Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 3.1: 5 yêu cầu quan trọng nhất đối với du lịch tại TT-Huế và Quảng Nam 32

Hình 1.1: Khách du lịch quốc tế đến một số thành phố có di sản thế giới được công nhận bởi UNESCO giai đoạn 2011 – 2015 2

Hình 1.2: Doanh thu du lịch (cơ sở lưu trú và lữ hành) của các tỉnh TT-Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa và Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2015 3

Hình 1.3: Phương pháp nghiên cứu 5

Hình 2.1: Các nhân tố quyết định NLCT của địa phương 6

Hình 2.2: Mô hình Kim cương Porter 8

Hình 2.3: Mạng lưới hoạt động cụm ngành du lịch 10

Hình 3.1: Đánh giá cơ sở hạ tầng ở các tỉnh thuộc VKTTĐ TB 2016 18

Hình 3.2: Số lượng và trình độ lao động ngành du lịch từ năm 2012 đến năm 2015 19

Hình 3.3: Đào tạo lao động tại TT-Huế so với Quảng Nam và trung vị cả nước năm 2015

............................................................................................................................................. 21

Hình 3.4: Vốn đầu tư tính theo giá so sánh 2010 trên địa bàn tỉnh TT-Huế và Quảng Nam từ năm 2012 đến năm 2015 22

Hình 3.5: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010, tổng thu ngân sách và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2015 của các tỉnh thuộc VKTTĐ TB (tỷ đồng) 23

Hình 3.6: Tổng quan PCI của TT-Huế và các tỉnh thuộc VKTTĐ TB 24

Hình 3.7: Các chỉ tiêu thành phần PCI của tỉnh TT-Huế năm 2013 và 2016 25

Hình 3.8: Đánh giá của du khách đối với chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú 26

Hình 3.9: Lượt khách đến tỉnh TT-Huế năm 2008 - 2015 29

Hình 3.10: Các địa điểm tham quan phổ biến của khách du lịch tại TT-Huế 30

Hình 3.11: Các điểm đến mà khách du lịch sẽ viếng thăm cùng với TT-Huế 31

Hình 3.12: Các hoạt động khách du lịch sẽ tham gia khi đến TT-Huế 32

Hình 3.13: Đánh giá của du khách về tầm quan trọng và sự hài lòng đối với các khía cạnh du lịch TT-Huế 33

Hình 3.14: Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ tại các địa điểm tham quan, du lịch

............................................................................................................................................. 34

Hình 3.15: Các kênh tiếp cận thông tin về du lịch TT-Huế của du khách 36

Hình 3.16: Thống kê cơ sở lưu trú tại TT-Huế 38

Hình 3.17: Cơ cấu doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống của tỉnh TT-Huế và Quảng Nam 39

Hình 3.18: Thời gian lưu trú của khách du lịch theo từng tỉnh 39

Hình 3.19: Cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế 43

Hình 3.20: Mô hình Kim cương của cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế 44

Hình 3.21: Chẩn đoán ngành du lịch của TT-Huế 47


DANH MỤC HỘP


Hộp 3.1: Cơ sở hạ tầng tại TT-Huế còn nhiều hạn chế 17

Hộp 3.2: Nguồn nhân lực tại địa phương đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở tuyển dụng

............................................................................................................................................. 19

Hộp 3.3: Sự cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp du lịch 27

Hộp 3.4: Liên kết du lịch chưa phát huy hiệu quả 28

Hộp 3.5: Đồ lưu niệm và quà tặng du lịch TT-Huế còn khá đơn điệu 41


DANH MỤC PHỤ LỤC


Phụ lục 1.1: Chi tiêu khách du lịch tại Thừa Thiên Huế và Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013

............................................................................................................................................. 56

Phụ lục 1.2: Các doanh nghiệp đóng góp ngân sách hàng đầu tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 56

Phụ lục 1.3: Mẫu khảo sát, phương pháp và nội dung phỏng vấn 57

Phụ lục 2.1: Mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến 66

Phụ lục 2.2: Mô hình cụm du lịch: năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững 66

Phụ lục 2.3: Cụm ngành du lịch tại Tunisia 67

Phụ lục 2.4: Trình bày các giả thuyết nghiên cứu 68

Phụ lục 3.1: Thực trạng lao động ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2012 đến năm 2015 73

Phụ lục 3.2: Các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch tại Thừa Thiên Huế 74

Phụ lục 3.3: Vốn đầu tư trên địa bàn của các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ

............................................................................................................................................. 75

Phụ lục 3.4: Tình hình đầu tư nước ngoài Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ giai đoạn 1988 - 2016 76

Phụ lục 3.5: Danh sách các dự án FDI đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại Thừa Thiên Huế tính đến hết năm 2015 77

Phụ lục 3.6: Chỉ số PCI các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ năm 2016 80

Phụ lục 3.7: Tiêu chí đánh giá “Chi phí gia nhập thị trường” của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam năm 2016 80

Phụ lục 3.8: Tiêu chí đánh giá “Cạnh tranh bình đẳng” của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam năm 2016 81

Phụ lục 3.9: Tiêu chí đánh giá “Chi phí thời gian” của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam năm 2016 82

Phụ lục 3.10: Tiêu chí đánh giá “Tính năng động” của Thừa Thiên Huế và Quảng Nam năm 2016 82

Phụ lục 3.11: Thị trường khách du lịch quốc tế lớn đến Thừa Thiên Huế 83

Phụ lục 3.12: Các đề án, dự án trọng điểm Du lịch của Thừa Thiên Huế 84

Phụ lục 3.13: Các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư trong Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Thừa Thiên Huế 84

Phụ lục 3.14: Các dự án của chính phủ và tổ chức quốc tế tài trợ giai đoạn 1992 - 2014... 85 Phụ lục 3.15: Các dự án tiêu biểu do các tổ chức phi chính phủ thực hiện tại Thừa Thiên Huế 89

Phụ lục 3.16: Tình hình phát triển cơ sở lưu trú tại Thừa Thiên Huế từ năm 2010 - 2016 90


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1. Bối cảnh nghiên cứu


Thừa Thiên Huế (TT-Huế) là một tỉnh ven biển miền Trung, là nơi hội tụ của núi, rừng, đầm phá, biển và quần thể di tích lịch sử đa dạng, có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển du lịch. Cụ thể, tỉnh được thiên nhiên ưu ái ban tặng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, vườn quốc gia Bạch Mã, đèo Hải Vân, đầm phá Tam Giang và một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, Lăng Cô. Bên cạnh đó, địa phương còn chứa đựng trong mình Quần thể di tích cố đô, Nhã nhạc cung đình, Mộc bản và Châu bản triều Nguyễn được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tất cả những lợi thế này giúp địa phương có thể phát triển thành một cụm ngành du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch di sản văn hóa và thiên nhiên.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năn 2030 xác định TT-Huế là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Theo đó, phát triển du lịch TT-Huế gắn với hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế và cảnh quan thiên nhiên Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang (Tổng cục Du lịch, 2013).

Về phía tỉnh TT-Huế, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2013 – 2030 đã xác định mục tiêu “tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa TT-Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực, đến năm 2030 xây dựng TT-Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới” (Ủy ban nhân dân (UBND) TT-Huế, 2013).

Mặc dù du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và có nhiều lợi thế tiềm năng, nhưng kết quả phát triển du lịch TT-Huế vẫn khá khiêm tốn so với kỳ vọng. Tuy lượng khách và doanh thu du lịch tăng bình quân tăng lần lượt là 10,83%/năm và 15%/năm (Sở Du lịch TT-Huế, 2016), nhưng khả năng thu hút khách quốc tế của tỉnh khá thấp khi so sánh với một số thành phố có di sản văn hóa được UNESCO công nhận ở trong nước và khu vực Đông Nam Á. Giai đoạn 2011 – 2015, lượng khách quốc tế đến địa phương chỉ cao hơn tỉnh Ninh Bình và Luang Prabang – Lào, gần bằng 50% Quảng Nam, 40% Hà Nội, 35% Siem Reap - Campuchia và 22% so với BaLi – Indonesia (Hình 1.1). Không những vậy, lượng khách quốc tế đến tỉnh đang có xu hướng chững lại, đi ngược với xu hướng tăng trưởng ở các thành phố Vientiance, Luang Prabang, Bali, Quảng Nam và Hà Nội.


Ngoài ra, so với một số địa phương lân cận hoặc một số địa phương có di sản thế giới được UNESCO công nhận, doanh thu du lịch bình quân của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 chỉ xấp xỉ Quảng Nam, 1/2 Đà Nẵng, 1/10 Hà Nội và chỉ cao hơn Quảng Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình. Không những vậy, doanh thu du lịch của tỉnh có dấu hiệu sụt giảm vào năm 2015 (Hình 1.2). Điểm đáng chú ý là doanh thu du lịch năm 2015 của Quảng Nam và Đà Nẵng vượt xa TT-Huế, mặc dù cả 3 địa phương đều có mức xuất phát điểm tương đương nhau vào năm 2010.

Thêm vào đó, kết quả điều tra chi tiêu của Tổng cục Thống kê cho thấy chi tiêu khách du lịch đến TT-Huế thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, thậm chí chi tiêu của khách du lịch quốc tế còn có xu hướng giảm mạnh sau năm 2006 (Phụ lục 1.1). Không những vậy, lượng khách lưu trú (cả quốc tế và nội địa) ở TT-Huế còn chứng kiến sự sụt giảm sau năm 2014.

4500000.0


4000000.0


3500000.0


3000000.0


2500000.0


2000000.0


1500000.0


1000000.0


500000.0


.0

2011

2012

2013

2014

2015

TTHue

Vientiance

Quảng Nam

Siem Reap

Ninh Bình

Luang Prabang

Hà Nội

Bali

Khách du lịch quốc tế (lượt khách)

Hình 1.1: Khách du lịch quốc tế đến một số thành phố có di sản thế giới được công nhận bởi UNESCO giai đoạn 2011 – 2015


Nguồn: Tổng hợp số liệu Niên giám thống kê TT-Huế, Ninh Bình, Quảng Nam và Hà Nội, Cục Phát triển Du lịch Lào, Bộ Du lịch Campuchia, Văn phòng Du lịch Bali,


6000000.0

5000000.0

4000000.0

3000000.0

2000000.0

1436527.0

1558863.20

1483390.0

1105310.20

1230890.0

1000000.0

919675.0

.0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Thừa Thiên Huế Quảng Bình Quảng Nam Đà Nẵng Thanh Hóa Ninh Bình

Doanh thu du lịch (Triệu VND)

Hình 1.2: Doanh thu du lịch (cơ sở lưu trú và lữ hành) của các tỉnh TT-Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa và Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2015






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - 2


Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê từ Niên giám thống kê tỉnh TT-Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa và Ninh Bình.

Tóm lại, vẫn còn một chặng đường dài để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như mục tiêu đề ra của tỉnh TT-Huế (trên thực tế, số thu ngân sách của tỉnh trong những năm qua chủ yếu đến từ bia, xăng dầu và xi măng (Phụ lục 1.2)). Nhiều chuyên gia cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến du lịch TT-Huế chưa phát triển mạnh như: hạn chế trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, thiếu hụt các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thiếu hụt nguồn lao động du lịch có đủ năng lực, liên kết vùng trong phát triển du lịch chưa đạt hiệu quả…. Đứng trước tình hình này, TT-Huế cần phải đánh giá lại tiềm năng, xác định những nhân tố then chốt cản trở và thúc đẩy năng lực cạnh tranh (NLCT) ngành du lịch, nhằm có những giải pháp phát triển đúng hướng và bền vững cho du lịch trong tương lai.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí