Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu là rất lớn, do tỉnh có nhiều cảnh quan thiên nhiên, tính đa dạng sinh học cao như sân chim, vườn nhãn, bãi biển, rừng ngập mặn và tài nguyên nhân văn. Chính du lịch là cách tốt nhất trong khai thác tiềm năng sẵn có, để giúp cho du lịch tỉnh Bạc Liêu phát triển. Để du lịch Bạc Liêu sớm trở thành điểm đến du lịch của vùng du lịch ĐBSCL có tính cạnh tranh cao, thì cần thiết phải có những giải pháp mang tính đột phá cho ngành du lịch như: Tập trung huy động nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch hiện đại và đồng bộ; phát huy tiềm năng thế mạnh tài nguyên du lịch, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động du lịch; xây dựng và quảng bá thương hiệu; cải thiện môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện; đồng thời phát triển sản phẩm du lịch gắn với quản lý điểm đến, nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu.
5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: Giữa các khái niệm (thành phần) có quan hệ (tương quan) với nhau một cách ý nghĩa, nhưng vẫn đạt độ giá trị phân biệt. Cụ thể như sau:
- Nhân tố marketing điểm đến, các nhân tố thu hút khách du lịch, quản lý điểm đến: có tác động tích cực một cách trực tiếp đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Trong đó, hệ số chuẩn hóa thể hiện mức độ tác động của các thành phần đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu theo thứ tự giảm dần như sau: Marketing điểm đến (0,196); quản lý điểm đến (0,171); các nhân tố thu hút khách du lịch (0,167).
- Nhân tố phát triển sản phẩm, nhu cầu khách du lịch, xây dựng thương hiệu: có tác động tích cực một cách trực tiếp đến marketing điểm đến, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Nhân tố sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến, sự kiện điểm đến: Có tác động tích cực một cách trực tiếp đến thu hút khách du lịch, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Nhân tố kết cấu hạ tầng, hoạt động kinh doanh du lịch: Có tác động tích cực một cách trực tiếp đến quản lý điểm đến, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.
- Tình trạng hôn nhân khác biệt tạo nên sự khác biệt trong mối quan hệ ảnh hưởng giữa MTDD, THKDL, QLDD đến NLCT giữa nhóm đáp viên độc thân và nhóm đã lập gia đình. Đối với nhóm đáp viên độc thân, nhân tố QLDD không ảnh hưởng tới NLCT. Tuy nhiên, ở nhóm đáp viên đã lập gia đình, thì nhân tố QLDD có ảnh hưởng tới NLCT. Còn lại, thì đối với 2 nhóm đáp viên độc thân và nhóm đã lập gia đình, 2 nhóm nhân tố THKDL và MTDD đều có ảnh hưởng đến NLCT.
- Nghề nghiệp khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong mối quan hệ ảnh hưởng giữa MTDD, THKDL, QLDD đến NLCT giữa các nhóm đáp viên. Đối với nhóm đáp viên là cán bộ, doanh nhân, sinh viên, thì nhân tố MTDD không tác động đến NLCT, nhưng nhân tố THKDL và QLDD lại có tác động đến NLCT. Đối với nhóm đáp viên công nhân và nghề nghiệp khác (như buôn bán, nội trợ…) thì nhân tố QLDD, THKDL và MTDD đều có tác động đến NLCT. Tuy nhiên, với nhóm đáp viên này, thì nhân tố xây dựng thương hiệu lại không có tác động đến MTDD. Vì vậy, cần lưu ý để đề xuất hàm ý quản trị phù hợp.
Căn cứ từ những cơ sở trên, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.
Bảng 5.1 Những phát hiện chính và hàm ý quản trị tương ứng.
Phát hiện chính | Hàm ý quản trị | |
1 | Nhân tố marketing điểm đến, các nhân tố thu hút khách du lịch, quản lý điểm đến: Có tác động tích cực một cách trực tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. | Tăng cường các nhân tố MTDD, THKDL, QLDD đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. |
2 | Nhân tố phát triển sản phẩm, nhu cầu khách du lịch, xây dựng thương hiệu: Có tác động tích cực một cách trực tiếp đến marketing điểm đến, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. | Gia tăng nhân tố MTDD đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. |
3 | Nhân tố sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến, sự kiện điểm đến: Có tác động tích cực một cách trực tiếp đến thu hút khách du lịch, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. | Đẩy mạnh nhân tố THKDL đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. |
4 | Nhân tố kết cấu hạ tầng, hoạt động kinh doanh du lịch: có tác động tích cực một cách trực tiếp đến quản lý điểm đến, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. | Cải thiện nhân tố QLDD đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. |
5 | Có sự khác biệt trong mối quan hệ ảnh hưởng giữa MTDD, THKDL, QLDD đến NLCT giữa: - Nhóm đáp viên khác biệt về tình trạng hôn nhân; - Nhóm đáp viên khác nhau về nghề nghiệp. | Hoàn thiện các nhân tố MTDD, THKDL, QLDD đối với nhóm đáp viên có đặc trưng khác nhau. |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Các Ước Lượng Trong Mô Hình Bằng Phương Pháp Boostrap
- Kiểm Định Sự Khác Biệt Theo Trình Độ Học Vấn Của Đáp Viên
- Kiểm Định Sự Sai Biệt Phương Pháp Chung
- Đóng Góp Về Lý Thuyết Và Thực Tiễn Của Luận Án
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 28
- = Rất Không Đồng Ý; 2 = Không Đồng Ý; 3 = Không Ý Kiến; 4 = Đồng Ý;
Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.
Nguồn: Đề xuất của tác giả.
5.2.1 Các hàm ý quản trị nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu
Căn cứ từ các kết quả kiểm định mô hình, những phát hiện tìm thấy được thông qua quá trình phỏng vấn, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị cụ thể nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu như sau: Hàm ý quản trị về tăng cường nhân tố marketing điểm đến đối với du khách nhằm nâng cao NLCT đến du lịch ở Bạc Liêu. Hàm ý quản trị về tăng cường nhân tố thu hút khách du lịch đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Hàm ý quản trị về tăng cường nhân tố quản lý điểm đến đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.
5.2.2 Hàm ý quản trị về nhân tố marketing điểm đến đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu
Để đề xuất hàm ý quản trị về nhân tố marketing điểm đến đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu, cần tăng cường các nhân tố cụ thể như: Phát triển sản phẩm; Nhu cầu khách du lịch; Xây dựng thương hiệu.
- Phát triển sản phẩm: Là cần tạo ra tổ hợp sản phẩm mới, tổ hợp sản phẩm này đóng vai trò quan trọng tại các điểm tham quan du lịch được ban quản lý điểm đến xây dựng kế hoạch phát triển tổ hợp sản phẩm và cải tiến tổ hợp sản phẩm, bao gồm các dòng sản phẩm, các mặt hàng sản phẩm. Các dòng sản phẩm du lịch là một nhóm các sản phẩm du lịch có liên quan chặt chẽ với nhau được định vị cho cùng một thị trường mục tiêu như sản phẩm văn hóa (tòa nhà bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa…); sản phẩm liên quan đến hoạt động ngoài trời (đi bộ thưởng ngoạn, câu cá, lặn biển…), sản phẩm liên quan đến giải trí (vũ trường, nhà biểu diễn ca nhạc, rạp chiếu phim…); các loại hình thể thao (mô tô nước, dù lượn trên không, du thuyền trên sông); các loại hình phục hồi sức khỏe (phòng tập thể thao, massage, Spa…); các mặt hàng sản phẩm được sản xuất ra phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm tham quan du lịch (nón du lịch, quần áo bơi thể thao, quà lưu niệm…). Để sản phẩm phát triển bền vững thì cần gia tăng thời lượng quảng cáo sản phẩm, kéo dài vòng đời sản phẩm. Phát triển sản phẩm của điểm đến phải nhanh chóng và đa dạng, có chương trình phát triển du lịch để xây dựng sản phẩm mới; có chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ để có sản phẩm du lịch tuyệt hảo.
- Xây dựng thương hiệu: Với mục đích để khác biệt hóa sản phẩm du lịch, cần có màu sắc đẹp, nét đặc trưng riêng, thông điệp rõ ràng, có giá trị sử dụng lâu dài, thể hiện rõ sức năng động trẻ trung của điểm đến, chứng tỏ được
niềm tin ở du khách, sẽ mang lại lợi ích thực sự cho du khách, tạo cho du khách có sự thích thú, thể hiện được tính hấp dẫn, thu hút khách vào các thắng cảnh, điểm đến du lịch; có cảm xúc mạnh mẻ và sự ghi nhớ sâu sắc trong tâm trí của du khách khi đến Bạc Liêu. Sau khi xây dựng thương hiệu xong, cần phải có chiến lược đẩy mạnh xây dựng thương hiệu trong một thời gian dài, bằng cách xây dựng chiến dịch, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch cho từng năm, thông qua các phương tiện truyền thông: internet, báo, tạp chí, clip quảng cáo... Đồng thời xây dựng thương hiệu phải chú ý đến tính đúng đắn và trách nhiệm cao về thương hiệu, sản phẩm du lịch phải thật sự chất lượng, thuyết phục được khách hàng lâu dài, phải tổ chức giới thiệu ra công chúng, quản lý thương hiệu chặt chẽ để đảm bảo uy tín của thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao. Từ đó, thương hiệu du lịch Bạc Liêu được biết đến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; dần dần người dân địa phương có ý thức xây dựng thương hiệu; du khách đánh giá cao thương hiệu du lịch Bạc Liêu, tạo được niềm tin ở khách hàng.
- Nhu cầu khách du lịch: Là nhu cầu tổng hợp của du khách được tận hưởng những cảm giác mới lạ của điểm đến du lịch trong mỗi chuyến đi như khách sạn, ăn uống, giải trí, tham quan thưởng ngoạn, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội…Khi du khách được thỏa mãn ngắm nhìn các điểm đến, tinh thần cảm thấy thoải mái, vui vẻ, chính là lúc du khách có những giây phút trải nghiệm du lịch thú vị trong chuyến tham quan. Nắm bắt được nhu cầu của du khách, các điểm đến du lịch cần đề xuất sao cho Bạc Liêu là điểm đến thú vị, đáng tin cậy; là lựa chọn đầu tiên của du khách để đi du lịch; du khách thích khám phá các điểm đến Bạc Liêu và hài lòng các điểm đến du lịch Bạc Liêu. Việc xác định nhu cầu khách du lịch là rất quan trọng vì nó không chỉ liên quan đến số lượng nguồn khách mà còn liên quan đến xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và khả năng thanh toán của du khách. Để tránh sự nhàm chán của du khách, các điểm đến cần phải có sự đa dạng, phong phú trong các sản phẩm, để luôn tạo ra cảm giác mới lạ cho khách khi quay trở lại Bạc Liêu.
5.2.3 Hàm ý quản trị về tăng cường nhân tố thu hút khách du lịch đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu
Để đề xuất hàm ý quản trị về nhân tố thu hút khách du lịch nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu, cần tăng cường các nhân tố cụ thể như: Sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến du lịch Bạc Liêu; Các sự kiện của điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.
- Sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến du lịch Bạc Liêu: Du lịch Bạc Liêu, với nét đẹp bình yên, có khung cảnh đẹp hoang sơ trong mắt mọi người. Nơi đây có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng, có giá trị. Điển hình như loại hình du lịch vườn nhãn Bạc Liêu có sức thu hút khách du lịch, bởi vườn cây ăn trái sum xê, không gian xanh mát, tạo nên một điểm đến hấp dẫn. Tiếp đến là điểm tham quan Sân Chim Bạc Liêu, Sân Chim Lập Điền có nhiều loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam, có quần thể động, thực vật phong phú, thể hiện tính đa dạng sinh học cao, được nhiều du khách biết đến. Kế tiếp là Khu vực bãi biển Nhà Mát Bạc Liêu, loại hình du lịch sinh thái biển và ẩm thực rất thu hút khách du lịch, bởi lẽ nơi đây có rừng ngập mặn, có biển Bạc Liêu, làm cho con người muốn hòa mình vào thiên nhiên, muốn tham gia các hoạt động thú vị ngoài trời như bắt nghêu, bóng chuyền bãi biển, cắm trại phù hợp với hoạt động khám phá và trải nghiệm du lịch. Đồng thời nơi đây có hệ sinh thái biển vô cùng phong phú, có nhiều loại hải sản có giá trị cao. Với sự hấp dẫn về tự nhiên, các điểm đến Bạc Liêu cần tăng cường xây dựng mô hình du lịch, với các dịch vụ vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng vừa hiện đại, vừa thân thiện với môi trường, sẽ thu hút du khách đến tham quan.
- Các sự kiện của điểm đến du lịch mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của cộng đồng người dân Bạc Liêu. Đây là tài sản quý giá không chỉ riêng cho du lịch mà cả các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đến với các sự kiện văn hóa hấp dẫn Bạc Liêu như: Đờn ca tài tử, Hát Dù kê, Điệu nói thơ Bạc Liêu, du khách có dịp hòa nhập vào niềm vui chung cộng đồng người dân bản địa, đồng thời du khách có thời gian trải nghiệm, tìm hiểu về văn hóa truyền thống của người dân địa phương, thông qua các lễ hội du lịch độc đáo như: lễ hội “Dạ cổ Hoài lang”, lễ hội “Quán âm Nam Hải”, lễ giỗ “Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp”, lễ hội “Nghinh ông Gành Hào”, lễ hội “Đồng Nọc nạng” ... Các lễ hội này dựa trên nguyên tắc bảo tồn giá trị truyền thống, khai thác tốt tiềm năng của lễ hội để phát triển du lịch. Bạc Liêu muốn đưa lễ hội, các sự kiện Bạc Liêu trở thành một sản phẩm du lịch có thương hiệu để mỗi khi du khách nhắc đến các sự kiện và lễ hội, du khách có thể hình dung và nhớ ngay vùng đất Bạc Liêu đã khai sinh ra các sự kiện và lễ hội này. Trước mắt, cần có một chiến lược hợp lý trong việc đầu tư cho các sự kiện và lễ hội. Đầu tư có chọn lọc một số sự kiện, lễ hội đặc sắc, ấn tượng, sau đó xây dựng thành sản phẩm chủ đạo và đưa ra chiến lược quảng bá phù hợp. Biết duy trì và phát huy tốt giá trị các sự kiện, lễ hội để giúp địa phương có nguồn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, cảnh quan di tích, chương
trình, kịch bản mà hoạt động sự kiện và lễ hội đã mang lại hiệu quả, nhằm bảo tồn và phát triển lễ hội ngày một tốt hơn.
5.2.4 Hàm ý quản trị về tăng cường nhân tố quản lý điểm đến đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu
Để đề xuất hàm ý quản trị về nhân tố quản lý điểm đến đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu, cần tăng cường các nhân tố cụ thể như: Kết cấu hạ tầng tại điểm đến; Hoạt động kinh doanh du lịch.
- Kết cấu hạ tầng tại điểm du lịch Bạc Liêu được nâng cấp ngày càng đồng bộ đã góp phần thu hút nguồn vốn các nhà đầu tư chiến lược đến với Bạc Liêu, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bạc Liêu đang đón nhận nhiều cơ hội lớn về hạ tầng du lịch, các khách sạn New Palace, bãi biển nhân tạo, khu resort Nhà Mát đã đưa vào hoạt động, thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan. Đây là những sản phẩm ấn tượng để du khách lưu lại Bạc Liêu lâu hơn với những trải nghiệm độc đáo hơn. Theo chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch của tỉnh là cần hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng du lịch các huyện Phước Long, Hồng Dân, Đông Hải và thị xã Giá Rai phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật, phục vụ nhu cầu của du khách. Chú trọng hơn nữa chất lượng của đơn vị cung cấp điện, nước; đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc, wifi hoạt động thông suốt; chất lượng của hệ thống giao thông đường bộ, dịch vụ tài chính, ngân hàng thuận tiện. Trong thời gian tới, tỉnh cần tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các dự án, để bố trí nguồn lực đầu tư, sớm đưa các công trình vào khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả, nhằm thúc đẩy tăng trưởng du lịch dịch vụ; khai thác hợp lý các nguồn lực để phát triển du lịch bền vững.
- Hoạt động kinh doanh du lịch: Du lịch từ trước đến nay vẫn luôn là tiềm năng lớn đối với các đơn vị kinh doanh về ngành nghề này. Hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển, các đại lý bán vé máy bay, tàu du lịch, các công ty du lịch và dịch vụ, các cửa hàng kinh doanh mua bán phục vụ cho du khách tham quan... Khi nhân viên các cửa hàng, công ty du lịch bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, phải luôn đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, đem lại cho du khách một sự trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, làm cho du khách cảm thấy thoải mái, ấn tượng đến các điểm tham quan du lịch Bạc Liêu. Hiện nay ngành du lịch cạnh tranh rất mạnh, muốn doanh nghiệp, cửa hàng tại các điểm đến du lịch Bạc Liêu được nhiều du khách biết đến thì cần phải quản lý tốt chất lượng sản phẩm dịch vụ; tăng cường sự đa dạng của các mặt hàng mua sắm tại các điểm đến; nhà hàng
xây dựng thực đơn cần có nhiều món ăn ngon, làm cho du khách nhớ mãi điểm tham quan; phương tiện vận tải đa dạng, giúp du khách đi lại dễ dàng; hệ thống khách sạn tại các điểm đến đảm bảo chất lượng phục vụ tốt khách du lịch.
Bảng 5.2 Tổng hợp 10 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận, khái quát thành 4 hàm ý quản trị
Kết quả giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận | Hàm ý quản trị | |
1 | H1: Nhân tố nhu cầu khách du lịch có tác động tích cực một cách trực tiếp đến marketing điểm đến. H2: Nhân tố phát triển sản phẩm có tác động tích cực một cách trực tiếp đến marketing điểm đến. H3: Nhân tố xây dựng thương hiệu có tác động tích cực một cách trực tiếp đến marketing điểm đến. | Gia tăng nhân tố marketing điểm đến đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. |
2 | H4: Nhân tố hấp dẫn về tự nhiên có tác động tích cực một cách trực tiếp đến thu hút khách du lịch. H6: Nhân tố sự kiện điểm đến có tác động tích cực một cách trực tiếp đến thu hút khách du lịch. | Đẩy mạnh nhân tố thu hút khách du lịch đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. |
3 | H7: Nhân tố kết cấu hạ tầng có tác động tích cực một cách trực tiếp đến quản lý điểm đến. H8: Nhân tố hoạt động kinh doanh du lịch có tác động tích cực một cách trực tiếp đến quản lý điểm đến. | Cải thiện nhân tố quản lý điểm đến đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. |
4 | H10: Nhân tố marketing điểm đến có tác động tích cực một cách trực tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. H11: Nhân tố thu hút khách du lịch có tác động tích cực một cách trực tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. H12: Nhân tố quản lý điểm đến có tác động tích cực một cách trực tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. | Tăng cường các nhân tố marketing điểm đến, thu hút khách du lịch, quản lý điểm đến đối với du khách nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. |
5.3 KIẾN NGHỊ
5.3.1 Đối với Hội đồng Nhân dân tỉnh Bạc Liêu (HĐND)
Đề nghị HĐND xem xét cho chủ trương để Ủy ban Nhân dân tỉnh xây dựng chương trình hành động du lịch 2021, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026 (tập trung vào các nội dung: Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch mới, xây dựng tour, tuyến du lịch mới và hỗ trợ xúc tiến, quảng bá du lịch), trên cơ sở đó có cơ chế chính sách ưu đãi, đầu tư, phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu.
5.3.2 Đối với UBND tỉnh Bạc Liêu (UBND)
Để tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, tài nguyên du lịch của tỉnh Bạc Liêu, kiến nghị UBND tỉnh Bạc Liêu xem xét, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch tổng thể du lịch Bạc Liêu đến 2030; có chính sách hỗ trợ các khu du lịch đã được phê duyệt, để Bạc Liêu có thêm sản phẩm du lịch. Từ đó, Bạc Liêu trở thành là lựa chọn đầu tiên của du khách để đi du lịch, là điểm đến du lịch hấp dẫn và làm hài lòng du khách khi đến tham quan Bạc Liêu.
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: Đường giao thông, điện, nước, viễn thông phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh, vì hiện nay muốn phát triển sản phẩm du lịch tại sân chim Lập Điền thì cần xem xét ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hộ dân, cơ sở kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Từ đó, người dân có ý thức xây dựng thương hiệu, để được du khách đánh giá cao thương hiệu du lịch Bạc Liêu là điểm đến đáng tin cậy.
Cần ban hành các chính sách thu hút, mời gọi đầu tư du lịch, có chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch, để có sản phẩm du lịch tuyệt hảo phục vụ khách tham quan du lịch.
5.3.3 Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Sớm ban hành tiêu chí tuyến du lịch, điểm du lịch, văn bản hướng dẫn công nhận khu, điểm, tuyến du lịch địa phương theo Luật du lịch, để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.