Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Các Ước Lượng Trong Mô Hình Bằng Phương Pháp Boostrap



Nguồn Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc 1


Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Hình 4.12 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM (đã chuẩn hóa) lần 3 (lần cuối).



157

Bảng 4.26 Hệ số tương quan trong phân tích mô hình SEM lần 3 (lần cuối).


Mối quan hệ


Hệ số tương quan

HDTN

<-->

HDKDDL

0,43

HDTN

<-->

PTSP

0,317

HDTN

<-->

SKDD

0,416

HDTN

<-->

XDTH

0,252

HDTN

<-->

NCKDL

0,214

HDTN

<-->

KCHT

0,57

HDKDDL

<-->

PTSP

0,235

HDKDDL

<-->

SKDD

0,388

HDKDDL

<-->

XDTH

0,261

HDKDDL

<-->

NCKDL

0,231

HDKDDL

<-->

KCHT

0,438

PTSP

<-->

SKDD

0,236

PTSP

<-->

XDTH

0,095

PTSP

<-->

NCKDL

0,241

PTSP

<-->

KCHT

0,417

SKDD

<-->

XDTH

0,222

SKDD

<-->

NCKDL

0,21

SKDD

<-->

KCHT

0,574

XDTH

<-->

NCKDL

0,105

XDTH

<-->

KCHT

0,296

NCKDL

<-->

KCHT

0,332

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Như vậy, kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM thể hiện rằng: Giữa các khái niệm (thành phần) có quan hệ (tương quan) với nhau một cách ý nghĩa, cụ thể là:

- Nhân tố marketing điểm đến, các nhân tố thu hút khách du lịch, quản lý điểm đến: có tác động tích cực một cách trực tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Trong đó, hệ số chuẩn hóa thể hiện mức độ tác động của các thành phần đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu theo thứ tự giảm dần như sau:

marketing điểm đến (0,196); quản lý điểm đến (0,171); các nhân tố thu hút khách du lịch (0,167).

- Nhân tố phát triển sản phẩm, nhu cầu khách du lịch, xây dựng thương hiệu: có tác động tích cực một cách trực tiếp đến marketing điểm đến, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Trong đó, hệ số chuẩn hóa thể hiện mức độ tác động của các thành phần đến marketing điểm đến theo thứ tự giảm dần như sau: phát triển sản phẩm (0,337), nhu cầu khách du lịch (0,228), xây dựng thương hiệu (0,155).

- Nhân tố sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến, sự kiện điểm đến: có tác động tích cực một cách trực tiếp đến thu hút khách du lịch, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Trong đó, hệ số chuẩn hóa thể hiện mức độ tác động của các thành phần đến thu hút khách du lịch theo thứ tự giảm dần như sau: sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến (0,358), sự kiện điểm đến (0,34).

- Nhân tố kết cấu hạ tầng, hoạt động kinh doanh du lịch: có tác động tích cực một cách trực tiếp đến quản lý điểm đến, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Trong đó, hệ số chuẩn hóa thể hiện mức độ tác động của các thành phần đến quản lý điểm đến theo thứ tự giảm dần như sau: kết cấu hạ tầng (0,593), hoạt động kinh doanh du lịch (0,211).

Nói cách khác, để nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu, cần đề xuất những hàm ý quản trị sao cho có tác động tích cực đến nhân tố phát triển sản phẩm, nhu cầu khách du lịch, xây dựng thương hiệu, sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến, sự kiện điểm đến, kết cấu hạ tầng, hoạt động kinh doanh du lịch cũng như tác động tích cực đến marketing điểm đến; quản lý điểm đến; các nhân tố thu hút khách du lịch.

4.4.4.2 Đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình bằng phương pháp Boostrap

Sử dụng phương pháp Boostrap để kiểm định mức độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình nghiên cứu, với số mẫu lặp lại là N = 450 lần. Kết quả kiểm định bằng Boostrap cho thấy có xuất hiện độ chệch (CR) giữa các ước lượng, nhưng giá trị tuyệt đối của các độ chệch này là rất nhỏ, đều nhỏ hơn hoặc bằng 2 nên kết luận các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được.

Bảng 4.27 Kết quả kiểm định bằng Boostrap với N = 450 lần.


Mối quan hệ

SE


SE-SE

Mean

Bias

SE-Bias

CR

MTDD

<---

NCKDL

0,042

0,001

0,227

-0,001

0,002

-0,5

MTDD

<---

PTSP

0,052

0,002

0,333

-0,004

0,002

-2

MTDD

<---

XDTH

0,048

0,002

0,157

0,002

0,002

1

THKDL

<---

HDTN

0,059

0,002

0,354

-0,004

0,003

-1,33

THKDL

<---

SKDD

0,057

0,002

0,342

0,002

0,003

0,67

QLDD

<---

HDKDDL

0,063

0,002

0,214

0,003

0,003

1

QLDD

<---

KCHT

0,061

0,002

0,589

-0,004

0,003

-1,33

NLCT

<---

QLDD

0,058

0,002

0,164

-0,006

0,003

-2

NLCT

<---

THKDL

0,048

0,002

0,165

-0,002

0,002

-1

NLCT

<---

MTDD

0,051

0,002

0,195

-0,001

0,002

-0,5

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Ghi chú: SE: Sai lệch chuẩn; SE-SE: Sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; Mean: Trung bình; Bias: độ chênh lệch giữa trung bình và hệ số chuẩn hóa; SE-Bias: Sai lệch chuẩn của độ chênh lệch; CR: độ chệch.

Theo kết quả kiểm định, các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận gồm:

- Giả thuyết H1: Nhân tố nhu cầu khách du lịch tác động cùng chiều đến marketing điểm đến ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.

- Giả thuyết H2: Nhân tố phát triển sản phẩm tác động cùng chiều đến marketing điểm đến ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.

- Giả thuyết H3: Nhân tố xây dựng thương hiệu tác động cùng chiều đến marketing điểm đến ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.

- Giả thuyết H4: Nhân tố hấp dẫn tự nhiên tác động cùng chiều đến thu hút khách du lịch ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.

- Giả thuyết H6: Nhân tố các sự kiện điểm đến tác động cùng chiều đến thu hút khách du lịch ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.

- Giả thuyết H7: Nhân tố hoạt động kinh doanh du lịch tác động cùng chiều đến quản lý điểm đến ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.

- Giả thuyết H8: Nhân tố kết cấu hạ tầng tác động cùng chiều đến quản lý điểm đến ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.

- Giả thuyết H10: Nhân tố marketing điểm đến tác động cùng chiều đến nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.

- Giả thuyết H11: Nhân tố thu hút khách du lịch tác động cùng chiều đến nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.

- Giả thuyết H12: Nhân tố quản lý điểm đến tác động cùng chiều đến nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở mức ý nghĩa 1%, giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.

Hai thang đo: Hấp dẫn về lịch sử, văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu (H5) và nguồn nhân lực phục vụ du lịch (H9) bị loại khỏi mô hình, do 2 nhân tố này tác động không nhiều đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu theo đánh giá của du khách.

4.4.4.3 Kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: Giữa các khái niệm (thành phần) có quan hệ (tương quan) với nhau một cách ý nghĩa, vẫn đạt độ giá trị phân biệt. Cụ thể như sau:

- Nhân tố marketing điểm đến; các nhân tố thu hút khách du lịch, quản lý điểm đến: có tác động tích cực một cách trực tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Trong đó, hệ số chuẩn hóa thể hiện mức độ tác động của các thành phần đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu theo thứ tự giảm dần như sau: marketing điểm đến (0,196); quản lý điểm đến (0,171); các nhân tố thu hút khách du lịch (0,167). Do marketing điểm đến có quá trình liên hệ với khách du lịch tiềm năng để gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến, ý định du lịch của du khách và hơn hết là địa điểm, sản phẩm du lịch cuối cùng mà khách du lịch chọn lựa mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Còn quản lý điểm đến nhằm đáp ứng các điều kiện đảm bảo cung cấp chuỗi dịch vụ về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường, tránh thiếu sót trong quản lý. Những hoạt động này được thực hiện theo cơ chế quản lý trực tiếp, để tạo nên tính bền vững của điểm đến. Còn đối với nhân tố thu hút khách du lịch thì có cách phản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường, tổ chức kinh doanh với giá cả hợp lý, nguồn nhân lực phục vụ tốt. Do đó, xếp theo mức độ tác động thì marketing điểm đến được du khách đánh giá quan trọng hơn quản lý điểm đến và nhân tố thu hút khách du lịch.

- Nhân tố phát triển sản phẩm, nhu cầu khách du lịch, xây dựng thương hiệu: Có tác động tích cực một cách trực tiếp đến marketing điểm đến, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Nhân tố sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến, sự kiện điểm đến: Có tác động tích cực một cách trực tiếp đến thu hút khách du lịch, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Nhân tố kết cấu hạ tầng, hoạt động kinh doanh du lịch: có tác động tích cực một cách trực tiếp đến quản lý điểm đến, và có tác động tích cực một cách gián tiếp đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu.

Tóm lại, từ phân tích trên cho thấy, mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu, có các nhân tố: Nhu cầu khách du lịch; phát triển sản phẩm; xây dựng thương hiệu có tác động tích cực đến marketing điểm đến. Sự hấp dẫn về tự nhiên; sự kiện điểm đến có tác động tích cực đến thu hút khách du lịch. Hoạt động kinh doanh du lịch; kết cấu hạ tầng có tác động tích cực đến quản lý điểm đến. Các nhân tố như marketing điểm đến; thu hút khách du lịch; quản lý điểm đến lại tiếp tục có tác động tích cực đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu là phù hợp với thực tế.

Bảng 4.28 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu


GIẢ THUYẾT

KẾT LUẬN

H1: Nhân tố nhu cầu khách du lịch tác động cùng chiều đến marketing điểm đến

Chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%

H2: Nhân tố phát triển sản phẩm tác động cùng chiều đến marketing điểm đến

Chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%

H3: Nhân tố xây dựng thương hiệu tác động cùng chiều đến marketing điểm đến

Chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%

H4: Nhân tố hấp dẫn tự nhiên tác động cùng chiều đến thu hút khách du lịch

Chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%

H5: Hấp dẫn về lịch sử, văn hóa tác động không cùng chiều đến thu hút khách du lịch

Không chấp nhận

H6: Nhân tố các sự kiện điểm đến tác động cùng chiều đến thu hút khách du lịch

Chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%

H7: Nhân tố hoạt động kinh doanh du lịch tác động cùng chiều đến quản lý điểm đến

Chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%

H8: Nhân tố kết cấu hạ tầng tác động cùng chiều đến quản lý điểm đến

Chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%

Không chấp nhận

H10: Nhân tố marketing điểm đến tác động cùng chiều đến nâng cao NLCT điểm đến

Chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%

H11: Nhân tố thu hút khách du lịch tác động cùng chiều đến nâng cao NLCT điểm đến du lịch

Chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%

H12: Nhân tố quản lý điểm đến tác động cùng chiều đến nâng cao NLCT điểm đến du lịch

Chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%

H9: Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tác động không cùng chiều đến quản lý điểm đến


4.5 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐA NHÓM

Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm để so sánh mô hình nghiên cứu theo các nhóm của một biến định tính.

Kiểm định Chi-square được sử dụng để so sánh giữa hai mô hình: Mô hình khả biến và mô hình bất biến (từng phần). Nếu kiểm định Chi-square cho thấy giữa mô hình bất biến và mô hình khả biến không có sự khác biệt (p- value>0,05) thì mô hình bất biến sẽ được chọn (các bậc tự do cao hơn). Ngược lại nếu sự khác biệt Chi-square là có ý nghĩa giữa hai mô hình (p-value<0,05) thì chọn mô hình khả biến (có độ tương thích cao hơn).

- Kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu giữa nhóm đáp viên khác nhau về đặc điểm nhân khẩu.

Bảng 4.29 Kết quả tổng hợp phân tích cấu trúc đa nhóm.





Kết luận

Đặc điểm

P-value

Mô hình được chọn

Có tạo nên sự khác biệt hay không

Giới tính

0,353

Mô hình bất biến

Không

Tuổi

0,251

Mô hình bất biến

Không

Trình độ học vấn

0,353

Mô hình bất biến

Không

Tình trạng hôn nhân

0,036

Mô hình khả biến

Thu nhập

0,761

Mô hình bất biến

Không

Nghề nghiệp

0,068

Mô hình khả biến

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Kiểm định sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu giữa nhóm đáp viên khác nhau về đặc điểm nhân khẩu

4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính của đáp viên

Bảng 4.30 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đáp viên khác nhau về giới tính.

Nội dung

Chi-square

Độ tự do (df)

Mô hình Khả biến

3036,626

2068

Mô hình Bất biến

3047,682

2078

Sai biệt

11,056

10

P-value

0,353


Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Kết quả kiểm định cho thấy: p-value = 0,353 ≥ 0,05; có nghĩa là chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ H1. Nói cách khác là không có sự khác biệt về chi- square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến. Vì vậy, chọn mô hình bất biến. Khi chọn mô hình bất biến, ta kết luận rằng: Không có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa MTDD, THKDL, QLDD đến NLCT giữa nhóm đáp viên nam và nữ. (Phụ lục 6). Trong thực tế, mọi khâu hành trình du lịch từ việc lựa chọn điểm đến cho tới dịch vụ du lịch đều do du khách nam và nữ ra quyết định dựa trên nhu cầu sở thích bản thân. Nhìn chung, giới tính nam và nữ đều có nhu cầu đi du lịch như nhau, và đều có nhận thức chung về marketing điểm đến, thu hút khách du lịch, quản lý điểm đến có ảnh hưởng đến NLCT điểm đến. Do đó, các điểm du lịch cần cung cấp nhiều thông tin giới thiệu cho nhóm khách này, làm tốt hơn nữa công tác truyền thông, tăng cường xúc tiến mạnh mẻ hình ảnh du lịch, nhân viên tại các điểm đến có thái độ phục vụ tốt, giá cả dịch vụ phù hợp, có các hoạt động du lịch hấp dẫn góp phần nâng cao chất lượng tại điểm đến.

4.5.2 Kiểm định sự khác biệt theo tuổi của đáp viên

Theo tuổi của đáp viên, dữ liệu phỏng vấn được chia làm 4 nhóm: (1) Từ 18 đến dưới 30 tuổi; (2) Từ 30 đến dưới 42 tuổi; (3) Từ 42 đến dưới 55 tuổi;

(4) Từ 55 tuổi trở lên. Trong đó số lượng đáp viên tập trung chủ yếu ở nhóm từ 18 đến dưới 30 tuổi (chiếm 37,56%), tiếp đến là nhóm từ 42 đến dưới 55 tuổi (chiếm 25,33%), tiếp đến là nhóm từ 30 đến dưới 42 tuổi (21,78%), còn lại là nhóm từ 55 tuổi trở lên (chiếm 15,33%). Vì vậy, để tăng độ tin cậy của phép kiểm định, nghiên cứu sắp xếp lại thành hai nhóm: (1) Từ 18 đến dưới 42 tuổi; (2) Từ 42 tuổi trở lên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023