Các Nghiên Cứu Nước Ngoài Về Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Nhằm Phát Triển Du Lịch

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát triển du lịch

Hướng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (NLCT) để phát triển du lịch được các tác giả tiếp cận ở các góc độ khác nhau gồm: NLCT điểm đến du lịch, NLCT quốc gia, NLCT cấp tỉnh, NLCT du lịch, NLCT ngành, NLCT doanh nghiệp, NLCT sản phẩm. Trong phần này tác giả tập trung tổng quan theo hướng tiếp cận NCLCT điểm đến du lịch, NLCT quốc gia, NLCT cấp tỉnh và NLCT ngành:

Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Có Ahmed và Krohn, 1990; Ritchie và Crouch, 1993; Bordas, 1994; Pearce, 1997; Woodside và Carr, 1988; Crouch và Ritchie, 1999; Kozak và Rimmington, 1999; Buhalis, 2000; Harteserre, 2000; Go và Govers, 2000;

Hassan, 2000; Mihalic, 2000; Thomas và Long, 2000; Kozak, 2001, và 2 tác giả tiêu biểu là Dwyer & Kim (2 3) Ritchie & Crouch, 2 3. Trong đó, hai mô hình nghiên cứu của Crouch & Ritchie (1999) và Dwyer & Kim (2 3) đã được áp dụng tương đối phổ biến và mở rộng theo nhiều hướng khác nhau trong thực tế cả trên thế giới và trong nước. Dwyer & Kim (2 3) đã kết luận năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nhìn chung được chấp nhận dựa trên 3 nhóm yếu tố chính là: (i) lợi thế so sánh giúp cạnh tranh về giá; (ii) khả năng về chiến lược và quản trị; và (iii) nguồn lực về lịch sử, văn hóa, xã hội. Năng lực cạnh tranh du lịch có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ, v mô (cấp quốc gia) hay vi mô (cấp doanh nghiệp) (Ritchie & Crouch, 2003; Dwyer & Kim, 2003) [65]. Theo một cách tiếp cận khác, lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh thường được đề cập khi bàn về năng lực cạnh tranh trong du lịch (Porter, 1990) m c dù sự khác biệt giữa hai loại lợi thế này ít khi được làm rõ (Ritchie & Crouch, 2003).

Ritchie & Crouch (2003) cho rằng đối với mỗi điểm đến du lịch, lợi thế so sánh chỉ các nguồn lực có sẵn như khí hậu, cảnh quan, thảm động - thực

vật… Lợi thế cạnh tranh trong khi đó chỉ những nguồn lực được tạo ra như cơ sở hạ tầng (lưu trú, giao thông…), lễ hội và sự kiện, kỹ năng quản trị, chất lượng nhân lực… Nói cách khác, lợi thế so sánh là nguồn lực mà điểm đến du lịch sở hữu còn lợi thế cạnh tranh là khả năng của điểm đến để khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được quyết định bởi cả hai loại lợi thế này.

Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh quốc gia

M.Porter (1980, 1998, 2007) định ngh a “cạnh tranh quốc gia là khả năng của các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động giá trị gia tăng trong một ngành công nghiệp cụ thể trong một quốc gia cụ thể để duy trì giá trị gia tăng trong thời gian dài” [95,96]. Với các kết quả nghiên cứu của mình tác giả giải thích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đến NLCT của một quốc gia (một địa phương) trong một ngành nhất định. Theo đó, NLCT được thể hiện qua sự liên kết của 4 nhóm yếu tố: Điều kiện các yếu tố sản xuất và dịch vụ; Điều kiện về cầu; Các ngành hỗ trợ và có liên quan; Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của ngành. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên khả năng cạnh tranh của một quốc gia, một địa phương trong ngành. Ngoài ra còn hai yếu tố khác là Chính sách của Chính phủ và Cơ hội. M c dù, công trình không đi sâu vào l nh vực dịch vụ du lịch, song lý thuyết cạnh tranh của M. Porter có thể được sử dụng khá thích hợp trong việc nghiên cứu NLCT của ngành du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

NLCT cấp tỉnh là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư FDI hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế và nâng cao mức sống người dân của tỉnh đó, có bốn đ c điểm:

Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch - Nghiên cứu trường hợp Cát Bà - 3

Thứ nhất, chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất lượng công tác điều hành bằng cách chuẩn hóa điểm số xung quanh các thực tiễn điều hành kinh tế tốt sẵn có tại Việt Nam mà không dựa trên các tiêu chuẩn

điều hành kinh tế lý tưởng nhưng khó đạt được, do đó đối với từng chỉ tiêu, có thể xác định được một tỉnh “ngôi sao” ho c tỉnh đứng đầu của chỉ tiêu đó,và về lý thuyết bất kỳ tỉnh nào c ng có thể đạt được điểm số PCI tuyệt đối là 100 điểm.

Thứ hai, bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu (các nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong một tỉnh và gần như không thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô của thị trường và nguồn nhân lực), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI giúp xác định và hướng vào các thực tiễn điều hành kinh tế tốt có thể đạt được ở cấp tỉnh.

Thứ ba, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với kết quả phát triển kinh tế, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI giúp lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn điều hành kinh tế tốt đối với thu hút đầu tư và tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá của doanh nghiệp và sự cải thiện phúc lợi của địa phương. Mối liên hệ cuối cùng này đ c biệt quan trọng vì nó cho thấy các chính sách và sáng kiến thân thiện với doanh nghiệp khuyến khích họ hoạt động theo hướng đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cả nền kinh tế.

Thứ tư, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được thiết kế theo hướng dễ hành động, đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép các cán bộ công chức của tỉnh đưa ra các mục tiêu phấn đấu và theo dõi được tiến bộ trong thực hiện. Các chỉ tiêu này c ng rất thực chất vì được doanh nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốt đối với sự thành công của công việc kinh doanh. Như vậy, nghiên cứu này là nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong l nh vực du lịch thuộc ngành dịch vụ trong nền kinh tế hỗn hợp Việt Nam theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a có sự quản lý của Nhà Nước được chia thành 3 ngành kinh tế chính đó là: Ngành

công nghiệp; Ngành dịch vụ; Ngành nông nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Đ c biệt, mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương trong phát triển du lịch ở cấp độ vi mô của M.Porter (2007) cho thấy các nguồn lực của địa phương s tạo ra lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên việc đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch cần phải có cái nhìn tổng thể để đưa ra giả định rằng mỗi tỉnh được giới hạn trong một tập hợp các nguồn lực của địa phương, song thay vì được đánh giá một cách độc lập chúng phải được xem xét trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau để có thể làm tăng cường năng lực cạnh tranh của tỉnh đó. Mô hình này đ c biệt quan trọng cho các nghiên cứu về năng lực cạnh ở các cấp của địa phương trong phát triển du lịch như một hệ thống phức tạp trong đó mỗi đại lượng bao gồm nhiều cụm/ngành và các nguồn lực khác nhau về lợi thế của địa phương phụ thuộc vào đ c điểm điểm đến và văn hóa kinh doanh [96].

Cách sử dụng mô hình của M.Porter (2007): Mô hình kim cương ban đầu bao gồm 4 yếu tố chính đó là: Điều kiện về các yếu tố; Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của địa phương; Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; Điều kiện về nhu cầu, chúng tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch và lần lượt tạo ra các liên kết như sau:

Liên kết 1. Cạnh tranh chất lượng (Competitive quality): Các yếu tố chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp liên kết với điều kiện về các yếu tố

Liên kết 2. Cạnh tranh đầu vào (Competitive input): Các yếu tố chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp liên kết với các yếu tố Marketing, chính sách, kế hoạch, kiểm soát, phát triển du lịch.

Liên kết 3. Hỗ trợ cầu (Supporting demand): Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan liên kết với các yếu tố điều kiện về nhu cầu

Liên kết 4. Hỗ trợ cung (Supporting Supply): Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan liên kết với điều kiện về các yếu tố

Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh cấp ngành

M. Porter (1980), một ngành kinh tế được coi là có năng lực cạnh tranh khi các doanh nghiệp trong ngành và sản phẩm chủ đạo của ngành có năng lực cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của một ngành kinh tế bao gồm: Lợi thế so sánh của ngành, môi trường kinh tế v mô và môi trường kinh doanh của ngành, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ đ c thù của ngành được mô tả trong mô hình năm “thế lực” cạnh tranh hay năm “lực lượng” cạnh tranh bao gồm: Chiến lược doanh nghiệp; Cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh; Các điều kiện cạnh tranh; Các điều kiện cầu; Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan [96].

Cùng với quá trình hội nhập mạnh m của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, việc mở cửa khu vực dịch vụ đã tạo ra một sức ép lớn đối với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ Việt Nam. Có thể nói, năng lực cạnh tranh của hầu hết các l nh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay đang ở mức thấp so với thế giới và thậm chí ngay cả so với các nước đang phát triển trong khu vực. Điều này mang đến cho những khó khăn cho khu vực dịch vụ Việt Nam trên cả thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. Tuy nhiên, tiềm năng và cơ hội phát triển còn đang ở phía trước, vấn đề đ t ra là cần những nghiên cứu đưa ra các quyết định phù hợp để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ nói chung và năng lực cạnh tranh trong l nh vực du lịch nói riêng.

Trong thời gian gần đây, Hội đồng Du lịch Thế giới và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã sử dụng bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cho ngành Du lịch/Lữ hành, gồm 8 chỉ số chính, đã thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới ngay sau khi được WEF công bố vào năm 2 4. Sau đó, bắt đầu từ năm 2 7 đến nay, đều đ n hàng năm, WEF đều công bố báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch của các quốc gia. Đây được xem là thông tin, là cơ sở quan trọng giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản

lý kinh doanh du lịch tìm hiểu và đánh giá năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch khác nhau.

1.2. Các nghiên cứu của Việt Nam về nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến

Những nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến ở Việt Nam không phải là một chủ đề mới, các nhà nghiên cứu tiếp cận NLCTDL trên nhiều lát cắt khác nhau và ở mỗi giai đoạn các nghiên cứu đều có những đóng góp và có những ý ngh a thực tiễn khác nhau, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau:

Dự án VIE 89- 3 (1989) về Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịchViệt Nam do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam – dưới góc độ xem Việt Nam như một điểm đến du lịch quốc tế.

Đề tài NCKH của Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với nhóm NCS của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện (2006), Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa ngành Du lịch do UNDP tài trợ đã tập trung vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá khái quát khả năng cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam c ng như những tác động khác nhau từ quá trình tự do hóa đang diễn ra trong ngành.

Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2 7), trong đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành Quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập Quốc tế” đã phân tích thực trạng NLCT trong l nh vực Lữ hành Quốc Tế (LHQT) của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế dựa trên các tiêu chí về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, sản phẩm và dịch vụ, nguồn nhân lực và so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Đồng thời, trên cơ sở khái quát thực trạng NLCT của nền kinh tế Việt Nam, thông qua kết quả xếp hạng và đánh giá NLCT Du lịch và lữ hành (WEF), đưa ra một số định hướng và tập trung đề xuất ba nhóm giải pháp quan trọng là nhóm giải pháp v mô liên quan đến chủ trương chính sách, nhóm

giải pháp của Hiệp hội Du lịch và nhóm giải pháp của Doanh nghiệp lữ hành để góp phần nâng cao NLCT trong l nh vực LHQT của Việt Nam trong điều kiện hội nhập [29].

Hà Thanh Hải (2 1 ), ở công trình Nâng cao NLCT của các khách sạn Việt Nam trong thời gian tới đã tập trung nghiên cứu NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Điểm nổi bật của công trình này là đã nghiên cứu được kinh nghiệm nâng cao NLCT của một số tập đoàn khách sạn quốc tế. Đồng thời, công trình nghiên cứu này c ng đã hệ thống được một số phương pháp đánh giá NLCT của khách sạn và ứng dụng thực tế để đánh giá NLCT của các khách sạn Việt Nam như phương pháp thu thập ý kiến đánh giá của chuyên gia, phương pháp đánh giá ma trận Thomson – Stricland và phương pháp điều tra khách hàng. Trong đó, phương pháp đánh giá ma trận Thomson – Stricland là phương pháp tương đối khoa học, có độ tin cậy khá cao [17].

Nguyễn Anh Tuấn (2 1 ) trong luận án tiến sỹ Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam đã nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch như: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến. Tác giả áp dụng mô hình Tích hợp của Dwyer và Kim (2 3) và phương pháp điều tra trên mạng Survey Monkey để điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam. Luận án c ng đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam c ng như nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam. Qua đó, đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam gồm:

1. Ngành du lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng quốc gia.

2. Môi trường chính sách phải tạo thuận lợi cho du lịch phát triển.

3. Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng năng động, thích ứng nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi.

4. Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững [17].

Nguyễn Quang Vinh (2 11), khi nghiên cứu về Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã khái quát các khái niệm về khả năng cạnh tranh bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế, các yếu tố tác động tới cạnh tranh, chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế. Trên cơ sở mô hình chuỗi giá trị của Porter M., tác giả đã tiến hành xây dựng hệ thống các nhân tố cấu thành (6 nhân tố, 17 chỉ số) nhằm phản ánh khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong đó có tính đến khả năng liên kết, hợp tác và quản lý khủng hoảng theo đ c thù của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, công trình đã sử dụng phương pháp nghiên cứu ma trận điểm và các công cụ toán học, đã xây dựng mô hình định lượng cho phép xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố nguồn lực đối với doanh nghiệp [43].

Nguyễn Thị Thu Vân (2 12), khi nghiên cứu về Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng đã khái quát các khái niệm về năng lực cạnh tranh du lịch của các tác giả quốc tế và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong du lịch của thành phố Đà Nẵng, một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam và khu vực. Khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng, tác giả đã dựa vào giá trị trung bình của 84 chỉ số (Mô hình tích hợp của Dwyer và Kim) để làm sáng tỏ những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố được hình thành, tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẳng, gồm: (1) Nguồn lực tự nhiên; (2) Nguồn lực kế thừa; (3) Nguồn lực tạo ra; (4) Nguồn lực hỗ trợ; (5) Quản trị điểm đến; (6) Điều kiện hoàn cảnh, và; (7) Điều kiện về cầu. Kết quả phân tích thống kê mô tả 7 nhân

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí