Năng Lực Bồi Thường Thiệt Hại Của Người Từ Đủ 15 Tuổi Đến Dưới 18 Tuổi


Một trường hợp nữa, là nếu như người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trên

đường đi học về

thì trách nhiệm thuộc về

ai? Trong khoảng thời gian này,

trường hợp không có trách nhiệm quản lý vì học sinh đã ra khỏi trường nên trách nhiệm không thuộc về họ, nhưng trong thời gian đó người gây thiệt hại cũng chưa về đến nhà, vậy cha mẹ có trách nhiệm gì trước thiệt hại mà con họ gây ra không? Khoản3 Điều 621 quy định “Nếu trường hc … chng minh được mình không có li trong qun lý thì cha, m, người giám hca người dưới 15 tui… phi bi thường”. Theo cách hiểu của điều luật này thì, nếu trường học không có lỗi trong việc quản lý thì cha mẹ phải bồi thường. Từ đây có thể suy ra nếu người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trên đường đi học về, thì trách nhiệm không thuộc về trường học mà cha mẹ của người gây thiệt

hại phải bồi thường cho con họ. Mặc dù người dưới 15 tuổi chưa về đến

nhà. Nhưng theo quy định của khoản 3 Điều 621 chỉ cần chứng minh được họ không có lỗi thì ngay cả khi người dưới 15 tuổi đang học ở trường mà gây thiệt hại thì cha mẹ họ cũng phải bồi thường.

2.2.2. Năng lực bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng là người trong độ tuổi chưa thành niên, nhưng khi quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì đây lại là một trường hợp đặc biệt đối với người chưa thành niên. Sở dĩ như vậy là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

vì tuy trong cùng độ tuổi chưa thành niên nhưng việc quy định trách nhiệm

bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi lại khác với người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi. Người dưới 15 tuổi nếu gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về cha, mẹ của họ, pháp luật quy định rõ ràng “Cha mẹ phải

Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt Nam - 6

bồi thường thiệt hại” nhưng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà gây

thiệt hại thì pháp luật quy định “Phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của


mình”. Như vậy, trong trường hợp này trách nhiệm chính lại thuộc về người gây thiệt hại mà không phải cha, mẹ của họ. Chỉ khi nào người gây thiệt hại không đủ tài sản để bồi thường thì mới làm phát sinh trách nhiệm của cha, mẹ họ.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi dường như ngược hẳn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra. Lý do để pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi như vậy là vì: Mặc dù ở trong độ tuổi chưa thành niên chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng so với người dưới 15 tuổi về mặt nhận thức họ đã phát triển hơn, mặt khác, người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi theo quy định của luật Lao động đã có thể tham gia vào quan hệ pháp luật lao động. Chính vì vậy họ có thể phát sinh thu nhập và có tài sản riêng, nên có thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình.

Mặc dù quy định trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại,

nhưng xét về mặt năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì họ chưa có, nên họ cần phải có người đại diện cho mình trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Do vậy, cha mẹ của người gây thiệt hại vẫn không thể loại trừ hoàn toàn trách nhiệm của mình. Họ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho con mình khi nó gây ra thiệt hại cho người khác mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường.

Xác định trách nhiệm bồi thường trước hết là trách nhiệm chính của người đã gây ra thiệt hại được thực tiễn xét xử các vụ án chứng minh một cách cụ thể.

Ví dụ: Vụ

án hình sự

xét xử

các bị

cáo Ngô Duy Thông sinh ngày

02.9.1990; Trần Ngôn Tuân sinh ngày 21.4.1990; Đào Khánh Hoàng sinh ngày 20.1.1992; Trần Huy Hoàng sinh ngày 19.06.1992; Vũ Đức Đại sinh ngày 15.11.1992; Hoàng Ngọc Chiến sinh ngày 10.10.1992 (tất cả các bị cáo đều có


đăng ký nhân khẩu thường trú tại thành phố Hải Phòng) về tội giết người và tội cướp tài sản của Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng (trong ví dụ này chỉ nêu ra phần tội giết người mà không nêu ra tội cướp tài sản).

Nội dung vụ án như sau:

Về hành vi giết người ngày 02.3.2007: Khoảng 21h ngày 02.3.2007

Trần Ngôn Tuân, Hoàng Ngọc Chiến, Vũ Đức Đại, Trần Huy Hoàng, Ngô Duy Thông, Đào Khánh Hoàng đang ngồi chơi tại vỉa hè đường Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền thì Nguyễn Anh Tuấn cùng các bạn đi xe đạp qua. Thông nhặt một hòn đá ném về phía của Tuấn, Tuấn chửi lại Thông, sau đó Thông rủ cả mấy người bạn đuổi theo Tuấn. Khi đi được 100 m thì Thông gặp Huy (cùng là bạn của Thông) đi xe đạp ngược chiều, Thông bảo Huy quay lại đuổi theo và chặn đầu nhóm của Tuấn, Huy đồng ý. Huy dùng xe đạp đuổi kịp nhóm của Tuấn và yêu cầu Tuấn và các bạn dừng xe lại. Khi đuổi đến gần nhóm của Tuấn thì Tuân và Huy Hoàng nhảy xuống xe, Tuân chạy vào vỉa hè nhặt hai viên gạch. Khánh Hoàng cùng Huy chặn xe đạp trở Tuấn làm cho xe của Tuấn bị đổ, Khánh Hoàng chạy đến túm được Tuấn rồi cùng Huy Hoàng đấm vào mặt vào người Tuấn. Tuân dùng một viên gạch đập vào vùng thái dương bên phải của Tuấn. Lúc đó Chiến trở Thông gần đến chỗ Tuấn thì Thông bảo Chiến trở sang quán Phượng Chi “lấy đồ”, đến nơi Chiến dừng xe còn Thông chạy vào đám đất trống lấy một tuýp sắt dài khoảng 1m đường kính 2,5 cm. Sau đó Thông chạy bộ qua dải phân cách sang chỗ Tuấn đang bị đánh và hai tay cầm tuýp sắt vụt một nhát vào bên phải đầu của Tuấn làm Tuấn ngã ra thảm cỏ. Sau đó Đại chạy đến giật lấy tuýp sắt vụt một nhát vào tay Tuấn. Thông giằng lại tuýp sắt định vụt tiếp thì Huy

nói trong nhóm bạn của Tuấn có người quen nên cả bọn không đánh nữa.

Chiến cũng đạp xe đến chỗ đánh nhau nhưng không hành động. Sau đó cả

bọn về, Nguyễn Anh Tuấn được đưa đi cấp cứu nhưng chết.


Tại bản giám định pháp y số 130/PY ­ 2007 ngày 08/3/2007 của tổ chức

giám định pháp y thành phố Hải Phòng kết luận: “Nạn nhân Nguyễn Anh

Tuấn bị

trấn thương vùng trán đỉnh phải gây vỡ

xương hộp sọ, chảy máu

trong hộp sọ dẫn đến tử vong.

Tại bản án hình sự sơ thẩm 138/2007 ngày 25/9/2007 của tòa án cấp sơ

thẩm đã tuyên bố

các bị

cáo Ngô Duy Thông, Trần Ngôn Tuân, Đào Khánh

Hoàng, Trần Huy Hoàng, Vũ Đức Đại, Hoàng Ngọc Chiến đồng phạm tội giết người và áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự để quyết định hình phạt cho các bị cáo. Bên cạnh trách nhiệm hình sự mà các bị cáo phải chịu thì căn cứ vào các Điều 42 Bộ luật hình sự và Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005 các

bị cáo phải liên đới bồi thường cho cho anh Nguyễn Viết Hiệp (bố của

Nguyễn Anh Tuấn) số tiền là 35.000.000 đồng, trong đó: Ngô Duy Thông bồi thường 3.167.000 đồng; Trần Ngôn Tuân bồi thường 5.167.000 đồng; Đào Khánh Hoàng bồi thường 5.167.000 đồng; phần còn lại là của các bị cáo khác

ở đây chỉ nói đến phần bồi thường của ba bị cáo nêu trên vì khi thực hiện

hành vi gây thiệt hại Ngô Duy Thông mới 16 tuổi 6 tháng; Trần Ngôn Tuân 16 tuổi 10 tháng; Đào Khánh Hoàng 15 tuổi 1 tháng 12 ngày. Theo quy định của

khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 “ Người từ

đủ 15 đến chưa đủ

18 tuổi gây

thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình”. Cụ thể ở đây như Tòa án đã tuyên án trách nhiệm bồi thường thuộc về Thông, Tuân, Khánh Hoàng.

Như

vậy, rõ ràng đều là người chưa thành niên nhưng trong vụ

án của

Nguyễn Tuấn Anh (trình bày ở mục 2.2.1) do Tuấn Anh chưa đủ 15 tuổi nên

người phải đứng tên trong bản án để chịu trách nhiệm bồi thường là ông

Nguyễn Văn Lê, bố

của Tuấn Anh còn trong vụ

án này thì người đứng tên

chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại chính là những người đã gây ra thiệt hại mà không phải là cha, mẹ của họ. Cha, mẹ của người gây ra thiệt hại chỉ

phải bồi thường nếu tài sản của người gây ra thiệt hại không đủ thường hoặc người gây thiệt hại không có tài sản để bồi thường.

để bồi


Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây ra là trách nhiệm chính và chủ yếu

của người gây ra thiệt hại và nếu người gây ra thiệt hại không đủ hoặc

không có tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của

mình (nghĩa vụ

bắt buộc của cha, mẹ) sẽ

xác định được một cách cụ

thể

trách nhiệm là của ai trong trường hợp khi tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cả người gây thiệt hại và cha, mẹ của họ cũng không có

tài sản để

thực hiện nghĩa vụ

bồi thường. Nếu xảy ra trường hợp này thì

chính người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường khi có tài sản vì trách nhiệm

bồi thường đầu tiên thuộc về họ. Tuy nhiên theo quy định của Điều 606

khoản 2 vì nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phần còn thiếu của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 của cha mẹ là nghĩa vụ bắt buộc nên nếu hiện tại cả con họ và họ không đủ tài sản để bồi thường thì sau này ai là người có tài sản trước thì sẽ lấy tài sản đó để bồi thường cho người bị thiệt hại để đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi cho người bị hại.

2.3. Năng lực bồi thường thiệt hại của người được giám hộ

Giám hộ là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội. Bộ luật dân sự 2005 của nước ta quy định khá đầy đủ và chi tiết về: đối tượng được giám hộ, người giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. Song một nghĩa vụ quan trọng của người giám hộ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra lại không được quy định trong phần này. Có phải trong mọi trường hợp người giám hộ cũng đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản do người mà mình giám hộ gây ra không? Và cách thức bồi thường như thế nào?

Điều 58 của BLDS 2005 quy định “ Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức

(sau đây gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để

thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người


chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là

người được giám h)”. Như vậy, giám hộ là một hình thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự. Người giám hộ phải đáp ứng đủ những điều kiện nhất định và phải

thực hiện các quyền và nghĩa vụ

theo luật định để

bảo vệ

quyền lợi cho

người được giám hộ, đồng thời họ

cũng có thể

phải gánh chịu những hậu

quả bất lợi về tài sản trong khi thực hiện việc giám hộ của mình trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người mà mình giám hộ gây ra cho người khác.

2.3.1. Trường hợp người được giám hộ thiệt hại

là người chưa thành niên gây

Theo quy định của pháp luật thì “người chưa thành niên mà không còn cha mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của

cha, mẹ

hoặc cha, mẹ

không đủ

điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa

thành niên đó và nếu cha, mcó yêu cu” (điểm a khoản 2 Điều 58 BLDS) thì cần có người giám hộ. Do vậy, với người chưa thành niên vẫn còn cha, mẹ và cha, mẹ của họ không rơi vào các trường hợp nêu trên thì đương nhiên họ là ®¹i diÖn của con họ và thiệt hại do người chưa thành niên gây ra họ sẽ và phải bồi thường còn cách thức bồi thường thì như đã phân tích ở mục 2.2.

Trong trường hợp cha mẹ của người chưa thành niên rơi vào các trường

hợp nêu ở điểm a khoản 2 điều 58 BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường

thiệt hại sẽ được thực hiện như sau:

Trước hết là trách nhiệm của anh cả, chị cả đã thành niên đủ điều kiện để làm người giám hộ. Nếu anh cả, chị cả không đủ điều kiện để làm người

giám hộ thì người tiếp theo đã thành niên phải làm người giám hộ. Trong

trường hợp không có anh, chị hoặc anh, chị không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì ông, bà nội, ông, bà ngoại là người giám hộ. Nếu những người

nêu trên không có hoặc không đủ

điều kiện để

làm người giám hộ

thì bác,

chú, cậu, cô, dì là người giám hộ. Tất cả những người nêu trên là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên. Và nếu không có người làm giám hộ đương nhiên thì sẽ phải cử giám hộ. Tuy nhiên, dù là giám hộ đương nhiên hay là giám hộ cử thì đều có quyền dùng tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra, chỉ trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Cho phép người giám hộ được sử dụng tài sản của người được giám

hộ để

bồi thường nếu người giám hộ

gây ra thiệt hại phải chăng là nhằm

khuyến khích hoạt động giám hộ, đặc biệt là đối với giám hộ cử. Và việc quy

định cho người giám hộ

trước tiên được sử

dụng tài sản của người được

giám hộ để bồi thường là một điểm khác biệt so với bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây ra mà còn cha mẹ, trường hợp này

trách nhiệm đầu tiên và trách nhiệm chính là thuộc về

cha, mẹ

của người

chưa thành niên dưới 15 tuổi. Bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên được giám hộ gây ra lại gần giống với trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại nhưng khác một điểm là trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại thì trách nhiệm thuộc về người giám hộ còn người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà gây thiệt hại thì trách nhiệm chính đầu tiên thuộc về họ, sau đó nếu họ không đủ tài sản để bồi thường thì mới lấy tài sản của cha, mẹ họ. Như vậy, giả sử người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà đang được giám hộ gây thiệt hại thì trách nhiệm chính thuộc về ai? Điều 606 khoản 3 BLDS quy định chung cho người chưa thành niên đang được giám hộ gây thiệt hại cho người khác mà không có sự phân biệt độ tuổi như trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại mà còn cha mẹ. Theo điều luật này thì trách nhiệm thuộc về người được giám hộ chỉ khác chỗ là đầu tiên họ được lấy tài sản


của người gây thiệt hại để bồi thường nhưng nếu người này không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì trách nhiệm lại thuộc về họ. Có gì đó không được thỏa đáng trong trường hợp bồi thường thiệt hại do người chưa thành từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra khi người này ở vào hai địa vị khác nhau: một là còn cha, mẹ, hai là họ đang được người khác giám

hộ? Một điểm khác biệt nữa khi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do người chưa thành niên gây ra mà người gây thiệt hại còn cha, mẹ và người gây thiệt hại đang là người được giám hộ đó là: người giám hộ có thể giải trừ trách nhiệm của mình bằng cách chứng minh mình không có lỗi trong việc giám hộ, khoản 3 Điều 606 quy định rõ “nếu người giám hchng minh

được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của

mình ra để bi thường” vậy trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về ai? Người được giám hộ sẽ phải tiếp tục bồi thường khi có tài sản

hay không? Điều này pháp luật không có quy định cho nªn ph¶i ¸p dông

nguyªn t¾c chung lµ: NÕu ngêi ®îc gi¸m hé lµ ngêi tõ ®đ 15 tuæi ®Õn cha ®đ 18 tuæi th× tr¸ch nhiÖm båi thêng thuéc vÒ ngêi ®îc gi¸m hé; NÕu ngêi ®îc gi¸m hé lµ ngêi díi 15 tuæi th× kh«ng ai ph¶i båi thêng, v× vËy ngêi bÞ thiÖt h¹i ph¶i chÞu rđi ro. Ngược lại việc chứng mình rằng mình không có lỗi không đặt ra đối với cha, mẹ của người chưa thành niên gây thiệt hại, trong mọi trường hợp họ không thể loại trừ được trách nhiệm bồi thường của mình nếu con của họ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thiệt hại đã gây ra.

2.3.2. Trường hợp người được giám hộ dân sự gây thiệt hại cho người khác

là người mất năng lực hành vi

Mất năng lực hành vi dân sự là

“khi một người do bị

bệnh tâm thần

hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí