phải tự bồi thường”. Theo quy định này khi gây ra thiệt hại thì trách nhiệm chính về việc bồi thường là của chính người đã gây ra thiệt hại.
Người từ đủ 18 tuổi nếu không rơi vào các trường hợp quy định tại
Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật Dân sự 2005 thì xét về cơ bản tâm sinh lý của họ đều đã phát triển một cách hoàn thiện. Họ hoàn toàn có đầy đủ khả
năng để
nhận thức về sự
vật, sự
việc và tự
quyết định về
hành động của
Có thể bạn quan tâm!
- Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt Nam - 2
- Phân Biệt Trách Nhiệm Dân Sự Sự Theo Hợp Đồng
- Năng Lực Bồi Thường Thiệt Hại Theo Pháp Luật Việt Nam Trước Năm1995
- Năng Lực Bồi Thường Thiệt Hại Của Người Từ Đủ 15 Tuổi Đến Dưới 18 Tuổi
- Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt Nam - 7
- Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật Dân sự Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
mình, hay nói một cách khác nhận thức của họ đã phát triển và đạt đến một mức độ nhất định để có thể nhận biết về thế giới khách quan. Họ có nghĩa vụ phải biết trước những hành vi của mình sẽ đem lại những hậu quả như thế nào, đó là hành vi có lợi cho xã hội hay gây hậu quả bất lợi cho người khác và hậu quả xấu cho xã hôi. Nhận thức được những việc mình làm, họ có quyền lựa chọn cách xử sự trước những sự kiện xảy ra trong xã hội, nếu họ lựa chọn hành vi gây thiệt hại cho người khác trong khi hoàn toàn có thể hành động theo một cách khác không gây bất lợi cho người khác và cho xã hội thì họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người từ đủ 18 tuổi gây ra là trách nhiệm của họ là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật. Người từ đủ 18 tuổi là người đã thành niên và có đủ điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật do vậy, họ hoàn toàn đủ năng lực để tham gia và trở thành chủ thể của quan hệ bồi thường thiệt hại và nếu là người gây ra thiệt hại thì họ hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm bồi thường. Ở độ tuổi này họ đã có đầy đủ năng lực tham gia vào các quan hệ lao động nên xét trên một bình diện chung nhất thì những người này đã có thu nhập và cũng có khả năng tạo ra thu nhập để thực hiện nghĩa vụ của mình.
Xác định trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại (từ đủ 18
tuổi) có nghĩa là dù người gây thiệt hại bị rơi vào tình trạng tài sản như thế nào đi nữa thì cũng không thể loại trừ được nghĩa vụ của mình. Có rất nhiều
trường hợp sau khi gây ra thiệt hại và phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì người gây ra thiệt hại lại không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng đây là trách nhiệm của họ nên không thể chuyển giao cho người khác và người khác cũng không có nghĩa vụ phải thực hiện thay cho họ (trừ trường hợp người nhà của họ hoặc có người khác tự nguyện thay họ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại). Do vậy nếu người gây thiệt hại tại thời điểm hiện tại không có khả năng về tài sản để thực thi nghĩa vụ của mình thì nghĩa vụ này sẽ phải tiếp tục thực hiện sau khi họ có tài sản. Nhưng một vấn đề được đặt ra là nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là phải bồi thường kịp thời và toàn bộ, mục đích của nguyên tắc này là nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bị thiệt hại, là nhằm làm sao để khắc phục một cách nhanh chóng và kịp thời thiệt hại đã xảy ra. Vậy nếu người gây ra thiệt hại không có đủ khả năng tài chính để bồi thường thì nguyên tắc này cũng khó mà thực hiện được. Và nếu như tình trạng này của người gây thiệt hại cứ kéo dài mãi thì đâu là giải pháp tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại. Khi quyết định trách nhiệm bồi thường đối với trường hợp này nên chăng hãy động viên người thân của những người này thay họ đứng ra thực hiện trách nhiệm bồi thường và sự bồi thường này phải dựa trên tinh thần tự nguyện của họ, cơ quan có thẩm quyền không được ép buộc người thân của người gây thiệt hại phải bồi thường vì đây không phải là trách nhiệm của họ.
2.2. Năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên
Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp
luật thì đây là những người hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự (người
dưới 6 tuổi) hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay nói cách khác là chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần (người từ đủ 6 đến dưới 18 tuổi). Những người này không có hoặc không đủ năng lực để tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại dù rằng thiệt hại đó là do bản thân họ gây. Trong độ tuổi này các chủ thể chưa có khả năng nhận thức hoặc chưa nhận thức một cách
đầy đủ
và chính xác về
những việc mình đã làm cũng như
chưa nhận thức
được một cách sâu sắc về những thiệt hại có thể xảy ra do hành vi của mình. Do vậy, nếu những người này gây ra thiệt hại thì phải có người đứng ra đại diện cho họ để thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
Mặc dù cùng nằm trong nhóm tuổi người chưa thành niên nhưng việc quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 18 tuổi gây ra lại không giống nhau trong mọi trường hợp. Trong nhóm tuổi này việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại có sự phân biệt giữa hai độ tuổi khác nhau là người chưa thành niên dưới 15 tuổi và người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
2.2.1. Năng lực bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi
Như đã nói ở trên, người chưa thành niên dưới 15 tuổi là người chưa có năng lực hành vi dân sự (dưới 6 tuổi) hoặc năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi). Về nguyên tắc thì những người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại và người chưa thành niên đó còn cha
mẹ thì cha mẹ buộc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và tham gia tố tụng
dân sự với tư cách là bị đơn. Trong trường hợp này thì người có trách nhiệm chính và chủ yếu phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường chính là cha, mẹ của người đã gây ra thiệt hại, vì theo quy định của pháp luật “người chưa thành niên từ đủ 6 đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ trường hợp giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có
quy định khác”
(Điều 20 khoản 1 BLDS 2005) còn
“người chưa đủ
6 tuổi
không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi
phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” (Điều 21 BLDS
2005). Những người chưa thành niên dưới 15 tuổi không những chưa có năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ mà những người này còn chưa có năng lực hành vi lao động để tham gia vào các quan hệ lao
động để tạo ra thu nhập và có tài sản riêng. Vì vậy, phần lớn những người
nằm trong độ
tuổi này không có tài sản và khả
năng kinh tế
độc lập để tự
chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cha, mẹ của người gây ra thiệt hại được quy định rõ tại khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 “Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại”. Thực tiễn xét xử
của cơ
quan Tòa án có thẩm quyền là những
minh chứng xác thực cho quy định này:
Ví dụ: Vụ
án hình sự
xét xử
các bị
cáo Nguyễn Tuấn Anh sinh ngày
24/4/1992; Hoàng Văn Lê sinh năm 1987; Nguyễn Thế Trung sinh năm 1982; Nguyễn Văn Việt sinh năm 1988 về tội cướp giật tài sản và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có của Tòa án nhân dân thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nội dung vụ án như sau: Khoảng 15 giờ ngày 05/12/2006 Hoàng Văn Lê
sinh năm 1987 ở Sóc Sơn Hà Nội đi xe máy Dream BKS 99H2 7863 trở
Nguyễn Tuấn Anh sinh ngày 24/4/1992 cùng ở Sóc Sơn Hà Nội, còn Nguyễn Thế Trung sinh năm 1982 ở Đông Anh Hà Nội đi xe máy WAVE BKS 12F6
4436 trở
Nguyễn Văn Việt sinh ngày 06/6/1988
ở Sóc Sơn Hà Nội đi từ
Đông Anh đến thị xã Phúc Yên với mục đích trộm cắp xe máy. Khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày cả bốn tên đi trên đoạn đường 301 từ trung tâm thị xã Phúc Yên đi phường Xuân Hòa thị xã Phúc Yên. Tuấn Anh quan sát thấy chị Đàm Thị Hà sinh năm 1969 ở phường Trưng Trắc, thị xã Phúc Yên trả tiền mua
xăng ở xã Nam Viên và ngồi sau xe máy do anh Nguyễn Xuân Cương sinh
năm 1961 ở phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên điều khiển xe chạy cùng chiều vào Xuân Hòa. Quan sát thấy chiếc túi xách của chị Hà để trên yên xe giữa chị Hà và anh Cương, Tuấn Anh nảy sinh ra ý định cướp giật và bảo Lê điều khiển xe máy đi chậm lại phía sau xe anh Cương, Lê đồng ý. Khi đến khu vực hồ Tam Giác phường Xuân Hòa, Tuấn Anh bảo Lê ép sát xe máy của
anh Cương rồi Tuấn Anh dùng tay giật chiếc túi xách của chị Hà, trong túi xách có một chiếc điện thoại Nokia 6110, 2.300.000 đồng, một đăng ký xe máy … và một số giấy tờ tuỳ thân khác. Giật được tài sản Lê cho xe chạy với tốc độ cao vào hồ Đại Lải, còn Trung điều khiển xe máy chạy theo. Lê đi đến hồ Đại Lải thì dừng xe kiểm tra túi xách, lúc này xe của Trung cũng vừa đến, kiểm tra túi xách xong cả bọn đi về phía Đông Anh Hà Nội. Tại đây, Tuấn Anh chia cho Nguyễn Thế Trung 500.000 đồng chia cho Việt và Lê mỗi người
300.000 đồng, còn lại Tuấn Anh tiêu hết.
Đến ngày 7/12/2006 Tuấn Anh cùng Việt đem chiếc điện thoại bán cho một cửa hàng ở Đông Anh được 1.000.000 đồng Tuấn Anh và Việt tiêu hết
Ngày 15/6/2007 Hội đồng giám định thị xã Phúc Yên đã xác định trị giá chiếc điện thoại của chị Hà là 2.000.000 đồng
Đối với chiếc xe máy BKS 99H2 7863 xác định là xe máy do Lê cùng Tuấn Anh trộm cắp mà có. Còn chiếc xe máy BKS 12F6 4436 là do Việt trộm cắp mà có.
Tại bản án hình sự sơ thẩm 57/2007/HSST ngày 31/8/2007 của Tòa án
sơ thẩm đã quyết định và tuyên bố
các bị
cáo Tuấn Anh và Lê phạm tội
“cướp tài sản” Thế Trung và Việt phạm tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” và áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt cho các bị cáo.
Bên cạnh trách nhiệm hình sự
mà các bị
cáo phải chịu Tòa án cũng
quyết định mức bồi thường thiệt hại (ở phần bồi thường này chì nhắc đến vấn đề bồi thường thiệt hại của Nguyễn Tuấn Anh vì khi phạm tội Nguyễn Tuấn Anh mới chỉ có 14 tuổi, 7 tháng, 6 ngày đang trong độ tuổi của người chưa thành niên dưới 15 tuổi).
` Hội đồng xét xử
đã áp dụng khoản 1 Điều 42 của Bộ
luât hình sự,
điểm b khoản 2 Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự, khoản 1 Điều 605 và khoản 2 Điều 606 của Bộ luật Dân sự 2005 buộc ông Nguyễn Văn Lê bố đẻ
của Nguyễn Tuấn Anh, người đại diện hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Tuấn
Anh phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho chị Đàm Thị Thu Hà 2.200.000 đồng.
Quyết định bồi thường thiệt hại trên của Tòa án đã cụ thể hóa quy định về năng lực bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 606 của Bộ luật Dân sự. Rõ ràng người gây ra thiệt hại là Nguyễn Tuấn Anh nhưng do Nguyễn Tuấn Anh mới có 14 tuổi, 7 tháng, 6 ngày đang ở độ tuổi của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, nên cha, mẹ của Tuấn Anh phải là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con của mình gây ra cho người khác, do lỗi không thực hiện trách nhiệm quản lý của mình. Cụ thể ở đây Tòa án đã tuyên buộc ông Nguyễn Văn Lê (bố của Nguyễn Tuấn Anh) phải bồi thường mà không phải là bị cáo người đã gây ra thiệt hại. Trong vụ án này bị cáo chỉ
phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi phạm tội của mình còn trách
nhiệm bồi thường thì thuộc về cha bị cáo.
Như vậy, tuy người gây ra thiệt hại là Nguyễn Tuấn Anh nhưng ông Nguyễn Văn Lê là cha của bị cáo là người đại diện hợp pháp cho bị cáo và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra. Điều này hoàn toàn hợp lý và có căn cứ pháp luật. Mặc dù ông Nguyễn Văn Lê không phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại nhưng lại có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra. Lỗi của ông Lê ở đây là lỗi gián tiếp, lỗi suy đoán, do ông
Lê đã không làm tròn bổn phận quản lý, giáo dục con cái của mình để chưa thành niên gây ra thiệt hại cho người khác.
con
Nghiên cứu về năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành
niên dưới 15 tuổi ngoài việc pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cha mẹ của người gây thiệt hại thì tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định “nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi
thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi
thường phần còn thiếu”. Về nguyên tắc người chưa thành niên dưới 15 tuổi
gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về cha, mẹ của người đã gây ra thiệt hại. Việc pháp luật quy định cho phép cha, mẹ có thể dùng tài sản của
con chưa thành niên để bồi thường phần còn thiếu là nhằm mục đích thực
hiện nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải “toàn bộ và kịp thời” để đảm bảo
quyền lợi cho người bị thiệt hại, bởi trong nhiều trường hợp người chưa
thành niên tuy chưa tự làm được ra tài sản nhưng lại được thừa kế, được
tặng cho tài sản. Và việc cho phép cha, mẹ của người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại được phép lấy tài sản của con họ để bù vào phần bồi thường còn thiếu không có nghĩa người chưa thành niên phải “liên đới” cùng cha, mẹ để bồi thường thiệt hại.
Một vấn đề nữa được đặt ra là thời điểm mà pháp luật quy định cho
cha, mẹ của người chưa thành niên được lấy tài sản của họ để bồi thường phần còn thiếu là thời điểm nào? Là thời điểm người chưa thành niên gây thiệt hại hay là thời điểm Tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường. Đặt giả sử vào thời điểm mà người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì họ không có tài sản riêng đồng thời cha, mẹ của những người này cũng không có hoặc không đủ tài sản để bồi thường. Đến thời điểm mà Tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường thì người chưa thành niên đã có tài sản riêng nhưng
cha, mẹ họ
lại không có tài sản để
bồi thường thì có thể
lấy tài sản của
người chưa thành niên để
bồi thường hay không? Điều này Bộ
luật dân sự
không quy định rõ, nhưng nên hiểu rằng nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chỉ
phát sinh khi người chưa thành niên gây thiệt hại, nếu như sau khi thiệt hại xảy ra ngay lập tức cha, mẹ của người chưa thành niên thực hiện việc khắc phục, bù đắp một cách đầy đủ thiệt hại đã xảy ra thì sẽ không làm phát sinh trách nhiệm của người chưa thành niên. Do vậy, việc quy định “nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản thì lấy tài sản đó bồi thường phần còn thiếu” (khoản 2 Điều 606) là thời điểm Tòa quyết định trách nhiệm bồi thường mà không phải là thời điểm
người chưa thành niên gây ra thiệt hại. Nếu ở thời điểm mà Tòa án quyết
định trách nhiệm bồi thường nhưng cha, mẹ không đủ tài sản để bồi thường đồng thời người chưa thành niên cũng không có tài sản riêng để bồi thường
thì trách nhiệm bồi thường sẽ
vẫn thuộc về
cha, mẹ
của người đã gây ra
thiệt hại. Trong mọi trường hợp, dù người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại có hay không có tài sản bồi thường thì trách nhiệm bồi thường vẫn phải được xác định là của cha, mẹ của người chưa thành niên đã gây ra thiệt hại mà không phải là của họ.
Việc người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì không phải trong mọi trường hợp cha, mẹ của người gây ra thiệt hại đều phải chịu trách nhiệm bồi thường, đó là trường hợp “người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra” (khoản 1 Điều 621). Thời gian mà ngươi dưới 15 tuổi học tại trường học chính là thời gian mà theo quy định của nghề nghiệp trường học phải có trách nhiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên dưới 15 tuổi, do vậy trong thời gian người người dưới 15 tuổi học tại trường học mà gây ra thiệt hại thì nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường vì nhà trường đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc quản lý và giáo dục học sinh. Tuy nhiên, nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý và
trong việc để thiệt hại xảy ra thì trường học sẽ không phải bồi thường và
trong trường hợp này thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc chứng minh không có lỗi để giải trừ trách nhiệm bồi thường là nghĩa vụ của nhà trường và việc chứng minh này không dễ chút nào vì thông thường lỗi trong các trường hợp này là lỗi suy đoán. Trong thời gian học tại trường mà người dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì suy đoán là nhà trường đã không thực hiện tốt chức năng quan lý của họ.