thời kỳ chịu sự trông nom của người thợ cả, hoặc trong thời kỳ làm một công việc do người thợ cả giao cho. Người thợ cả chỉ chịu trách nhiệm dân sự về người thợ bạn nếu như hai điều kiện được hội đủ: (1) dạy dỗ một nghề cho người thợ bạn; (2) giao một công việc cho người thợ bạn làm, điều này phân biệt người thợ cả với người thầy giáo

Thứ ba là trách nhiệm của các người dạy học: Điều 714 khoản 5 của Dân luật Bắc Kỳ và Điều 764 khoản 2 Dân luật Trung Kỳ quy định các người dạy học chịu trách nhiệm về các sự tổn hại do học trò gây nên trong thời gian ở dưới quyền trông coi của họ.

1.3.3. Thời kỳ từ 1959 đến 1995

Tại miền bắc Việt Nam, ngày 10 tháng 7 năm 1959 Tòa án tối cao ra chỉ

thị số

772/TATC để

“đình chỉ

việc áp dụng luật pháp cũ phong kiến đế

quốc”. Từ thời điểm đó trở đi, tại miền bắc Việt Nam thiếu đi một bộ Dân luật thực thụ, cho nên trong giai đoạn này người viết chỉ nêu ra những quy định về năng lực bồi thường theo Dân luật Nam Kỳ 1972 và BLDS 1995 đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực kể từ ngay 1 tháng 7 năm 1996.

Dân luật Nam Kỳ

cũng đã xây dựng những quy định về

bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng và năng lực bồi thường thiệt hại của cá nhân. Điều 729 có quy định rằng bất cứ hành vi nào gây ra thiệt hại cho người khác đều làm cho người chủ động có lỗi phải bồi thường, và bộ luật này cũng quy định rõ các trường hợp cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động của con cái vị thành niên còn ở cùng với cha mẹ; người gia chủ phải chịu trách nhiệm về hành vi của gia bộc; người chủ ủy phải chịu trách nhiệm về hành vi của kẻ

thừa sai; người thợ

cả phải chịu trách nhiệm về

hành vi của công nhân và

người học nghề. Sở dĩ những người này phải chịu trách nhiệm vì họ đã không làm tròn trách nhiệm trông coi, quản lý của mình đối với những người đã gây


ra thiệt hại, họ có lỗi do vậy họ phải chịu trách nhiệm và lỗi của họ ở đây là lỗi quản lý (Đ731), Đồng thời luật cũng quy định rằng cha mẹ, gia chủ, chủ

ủy và thợ cả

muốn được miễn trách phải chứng minh rằng họ

đã làm hết

cách mà không cản được hành vi đã gây ra thiệt hại. Điều 735 cũng đã quy định trách nhiệm của thầy học các trường về hành vi của học trò trong thời gian học trò ở dưới sự kiểm soát của mình, nhưng chỉ phải trách nhiệm nếu đã có lỗi, được chứng minh theo thường luật. Nếu là trường công, trách nhiệm của quốc gia sẽ thay thế trách nhiệm của đương sự.

Về BLDS 1995, có thể nói đây là một bộ luật dân sự hoàn thiện của

nước ta từ

trước cho tới năm 1995. Bộ

luật đã có hẳn một chương riêng

(chương 5) quy đình về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Chương này quy định khá hoàn thiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng và năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong chương này quy định rất rõ ràng từng trường hợp bồi thường thiêt hại cụ thể và xác định rõ ai là người có trách nhiệm bồi thường. Điều 611 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân và có sự phân tách trong từng trường hợp cụ thể. Và cũng đã có những quy về bồi thường thiêt

hại do người mất năng lực hành vi gây ra mà trong luật của thời kỳ trước

không có. Có thể nói Bộ luât là sự hoàn thiện, khắc phục những thiếu xót của pháp luật về vấn đề này trong các quy định của pháp luật trước đó.



CHƯƠNG II

NĂNG LỰC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÁ NHÂN THEO LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

2.1. Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 18 tuổi

Người tử đủ 18 tuổi trở lên theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 là người thành niên (Điều 18) và người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không rơi vào các trường hợp bị Tòa án tuyên là mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên là hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 23). Theo những quy định này thì khi một người đủ 18 tuổi họ có đầy

đủ tư cách chủ

thể để

bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và

nghĩa vụ dân sự, có nghĩa là họ có toàn quyền tham gia các quan hệ dân sự với

tư cách là một chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do

mình thực hiện. Như vậy, người từ đủ 18 tuổi nếu không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác có ảnh hưởng đến năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình hoặc không bị tòa án tuyên là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những thiệt hại mà mình đã gây ra cho người khác. Khẳng định này được ghi

nhận tại khoản 1 Điều 606

“Người từ

đủ 18 tuổi trở

lên gây thiệt hại thì

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí