bồi thường. Đương nhiên một thiệt hại không chắc chắn và chỉ mang tính giả định thì không thể được xem xét để bồi thường.
Qua những phân tích trên cho thấy khi tính toán đến thiệt hại nhà làm luật không chỉ tính đến những thiệt hại trực tiếp xảy ra mà còn tính đến cả những thiệt hại gián tiếp. Nhưng khi tính đến những thiệt hại gián tiếp cần phải xem xét thật kỹ mối quan hệ giữa thiệt hại gián tiếp với những thiệt hại trực tiếp đã xảy ra.
Liên quan đến việc xác định bồi thường thiệt hại thì việc thiệt hại đã được đền bù chưa cũng là một vấn đề phức tạp để. Hiển nhiên nếu một thiệt hại đã được bồi thường rồi thì người bị thiệt hại không thể khởi kiện để đòi bồi thường một lần nữa. Song trên thực tế để xác định xem một thiệt hại đã
được bồi thường chưa không đơn giản chút nào. Vấn đề trường hợp bảo hiểm.
được đặt ra trong
BLDS Việt Nam quy định về quan hệ bảo hiểm gồm có ba loại gồm có bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tính mạng và bảo hiểm tài sản.
Đối với quan hệ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nếu nạn nhân người bị thiệt hại đã được công ty bảo hiểm bồi thường thì không thể kiện người gây ra thiệt hại để đòi bồi thường thêm một lần nữa vì khi công ty bảo hiểm bồi thường cho nạn nhân là họ đã đại diện cho người gây ra thiệt hại. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn trong trường hợp bảo hiểm tính mạng và bảo hiểm tài sản.
Khi có thiệt hại xảy ra người đựơc bảo hiểm đã được công ty bảo hiềm bồi thường rồi thì có được tiếp tục yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi
thường nữa không? Và số
Có thể bạn quan tâm!
- Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt Nam - 1
- Phân Biệt Trách Nhiệm Dân Sự Sự Theo Hợp Đồng
- Năng Lực Bồi Thường Thiệt Hại Theo Pháp Luật Việt Nam Trước Năm1995
- Năng Lực Bồi Thường Thiệt Hại Của Người Chưa Thành Niên
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
tiền mà công ty bảo hiểm đã chi trả
cho người
được bảo hiểm có phải là một khoản bồi thường thiệt hại hay không?
Số tiền mà công ty đã chi ra cho người bị thiệt hại thì công ty có quyền đòi người gây ra thiệt hại phải thanh toán cho mình số tiền đó không? Điều
này đã được giải quyết theo Điều 577 của BLDS 2005 về chuyển yêu cầu
hoàn trả: “Trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được
bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mình đã trả”. Cũng theo quy định của điều luật này thì người được bảo hiểm có quyền yêu cầu bồi thường thêm khoản chênh lệch mà người bảo hiểm hoặc người gây thiệt hại bồi thường.
Thứ hai là thiệt hại về tinh thần
Không có một khái niệm nào đựơc đưa ra giải thích thế nào là “thiệt hại về tinh thần” chúng ta chỉ có thể hiểu một cách khái quát thiệt hại tinh thần là sự xâm phạm vào các giá trị tinh thần, tình cảm như là sự mất danh dự, tạo nên những đau thương…Pháp luật dân sự không có một quy định nào cụ thể về vấn đề này, khoản 3 Điều 307 quy định một cách khái quát: “Người gây thiệt hại tính thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị hại”.
Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, bởi vì những thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất không thể cân, đo, đong, đếm được, cũng không có một công
thức chung để quy ra tiền áp dụng cho các trường hợp. Suy cho đến cùng
những bù đắp về tình thần chỉ mang tính chất an ủi, động viên đến người bị thiệt hại mà thôi. Có thể nói đây là một vấn đề khó, cho đến nay về cơ bản các nhà làm luật vẫn chưa ban hành được văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Nói về thiệt hại tính thần có hai quan điểm khác nhau về vấn đề bồi thường: quan điểm thứ nhất cho rằng thiệt hại về tinh thần là thiệt hại không thể bù đắp được vì thiệt hại về tinh thần như mất đi người thân, tình cảm bị xúc phạm… những tổn thất này đều vô giá không thể quy đổi ra thành tiền được, quan điểm thứ hai lại cho rằng thiệt hại dù là vật chất hay tinh thần
đều phải bồi thường vì những thiệt hại tính cho đến cùng thì cũng chỉ mang
tính tương đối mà thôi. Ngay cả
thiệt hại về
vật chất nói là có thể
tính ra
thành tiền được nhưng mọi sự
đền bù cũng chỉ
mang tính khắc phục, sửa
chữa làm sao có thể để
nó trở
lại nguyên gốc của trạng thái ban đầu như
trước khi chưa bị thiệt hại. Mỗi một quan điểm đều có cách luận giải riêng của mình nhưng giả sử ta cho rằng quan điểm thứ nhất là hợp lý thì chẳng lẽ người bị gây hại phải đương nhiên gánh chịu những tổn thất do người khác gây ra cho mình hay sao? Như vậy phải chăng là quá thiệt thòi cho người bị gây hại, mà người có lỗi thì lại không phải gánh vác một trách nhiệm gì cả. Theo quan điểm hai sẽ hợp lý hơn, dù rằng những thiệt hại về tinh thần tuy là khó có thể tính toán được nhưng xét trên một phương diện nào đó thì việc được đền bù phần nào sẽ an ủi người bị hại và cũng là cơ hội cho người gây ra thiệt hại chuộc lỗi. Mặt khác nếu xem xét một cách khoa học thì bên cạnh sự biểu hiện vô hình của những thiệt hại về tinh thần làm cho mọi tính toán thiệt hại trở nên khó khăn vẫn còn một số căn cứ có thể tính toán được để buộc người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị hại. Đây là những thiệt hại phát sinh từ những tổn thất về tinh thần (ví dụ như thu nhập bị mất vì phải nghỉ việc, chi phí để thay đổi môi trường sống và sinh hoạt). BLDS 2005 cũng đã quy định việc bồi thường thiệt hại tinh thần tại các điều: Điều 609, Điều 610, Điều 611 nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân. Đó là những thiệt hại phần nào còn tính toán được còn những thiệt hại thuần tuý về tính thần không thể tính toán được thì sự bù đắp chỉ là tượng trưng, vì vậy cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc cần phải thận trọng để có thể đưa ra một quyết định thật sự thoả đáng. Một điểm cần lưu ý về thiệt hại tinh thần, đây là những thiệt hại gắn liền nhân thân của người bị hại và
không thể chuyển giao quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do đó chỉ có
người bị thiệt hại mới có quyền hưởng bồi thường. Tuy nhiên đối với người gây ra thiệt hại thì khác, nếu người gây ra thiệt hại chết mà không thực hiện
được nghĩa vụ về tài sản của mình thì theo quy định của khoản 1 Điều 173
“Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản
trong phạm vi di sản do người chết để khác”.
lại, trừ
trường hợp có thỏa thuận
*Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là
quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác và không được thực hiện bất cứ một hành vi nào xâm phạm đến các quyền đó. Theo đó Điều 604 của BLDS 2005 có thể được hiểu là: hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín , tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Việc xâm phạm và gây thiệt hại có thể là hành vi trái pháp luật
hình sự, hành chính, dân sự, kể cả đường lối chính sách của Đảng, Nhà
nước, các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư. Có nghĩa là để coi là hành vi trái pháp luật thì bắt buộc là hành vi đó phải vi phạm một quy định pháp luật cụ thể. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
thì hành vi vi phạm bất cứ quy định của luật nào mà xâm phạm đến các
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì hành vi đó là trái pháp luật.
Hành vi trái pháp luật có thể là hành vi xâm phạm đến các quyền tài
sản hoặc các quyền nhân thân. Khi xâm phạm đến các quyền về tài sản có nghĩa là xâm phạm đến các quyền về sở hữu, các quyền khác về vật còn xâm phạm đến các quyền nhân thân có nhiều biểu hiện khác nhau như xâm phạm đến đời tư, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín… Là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, hành vi gây thiệt hại phải trái pháp luật, như vậy nếu
hành vi có gây ra thiệt hại nhưng không trái pháp luật thì trách nhiệm bồi thường sẽ không đặt ra. Trên thực tế có nhiều trường hợp chủ thể đã gây ra thiệt hại nhưng hành vi gây ra thiệt hại không phải là vi phạm pháp luật mà là
hành vi hợp pháp nếu hành vi đó được thực hiện theo nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc nghề nghiệp buộc họ phải làm như vậy. Trong các trường hợp này, trách nhiệm bồi thường không được đặt ra đối với người gây thiệt hại. Ngoài ra, người gây thiệt hại không phải bồi thường trong trường hợp phòng
vệ chính đáng, tình thế
cấp thiết hoặc theo yêu cầu của người bị
hại. Tuy
nhiên, nếu vượt quá giới hạn nêu trên thì người gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường.
* Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật. Đây chính là mối quan hệ của sự vận động nội tại, trực tiếp và về nguyên tắc nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác định. Theo Điều 604 của BLDS thì có thể thấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ…là nguyên nhân và “thiệt hại” là hậu quả của hành vi đó.
Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân làm phát sinh thiệt hại cho nên hành vi đó bao giờ cũng xuất hiện trước thiệt hại. Mối quan hệ nhân quả là một vấn đề phức tạp bởi lẽ một thiệt hại xảy ra có thể là do tác động của một hoặc của nhiều hành vi trái pháp luật và một hành vi trái pháp luật cũng có thể gây ra nhiều thiệt hại.
Trong trường hợp thiệt hại do nhiều nguyên nhân gây ra thì xác định đâu là nguyên nhân chính hay tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại quả thật là phức tạp. Ở đây phải xác định xem hành vi nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Cũng có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra lại là do một hành vi trái pháp luật khác xen vào chứ không phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh gây thiệt hại. (Ví dụ A dùng dao đâm B bị thương, trên đường đi cấp cứu B lại bị xe của C đâm phải gây trấn thương
sọ não dẫn đến tử
vong. Kết quả
giám định pháp y cho thấy B chết không
phải là do A đâm vì vết thương của A đâm vẫn có thể cứu chữa được nếu B
được cấp cứu kịp thời ( không bị xe của C đâm) ). Như vậy, tuy hành vi của A có chứa đựng khả năng gây thiệt hại đến tính mạng của B nhưng khả năng này chưa kịp phát huy thì hành vi trái pháp luật của C lại xen vào phá vỡ đi khả năng đó và tạo ra một quan hệ mới và trong quan hệ này thì hành vi trái pháp luật của C trực tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng cho B.
Trường hợp một nguyên nhân có thể gây ra nhiều thiệt hại thì cần phải xác định rõ xem kết qủa nào là hậu quả trực tiếp do nguyên nhân là hành vi trái pháp luật gây ra. Trong trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng chúng ta biết rằng trái hộ chỉ phải bồi thường về những khoản được coi là hậu quả
trực tiếp của sự vi phạm. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong trách
nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, tuy nhiên, thiệt hại trực tiếp ở đây không nhất thiết phải là hậu quả ngay lập tức của nguyên nhân gây thiệt hại mà chỉ cần là hậu quả tất nhiên của hành vi gây thiệt hại.
Tóm lại việc xác định mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết qủa giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất phức tạp và dễ dẫn đến những sai lầm vì vậy khi xem xét mối quan hệ này cần hết sức thận trọng, phải thu thập đầy đủ các tài liệu và chứng cứ, đánh giá một cách toàn diện đối với vấn đề đang giải quyết để có thể đưa ra một kết luận chính xác, xác định đúng người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
* Người gây thiệt hại có lỗi
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Xét về bản chất lỗi được các ngành luật xác định nhau. Đó là chính là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, tránh được thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có
lỗi. Như vậy, lỗi là trạng thái tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện.
Việc áp dụng lỗi làm căn cứ để xác định trách nhiệm được BLDS 2005 quy định tại Điều 308 trong đó nhấn mạnh lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều 308 khoản 2 cũng chia lỗi thành hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý được quy định như sau: “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn
hoặc tuy không mong muốn nhưng để
mặc cho thiệt hại xảy ra”. Về
mặt
khách quan, quy định này đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận
thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện
cho dù người thực hiện hành vi có thái độ mong muốn hoặc không mong
muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra. Do vậy, người đó
phải chịu trách nhiệm trước hành vi có lỗi cố
ý của mình. Xét về
mặt chủ
quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ là mong muốn có thiệt hại xảy ra, hai là không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra. Mức độ thể hiện ý chí hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường. Tại khoản 2, Điều 308 quy định về khái niệm lỗi vô ý: “Vô ý gây
thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết hoặc có thể thấy trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng lại cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”. Người gây thiệt
hại đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra nhưng đã họ
không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra
do đó dù là vô ý thì họ cũng phải chịu trách nhiệm trước hậu quả xảy ra. Việc phân chia thành lỗi vô ý và lỗi cố ý có ý nghĩa như thế nào trong trách nhiệm
dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói
riêng? Để hiểu rõ vấn đề này ta sẽ đi vào so sánh lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tương quan với lỗi trong trách nhiệm hình sự. Trong trách nhiệm hình sự lỗi và mức độ lỗi có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội danh và định khung hình phạt nên bắt buộc phải có sự phân biệt chi tiết các mức độ khác nhau của hình thức lỗi. Nhưng trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì không như vậy, ngay
Điều 604 của BLDS cũng đã quy định rằng: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích khác của cá nhân, xâm phạm đến danh dự, uy tín, tài sản của
pháp nhân hoặc của chủ
thể
khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Theo điều luật này thì dù là lỗi cố ý hay lỗi vô ý mà để thiệt hại xảy ra thì đều phải bồi thường và mức bồi thường cũng không phụ thuộc vào hình thức lỗi. Như vậy, dù có sự phân chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý nhưng ý nghĩa của sự phân chia này thì dường như không tồn tại. Điều này thể hiện rõ trong các
quy định của BLDS 2005 về phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
ngoại trừ khoản 2 Điều 615 có nhắc đến lỗi cố ý của người dùng rượu hoặc
chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng
nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Và khoản 2 Điều 605 quy định về việc người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại thì việc phân chia lỗi không được thể hiện trong các quy định khác của mục này.
Tóm lại vấn đề hình thức lỗi, mức độ lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm bồi