Khoảng Trống Nghiên Cứu Có Thể Bổ Sung Và Phát Triển

tố trên cho thấy, hầu hết các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Nẵng đều ở mức trung bình khá, không có nhân tố nào xuất sắc (giá trị trung bình lớn hơn 4), c ng không có nhân tố tiêu cực (giá trị trung bình nhỏ hơn 2) [42].

Nguyễn Việt Cường (2 13), đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến lựa chọn một điểm đến của du khách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Quảng Ninh. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyết định của du khác gồm: nguồn lực tự nhiên, lịch sử văn hóa, nơi cư trú và các yếu tố khác như địa lý, thời tiết, khoảng cách thời gian c ng có tác động nhất định đến lực chọn điểm đến của du khách [2].

Đào Duy Huân (2 15) trong đề tài Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố Cần Thơ đã sử dụng lý thuyết 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố Cần Thơ. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh, xếp loại các đối thủ cạnh tranh chính của ngành du lịch Cần Thơ, là các Ngành du lịch An Giang, Tiền Giang, Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngành du lịch Cần Thơ xếp thứ 1, đứng vị trí thứ hai là du lịch An Giang, sau đó là du lịch Tiền Giang, và cuối cùng là du lịch Bến Tre. Tổng số điểm quan trọng của ngành du lịch Cần Thơ là 3.1 cho thấy Cần Thơ là một đối thủ cạnh tranh mạnh, nếu xét theo khía cạnh chiến lược thì du lịch Cần Thơ ứng phó hiệu quả với môi trường bên trong và bên ngoài.

Trên cơ sở của kết quả trên, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh gồm:

+ Tiếp tục xây dựng sản phẩm du lịch đ c thù TP. Cần Thơ: bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng, hỗ trợ các quận huyện xây dựng sản phẩm du lịch của từng địa phương. + Phát triển các tuyến du lịch bao gồm các tuyến du lịch chính hội tụ về Cần Thơ, nâng cấp, duy tu một số tuyến điểm tham quan quan trọng: Chợ nổi, Làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng Cung…

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch.

+ Quy hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ.

+ Nâng cao hiệu suất điều hành và kỹ năng xử lý các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với vấn đề bảo tồn tạo nguồn tài nguyên môi trường.

+ Đầu tư vốn cho phát triển du lịch.

+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất, phục vụ du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

+ Mở rộng liên kết, liên doanh, phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng kinh tế ĐBSCL.

+ Phát triển du lịch bền vững là giải pháp cốt lõi để nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch TP. Cần Thơ [8].

Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch - Nghiên cứu trường hợp Cát Bà - 4

Ở một cách tiếp cận khác 2 tác giả Lê Chí Công và Hồ Huy Tựu (2 15) đã áp dụng mô hình đổi mới giá trị khách hàng (Kim & Mauborgne 2 4) để nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lượng khách du lịch của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2 1 – 2 14 được phân thành 2 nhóm. Nhóm 1: bao gồm 4 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận). Ở nhóm 1 Bình Thuận được đứng số 1 về thu hút khách du lịch, tiếp theo là Quảng Nam, Đà Nẵng. Khánh Hòa m c dù được xem là địa phương có lợi thế nhất trong phát triển du lịch biển nhưng tổng lượng khách du lịch vẫn thấp hơn 3 địa phương kể trên. Nhóm 2 bao gồm 4 địa phương còn lại (Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi). Trong đó Bình Định m c dù là địa phương có khả năng thu hút khách du lịch lớn nhất nhưng tổng lượng khác du lịch giai đoạn 2 1 – 2 14 chưa vượt qua ngư ng 2 triệu lượt. Đối với khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, Quảng Nam dẫn đầu nhóm 1 về lượng khách quốc tế tham quan hàng năm. Trong khi 3 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bình Thuận số lượt khách tham quan chưa vượt qua con số 1 triệu. Tuy nhiên, so với các địa phương có điều kiện tương đồng về du lịch biển, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận là một trong những địa phương khai thác rất tốt các sản phẩm du lịch biển. Chính điều này

đã góp phần tăng doanh thu du lịch đạt mức cao với tốc độ tăng trưởng nhanh. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã cho rằng để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ ngang tầm với các điểm đến cạnh tranh trong khu vực đòi hỏi phải có những thay đổi về quan điểm và cách tiếp cận. Từ đó các tác giả đã phân tích và chỉ ra 13 yếu tố cần loại bỏ, 1 yếu tố cần phải cắt giảm, 16 yếu tố cần gia tăng và 13 yếu tố hình thành nhằm góp phần giảm chi phí, tăng giá trị cảm nhận của du khách [11].

Hà Thị Thanh Thuỷ (2 14) phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia của du lịch biển Việt Nam: so sánh với Thái Lan và Indonesia, theo số liệu năm 2 13 năng lực cạnh tranh của du lịch biển Việt Nam đứng vị trí 8 trên tổng số 14 quốc gia tham gia xếp hạng, thua Thái Lan tới 37 bậc và đứng sau Indonesia tới 1 bậc. Cụ thể, xét năng lực cạnh tranh quốc gia ở cả 3 bộ tiêu chí (khuôn khổ pháp lý; môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng; con người, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên) của Việt Nam đều đứng ở vị trí thấp hơn so với Thái Lan. So với Indonesia, Việt Nam chỉ xếp hạng cao hơn ở bộ tiêu chí khuôn khổ pháp lý, hai bộ tiêu chí còn lại đều đứng ở thứ hạng thấp hơn. Bên cạnh đó, bài viết c ng chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của du lịch biển Việt Nam. Nghiên cứu cho rằng để theo kịp Thái Lan và Indonesia, trở thành cường quốc về du lịch biển, trước tiên Việt Nam cần giải quyết gốc rễ của ba vấn đề gồm: Chính sách, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực [31].

Trần Thị Thùy Trang (2 15), nghiên cứu về năng lực cạnh tranh du lịch của TP Hồ Chí Minh đã đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch TP.HCM, dựa trên cơ sở lý thuyết về du lịch và du lịch điểm đến để chọn ra 4 nhóm yếu tố chính phỏng theo mô hình kim cương của Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến trong l nh vực du lịch gồm: Các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch, chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của điểm đến, các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan và các điều kiện về nhu cầu thị trường du lịch. Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn của du lịch địa phương có ảnh hưởng cao nhất, thứ hai là chiến lược cơ cấu và đối

thủ cạnh tranh, thứ ba là các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan và cuối cùng là các điều kiện về nhu cầu du lịch. Luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch TP.HCM trong xu thế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế gồm: nhóm giải pháp về phát triển thị trường khách du lịch quốc tế, nhóm giải pháp về phát triển thị trường khách du lịch nội địa và nhóm giải pháp về sản phẩm du lịch [25].

Nguyễn Thạnh Vượng (2 15), khi nghiên cứu về các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch Tiền Giang đã khảo sát 43 doanh nghiệp du lịch tại Tiền Giang đã chỉ ra rằng các yếu tố nguồn nhân lực phục vụ dịch vụ du lịch được các doanh nghiệp đánh giá quan trọng nhất trong việc tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh, tiếp theo là các yếu tố: Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch, chính sách và chiến lược của doanh nghiệp, Marketing, yếu tố tự nhiên, đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố còn lại tác động đến năng lực cạnh tranh ở mức độ vừa phải. Từ đó tác giả khuyến nghị một số giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Tiền Giang gồm:

+ Chủ động trong việc đào tạo các nhà quản lý và nhân viên về trình độ, kỹ năng, thái độ để đáp ứng tốt công tác tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ của doanh nghiệp.

+ Tăng cường liên kết với các nhà cung ứng (vận tải, lưu trú, nhà hàng, điểm du lịch) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

+ Chú trọng đến chính sách giá và sản phẩm c ng như công tác điều hành tour.

+ Tích cực tham gia vào các hội chợ, hội thảo về du lịch để quảng bá sản phẩm du lịch [41].

Thái Thị Kim Oanh (2 15), trong luận án tiến s “Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sáchđã khuyến nghị 4 nhóm giải pháp chính sách cho Nghệ An: (1) Nhóm giải pháp chính sách về nghiên cứu cầu thị trường và xúc tiến du lịch, trong đó xác định

rõ khách đến từ Hà Nội và nội tỉnh vẫn tiếp tục là những nguồn khách chính của Nghệ An, m t khác phần lớn du khách tuổi tương đối trẻ, đã lập gia đình, có con nhỏ nên các hoạt động vui chơi, giải trí cho thanh niên, gia đình, trẻ nhỏ cần được phát triển hơn; (2) Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch bằng việc tạo thêm các sản phẩm du lịch mới như du lịch trải nghiệm, kết hợp du lịch biển, đảo với du lịch di sản, văn hóa ven biển (du thuyền, dân ca ví d m dọc sông Lam, các di tích văn hóa ven biển); (3) Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý du lịch như: thu hút những tổ chức có uy tín và tiềm lực mạnh vào đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành các cơ sở kinh doanh du lịch (nhất là khách sạn, khu vui chơi giải trí…); thiết lập đường dây nóng để doanh nghiệp và người dân có thể phản hồi về những trường hợp bị nh ng nhiễu; quy định rõ các mức phí (và cả mức phạt tiền nếu vi phạm) đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch để đóng góp vào công tác quản lý trật tự trị an và bảo vệ môi trường; (4) Liên kết phát triển du lịch với trọng tâm là liên kết phát triển sản phẩm du lịch[13].

1.3. Khoảng trống nghiên cứu có thể bổ sung và phát triển

Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy nghiên cứu về NLCTDL điểm điến đã được các học giả trong và ngoài nước tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau, những chủ đề nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận án có thể khái quát thành 3 tuyến vấn đề chính như sau:

Một là, các công trình nghiên cứu khái quát về mô hình NLCTDL điểm đến đưa ra các mô hình NLCT điểm đến, các yếu tố và tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến. Đóng góp của các công trình này đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn vai trò, nội dung, tiêu chí của NLCT điểm đến, từ đó hình thành phương pháp luận và hướng tiếp cận để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đo lường và đánh giá NLCT điểm đến du lịch.

Hai là, các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam đều có chung nhận định năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam đứng ở vị trí thấp hơn so với các nước trong khu vực. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến NLCT du lịch quốc gia mà Việt Nam cần phải chú trọng cải thiện là: chính sách, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Ba là, các công trình nghiên cứu cụ thể về NLCTDL điểm đến của địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nam Trung Bộ, Tiền Giang... giúp làm sáng tỏ về đ c thù của từng địa phương trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch. Mỗi một địa phương lại cần có những giải pháp riêng để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của địa phương mình.

Tuy đã tiếp cận và nghiên cứu các góc độ khác nhau về NLCTDL nhưng vẫn còn thiếu những công trình đánh giá NLCT của du lịch Cát Bà bằng việc nghiên cứu định lượng qua việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh; phân tích mức độ quan trọng của các tiêu chí liên quan đến năng lực cạnh tranh, xem xét mức độ thực hiện thực tế dịch vụ của các tiêu chí qua sự đánh giá của khách du lịch.

Đánh giá của du khách mới thực sự là thước đo chính xác cho hoạt động của một điểm đến du lịch. Do vậy luận án s kế thừa các công trình đi trước, thực hiện khảo sát, phóng vấn du khách đến Cát Bà về những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến đến này.

Từ cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực tiễn cho thấy, việc thực hiện nghiên cứu đánh giá NLCT để đề xuất được các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH

2.1. Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch

2.1.1. Khái niệm về du lịch

Từ lâu, khái niệm “du lịch” đã được các tác giả sử dụng rộng rãi trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, mỗi thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch c ng mang những nét đ c trưng khác nhau và được bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn.

Liên đoàn Quốc tế các Tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO) đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”.

Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization), thuộc Liên Hiệp Quốc đã đưa ra khái niệm: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm ho c trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; c ng như mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”.

Martin Mowforth, Ian Munt (2001) kết luận "Du lịch là một hiện tượng kinh tế, xã hội được l p đi l p lại đều đ n, chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập; đó là tổ chức các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm bảo đảm sự đi lại, trong quá trình phục vụ khách bao gồm: Du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch".

Theo Giáo trình Kinh tế Du lịch của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2006), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội đã định ngh a về khái niệm “du lịch” như sau: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh

nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, thăm quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”.

Ở Việt Nam, Luật Du lịch (năm 2 17) định ngh a “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dư ng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch ho c kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Tóm lại, tất cả các khái niệm về du lịch đã nêu trên đây tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng đều có những nét đ c trưng chung như:

- Du lịch thuộc l nh vực dịch vụ;

- Du lịch là bao gồm nhiều hoạt động khác nhau;

- Du lịch là l nh vực hoạt động rộng trên toàn lãnh thổ, bao gồm nhiều ngành, nhiều l nh vực tham gia;

- Các hoạt động du lịch diễn ra ở ngoài khu vực khách du lịch cư trú

- Du lịch là hoạt động liên quan đến nhu cầu, nhưng không phải mọi nhu cầu đều liên quan đến du lịch. Chỉ có hoạt động nào dẫn đến thỏa mãn nhu cầu về tham quan, giải trí, nghỉ dư ng trong một thời gian nhất định mới được gọi là du lịch.

Du lịch được thực hiện thông qua sản phẩm du lịch. Nói cách khác thì du khách thu được lợi ích từ du lịch thông qua thưởng thức, tiêu dùng sản phẩm du lịch.

2.1.2. Sản phẩm du lịch

Khái niệm về sản phẩm du lịch được đưa ra trong Luật Du lịch 2017, theo đó “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023