Kiểm Định Sự Khác Biệt Theo Trình Độ Học Vấn Của Đáp Viên

Bảng 4.31 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm đáp viên khác nhau về độ tuổi.

Nội dung

Chi-square

Độ tự do (df)

Mô hình Khả biến

3208,087

2068

Mô hình Bất biến

3220,614

2078

Sai biệt

12,527

10

P-value


0,251

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu giữa hai nhóm đáp viên khác nhau về độ tuổi cho thấy: p-value = 0,251 ≥ 0,05; có nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ H1. Nói cách khác là không có sự khác biệt về chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Vì vậy, chọn mô hình bất biến. Khi chọn mô hình bất biến, ta kết luận rằng: Không có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa MTDD, THKDL, QLDD đến NLCT giữa nhóm đáp viên khác nhau về độ tuổi. (Phụ lục 6). Nhiều báo cáo quốc tế cho thấy, cộng đồng yêu thích du lịch có xu hướng tăng trưởng mạnh mẻ trong những năm gần đây, những người trẻ, những người có tuổi tạm xa cuộc sống thói quen thường ngày, muốn khám phá những nền văn hóa mới; thích trải nghiệm những chuyến đi du lịch, tự do làm điều mình thích, và tận hưởng cảm giác được là chính mình một cách trọn vẹn. Mặc dù nhóm đáp viên khác nhau về độ tuổi, nhưng có nhìn nhận chung, thích khám phá, thích trải nghiệm, thích đi du lịch và thống nhất với các nhân tố marketing điểm đến, thu hút khách du lịch, quản lý điểm đến có ảnh hưởng đến NLCT điểm đến.

4.5.3 Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn của đáp viên

Theo trình độ học vấn của đáp viên, dữ liệu phỏng vấn được chia làm 4 nhóm: (1) Chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông; (2) Chưa học qua Cao đẳng;

(3) Đã học Cao đẳng, Đại học; (4) Trên Đại học. Trong đó số lượng đáp viên tập trung chủ yếu ở nhóm tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học (chiếm 67,78%), tiếp đến là nhóm chưa học qua Cao đẳng (chiếm 14,89%), tiếp đến là nhóm trên Đại học (9,11%), còn lại là nhóm chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông (chiếm 8,22%). Vì vậy, để tăng độ tin cậy của phép kiểm định, nghiên cứu gom lại vào hai nhóm: (1) Chưa học qua Cao đẳng; (2) Đã học Cao đẳng, Đại học trở lên.

Bảng 4.32 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm đáp viên khác nhau về trình độ học vấn.

Nội dung

Chi-square

Độ tự do (df)

Mô hình Khả biến

3164,293

2068

Mô hình Bất biến

3175,352

2078

Sai biệt

11,059

10

P-value


0,353

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu giữa hai nhóm đáp viên khác nhau về trình độ học vấn cho thấy: p-value = 0,353 ≥ 0,05; có nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ H1. Nói cách khác là không có sự khác biệt về chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Vì vậy, chọn mô hình bất biến. Khi chọn mô hình bất biến, ta kết luận rằng: Không có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa MTDD, THKDL, QLDD đến NLCT giữa nhóm đáp viên khác nhau về trình độ học vấn. (Phụ lục 6). Trong trường hợp như vậy, các doanh nghiệp du lịch không chỉ cung cấp dịch vụ chất lượng tại điểm đến mà còn tăng cường giới thiệu các dịch vụ mới cho du khách. Đối với nhóm người có trình độ học vấn, cũng như nhóm người có trình độ học vấn cao, các doanh nghiệp du lịch cần chăm sóc họ chu đáo, đây là đối tượng có uy tín trong xã hội, họ sẵn sàng giới thiệu cho người khác đi du lịch. Do đó, điểm đến cần có nhiều ưu đãi cho những nhóm đối tượng này bằng cách tặng voucher để du khách tận hưởng dịch vụ của các điểm đến, xổ số trúng thưởng, tặng quà vào dịp sinh nhật, tặng coupon giảm phần trăm giá chương trình du lịch cho họ. Các nhóm đáp viên khác nhau về trình độ học vấn đều thống nhất MTDD, THKDL, QLDD tác động đến NLCT.

4.5.4 Kiểm định sự khác biệt theo tình trạng hôn nhân của đáp viên


Nguồn Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc 1

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Hình 4.13 Mô hình khả biến theo nhóm đáp viên khác nhau về tình trạng hôn nhân (Nhóm độc thân).


Nguồn Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc 2

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Hình 4.14 Mô hình khả biến theo nhóm đáp viên khác nhau về tình trạng hôn nhân (Nhóm đã lập gia đình).

Bảng 4.33 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đáp viên khác nhau về tình trạng hôn nhân.

Nội dung

Chi-square

Độ tự do (df)

Mô hình Khả biến

3089,359

2068

Mô hình Bất biến

3108,72

2078

Sai biệt

19,361

10

P-value


0,036

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu giữa nhóm đáp viên độc thân và nhóm đáp viên đã lập gia đình cho thấy: p-value = 0,036 ≤ 0,05; có nghĩa là bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1. Nói cách khác là có sự khác biệt về chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Vì vậy, chọn mô hình khả biến. Khi chọn mô hình khả biến, ta kết luận rằng: Có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa MTDD, THKDL, QLDD đến NLCT giữa nhóm đáp viên độc thân và nhóm đã lập gia đình. Đối với nhóm đáp viên độc thân, nhân tố QLDD không ảnh hưởng tới NLCT (p-value = 0,109 > 0,1), tuy nhiên, ở nhóm đáp viên đã lập gia đình, thì nhân tố QLDD có ảnh hưởng tới NLCT (p-value = 0,017). Còn lại, thì đối với 2 nhóm đáp viên độc thân và nhóm đã lập gia đình, 2 nhóm nhân tố THKDL và MTDD đều có ảnh hưởng đến NLCT (p-value đều nhỏ hơn 0,1). (Phụ lục 6). Nhìn chung, bất kể độc thân, hay đã lập gia đình thì đi du lịch ngày càng trở nên thịnh hành trong những năm trở lại đây. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm độc thân có nhân tố quyết định đi du lịch rất nhanh. Nguyên nhân là do nhóm độc thân họ độc lập, họ quản lý tốt về công việc, về chuyến đi du lịch, họ quen dần trong cách quản lý. Do đó, nhân tố quản lý điểm đến họ xem không ảnh hưởng gì đến NLCT. Còn đối với nhóm đã lập gia đình, thì nhân tố QLDD có ảnh hưởng tới NLCT. Lý giải cho vấn đề này, là do áp lực kinh tế ngày một đè nặng lên nhóm người đã lập gia đình, khiến ngày càng nhiều người đã lập gia đình phải lo nhiều thứ cho chuyến du lịch, do việc quản lý ngoài tầm kiểm soát của họ, nên nhóm người đã lập gia đình xem QLDD có ảnh hưởng đến NLCT. Vì vậy các đơn vị kinh doanh du lịch không chỉ quan tâm đến nhóm người đã lập gia đình, mà cần đặc biệt quan tâm đến nhóm độc thân, để có những chương trình du lịch hấp dẫn phục vụ cho nhóm đối tượng này.

4.5.5 Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập của đáp viên

Theo thu nhập của đáp viên, dữ liệu phỏng vấn được chia làm 4 nhóm:

(1) Dưới 4 triệu đồng; (2) Từ 4 đến dưới 7 triệu đồng; (3) Từ 7 đến dưới 10 triệu đồng; (4) Từ 10 triệu đồng trở lên. Trong đó số lượng đáp viên tập trung chủ yếu ở nhóm từ 7 đến dưới 10 triệu đồng (chiếm 33,78%), tiếp đến là nhóm từ 4 đến dưới 7 triệu đồng (chiếm 33,33%), tiếp đến là nhóm từ 10 triệu đồng trở lên (17,11%), còn lại là nhóm dưới 4 triệu đồng (chiếm 15,78%). Vì vậy, để tăng độ tin cậy của phép kiểm định, nghiên cứu gom lại vào hai nhóm: (1) Dưới 7 triệu đồng; (2) Từ 7 triệu đồng trở lên.

Bảng 4.34 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm đáp viên khác nhau về thu nhập.

Nội dung

Chi-square

Độ tự do (df)

Mô hình Khả biến

3090,233

2068

Mô hình Bất biến

3096,847

2078

Sai biệt

6,614

10

P-value


0,761

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu giữa hai nhóm đáp viên khác nhau về thu nhập cho thấy: p-value = 0,761 ≥ 0,05; có nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ H1. Nói cách khác là không có sự khác biệt về chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Vì vậy, chọn mô hình bất biến. Khi chọn mô hình bất biến, ta kết luận rằng: Không có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa MTDD, THKDL, QLDD đến NLCT giữa nhóm đáp viên khác nhau về thu nhập. (Phụ lục 6). Thông thường những người đi du lịch là những người có thu nhập ổn định, đến những người có thu nhập cao. Đối với những nhóm người này chúng ta cần đặc biệt quan tâm, bởi vì đây là nhóm đối tượng có tiền, họ sẵn sàng bỏ kinh phí ra để đi tham quan du lịch. Mặt khác những người có thu nhập với thời gian lưu trú dài, thì cần có thêm dịch vụ để giữ chân họ lâu hơn nữa, tăng chi tiêu của họ. Bên cạnh đó, nhóm người có thu nhập, thông thường họ có mối quan hệ rộng, họ có tầm ảnh hưởng đến người khác, họ thuyết phục người khác đi du lịch dễ dàng và giới thiệu cho người khác về các điểm đến du lịch mà họ từng đến. Hàm ý điểm đến cần có chính sách chăm sóc khách hàng có thu nhập ổn định cũng như khách hàng có thu nhập cao xem như là khách hàng thân thiết, để họ sẵn sàng giới thiệu điểm đến cho du khách khác nhiều

hơn. Các nhóm khác nhau về thu nhập đều thống nhất MTDD, THKDL, QLDD tác động đến NLCT.

4.5.6 Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp của đáp viên

Theo nghề nghiệp của đáp viên, dữ liệu phỏng vấn được chia làm 5 nhóm: (1) Cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên; (2) Doanh nhân, nhân viên công ty; (3) Học sinh, sinh viên; (4) Công nhân; (5) Nghề nghiệp khác (Buôn bán, nội trợ…). Trong đó số lượng đáp viên tập trung chủ yếu ở nhóm công nhân (chiếm 64,44%), tiếp đến là nhóm cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên (chiếm 22,44%), tiếp đến là nhóm Doanh nhân, nhân viên công ty (6,44%), nhóm học sinh, sinh viên (5,33%), còn lại là nhóm nghề nghiệp khác (buôn bán, nội trợ…) (chiếm 1,33%). Vì vậy, để tăng độ tin cậy của phép kiểm định, nghiên cứu gom lại vào hai nhóm: (1) Cán bộ, doanh nhân, sinh viên; (2) Công nhân và nghề nghiệp khác.

Bảng 4.35 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đáp viên khác nhau về nghề nghiệp.

Nội dung

Chi-square

Độ tự do (df)

Mô hình Khả biến

3148,355

2068

Mô hình Bất biến

3165,656

2078

Sai biệt

17,301

10

P-value


0,068

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu giữa nhóm đáp viên khác nhau về nghề nghiệp cho thấy: p-value = 0,068 ≤ 0,1; có nghĩa là bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1. Nói cách khác là có sự khác biệt về chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Vì vậy, chọn mô hình khả biến. Khi chọn mô hình khả biến, ta kết luận rằng: Có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa MTDD, THKDL, QLDD đến NLCT giữa nhóm đáp viên khác nhau về nghề nghiệp. Đối với nhóm đáp viên là cán bộ, doanh nhân, sinh viên, thì nhân tố MTDD không tác động đến NLCT (vì p-value = 0.195 > 0.1), nhưng nhân tố THKDL và QLDD (có ý nghĩa tại p-value = 1%) lại có tác động đến NLCT. Đối với nhóm đáp viên công nhân và nghề nghiệp khác (như buôn bán, nội trợ…) thì nhân tố QLDD, THKDL và MTDD đều có tác động đến NLCT tại mức ý nghĩa p- value = 0,1. Tuy nhiên, với nhóm đáp viên này, thì nhân tố xây dựng thương hiệu lại không có tác động đến MTDD. Vì vậy, cần lưu ý để đề xuất hàm ý quản trị phù hợp. (Phụ lục 6). Đối với nhóm đáp viên là cán bộ, doanh nhân,

sinh viên, thì nhân tố MTDD không tác động đến NLCT. Nguyên nhân là do hàng ngày nhóm đối tượng này tiếp cận khá tốt với công nghệ thông tin, có nhiều thông tin trong công việc cũng như trong học tập, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, kênh truyền hình, internet, báo, tạp chí nên họ xem MTDD không có tác động đến NLCT. Còn đối với nhóm công nhân và nghề nghiệp khác, do ít tiếp cận với công nghệ thông tin, họ thấy cần có quảng bá, tiếp thị, quảng cáo các điểm đến để họ có thêm thông tin. Tiếp theo, nhóm công nhân và nghề nghiệp khác cho rằng cần phải quản lý tốt điểm đến mới thu hút được khách du lịch. Do đó, nhóm đáp viên công nhân và nghề nghiệp khác nhận định rằng MTDD, QLDD, THKDL có tác động đến NLCT.

Tuy nhiên nhóm công nhân và nghề nghiệp khác xem nhân tố xây dựng thương hiệu không có tác động đến MTDD là do họ ít tiếp cận với phương tiện thông tin đại chúng, nên họ xem xây dựng thương hiệu là không cần thiết. Hơn nữa một khi điểm đến hấp dẫn du khách thưởng ngoạn, được quản lý an ninh, an toàn, chất lượng dịch vụ được đảm bảo, thì không cần xây dựng thương hiệu, du khách cũng đến tham quan.


Nguồn Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc 3

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Hình 4.15 Mô hình khả biến theo nhóm đáp viên khác nhau về nghề nghiệp (Nhóm cán bộ, doanh nhân, sinh viên).

Nguồn Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc 4


Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Hình 4.16 Mô hình khả biến theo nhóm đáp viên khác nhau về nghề nghiệp (Nhóm công nhân và nghề nghiệp khác)

4.5.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đây

- Đối với nhân tố nhu cầu khách du lịch, các tiêu chí đánh giá thang đo này được đáp viên đánh giá cao nhất (2,95). Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Đáp viên quan tâm nhiều nhất đến Bạc Liêu là điểm đến an toàn và đáng tin cậy (3,00); tiếp đến là Bạc Liêu là lựa chọn đầu tiên để tôi đi du lịch (2,99); Tôi thích nghiên cứu nền văn hóa Bạc Liêu (2,94); và cuối cùng là Tôi hài lòng các điểm đến du lịch Bạc Liêu (2,88). Điều này cũng khá hợp lý, bởi vì tâm lý của du khách được đảm bảo rằng, khi đi du lịch đây là điểm đến an toàn, đáng tin cậy, thì điểm đến du lịch đó mới được du khách cân nhắc lựa chọn để đi tham quan. Khi các vấn đề quan trọng hơn đã được quan tâm, đáp ứng, thì đánh giá và quan tâm còn lại sẽ dành cho việc tận hưởng, mở mang kiến thức như việc nghiên cứu nền văn hóa tại điểm đến du lịch Bạc Liêu, và cuối cùng là đánh giá đến nhân tố hài lòng về điểm đến. Theo Goffi (2017) cho rằng khi đời sống của người dân ngày một nâng cao, thì nhu cầu đi du lịch của du khách ngày càng nhiều; du khách muốn tham quan những nơi an toàn, khám phá những nền văn hóa (Dwyer và Kim 2003). Rõ ràng là khi xã hội

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023