CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Các điều kiện nhân tố đầu vào
3.1.1. Nguồn tài sản vật chất Vị trí địa lý
TT-Huế là tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung Việt Nam và là một trong 5 tỉnh thuộc VKTTĐ TB, giáp với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng; phía Tây giáp Lào với đường biên giới dài 81 km; tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120 km. Thành phố Huế là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh, cách thành phố Hà Nội 660 km (hơn 1 giờ bay và 13 giờ tàu) và cách thành phố Hồ Chí Minh 1080 km (khoảng 1 giờ 30 phút bay và 20 giờ tàu). Bên cạnh đó, với vị trí nằm trên Hành lang Kinh tế Đông Tây (nối Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) và Con đường Di sản Đông Dương (Lào, Campuchia và Việt Nam), địa phương có cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
TT-Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm khô và nóng vào mùa hè, ẩm ướt và lạnh vào mùa đông. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, với nhiệt độ trung bình hàng tháng khoảng 30oC. Mùa mưa trải dài từ tháng 9 đến tháng 2, với lưu lượng mưa tập trung vào từ cuối tháng 9 đến tháng 12 (ESRT, 2015). Địa hình của tỉnh có thể chia tách thành ba khu vực có tính chất địa lý khác biệt: khu vực phía Tây và miền núi trung tâm, khu vực trung du nhiều đồi và đất thấp trải dài đến giữa khu vực và khu vực ven biển phía
Đông đặc thù bởi các con sông, đầm phá và ven biển.
Tài nguyên du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - 1
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - 2
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành Du Lịch
- Đào Tạo Lao Động Tại Tt-Huế So Với Quảng Nam Và Trung Vị Cả Nước
- Các Địa Điểm Tham Quan Phổ Biến Của Khách Du Lịch Tại Tt-Huế
- Các Kênh Tiếp Cận Thông Tin Về Du Lịch Tt-Huế Của Du Khách
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Tài nguyên du lịch di sản văn hóa, tôn giáo và di tích lịch sử
TT-Huế là vùng đất văn hiến, được đánh giá là điểm đến hấp dẫn về khía cạnh giá trị truyền thống, lịch sử và văn hóa2. Với bề dày lịch sử, TT-Huế hiện đang lưu giữ trong lòng gần 900 di tích, với 84 di tích cấp quốc gia và 52 di tích cấp tỉnh. Trong đó, nổi bật nhất là di sản thế giới quần thể các cung điện, đền đài, lăng tẩm của triều Nguyễn (Hoàng thành Huế); di sản văn hóa phi vật thể Nhã Nhạc cung đình Huế và các di tích lịch sử cách mạng.
2 Trong gần 400 năm (1558 – 1945), địa phương là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn và 13 triều vua nhà Nguyễn (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, 2014)
Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993, là những di tích lịch sử văn hóa do triều Nguyễn xây dựng trong khoảng thế kỷ 19 và 20, trên địa bàn kinh đô Huế xưa, thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng lân cận thuộc tỉnh TT-Huế ngày nay (Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam, 2016). Tổng thể kiến trúc của quần thể được xây dựng trên diện tích hơn 500 ha và được bao bọc bởi ba vòng thành: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Ngoài ra, một hệ thống các khu di tích ngoài Kinh Thành góp phần không nhỏ vào các giá trị văn hóa lịch sử cho mảnh đất văn hiến này, bao gồm: Phu Văn Lâu, Đàn Nam Giao, Điện Hòn Chén,
Chùa Thiên Mụ,.. và 7 khu lăng tẩm được xây dựng với các lối kiến trúc riêng biệt3.
Bên cạnh đó, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2003. Mộc bản và Châu Bản triều Nguyễn được vinh danh di sản tư liệu thế giới qua các năm 2007 và 2014. Trong khi đó, ở cấp độ quốc gia, Ca Huế chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 08/06/2015. Những sự kiện này khiến cho TT-Huế được khẳng định hơn như là một trung tâm văn hóa tiêu biểu cho dân tộc (Trung tâm Festival Huế, 2016).
Không những vậy, với vị trí là trung tâm tôn giáo của cả nước, đặc biệt là Phật giáo, TT- Huế có hệ thống di sản tôn giáo với hơn 300 ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ. Trong đó có những tổ đình và cổ tự có từ hàng trăm năm nổi tiếng như Thiên Mụ, Từ Đàm, Bảo Quốc, Trúc Lâm, Thiền Tôn… (Anh Phong, 2015). Một số điểm du lịch tâm linh được tỉnh đưa vào khai thác trong những năm gần đây như Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã, đền Huyền trân Công chúa, chùa Huyền Không,… góp phần tăng thêm giá trị du lịch vùng đất này.
Thêm nữa, TT-Huế có nhiều di tích lịch sử về hai cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước cùng những di tích về các vị danh nhân lỗi lạc như Phan Bội Châu, Nguyễn Tri Phương, Trần Cao Vân, … Đặc biệt, mảnh đất này còn lưu giữ khoảng 20 di tích và địa điểm di tích về Bác Hồ hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người. Các di tích với số lượng lớn và mật độ cao tập trung tại thành phố Huế tạo nên giá trị rất cao cho phát triển du lịch, góp phần quan trọng làm cho TT-Huế trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách (Nguyễn Hà Quỳnh Giao, Phạm Xuân Hậu, 2013).
3 Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Đức và Lăng Khải Định.
Đánh giá về tài nguyên du lịch di sản văn hóa, tôn giáo và di tích lịch sử, TT-Huế không hề kém cạnh tranh so với Quảng Nam. Nếu như Quảng Nam có hai di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, thì TT-Huế đang hướng đến trở thành “Một thành phố năm di sản” với “Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế” (đã nộp xét duyệt lên MOWCAP).
Tài nguyên du lịch biển và đầm phá
Cách trung tâm thành phố Huế 60km và Đà Nẵng 25km, Lăng Cô là nơi lý tưởng cho du khách nghĩ dưỡng và tắm biển. Nơi đây chứa đựng gần như tất cả những gì mà thiên nhiên có thể ban tặng (ngắm toàn cảnh các bãi biển, đầm phá Phú Lộc, rừng nhiệt đới Bạch Mã, đèo Hải Vân, làng địa phương) và là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam4 có tên trong danh sách 30 vịnh viển đẹp nhất thế giới (Tổng cục Du lịch, 2016). Nơi đây có một
loạt các địa điểm du lịch và hoạt động hỗ trợ hợp lý bao gồm các cơ sở nổi tiếng của Bayan Tree (Laguna, Angsana), nhiều khách sạn địa phương từ 1 đến 4 sao, số lượng hợp lý các nhà hàng hải sản và quán cà phê địa phương, một số quán bán quà lưu niệm cơ bản và không có trung tâm đón tiếp hay thuyết trình (ERST, 2015). Ngoài Lăng Cô, TT-Huế còn có hàng loạt các bãi biển đẹp khác như Thuận An, Cảnh Dương, Vinh Thanh…
Bên cạnh đó, với địa hình tương đối đặc biệt, TT-Huế đặc trưng bởi nhiều đầm phá ven biển như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Lập An... Trong đó, Tam Giang – Cầu Hai (được xem là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm) và đầm Lập An đang được khai thác trong những năm gần đây.
Bãi biển và đầm phá được xếp thứ hai trong sáu sản phẩm ưu tiên hàng đầu trong phát triển du lịch của tỉnh, sau di sản văn hóa (ERST, 2015). So với Quảng Nam (nổi tiếng bởi Cù Lao chàm và bãi tắm Cửa Đại), TT-Huế rõ ràng có lợi thể hơn hẳn trong dòng sản phẩm du lịch này. Tuy nhiên, ngoài Lăng Cô, hệ thống dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các bãi tắm khác vẫn nhỏ lẻ, manh mún và chỉ hoạt động theo mùa.
4 Sau Hạ Long và Nha Trang.
Tài nguyên du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận hành chính hai huyện Phú Lộc và Nam Đông, cách thành phố Huế gần 60 km về phía Nam. Với tổng diện tích 37.487 ha và độ cao 1.450 m so với mực nước biển, Bạch Mã có khí hậu trong lành, được các chuyên gia đánh giá là một trong những vùng núi có khí hậu dễ chịu nhất Đông Dương (Tổng cục Du lịch, 2016)5.
Ngoài khu nghỉ dưỡng dành cho du khách được xây dựng từ thời Pháp thuộc với 139 biệt thự và các cơ sở hạ tầng liên quan, Bạch Mã vẫn giữ được nét hoang sơ của thiên nhiên núi rừng hấp dẫn du khách. Mặc dù vậy, hoạt động du lịch ở khu vực này bị ảnh hưởng đáng kể bởi mùa mưa kéo dài, cơ sở hạ tầng cứng không đảm bảo và không được hỗ trợ bởi nhiều điểm tham quan khác gần đó (ERST, 2015).
Góp phần vào tài nguyên du lịch sinh thái của tỉnh phải kể đến một loạt các điểm du lịch thiên nhiên khác tại các huyện như Phú Lộc (Suối Voi, Suối Mơ – Hói Mít, Thác Nhị Hồ, Thác Trượt, Thác Bồ Ghè), Phong Điền (Thác A Don, Suối khoáng nóng Thanh Tân), Phú Vang (Suối khoáng nóng Mỹ An), và A Lưới (Suối Alin, Khu du lịch Thác A Nor, Suối nước nóng A Roàng). Trong các địa điểm trên, Suối khoáng nóng Thanh Tân và Mỹ An, lần lượt cách trung tâm thành phố Huế 40 km và 7 km, được đầu tư một số các hạng mục cơ sở hạ tầng để phục vụ khách du lịch.
Tài nguyên du lịch các làng nghề, làng nông thôn và bản dân tộc thiểu số
Tỉnh có sự hòa quyện thú vị các làng nghề, các làng nông thôn và/hoặc các bản dân tộc thiểu số. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 88 làng nghề được thống kê, tập trung chủ yếu tại các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, A Lưới và hai thị xã Hương Thủy, Hương Trà. Hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng tạo điều kiện để khai thác và phát triển du lịch địa phương. Tuy nhiên, ngoại trừ 12 làng nghề đang hoạt động tốt như làng đúc đồng Phường Đúc, nón lá Phủ Cam, chế biến nước mắm cá cơm Bình An, dầu tràm nước Ngọt… các làng nghề còn lại chỉ phát triển cầm chừng, hoặc có nguy cơ mai một như làng gốm Phước Tích, rèn Hiền Lương, tranh làng Sình (UBND TT-Huế, 2015). Nguyên nhân chủ yếu là không tìm được đầu ra cho sản phẩm, không cạnh tranh được với các sản
5 Vườn quốc gia Bạch Mã là một trong những khu rừng nhóm A cuối cùng còn lại ở Việt Nam với 16.900ha được che phủ bởi rừng nguyên sinh, là nơi chứa đựng các giá trị động thực vật có mức đa dạng sinh học cao với 2.147 loài thực vật (trong đó 185 loài là đặc hữu của Việt Nam và 54 loài được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam) và 1.175 loài động vật (với 15 loài đặc hữu và 69 loài được liệt kê vào Sách Đỏ Việt Nam) (Lê Thanh An, 2012)
phẩm với mẫu mã đa dạng trên thị trường và thiếu hụt nguồn nhân lực kế thừa với tay nghề cao. Bên cạnh đó, các làng quê nông thôn hấp dẫn như làng Thanh Thủy (cầu ngói Thanh Toàn), Thủy Biều hay các làng bản đại diện cho một nhóm văn hóa dân tộc thiểu số tập trung tại huyện A Lưới (Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều…) và Nam Đông với nhiều lễ hội, ẩm thực, trang phục đặc trưng tạo nên những thành phần cơ bản trong hành trình của khách du lịch.
Đánh giá về tài nguyên du lịch, TT-Huế hầu như không thua kém bất cứ địa phương nào nói chung và Quảng Nam nói riêng, khi có đầy đủ hệ thống bờ biển, đầm phá, núi rừng, vườn quốc gia, làng nghề truyền thống, làng quê nông thôn…. và cả di sản văn hóa thế giới, về cả vật thể và phi vật thể. Rõ ràng, tất cả những yếu tố này tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh nhất định của cụm ngành du lịch của tỉnh so với các địa phương khác. Hay nói cách khác, giả thuyết H1 được khẳng định: “Tài nguyên du lịch thúc đẩy NLCT cụm ngành du lịch tại TT-Huế”.
3.1.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu du lịch của tỉnh, tuy vẫn còn nhiều hạn chế so với phần lớn các địa phương trong cả nước nói chung và trong VKTTĐ TB nói riêng.
Hệ thống mạng lưới đường bộ đảm bảo được sự liên kết giữa thành phố Huế với các huyện, thị xã trong tỉnh và các tỉnh lân cận6. Chạy dọc xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam là quốc lộ 1A cùng hàng loạt đường tỉnh lộ và đường sắt Bắc Nam dài 101,2 km, quốc lộ 49 chạy ngang từ Tây sang Đông và kết nối thẳng với Lào. Thêm vào đó, TT-Huế có lợi thế trong việc kết nối các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Vùng duyên hải miền Trung, cách
Hội An và Quảng Bình 4 giờ đi xe, cách Đà Nẵng khoảng 2,5 giờ. Mặc dù vậy, tỉnh chỉ mới đưa vào khai thác 12 tuyến xe buýt ở trung tâm thành phố Huế, một số địa điểm ngoại thành như Lăng Cô, Thuận An, khu công nghiệp Phú Bài và một số huyện. Đa phần khách du lịch muốn tham quan các di tích khác đều phải đi taxi, xe tour hoặc thuê xe máy, gây nên một số bất tiện cho du khách tham quan.
6 Toàn tỉnh có hơn 2,500 km đường bộ, nhựa hóa 100% đường tỉnh, 99.5% đường đô thị - vành đai và 70% đường nông thôn được bê tông hóa, với 75% đến 80% mặt đường được đánh giá tốt và trung bình (Sở Giao thông Vận tải TT-Huế, 2015)
Đối với hệ thống đường thủy, tỉnh có cảng biển nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Đặc biệt, cảng nước sâu Chân Mây đóng vai trò là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất của tuyến hành lang Kinh tế Đông Tây, có khả năng đón tàu du lịch quốc tế cỡ lớn, góp phần thúc đẩy khả năng tiếp cận đối với khu du lịch trọng điểm quốc gia (Cảnh Dương – Lăng Cô – Non Nước, Bạch Mã).
Ngoài ra, sân bay quốc tế Phú Bài cách thành phố Huế 15 km vừa được mở rộng, công suất đạt 1,5 triệu lượt hành khách/năm, phục vụ 24 chuyến/ngày đi về Hà Nội và Hồ Chí Minh. Mặc dù không thể so sánh với sân bay Đà Nẵng, nhưng sân bay Phú Bài có năng lực phục vụ vượt trội hơn hẳn so với sân bay Chu Lai thuộc Quảng Nam, với công suất chỉ 500 ngàn hành khách/năm và tối đa 12 chuyến/ngày đi về Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc phục vụ du khách tại các đường bay quốc tế rất hạn chế khi Phú Bài chỉ mới khai thác đường bay quốc tế duy nhất là Huế - Băng Cốc, với tần suất 2 chuyến/1 tháng.
Hộp 3.1: Cơ sở hạ tầng tại TT-Huế còn nhiều hạn chế
“Cơ sở hạ tầng ở TT-Huế chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của du khách. Hầu như tất cả những gì tốt nhất, đầy đủ nhất đều tập trung tại thành phố Huế, nhiều điểm du lịch nổi tiếng nhưng cơ sở hạ tầng kém như Vườn quốc gia Bạch Mã, biển Thuận An…”
Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu ông Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc công ty lữ hành Eagle Tourist.
Đánh giá theo PCI, chỉ số cơ sở hạ tầng của tỉnh liên tục giảm sút trong các năm qua, từ vị thế thứ 6/63 tỉnh thành vào năm 2013, đã giảm xuống vị thế 32/63 tỉnh thành vào năm 2016, đứng cuối bảng trong các tỉnh thuộc VKTTĐ TB. Điều này được phản ánh khá chính xác trên thực tế, khi chỉ có 48,6% du khách (trong tổng số 216 du khách tham gia trả lời) là cảm thấy hài lòng đối với cơ sở hạ tầng ở địa phương. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông kết nối các điểm đến ngoại thành chưa được hoàn thiện gây cản trở không nhỏ đến quyết định tham quan của du khách. Đây là một điểm làm hạn chế khả năng cạnh tranh cụm ngành du lịch của tỉnh TT-Huế, hay nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H2: “Chất lượng cơ sở hạ tầng tốt thúc đẩy NLCT cụm ngành du lịch tại TT-Huế”.
Hình 3.1: Đánh giá cơ sở hạ tầng ở các tỉnh thuộc VKTTĐ TB 2016
10.000
9.000
Bình Định
12.000
18.000
15.000
24.000
Quảng Ngãi
20.000
15.000
20.5000
Quảng Nam 11.5000
20.5000
15.000
18.5000
Thừa Thiên Huế
20.000
15.000
18.000
Đà Nẵng
14.000
23.000
16.000
21.000
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Khu công nghệp
Đường bộ
Năng lượng/Viễn thông
Mạng Internet
Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số NLCT cấp tỉnh 2016
3.1.3. Nguồn nhân lực
Tính đến hết năm 2015, dân số tỉnh TT-Huế là 1.143.572 người, là tỉnh đông dân thứ 4 trong VKTTĐ TB và đứng thứ 58 so với cả nước, với 51,4% dân số sống ở nông thôn. Tuy nhiên, dân số phân bổ không đồng đều trên địa bàn tỉnh, tập trung đông nhất tại thành phố Huế, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc với tỷ lệ lần lượt là 31%, 15,9%, 12%, trong khi hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới chiếm tỷ lệ dân số thấp nhất với 2,2% và 4,1%. Lực lượng lao động trong độ tuổi của tỉnh là 612.060 người, chiểm 53,52% tổng dân số, phần lớn tập trung tại khu vực thành thị. Từ năm 2006 đến năm 2015, lực lượng lao động chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ lệ lực lượng lao động tại khu vực thành thị tăng từ 28,6% lên 53%, trái ngược với sự giảm sút từ 71,4% còn 47,0% của khu vực nông thôn. Trong đó, lực lượng lao động qua đào tạo đã có bước chuyển biến tích cực từ 15,3% năm 2009 lên
đến 22,50% năm 20157 (cao hơn hẳn so với mức 16,70% ở Quảng Nam).
7Niên giám thống kê TT-Huế, 2015.
Hình 3.2: Số lượng và trình độ lao động ngành du lịch từ năm 2012 đến năm 2015
Nguồn: Sở Du lịch TT-Huế, 2016
Năm 2015, lao động ngành du lịch đạt
Hộp 3.2: Nguồn nhân lực tại địa phương đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở tuyển dụng
Nguồn nhân lực đã qua đào tạo tại TT-Huế cơ bản đáp ứng khá tốt nhu cầu khách sạn, chủ yếu đến từ Khoa Du lịch – Đại học Huế và Cao đẳng Du lịch TT-Huế. Tuy nhiên, vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp du lịch trên cả nước chứ không riêng ở Huế là nguồn nhân lực quản lý, tay nghề cao tại tất cả các lĩnh vực: buồng phòng, bếp, nhân sự, sales & marketing, lữ hành… rất hiếm. Có những vị trí phải đào tạo từ 5 đến 10 năm mới đạt chuẩn.
Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Tuyến, Trưởng bộ phận nhân sự của Khách sạn Saigon Morin ngày 21/12/2016
12.000 người, tăng gần 15% so với năm 2012, với gần 88% là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch. Trong đó, lực lượng lao động tại khách sạn, nhà hàng chiếm tỷ lệ cao nhất với 87,5%, số lao động còn lại phân bổ vào các cơ sở lữ hành (6,25%), các cơ sở vận chuyển (1,67%) và các dịch vụ khác (4,58%) (Phụ lục 3.1).
Tương tự như Quảng Nam, lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú tại tỉnh có trình độ tay nghề không cao, đặc biệt là các vị trí quan trọng, vị trí quản lý. Đa phần các vị trí quản lý cao cấp trong các khách sạn từ 4-5
sao đều do người nước ngoài nắm giữ (ERST, 2015).
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành du lịch gia tăng hằng năm và chiếm một tỷ lệ khá cao so với mặt bằng chung của toàn quốc. Từ chỗ 79% lao động trong lĩnh vực du lịch