Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Kết quả nhận thức của cán bộ quản lý của trường PTDTBT tiểu học về tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt

động dạy học môn Tiếng Việt 51

Bảng 2.2. Kết quả điều tra quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt

của giáo viên 52

Bảng 2.3. Quản lý giờ dạy lên lớp của giáo viên 53

Bảng 2.4. Thống kê kết quả học tập môn Tiếng Việt giai đoạn 2016-2018 57

Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra về hoạt động học tập của học sinh 58

Bảng 2.6. Thực trạng quản lý phương tiện và các điều kiện phục vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

hoạt động giảng dạy 60

Bảng 2.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 61

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 2

Bảng 2.8. Nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh 62

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của nhà nước, được ưu tiên trước nhất thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu "then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài, phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng" phát triển và nâng cao nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước.

Từ nhu cầu phát triển nhân lực của xã hội theo xu thế hội nhập, nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt nói riêng là nhiệm vụ cơ bản và thường xuyên của các nhà trường. Xã hội đặt hàng cho ngành giáo dục nguồn nhân lực có khả năng sử dụng vốn tiếng Việt một cách thành thạo, am hiểu sâu sắc khoa học, vận dụng một cách linh hoạt, thành thạo trong giao tiếp cũng như trong các môn khoa học xã hội khác và mở rộng, giới thiệu tiếng Việt và bản sắc văn hóa dân tộc thông qua ngôn ngữ tới nhiều quốc gia khác trên thế giới, giúp con người có hiểu biết sâu sắc hơn về nền văn hóa việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính mình.

Nghe, nói, đọc, viết là những hoạt động ngôn ngữ khác nhau của con người trong đó đọc là hoạt động quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học, có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.

Môn Tiếng Việt trong chương trình học tập ở bậc tiểu học nói chung nói riêng có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, trong đó phân môn tập đọc cho học sinh có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình môn Tiếng Việt. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Việc dạy học sẽ giúp các em hiểu bài hơn, bồi dưỡng các em biết yêu cái thiện, cái đẹp, tránh xa cái ác, đồng thời dạy cho các em biết suy nghĩ lôgíc cũng như biết tư duy hình ảnh. Phân môn tập đọc có nhiệm vụ phát triển năng lực, trí tuệ, những phẩm chất tốt đẹp của người học sinh. Rèn luyện tư duy giáo dục thẩm mĩ và giáo dục các em lòng yêu quý giữ gìn Tiếng Việt. Trên cơ sở đó tạo điều kiện để các em học tập các môn học khác để phát triển toàn diện. Việc giảng dạy Tập đọc với mong muốn giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách chủ động, tích cực giúp các em phát triển vốn từ, đọc hiểu và tiến tới đọc hay. Học sinh yêu quý Tiếng Việt được biểu hiện trong hành động cụ thể và khả năng nói đúng, viết đúng Tiếng Việt, giáo dục đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho các em.

Qua thực tế giảng dạy năm học trước tôi nhận thấy trong giảng dạy, giáo viên đều lấy sách giáo khoa làm gốc. Điều này đúng vì sách giáo khoa là văn bản pháp lệnh của Nhà nước, nhưng chuyển tải nội dung sách giáo khoa thì lại là một vấn đề về cách dạy,cách học như thế nào để hiểu hết được nội dung của bài. Đa số giáo viên chỉ làm theo hướng dẫn giảng dạy hoặc bài soạn để dạy, sách hướng dẫn nói gì thì giáo viên làm theo như thế. Chúng ta đều biết sách hướng dẫn giảng dạy đều là tài liệu tham khảo phục vụ chung cho cả nước nên nhiều phần nói chung chưa phù hợp với học sinh của từng vùng, nhất là với các em học sinh tiểu học vùng cao thuộc huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên thì việc

nhận thức còn là một vấn đề phức tạp do ngôn ngữ Tiếng Việt của các em còn hạn chế nhiều vì vậy hiệu quả học tập của học sinh chưa cao.

Với thời gian được công tác tại huyện vùng cao biên giới với nhiều học sinh và nhiều dân tộc. Cùng với thực tế giảng dạy của giáo viên tiểu học, tôi đã thấy rõ khó khăn của các em học sinh trong việc học phân môn Tập đọc như các em còn hạn chế rất nhiều về vốn ngôn ngữ phổ thông, còn ảnh hưởng sâu sắc ngôn ngữ mẹ đẻ (Tiếng Hmông) dẫn đến việc phát âm của các em chưa chuẩn, và khi viết chính tả các em phát âm thế nào thì viết thế đó dẫn tới sai lỗi chính tả có rất ít các vốn từ và không hiểu được nghĩa của từ trong tiếng việt, các em còn nhầm lẫn giữa các dấu thanh, hạn chế rất nhiều về vốn từ, vốn Tiếng việt, ngữ pháp, chưa biết cách mở rộng vốn từ. Từ những hạn chế đó mà dẫn tới hạn chế về tâm lý như các em rất nhút nhát khi đứng trước đám đông, không dám bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể dần dần các em sẽ mất đi kỹ năng quan sát, nhận xét và đánh giá một cách tinh tế về sự vật, sự việc và một số kỹ năng khác. Với kinh nghiệm của mình, tôi đã tìm ra và áp dụng quản lý hoạt động dạy học phân môn tập đọc cho học sinh các trường tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nhằm để giúp các em có được kĩ năng sử dụng Tiếng việt tốt nhất.

Xuất phát từ những lí do trên, thấy rõ được tầm quan trọng của dạy đọc nên tôi đã chọn đề tài: "Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên". Với mong muốn phần nào giúp các em học sinh các trường tiểu học hoàn thiện về học tập, góp phần giữ gìn trong sáng của Tiếng Việt thông qua sự hoàn thiện về nghe - nói - đọc - viết Tiếng Việt một cách thành thạo.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá thực tiễn về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh các trường PTDTBT Tiểu học nhằm giúp các em có kỹ năng sử dụng tiếng việt tốt nhất, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng việt.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và kết quả học tập của học sinh các trường PTDT Bán trú tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên hiện nay.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học.

4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

5. Giả thuyết khoa học

Việc dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên còn nhiều bất cập và hạn chế. Nếu đề xuất và áp dụng một cách phù hợp và hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh, phù hợp với đặc điểm, điều kiện các trường tiểu học sẽ giúp học sinh nghe - nói - đọc - viết, và sử dụng Tiếng Việt một các thành thạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu các trường PTDT Bán trú tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

- Đối tượng khảo sát: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên, Giáo viên, học sinh của các trường PTDT Bán trú tiểu học.

- Các số liệu khảo sát: 2 năm học trở lại đây.

7. Phương pháp nghiên cứu

Gồm: Phương pháp nghiên cứu lý luận, Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp hỗ trợ, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

Các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, nghiên cứu tài liệu, văn bản.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu báo cáo sơ kết, tổng kết chuyên môn của các trường PTDT Bán trú tiểu học về Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Khảo sát, theo dõi hoạt động chuyên môn của các trường PTDT Bán trú tiểu học và kết quả học tập của học sinh trên địa bàn huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên.

Xin ý kiến chuyên gia góp ý về cách xử lý về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

- Phương pháp hỗ trợ

Lập các biểu bảng để so sánh, đối chiếu nhằm giúp ra nhận nhận xét phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Xin ý kiến, hướng dẫn cách thực hiện đề tài, kiểm nghiệm đề tài.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phần phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường PTDT Bán trú tiểu học.

Chương 2: Thực trạng về Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Chương 3: Biện pháp Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở CÁC TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ TIỂU HỌC‌

1.1. Sơ lược về nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Ở các nước trên thế giới, quản lý và quản lý hoạt động dạy học đã được đề cập từ lâu. Lúc đầu cơ sở lý luận về dạy học, quản lý hoạt động dạy học chỉ thể hiện dưới dạng một số ý tưởng của những nhà triết học, cũng như các nhà giáo dục, sau đó phát triển dần dần và hoàn thiện hơn.

Ở phương Đông cổ đại, nhất là ở Trung Hoa và Ấn độ, đã sớm xuất hiện những tư tưởng về quản lý nói chung và quản lý dạy học nói riêng. Khổng tử (551-479 TCN) cho rằng dạy học là phải "Dùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, đòi hỏi học trò phải luyện tập, phải hình thành về nề nếp, thói quen trong học tập" và phải "Học không biết chán, dạy không biết mỏi" [ 1]

Trong lĩnh vực giáo dục thời gian gần đây các tài liệu nghiên cứu về giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong nước thường đề cập đến là "dạy học lấy học sinh làm trung tâm". Có thể xem "dạy học lấy học sinh làm trung tâm" là một tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy học hiện nay. phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã khuyến khích học sinh tự học hỏi, tự phát huy sáng tạo, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn.

Phương pháp dạy học này bắt nguồn từ thế kỷ 18 với nhà giáo dục triết gia Pháp nổi tiếng Jean Jacques Rousseau. Tiếp đến là sự đóng góp của các nhà giáo dục khác như: Francis, Decroly, Pestalozzi, và Maria Montessori.

Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm với Jonham Pestalozzi

- Ông là nhà giáo dục Thụy Sĩ. Pestalozzi đã đóng góp một cách lớn lao vào việc phát triển quan điểm giáo dục hiện đại "phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm" điều này có nghĩa là tất cả các điều cần học hỏi phải hướng vào học sinh "lấy học sinh làm trung tâm" thay cho quan điểm giáo dục trước đây là "lấy giáo viên làm trung tâm". Để thực hiện phương pháp giảng dạy "lấy

học sinh làm trung tâm" này thì người thầy đóng vai trò hướng dẫn, dẫn dắt và giải thích khi cần thiết, thúc đẩy các hoạt động giáo dục, kiểm soát sự tiến triển trong quá trình học tập của từng học sinh. quan điểm dạy học này dựa trên cơ sở học tập cá nhân, học tập nhóm, học tập nghiên cứu, học tập hỗ trợ và có sự tương tác giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, tập thể... Học tập các giá trị nhân bản và học tập qua tài liệu, tiện nghi kỹ thuật...

Trong lĩnh vực giáo dục, khoa học giáo dục đã thực sự biến đổi về lượng và chất. Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lênin đã định hướng cho hoạt động giáo dục như các qui luật "Sự hình thành cá nhân con người", về "Tính qui định về kinh tế - xã hội đối với giáo dục". [ 2] Các qui luật này đặt ra yêu cầu đối với quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục trong từng bộ môn nói riêng là phải phát huy được tối đa tính ưu việt của xã hội đối với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac - Lênin, nhiều nhà khoa học giáo dục đã có những thành tựu khoa học đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học.

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam quản lý dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của người quản lý trong các cơ sở giáo dục, đồng thời là nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lý trường học. Chính vì vậy, vấn đề quản lý hoạt động dạy học luôn được các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý giáo dục đề cập trong các công trình nghiên cứu. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ yêu cầu cấp bách cũng như lâu dài là: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam" trong bối cảnh đó, giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ, phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học đặc biệt là cấp học tiểu học. Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy như: sách giáo khoa, sách tham khảo, các điều kiện vật chất của nhà trường... Mà còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên của nhà trường. dạy học là hoạt động trọng tâm của nhà trường,

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí