Kiểm Định Sự Sai Biệt Phương Pháp Chung

phát triển, thì nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều, mà du khách thì thích đến những nơi an toàn, tham quan những khu di tích lịch sử, khám phá những nền văn hóa, để cuộc sống cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tác giả phát hiện đây là biến mới so với các nghiên cứu trước, do nghiên cứu tại địa bàn Bạc Liêu.

- Đối với nhân tố sự kiện điểm đến, các tiêu chí đánh giá thang đo này được đáp viên đánh giá khá cao (2,82) so với các thang đo còn lại. Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Đáp viên quan tâm nhiều nhất đến Bạc Liêu có tổ chức các lễ hội thu hút khách du lịch (2,93); tiếp đến là Bạc Liêu có tổ chức các sự kiện thể thao thu hút khách du lịch (2,81); Bạc Liêu tạo ra các sự kiện, hội nghị, xúc tiến thu hút khách du lịch (2,78); và cuối cùng là Bạc Liêu có tổ chức các sự kiện văn hóa hấp dẫn (2,74). Điều này cũng khá hợp lý, bởi vì xu hướng du lịch hiện tại là du lịch văn hóa, lễ hội để tìm hiểu về các giá trị truyền thống tồn tại lâu đời. Bạc Liêu có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, cùng với các công trình văn hóa, sự kiện thể thao, lễ hội văn hóa tâm linh truyền thống mang tính cộng đồng, hàng năm thu hút trên một triệu lượt khách đến tham quan như: Lễ hội Quán âm Phật Đài, Dạ cổ Hoài lang, Óc Om Bóc, Nghinh ông Nam Hải, Nhà Công tử Bạc Liêu, Nhà thờ Tắc Sậy … Đây là những sự kiện điểm đến hấp dẫn có tác động tích cực đến thu hút khách du lịch cũng như nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Rõ ràng là có mối quan hệ dương giữa nghiên cứu thực tế và nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với công trình nghiên cứu các nhân tố quyết định mô hình cạnh tranh của điểm du lịch của (Dwyer & Kim 2003).

- Đối với nhân tố phát triển sản phẩm, các tiêu chí đánh giá thang đo này được đáp viên đánh giá ở mức (2,77) cao thứ 3 so với các thang đo còn lại. Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Đáp viên quan tâm nhiều nhất đến nghiên cứu tạo ra sản phẩm đặc biệt của điểm đến (2,87); tiếp đến là phát triển sản phẩm của điểm đến nhanh chóng và đa dạng (2,84); có quy hoạch phát triển du lịch để xây dựng sản phẩm mới (2,79); có chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch (2,73); nâng cao chất lượng dịch vụ để có sản phẩm du lịch tuyệt hảo (2,64). Theo Baidal, Sanchez & Rebello (2013) cho rằng các điểm đến du lịch phải luôn tìm cách phát triển sản phẩm mới. Bên cạnh đó, Ritchie & Crouch (2003) nhận định rằng, nâng cao chất lượng dịch vụ để có sản phẩm du lịch tuyệt hảo là nhiệm vụ hàng đầu của các điểm đến du lịch. Rõ ràng là có mối quan hệ cùng chiều giữa nghiên cứu thực tế và nghiên cứu trước đây. Bởi vì sản phẩm du lịch đặc biệt sẽ tạo nên nét đặc trưng riêng cho điểm đến. Khi tạo nên được sự khác biệt đặc trưng thu hút khách du lịch, du khách sẽ thích thú tham quan Bạc Liêu nhiều hơn, dựa trên các chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm tại địa phương, tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, làm cho du khách

có thời gian trải nghiệm các điểm du lịch tại Bạc Liêu, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Khi nhân tố thúc đẩy phát triển sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú thì sẽ tác động tích cực đến marketing điểm đến.

- Đối với nhân tố thu hút khách du lịch, các tiêu chí đánh giá thang đo này được đáp viên đánh giá ở mức (2,75) cao thứ 4 so với các thang đo còn lại. Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Đáp viên quan tâm nhiều nhất đến: Giá cả dịch vụ khách sạn phù hợp 2,87); tiếp đến là giá cả dịch vụ nhà hàng hợp lý (2,79); nhân viên tại các điểm đến du lịch có thái độ phục vụ tốt (2,74); người dân địa phương thân thiện, hiếu khách (2,73); và cuối cùng là giá cả tổ chức tour tham quan du lịch phù hợp (2,6). Theo Ritchie & Crouch (2003) cho rằng, các nhân tố thu hút khách du lịch bao gồm quản lý kinh doanh du lịch phản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường, tổ chức kinh doanh với giá cả phù hợp. Rõ ràng là có mối quan hệ cùng chiều giữa nghiên cứu thực tế và nghiên cứu trước đây. Bởi vì vấn đề cốt lõi mà chúng ta thường tìm hiểu khi có nhu cầu đi du lịch, chính là giá cả dịch vụ khách sạn, chi phí bỏ ra cho chỗ nghỉ ngơi cần được cân đối hợp lý để đảm bảo cho những chi tiêu còn lại cần được đáp ứng trong hành trình của chuyến du lịch; và đây cũng thường là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong số tổng chi phí cho chuyến du lịch. Nhu cầu cơ bản của con người là ăn và ở, vì vậy, khá hợp lý khi kết quả khảo sát thực tế cho thấy vấn đề giá cả dịch vụ nhà hàng hợp lý được du khách quan tâm nhiều. Và cuối cùng, giá cả tổ chức tour tham quan du lịch phù hợp sẽ giúp du khách dễ dàng cân đối chi phí cho chuyến đi, giúp du khách cảm thấy vui hơn, thu hút hơn đối với điểm đến.

- Đối với nhân tố marketing điểm đến, các tiêu chí đánh giá thang đo này được đáp viên đánh giá ở mức 2,72. Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Đáp viên quan tâm nhiều nhất đến chính quyền địa phương giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh (2,77); tiếp đến là chính quyền địa phương chú trọng hình ảnh tổng thể về du lịch (2,76); có nhiều thông tin giới thiệu cho khách du lịch (2,73); các đơn vị xúc tiến mạnh hình ảnh du lịch (2,70); và cuối cùng là các điểm đến thực hiện tốt công tác truyền thông (2,66). Rõ ràng là có mối quan hệ cùng chiều giữa nghiên cứu thực tế và nghiên cứu của Ritchie & Crouch (2003) và Armenski Tanja & cộng sự (2011). Khi du khách nhận thấy được chính quyền địa phương có quan tâm, có động thái giới thiệu tiềm năng du lịch, chú trọng hình ảnh tổng thể về du lịch của tỉnh, thì du khách sẽ dễ dàng cảm giác an toàn, an tâm vì điểm đến du lịch này đã nhận được sự quan tâm, bảo đảm, đầu tư của chính quyền địa phương. Và càng nhận thấy có nhiều thông tin được giới thiệu, sẽ giúp du khách tiếp cận nguồn thông tin đa dạng

hơn, dễ dàng tìm kiếm, tìm hiểu về điểm đến du lịch, góp phần tạo sự thành công cho nhân tố marketing điểm đến du lịch.

- Đối với nhân tố quản lý điểm đến, các tiêu chí đánh giá thang đo này được đáp viên đánh giá ở mức 2,72. Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Có hoạt động quản lý chặt chẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm đến (2,86); tiếp đến là đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu du lịch (2,68); công tác bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm đến được chú trọng (2,67); và cuối cùng là ban quản lý có trách nhiệm, giải quyết công việc nhanh chóng (2,65). Rõ ràng là có mối quan hệ cùng chiều giữa nghiên cứu thực tế và nghiên cứu của Armenski Tanja & cộng sự (2011) và Crouch & Ritchie (1999) về nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý điểm đến, đảm bảo cung cấp chuỗi dịch vụ liên tục, để đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường. Bởi vì đi du lịch là để tận hưởng, thư giãn sau thời gian làm việc mệt mỏi, căng thẳng; tinh thần và tâm trạng thoải mái trong chuyến đi là điều luôn được chú trọng đối với người đi du lịch. Chất lượng dịch vụ tại điểm đến được nâng cao sẽ giúp cho du khách đáp ứng được nhu cầu về tinh thần và thể chất. Vì vậy, đây là một trong những nhân tố được du khách quan tâm nhiều nhất. Ngày nay, nền tri thức hiện đại ngày càng phát triển, nhu cầu bảo vệ môi trường đã và đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Kết quả khảo sát thực tế đã phản ánh được trách nhiệm của ban quản lý, giải quyết công việc nhanh chóng, công tác bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm đến là rất cần thiết.

- Đối với nhân tố hấp dẫn tự nhiên, các tiêu chí đánh giá thang đo này được đáp viên đánh giá ở mức (2,71). Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Đáp viên quan tâm nhiều nhất đến có nhiều loại hình du lịch cây ăn trái hấp dẫn thu hút khách du lịch (2,82); thứ hai là khí hậu tại các điểm đến du lịch Bạc Liêu phù hợp với hoạt động du lịch (2,75); tiếp theo là có nhiều loại hình du lịch sinh thái động vật đặc trưng hấp dẫn thu hút khách du lịch (2,66); và cuối cùng là loại hình du lịch sinh thái biển và ẩm thực thu hút khách du lịch (2,62). Theo Mihalic (2000) và Orams (2002) hấp dẫn về tự nhiên là cảnh quan thiên nhiên, các khu vườn chim, tài nguyên biển, sự trong sạch của môi trường sinh thái; mức độ phong phú, mới lạ của tài nguyên thiên nhiên; nơi hội tụ các kỳ quan thiên nhiên. Rõ ràng là có mối quan hệ cùng chiều giữa nghiên cứu thực tế và nghiên cứu trước đây. Hấp dẫn thu hút khách du lịch nhiều nhất chính là loại hình du lịch Vườn Nhãn, có thể nhận thấy rằng loại hình du lịch này ít phụ thuộc vào khí hậu khu du lịch. Cụ thể, là không phụ thuộc vào mùa mưa. Nếu nhận được sự đầu tư quan tâm chăm sóc đúng cách của người làm vườn, nhà đầu tư, thì quanh năm, đều sẽ đảm bảo cung cấp được trái cây, đáp

ứng được nhu cầu khách du lịch. Tuy nhiên, đối với loại hình du lịch sinh thái động vật đặc trưng hấp dẫn thu hút khách du lịch tham quan Sân Chim Bạc Liêu, Sân Chim Lập Điền, thì còn phụ thuộc vào nhân tố thu được các loài chim quy tụ về, cách chăm sóc chúng để duy trì và tiếp tục phục vụ cho hút các mùa du lịch trong năm. Vì vậy, loại hình du lịch này chỉ nhận được sự quan tâm đứng thứ hai. Và loại hình du lịch ít nhận được sự quan tâm của du khách nhất, đó là loại hình du lịch sinh thái biển và ẩm thực thu hút khách du lịch Khu vực bãi biển Nhà Mát Bạc Liêu. Bởi vì loại hình du lịch sinh thái biển phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, nếu không có biện pháp đảm bảo nguồn cung ổn định về ẩm thực biển cho khách du lịch, thì đây chính là vấn đề khó giải quyết. Chính vì vậy, kết quả khảo sát là phù hợp với thực tế. Khi nhân tố hấp dẫn tự nhiên càng được đáp ứng thì sẽ càng tạo nên tác động tích cực đến nhân tố thu hút khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

- Đối với nhân tố hoạt động kinh doanh du lịch, các tiêu chí đánh giá thang đo này được đáp viên đánh giá ở mức (2,61). Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Đáp viên quan tâm nhiều nhất đến sự đa dạng của các mặt hàng mua sắm tại các điểm đến (2,64); tiếp đến là nhà hàng có nhiều món ăn ngon xung quanh các điểm đến (2,62); phương tiện vận tải đa dạng, giúp du khách đi lại dễ dàng (2,62); và chất lượng khách sạn tại các điểm đến tốt (2,55). Theo Crouch & Ritchie (1999) hoạt động kinh doanh du lịch nhằm giúp cho các điểm đến ngày càng phát triển, là yêu cầu tạo ra các lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Rõ ràng là có mối quan hệ cùng chiều giữa nghiên cứu thực tế và nghiên cứu trước đây. Sự đa dạng của các mặt hàng mua sắm tại các điểm đến sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn tốt hơn cho du khách, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách. Nhà hàng có nhiều món ăn ngon, chất lượng khách sạn tại điểm đến được nâng cao sẽ làm cho du khách cảm thấy thoải mái trong chuyến đi du lịch.

- Đối với nhân tố xây dựng thương hiệu, các tiêu chí đánh giá thang đo này được đáp viên đánh giá (2,60). Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Đáp viên cho rằng du khách dễ dàng biết thương hiệu du lịch Bạc Liêu (2,51); người dân địa phương có ý thức xây dựng thương hiệu (2,64); du khách đánh giá cao thương hiệu du lịch Bạc Liêu (2,64); thương hiệu du lịch Bạc Liêu được biết đến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (2,71). Theo Armenski Tanja & cộng sự (2011) nói rằng, trong thị trường cạnh tranh, xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của công ty đối với du khách. Bên cạnh đó, Crouch & Ritchie (1999) cho rằng một thương hiệu du khách dễ dàng nhận biết, được du khách đánh giá cao sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho các điểm du lịch. Rõ ràng là có mối quan hệ cùng chiều giữa nghiên cứu thực

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 25

tế và nghiên cứu trước đây. Khi phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của du khách, thì thương hiệu đó được nhiều du khách biết đến.

- Đối với nhân tố kết cấu hạ tầng, các tiêu chí đánh giá thang đo này được đáp viên đánh giá (2,52). Từ kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của hệ thống giao thông đường bộ tốt (2,52); hệ thống thông tin liên lạc, wifi hoạt động thông suốt (2,55); chất lượng của đơn vị cung cấp điện nước tốt (2,59); chất lượng dịch vụ tài chính, ngân hàng thuận tiện (2,41). Theo Crouch & Ritchie (1999) nhận định rằng, kết cấu hạ tầng là nhân tố quan trọng cho sự phát triển thành công của điểm đến du lịch, bao gồm các hệ thống, dịch vụ cần thiết nhằm phát huy các nguồn lực vật chất sẵn có, để có đủ khả năng đón nhận khách du lịch. Rõ ràng là có mối quan hệ cùng chiều giữa nghiên cứu thực tế và nghiên cứu trước đây. Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy hệ thống cung cấp điện nước, thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính ngân hàng, hệ thống giao thông đường bộ cần cải thiện tốt hơn nữa để góp phần trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu.

- Đối với nhân tố nâng cao NLCT, các tiêu chí đánh giá thang đo này được đáp viên đánh giá ở mức (2,34). Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Mức độ quan tâm của đáp viên giảm dần từ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch (2,35); có chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư phát triển du lịch địa phương (2,35); ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong phát triển du lịch (2,33); và cuối cùng là gắn kết các địa điểm để phát triển du lịch (2,32). Theo Crouch & Ritchie (2003) và Craigwell (2007) cho rằng, để cạnh tranh trên thị trường du lịch, thì cần xác định được thị trường mục tiêu, có các chính sách hỗ trợ, các nguồn lực về tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ, các điểm đến có cùng lợi thế cạnh tranh. Rõ ràng là có mối quan hệ cùng chiều giữa nghiên cứu thực tế và nghiên cứu trước đây. Điều này cho thấy nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch; chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư phát triển du lịch địa phương; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong phát triển du lịch có vai trò quan trọng trong đánh giá của du khách về nâng cao NLCT điểm đến du lịch.

(Xem phụ lục 1.17)

4.5.8 Kiểm định sự sai biệt phương pháp chung

Tác giả sử dùng phần mềm SPSS, kiểm định một nhân tố Harman, chạy EFA phân tích Common Method Bias đối với các biến thuộc nhân tố độc lập đã đạt yêu cầu tại lần chạy EFA lần 3, và gồm luôn các biến thuộc nhân tố phụ thuộc khi đã đạt yêu cầu tại EFA.

Kiểm định một nhân tố Harman: Chạy EFA và chọn chỉ định 1 nhân tố (không chọn phép xoay), kết quả % of Variance = 23.491% < 50% là đạt yêu cầu. Kết quả cho thấy rằng: Bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng để tiến hành khảo sát đáp viên là phù hợp với thực tế, chứng tỏ kết quả ước lượng trong nghiên cứu là đáng tin cậy. (Xem phụ lục C)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương này tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu chính thức bằng kiểm định hệ số Cronback‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Kết quả CFA cho thấy, các chỉ tiêu trên đều đạt yêu cầu, mô hình nghiên cứu chính thức phù hợp với dữ liệu thị trường. Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu chính thức và thành phần trong từng khái niệm đạt được giá trị phân biệt. Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của từng thang đo đều lớn hơn 0,5 nên các thang đo đảm bảo độ tin cậy. Phương pháp kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng SEM trên cơ sở ứng dụng phần mềm AMOS. Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) mô hình nghiên cứu cho thấy, các giá trị đều đạt yêu cầu, mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap (N= 450) cho thấy, độ chệch (bias) tuy có xuất hiện nhưng rất nhỏ. Vì vậy, có thể kết luận các ước lượng trong mô hình đảm bảo độ tin cậy. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM cho thấy, mối quan hệ giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức có ý nghĩa thống kê. Do đó, các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu chính thức đều được chấp nhận. Bên cạnh đó chương này cũng tiến hành phân tích thuận lợi, khó khăn các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu, làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Nghiên cứu nâng cao NLCT điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu là cần thiết cho sự phát triển du lịch chung của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Mục tiêu của nghiên cứu là để phát triển một mô hình lý thuyết và kiểm tra thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu. Thông qua việc phân tích dữ liệu, các giả thuyết được đề xuất trong nghiên cứu là để xác định các mối quan hệ trong mô hình. Nghiên cứu này là để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và phát triển du lịch bền vững, lâu dài nhằm mục đích nâng cao NLCT điểm đến du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, nhu cầu khách du lịch, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hoạt động kinh doanh du lịch…, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao NLCT du lịch của tỉnh mang tính khả thi cao.

Nghiên cứu đưa ra bức tranh toàn cảnh về NLCT điểm đến du lịch ở Bạc Liêu, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp du lịch, giúp cho các doanh nghiệp du lịch ngày càng thu hút khách đến tham quan. Du lịch Bạc Liêu đang ở giai đoạn mới bắt đầu phát triển, khoảng cách du lịch Bạc Liêu so với các tỉnh ở ĐBSCL và cả nước còn thấp. Nâng cao NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngành du lịch Bạc Liêu xóa dần khoảng cách, để vươn lên đứng vào nhóm các tỉnh phát triển du lịch ở ĐBSCL.

Nghiên cứu luận án nâng cao NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nhằm khai thác các nguồn lực du lịch lâu dài và hiệu quả; đồng thời góp phần khẳng định vị thế của điểm đến du lịch Bạc Liêu trong khu vực ĐBSCL và cả nước. Từ kết quả phân tích thực trạng NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu bằng các dữ liệu thứ cấp, kết hợp với kết quả phân tích định tính và định lựợng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu, có thể tổng kết, rút ra được một số nội dung như sau:

- Xác lập được 10 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu như: Nhu cầu khách du lịch, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, marketing điểm đến, sự hấp dẫn về tự nhiên, các sự kiện của điểm đến du lịch Bạc Liêu, các nhân tố thu hút khách du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch, kết

cấu hạ tầng tại điểm đến, quản lý điểm đến. Hai thang đo: Hấp dẫn về lịch sử, văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu và nguồn nhân lực phục vụ du lịch bị loại khỏi mô hình, do 2 nhân tố này tác động không nhiều đến NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu theo đánh giá của du khách.

- Nghiên cứu xác định được hệ số quan trọng, mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến. Nghiên cứu đã tìm ra nhân tố Marketing điểm đến, Thu hút khách du lịch, Quản lý điểm đến có tác động một cách trực tiếp đến NLCT điểm đến. Kết quả là Marketing điểm đến có tác động mạnh nhất đến NLCT điểm đến; kế tiếp là Quản lý điểm đến có tác động đến NLCT điểm đến ở mức trung bình; sau cùng là nhân tố Thu hút khách du lịch có tác động ở mức độ thấp đến NLCT điểm đến.

- Xây dựng được khung nghiên cứu lý thuyết với 11 tiêu chuẩn và 48 tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu.

- Đánh giá thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu thông qua dữ liệu thứ cấp và đánh giá của chuyên gia. Qua đó, kết quả cho thấy NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu có sự gia tăng trong giai đoạn 2015 - 2018, tuy nhiên kết quả đó chưa phản ánh tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có của tỉnh.

- Phân tích thống kê mô tả; giá trị trung bình các thang đo NLCT của điểm đến du lịch Bạc Liêu phần lớn đạt mức trung bình khá theo đánh giá của 450 khách du lịch. Đây là mức điểm không cao, đòi hỏi Bạc Liêu phải tập trung mọi nguồn lực để nâng cao NLCT trong thời gian tới.

- Kiểm định độ tin cậy của các thang đo trong khung nghiên cứu NLCT điểm đến du lịch Bạc Liêu bằng hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha (loại biến THKDL6, NNL2, NLCT1). Kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA đã loại bỏ 2 biến quan sát không phù hợp (NNL3, NCKDL1) để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi kiểm định SEM lần 3 thì loại 2 biến độc lập NNL và HDLS, còn lại: NCKDL, PTSP, XDTH, SKDD, HDKDDL, KCHT, MTDD, THKDL, QLDD.

- Luận án đã đề xuất các hàm ý quản trị rất có ý nghĩa cho các công ty du lịch, các khu vui chơi giải trí, các điểm đến tham quan du lịch, để tăng lợi thế cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển chung ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu hướng đến của các nhà quản lý du lịch, các doanh nghiệp du lịch, người dân trên địa bàn tỉnh, Bạc Liêu trở thành điểm đến hấp dẫn, thành công và khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường du lịch.

Xem tất cả 311 trang.

Ngày đăng: 29/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí