Đóng Góp Về Lý Thuyết Và Thực Tiễn Của Luận Án

Tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư, phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu; ban hành các quy định quản lý nhà nước về du lịch; quản lý các điểm đến du lịch, để Bạc Liêu là điểm đến an ninh, an toàn cho du khách.

Phối hợp các Sở, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và địa phương tổ chức khảo sát, thiết kế các tuyến du lịch, chương trình du lịch hợp lý, để có thêm nhiều loại hình du lịch phong phú thu hút khách tham quan.

Có kế hoạch đào tạo lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch trong năm tới, đặc biệt là đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên, các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch.

5.3.4 Đối với các doanh nghiệp Du lịch

Cần quản lý điểm đến chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách; nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh. Phát triển và đa dạng hóa các mặt hàng mua sắm phục vụ khách tham quan du lịch.

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch vườn nhãn, Chùa Xiêm Cán, Điện Gió, du lịch vườn chim Bạc Liêu, và vùng biển – Nhà Mát; Tham quan Quảng Trường Hùng Vương, Nhà công tử, Khu lưu niệm cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Phật Bà Nam Hải, Nhà thờ Tắc Sậy, Đền thờ Bác, tổ chức tour du lịch với những sản phẩm du lịch lễ hội có sức thu hút cao, gắn với việc phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương để phát triển du lịch văn hóa.

Cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Bạc Liêu nhằm nâng cao NLCT cạnh tranh của điểm đến du lịch của tỉnh.

5.4 ĐÓNG GÓP VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

5.4.1 Đóng góp về lý thuyết của luận án

- Nghiên cứu đã tìm ra nhân tố Marketing điểm đến, Thu hút khách du lịch, Quản lý điểm đến có tác động một cách trực tiếp đến NLCT điểm đến. Kết quả là Marketing điểm đến có tác động mạnh nhất đến NLCT điểm đến; kế tiếp là Quản lý điểm đến có tác động đến NLCT điểm đến ở mức trung bình; sau cùng là nhân tố Thu hút khách du lịch có tác động ở mức độ thấp đến NLCT điểm đến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu đã xây dựng được bộ thang đo các thành phần NLCT, được bổ sung và phát triển thêm một số biến đo lường, làm phong phú thêm bộ thang đo NLCT điểm đến. Kết quả này sẽ giúp cho các nghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa thang đo để phục vụ cho các nghiên cứu trong tương lai.

- Qua tổng quan cơ sở lý thuyết về các mô hình nghiên cứu NLCT trong lĩnh vực du lịch, căn cứ vào tình hình thực tế và tham vấn các chuyên gia, tác giả đã xây dựng được khung nghiên cứu NLCT điểm đến du lịch. Kết quả là khung nghiên cứu NLCT điểm đến có 13 khái niệm và 61 tiêu chí đánh giá.

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 27

- Luận án đã hệ thống lại được các nghiên cứu NLCT điểm đến của một số nước trên thế giới, nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể dựa trên tổng hợp của luận án để đề xuất những hướng nghiên cứu khác có liên quan đến NLCT điểm đến.

5.4.2 Đóng góp về thực tiễn của luận án

Mục tiêu của nghiên cứu này là để kiểm tra thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm marketing điểm đến, nhân tố thu hút khách du lịch, quản lý điểm đến. Giữa các khái niệm có quan hệ tương quan với nhau một cách ý nghĩa và đạt độ giá trị phân biệt. Căn cứ từ các kết quả kiểm định mô hình, những phát hiện tìm thấy được thông qua quá trình phỏng vấn, nghiên cứu đã đề xuất một số hàm ý quản trị cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu.

Luận án này đem lại một số ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể như hiệp hội doanh nghiệp du lịch, câu lạc bộ du lịch. Cụ thể như sau:

- Nghiên cứu xác định được hệ số quan trọng, mức độ tác động của các nhân tố đến NLCT điểm đến. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các doanh nghiệp biết được các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch. Từ đó, doanh nghiệp có những chương trình hành động cụ thể phù hợp, để mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Từ cơ sở lý thuyết, luận án xây dựng được mô hình NLCT điểm đến. Kết quả mô hình đo lường NLCT điểm đến góp phần giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị kinh doanh du lịch sử dụng để đánh giá NLCT của các điểm đến du lịch.

- Dựa vào thực trạng của điểm đến du lịch Bạc Liêu, nghiên cứu đã chỉ ra cho các doanh nghiệp thấy được những điểm hạn chế về NLCT điểm đến, làm cơ sở đề xuất các giải pháp giúp cho các doanh nghiệp du lịch gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhằm nâng cao NLCT điểm đến.

- Kết quả nghiên cứu, sẽ góp phần kích thích những nghiên cứu tiếp theo về NLCT điểm đến, nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới.

- Cuối cùng, các hàm ý quản trị được đề xuất là nguồn tham khảo có ý nghĩa cho các công ty du lịch, các khu vui chơi giải trí, các điểm đến tham quan du lịch, để tăng lợi thế cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu.

5.5 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN

Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt khoa học và thực tiễn, luận án cũng còn những hạn chế nhất định, cần được tiếp tục nghiên cứu và bổ sung để nội dung nghiên cứu được toàn diện hơn, cụ thể như sau:

-Nghiên cứu này vẫn còn có hạn chế nhất định, đối tượng khảo sát du khách nội địa là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không có người nước ngoài, nên việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch du lịch Bạc Liêu chưa bao trùm hết đề tài luận án.

- Hiện nay, chưa có các nghiên cứu trước có liên quan đến NLCT điểm đến du lịch du lịch Bạc Liêu. Do đó, việc tìm kiếm, phân tích các nghiên cứu trước có liên quan để tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án cũng bị hạn chế.

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu được phát triển theo hướng các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định cho trường hợp tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên, còn hạn chế về số lượng du khách trả lời phỏng vấn. Do đó, kết quả nghiên cứu mang tính đại diện chưa cao.

- Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch du lịch Bạc Liêu. Nghiên cứu chưa phát triển quy mô lên phạm vi khu vực ĐBSCL và cả nước. Cho nên, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đặc thù cho Bạc Liêu, chưa mang tính đại diện cho các địa phương khác trong cả nước.

5.6 ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI

Từ những hạn chế của đề tài luận án, nghiên cứu tiếp theo cần được bổ sung theo gợi ý, cụ thể:

-Những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng bằng việc nghiên cứu thêm những đối tượng là du khách nước ngoài, để thể hiện đầy đủ nội dung của NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu.

- Nghiên cứu nâng cao NLCT điểm đến du lịch du lịch Bạc Liêu được phỏng vấn số lượng du khách nhiều hơn. Do đó, kết quả nghiên cứu đạt cao hơn.

- Nghiên cứu nâng cao NLCT điểm đến du lịch du lịch Bạc Liêu sẽ mở rộng cho các tỉnh ĐBSCL và các địa phương khác trong cả nước để kết quả luận án sẽ có tính đại diện cao hơn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ


1. Nguyễn Thanh Sang, 2014. “Đánh giá tiềm năng tuyến du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 30, trang 73-83.

2. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Trọng Nhân, Phan Việt Đua, Nguyễn Thị Kim Thoa, Lê Thị Nữ, 2015. “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, số 41, trang 43-50.

3. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Phú Son, 2018. “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Đề xuất mô hình cấu trúc đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu”, Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, số 1D, trang 241-247.

4. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Phú Son, 2018. “Các nhân tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, số 4D, trang 229-236.

5. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Phú Son, 2020. “Nghiên cứu các nhân tố quản lý điểm đến ảnh hưởng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu”, số 563, Tạp chí Chấu Á Thái Bình Dương, trang 94-96.

6. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Phú Son, 2020. “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu”, Tạp chí Lao động Xã hội, số 621, trang 15-17.

7. Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Phú Son, 2020. “Kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4, trang 55-57.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012, Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp các siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh.

2. Hiệp hội du lịch ĐBSCL, 2018, Số liệu thống kê du lịch 2014-2018.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008a, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1, Nhà Xuất Bản Hồng Đức.

4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008b, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 2, Nhà Xuất Bản Hồng Đức.

5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011, Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, Tái bản lần thứ 3, Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

6. Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (Internationnal Union of Official Travel Oragnization – IUOTO.

7. Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu.

8. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009, Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh - Nhà xuất bản Thống kê.

9. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011, Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Tái bản lần thứ 2, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

10. Nguyễn Đình Thọ, 2013, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Tái bản lần thứ 2, Nhà xuất bản Tài chính.

11. Phạm Trung Lương, 2011, Phát triển du lịch bền vững, Quản lý nhà nước về du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam, Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Du lịch,

2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2018, Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

14. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2018, Báo cáo tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

15. Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2018, Số liệu thống kê du lịch.

16. Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2000, Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam.

• Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Abdel-Hafiz, H. J. (2007). Marketing of a destination: Jordan as a case study. Doctoral thesis, University of Huddersfield.

1. Abreu Novais, M. (2018). Tourism Destination Competitiveness: A Supply and Demand Perspective. PhD Thesis of the university of Queensland. UQ Business School.

2. Abreu Novais, M., Ruhanen, L., & Arcodia, C. (2017). Destination competitiveness: A phenomenographic study. Tourism Management, 64, 324- 334.

3. Ahmed, Z. U., & Krohn, F. B. (1990). Reversing the United States' declining competitiveness in the marketing of international tourism: A perspective on future policy. Journal of Travel Research, 29(2), 23-29.

4. Aldington, R. (1985). Report from the Select Committee of the House of Lords on Overseas Trade. London: HMSO.

5. Aiginger, K. (2006). Competitiveness: From a dangerous obsession to a welfare creating ability with positive externalities. Journal of Industry, Competition and Trade, 6(2), 161-177.

6. Anukrati, S. (2013) Destination Marketing: Hamper of Opportunities for Tourism Industry. International Journal of Management Sciences and Business Research, 2(5), 20-30.

7. Arcury, A. T. (1990). Environmental attitude and environmental knowledge. Human Organization, 49(4), 300-302.

8. Armenski, T., Nemanja, D., Markovic, V., & Jovanovic, T. (2011). Integrated Model of Destination Competitiveness. Tourism and Hotel Management, 15, 58-69.

9. Ashworth, G., & Page, S. (2011). Urban tourism research: recent progress and current paradoxes. Tourism Management, 32(1), 1-15.

10. Ashworth, G. J., & Voogd, H. (1990). Selling the city: Marketing approaches in public sector urban planning. London: Belhaven Press. 177pp

11. Athanassopoulos, A. D. (2000). Customer satisfaction cues to support market segmentation and explain switching behaviour. Journal of Business Research, 47(3), 191-207.

12. Bahar, O., & Kozak, M. (2007). Advancing Destination Com- petitiveness Research: Comparison Between Tourists and Service Providers. Journal of Travel Marketing, 22(2), 61-71.

13. Baidal, L., Sanchez, R., & Rebello, V. (2013). The evolution of mass tourism destinations: new approaches beyond deterministic models in Benidorm, Spain. Tourism Management, 34(1), 184-195.

14. Follett, B. (2009). A Guide to Functional Analytic Psychotherapy II.

Springer Science và Business Media.

15. Barclay, L. A. (2005). The Competitiveness of Trinidad and Tobago and Manufacturing Firms in an Increasingly Liberalised Trading Environment. Journal of Eastern Caribbean Studies, 30(2), 41-74.

16. Barney, J. B. (1991). Firms resources and sustained competitive advantage. Journal of Management, 17, 99-120.

17. Bernini, C. (2009). Convention industry and destination clusters: Evidence from Italy. Tourism Management, 30(6), 878-889.

18. Bordas, E. (1994). Competitiveness of tourist destinations in long distance markets. Tourism Review, 49(3), 3-9.

19. Bornhorst, T., Ritchie, B., & Sheehan, L. (2010). Determinants of tourism success for DMOs & destinations: an empirical examination of stakeholders‟ perspectives. Tourism Management, 31(5), 572-589.

20. Botha, C., Crompton, L., & Kim, S. (1999). Developing a Revised Competitive Position for Sun/Lost City, South Africa. Journal of Travel Research, 37(4), 341-352.

21. Bougias, G. (2007). Innovation and Tourism in the 21st Century: rethinking Australian tourism in a global economy. Australasian Parks and Leisure, 10(3), 8-12.

22. Bowen, J. (1990). Development of a taxonomy of services to gain strategic marketing insights. Journal of Academy of Marketing Science, 18(1), 43-49.

23. Bredrup, H. (1995). Competitiveness and competitive advantage. In A. Rolstadas (Ed.), Performance Management: A Business Process Benchmarking Approach, 169-197.

24. Buhalis, D. (2000). Marketing the Competitive Destination of the Future.Tourism Management, 21(1): 97-116.

25. Chadwick-Jones, J. K. (1976). Social exchange theory: Its structure and influence in social psychology. London, New York, and San Francisco: Academy Press.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023