Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành Du Lịch


1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Đề tài tập trung xác định NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên mô hình đánh giá NLCT (được chỉnh sửa bởi TS. Vũ Thành Tự Anh) và mô hình kim cương trong lý thuyết về cụm ngành của Micheal E. Porter để xác định thế mạnh, những nhân tố cản trở sự phát triển cụm ngành du lịch. Qua đó đề xuất định hướng, chiến lược nhằm phát triển và nâng cao năng suất cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

(i) Những nhân tố then chốt nào đóng vai trò thúc đẩy hoặc cản trở NLCT cụm ngành du lịch TT-Huế?

(ii) Cần phải làm gì để nâng cao NLCT cụm ngành du lịch TT-Huế?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế.


Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm ngành du lịch của tỉnh TT-Huế.

1.5. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài được thực hiện theo phương pháp định tính, dựa trên mô hình đánh giá NLCT (được chỉnh sửa bởi TS. Vũ Thành Tự Anh) và mô hình kim cương trong lý thuyết về cụm ngành của Micheal E. Porter.

Nghiên cứu tiến hành phân tích số liệu thống kê và dữ liệu thứ cấp, kết hợp với kết quả phỏng vấn các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, khảo sát khách du lịch, các cơ quan quản lý và những nhà hoạch định chính sách cấp Tỉnh để đánh giá thực trạng NLCT của cụm ngành du lịch. Bên cạnh đó, thông tin thu thập được tác giả sử dụng nhằm kiểm định một cách thận trọng các giả thuyết đã được đặt ra về một số nhân tố chủ chốt cản trở hoặc thúc đẩy NLCT cụm ngành. Trên cơ sở đó, khuyến nghị những chính sách phù hợp nhằm nâng cao NLCT cho cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế.


Hình 1.3: Phương pháp nghiên cứu


Sở Du lịch, Tài Chính, Hiệp hội Du lịch, Trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch…

Dữ liệu thứ cấp

Niên giám thống kê, Dự án EU, AusAis, VCCI

Khảo sát du khách

Phỏng vấn doanh nghiệp

Dữ liệu sơ cấp

Phỏng vấn chính quyền

MÔ HÌNH

Chính quyền

Bối cảnh cho CL và Cạnh tranh

Các Điều kiện Nhân tố đầu vào

Các điều kiện cầu

Các ngành Cn hỗ trợvà liênquan

Nguồn: Tác giả tự vẽ


1.6. Nguồn thông tin


Nguồn thông tin thứ cấp: phân tích, tổng hợp dữ liệu từ Niên giám Thống kê tỉnh TT-Huế và các tỉnh thành Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (VKTTĐ TB), Sở Du lịch, Chi cục Thuế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư… và thông tin từ sách báo, tạp chí, đề tài khác.

Nguồn thông tin sơ cấp: phỏng vấn các nhà cung cấp dịch vụ như cơ sở lữ hành, cơ sở đào tạo nghề du lịch, cơ sở lưu trú, quán ăn, khách du lịch trong và ngoài nước, các cơ quan chức năng có liên quan (Phụ lục 1.3).

1.7. Cấu trúc của nghiên cứu


Nghiên cứu được trình bày thành 5 chương. Trong đó, Chương 1 giới thiệu về bối cảnh và vấn đề chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin dự kiến. Chương 2 trình bày mô hình NLCT, mô hình kim cương về cụm ngành của Michael E.Porter và khảo lược các nghiên cứu trước đây. Chương 3 được tiến hành nhằm phân tích thực trạng cụm ngành du lịch TT-Huế. Kết luận và các khuyến nghị chính sách sẽ được trình bày trong chương 4.


CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh


Nhiều nghiên cứu trên thế giới lý giải NLCT của quốc gia dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, NLCT: (i) là một hiện tượng kinh tế vĩ mô, được chi phối bởi các nhân tố như tỷ giá hối đoái, lãi suất hay thâm hụt ngân sách của chính phủ, (ii) là một hàm số của lao động giá rẻ và dồi dào, (iii) phụ thuộc vào việc sở hữu các tài nguyên thiên nhiên dồi dào và (iv) phụ thuộc sự can thiệp về mặt chính sách của chính phủ hay sự khác biệt trong phương pháp quản lý. Tuy nhiên, hầu hết các giả thuyết được đưa ra để giải thích về NLCT quốc gia đều không hoàn toàn thỏa đáng và đầy đủ.

Bằng những lập luận thuyết phục, Micheal E. Porter (2008) đã chỉ ra khái niệm có ý nghĩa duy nhất về NLCT của quốc gia hay địa phương là năng suất. Năng suất là giá trị sản lượng do một đơn vị lao động hoặc vốn sinh ra trong một đơn vị thời gian. Hay nói một cách khác, năng suất là khả năng tạo ra các hàng hóa và dịch vụ có giá trị thông qua việc sử dụng các nguồn lực con người, vốn và nguồn lực tự nhiên của một quốc gia, là động lực cốt lõi dẫn dắt sự thịnh vượng bền vững (CIEM, ACI, 2010).

Hình 2.1: Các nhân tố quyết định NLCT của địa phương


NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP


Môi trường kinh Trình độ phát triển Hoạt động và chiến doanh cụm ngành lược của doanh nghiệp

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG


Hạ tầng văn hóa, giáo Hạ tầng kỹ thuật Chính sách tài khóa, dục, y tế, xã hội (GTVT, điện, nước, đầu tư, tín dụng, cơ

viễn thông) cấu kinh tế

CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG


Tài nguyên tự nhiên Vị trí địa lý Quy mô địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)


Theo đó, NLCT của quốc gia được quyết định bởi ba nhóm nhân tố: (i) NLCT vĩ mô, không thực sự tác động trực tiếp đến năng suất nhưng tạo điều kiện cho các yếu tố thúc đẩy năng suất được phát huy, (ii) NLCT vi mô, tác động trực tiếp đến năng suất, mô tả cách thức các công ty hoạt động và các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp lên kết quả hoạt động của công ty và (iii) các lợi thế tự nhiên, không tác động đến năng suất nhưng có mối quan hệ mật thiết trong việc tạo ra sự thịnh vượng quốc gia.

Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của luận văn là tỉnh TT-Huế nên khuôn khổ lý thuyết sẽ được điều chỉnh theo khuôn khổ phân tích NLCT ở cấp độ địa phương của TS. Vũ Thành Tự Anh (Hình 1.1). Trong đó, NLCT của địa phương được quyết định bởi ba nhóm nhân tố chính. Trước hết, các yếu tố sẵn có của địa phương bao gồm tài nguyên tự nhiên, vị trí địa lý và quy mô của địa phương. Thứ hai, NLCT ở cấp độ địa phương bao gồm (i) chất lượng hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, (ii) chất lượng hạ tầng kỹ thuật và (iii) chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng hay cơ cấu kinh tế. Cuối cùng, NLCT ở cấp độ doanh nghiệp bao gồm môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và hoạt động, chiến lược của doanh nghiệp.

2.2. Lý thuyết về cụm ngành


Theo Micheal E. Porter (1998), tính phức tạp và năng suất mà các công ty dựa vào để cạnh tranh ở một địa điểm chịu tác động mạnh của chất lượng môi trường kinh doanh, được đánh giá thông qua bốn đặc tính tổng quát, bao gồm: (i) các đặc điểm nhân tố đầu vào, (ii) bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh, (iii) các điều kiện cầu và (iv) các ngành hỗ trợ và liên quan. Các đặc tính này được mô tả thông qua bốn góc của một hình thoi và được gọi là mô hình Kim cương Porter. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh, nhằm hướng đến cải thiện năng suất.

Cụm ngành không những tạo thành một mặt của mô hình Kim cương là các ngành hỗ trợ và liên quan, mà còn thể hiện mối tương tác giữa bốn mặt với nhau. Theo đó, “cụm ngành là xu hướng các công ty, nhà cung ứng chuyên biệt, nhà cung cấp dịch vụ liên quan, doanh nghiệp trong những ngành liên kết, và cả những hiệp hội (như các trường đại học, cơ quan tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại) tập trung quy tụ về một vùng địa lý, theo những lĩnh vực cụ thể, có cạnh tranh nhưng cũng có hợp tác với nhau” (Micheal E. Porter, 1998). Cụm ngành tác


động lên cạnh tranh theo ba cách: một, bằng cách tăng năng suất của các doanh nghiệp hay các ngành trong đó; hai, bằng cách tăng năng lực đổi mới của các doanh nghiệp và qua đó là tăng trưởng năng suất; ba, bằng cách thúc đẩy việc hình thành doanh nghiệp mới nhằm hỗ trợ sự đổi mới và mở rộng cụm ngành. Do đối tượng nghiên cứu là cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế nên khung phân tích chủ yếu được sử dụng là mô hình Kim cương.

Hình 2.2: Mô hình Kim cương Porter


VAI TRÒ CỦA CHÍNH

PHỦ

BỐI CẢNH CHO CHIẾN LƯỢC VÀ CẠNH TRANH

Các quy định và động lực khuyến khích đầu tư và năng suất; độ mở và mức độ của cạnh tranh trong nước

CÁC ĐIỀU KIỆN NHÂN

TỐ ĐẦU VÀO

CÁC ĐIỀU

KIỆN CẦU

Tiếp cận các yếu tố đầu vào chất lượng cao

CÁC NGÀNH CN HỖ TRỢ VÀ

LIÊN QUAN

Mức độ đòi hỏi và khắt khe của khách hàng và nhu cầu nội địa

Sự có mặt của nhà cung cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ


Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)


2.3. Các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch


Khung phân tích mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế khá phù hợp và tương đồng với một số mô hình được các nghiên cứu trên thế giới sử dụng. Dwyer, Mellor và các cộng sự (2004) đã phát triển một khung phân tích NLCT của các điểm đến du lịch thông qua các nhân tố: (i) tài nguyên (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, di sản và nhân tạo), (ii) các yếu tố hỗ trợ, (iii) quản lý điểm đến (khu vực tư nhân và khu vực công), (iv) các điều kiện cầu và (v) các điều kiện bên ngoài (Phụ lục 2.1). Ngoài ra, Geoffrey I. Crouch (2007) đã đưa ra 36 chỉ tiêu cấu thành NLCT của điểm đến du lịch, trong đó có 10 chỉ tiêu quan trọng nhất là: khí hậu, quan hệ thị trường, văn hóa và lịch sử, nội dung du lịch, an toàn, chi phí/giá trị nhận được, khả năng tiếp cận, nhận thức/hình ảnh, vị trí và cơ sở hạ tầng.

Trong khi đó, mô hình kim cương của Porter là một trong 3 lý thuyết chính được Monfot (2002) sử dụng trong nghiên cứu về chiến lược cạnh tranh của ngành khách sạn ven biển. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cụm du lịch là một nhóm phức hợp của các yếu tố như các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch (nhà hàng, lưu trú, dịch vụ vận chuyển…), cơ quan quản lý du lịch, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải, các dịch vụ hỗ trợ (tài chính, thông tin…), tài nguyên và thể chế chính sách.

Tiếp đến, Sieglinde Kindl da Cunha (2005) đã phát triển khái niệm cụm ngành du lịch là một nhóm các công ty và tổ chức gắn liền với một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm du lịch. Cụm ngành này bao gồm (i) các điểm du lịch thu hút du khách, (ii) mật độ của các công ty dịch vụ du lịch, (iii) các nhóm hỗ trợ công ty cung cấp dịch vụ du lịch, (iv) cơ sở hạ tầng, (iv) các tổ chức tài chính, thông tin … và (vi) các cơ quan khác của chính phủ (Phụ lục 2.2).

Ở một khía cạnh khác, Avnish Gunfadurdoss và các cộng sự (2012) đã đề xuất một mô hình nhằm đo lường cụm ngành du lịch thông qua NLCT, phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường tại Tunisia. Tác giả đã xác định rất nhiều nguyên nhân cản trở NLCT của cụm ngành du lịch tại đây, chẳng hạn như: thiếu sự đa dạng và chất lượng của các dịch vụ du lịch, tiếp thị điểm đến kém, thiếu tầm nhìn và sự phối hợp của các bên liên quan. Qua đó, một loạt các định hướng chính sách đã được đưa ra theo mô hình kim cương (phụ lục 2.3).


Ở phạm vi trong nước, các nghiên cứu về NLCT cụm ngành du lịch khá ít1, thay vào đó là các chủ đề về cạnh tranh điểm đến du lịch. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thanh Long (2010) đã tiếp cận du lịch tại Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam dưới góc độ cụm ngành, xác định được mô hình cấu trúc các chủ thể trong cụm ngành du lịch. Trong đó, nhóm tác giả nhấn mạnh đến việc tăng cường liên kết giữa các thành phần trong cụm ngành, bao gồm: các công ty du lịch, các ngành hỗ trợ, chính phủ và các bên liên quan khác.

Hình 2.3: Mạng lưới hoạt động cụm ngành du lịch



Nguồn Nguyễn Thanh Liêm Nguyễn Thanh Long 2010 1 Chủ yếu là các nghiên cứu của 1


Nguồn: Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thanh Long (2010)


1 Chủ yếu là các nghiên cứu của các tác giả từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.


2.4. Các giả thuyết nghiên cứu


Các giả thuyết nghiên cứu được hình thành chủ yếu từ việc phân tích tài liệu thứ cấp và các nghiên cứu có liên quan, đa phần chú trọng đến các nhân tố cản trở hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của cụm ngành du lịch TT-Huế (Phụ lục 2.4). Các giả thuyết nghiên cứu được tác giả đặt ra như sau:

Giả thuyết H1: Tài nguyên du lịch tại địa phương thúc đẩy NLCT cụm ngành du lịch.


Giả thuyết H2: Chất lượng cơ sở hạ tầng của địa phương tốt thúc đẩy NLCT cụm ngành du lịch.


Giả thuyết H3: Sự hạn chế chất lượng lao động du lịch tại địa phương cản trở NLCT cụm ngành du lịch.

Giả thuyết H4: Sự thiếu hụt sản phẩm du lịch cản trở NLCT cụm ngành du lịch tại địa phương.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023