BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
LÊ VĂN PHÚC
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
-------------------------------
LÊ VĂN PHÚC
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chuyên ngành: Chính sách Công Mã số: 60340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu được sử dụng trong luận văn được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong khả năng hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017.
Tác giả luận văn
Lê Văn Phúc
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã truyền đạt, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Với lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Huỳnh Thế Du, TS Lê Việt Phú đã có những buổi trao đổi thú vị trong giai đoạn định hướng ban đầu về luận văn của tôi. Đặc biệt, tôi xin gửi đến TS Vũ Thành Tự Anh lời cảm ơn sâu sắc vì Thầy đã tận tình hướng dẫn, tư vấn và khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu được thực hiện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị nhân viên làm việc tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã hợp tác chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, đặc biệt là các thành viên MPP8, các anh chị cựu học viên đã trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành nghiên cứu.
TÓM TẮT
Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ của núi, rừng, đầm phá, biển và quần thể di tích lịch sử đa dạng, đặc biệt với hai di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển du lịch. Du lịch Thừa Thiên Huế luôn được xem như là ngành kinh tế mũi nhọn, được thể hiện rõ trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Trung Ương và địa phương. Tuy nhiên, kết quả phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong những năm qua còn khá khiêm tốn so với kỳ vọng: lượng khách quốc tế đến địa phương có xu hướng chững lại, doanh thu du lịch sụt giảm, chi tiêu của du khách thấp và ngành du lịch chỉ đóng góp một phần nhỏ trong thu ngân sách địa phương. Đứng trước thực trạng này, nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi chính sách: (i) Những nhân tố then chốt nào đóng vai trò thúc đẩy hoặc cản trở NLCT cụm ngành du lịch TT-Huế? và (ii) Cần phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế?. Thông qua đó, nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế và khuyến nghị những chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành này.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mô hình kim cương của Michael E.Porter cùng với việc thu thập thông tin nhằm kiểm định một cách thận trọng các giả thuyết được đưa ra, các tiêu chí được so sánh với địa phương lân cận là Quảng Nam. Kết quả cho thấy, sự phát triển cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế gặp phải nhiều cản trở, xuất phát từ các nguyên nhân: (i) quy hoạch phát triển du lịch dàn trải trên tất cả các loại hình, (ii) sự kém hiệu quả của các thể chế liên quan đến sự phát triển của cụm ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương và các bên liên quan, dẫn đến các chương trình liên kết, quảng bá du lịch kém hiệu quả và môi trường kinh doanh có nhiều trở ngại, (iii) sự thiếu hụt về các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các điểm vui chơi giải trí và cuộc sống về đêm và (iv) sự hạn chế về vốn đầu tư cho hoạt động du lịch cũng như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của du khách.
Với các nút thắt này, nghiên cứu tập trung đề xuất bốn nhóm gợi ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh ngành du lịch Thừa Thiên Huế: (i) địa phương cần xác định lại quy hoạch phát triển du lịch với các mức độ ưu tiên từng loại hình, với nền tảng là du lịch di sản văn hóa, (ii) thúc đẩy liên kết và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong phát triển du lịch, (iii) đa dạng hóa và cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch và (iv) thu hút vốn đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng trong phát triển du lịch địa phương.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vii
DANH MỤC HỘP ix
DANH MỤC PHỤ LỤC x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu 4
1.6. Nguồn thông tin 5
1.7. Cấu trúc của nghiên cứu 5
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh 6
2.2. Lý thuyết về cụm ngành 7
2.3. Các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch 9
2.4. Các giả thuyết nghiên cứu 11
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 12
3.1. Các điều kiện nhân tố đầu vào 12
3.1.1. Nguồn tài sản vật chất 12
3.1.2. Cơ sở hạ tầng 16
3.1.3. Nguồn nhân lực 18
3.1.4. Nguồn kiến thức 20
3.1.5. Nguồn vốn 21
3.2. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh 23
3.2.1. Tổng quan PCI 24
3.2.2. Bối cảnh cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 26
3.3. Các điều kiện cầu 29
3.4. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan 35
3.4.1. Các thể chế hỗ trợ 35
3.4.2. Các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan 38
3.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 43
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 48
4.1. Kết luận 48
4.2. Khuyến nghị chính sách 48
4.2.1. Đối với quy hoạch phát triển du lịch. 48
4.2.2. Đối với vấn đề liên kết và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong phát triển du lịch. 49
4.2.3. Đối với việc đa dạng hóa và cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch 50
4.2.4. Đối với việc thu hút vốn đầu tư trong phát triển du lịch và cải thiện cơ sở hạ tầng tại địa phương 50
4.3. Hạn chế của luận văn 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 56
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Asian Development Bank | Ngân hàng phát triển Châu Á | |
CIEM | Central Institute for Economic Management | Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương |
ESRT | Environmentally and Socially Responsible Tourism | Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội |
EU | European Union | Liên minh Châu Âu |
FDI | Foreign Direct Investment | Đầu tư trực tiếp nước ngoài |
ILO | International Labour Organization | Tổ chức lao động quốc tế |
JICA | The Japan International Cooperation Agency | Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản |
KOIKA | The Korea International Cooperation Agency | Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc |
NLCT | Năng lực cạnh tranh | |
MOWCAP | Memory of the World Committee for Asia/Pacific | Ủy ban Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương |
PCI | Provincial Competitiveness Index | Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh |
TNHH | Trách nhiệm hữu hạn | |
TT-Huế | Thừa Thiên Huế | |
UBND | Ủy ban nhân dân | |
USAID | United States Agency for International Development | Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ |
UNESCO | United Nations Educational Scientific and Cultural Organization | Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hiệp Quốc |
VCCI | Vietnam Chamber of Commerce and Industry | Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
VKTTĐ TB | Vùng Kinh tế Trọng điểm Trung Bộ | |
VTV | Đài truyền hình Việt Nam |
Có thể bạn quan tâm!