Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Quảng Bình - 4


Tài nguyên du lịch biển


Vùng biển Quảng Bình ẩn dấu tiềm năng du lịch với 9 bãi tắm chính cùng nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng với cảnh đẹp và hải sản tươi ngon. Cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 3 km về phía Đông Bắc, nơi tận cùng của con sông cùng tên là cửa biển dẫn ra bãi tắm Nhật Lệ kéo dài một màu cát trắng, trong xanh. Ngay ở trung tâm thành phố, đi qua cầu Nhật Lệ là đến bán đảo Bảo Ninh nơi có bờ biển nguyên sơ mịn màng trải dài như vô tận với bố cục hài hòa đồi cát, biển, sông hồ chen lẫn cây xanh. Theo quốc lộ 1A, vượt đèo Ngang rồi sông Gianh, cách thành phố 20 km về phía Bắc là đến bãi Đá Nhảy, một quần thể núi ở ngay bãi biển vớ nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp trăm nghìn vẻ kỳ thú.

Đặc điểm của các bãi biển tại Quảng Bình là chưa được đầu tư khai thác nhiều nên còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên, trong và sạch. Tuy rằng, biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới (World’s Most Luxurious Beaches) và Lăng Cô của Thừa Thiên Huế được đánh giá là vịnh biển đẹp nhất thế giới do Worldbays bình chọn4, lợi thế hơn Quảng Bình. Nhưng đối với những du khách yêu sự tự nhiên hoặc đến từ các quốc gia tài nguyên thiên nhiên bị hủy hoại thì những bãi biển mang vẻ đẹp hoang sơ, vệ sinh, an toàn, thân thiện và yên bình lại đầy sức cuốn hút. Tài nguyên biển sẽ tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển nếu được quy hoạch, xây dựng đồng bộ mà vẫn giữ được những vẻ đẹp tự nhiên vốn có.

Tài nguyên du lịch tâm linh và lịch sử


Nhiều địa danh của Quảng Bình đã đi vào lịch sử dân tộc tạo nên những điểm tham quan du lịch có giá trị như hang Tám Cô, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vực Quành. Bên cạnh đó, Quảng Bình còn có nhiều điểm du lịch tâm linh thu hút như chùa Non núi Thần Đinh, đền thờ Công Chúa Liễu Hạnh.

Hang Tám thanh niên xung phong (hang Tám Cô) thuộc địa phận xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 55km về hướng Tây Bắc, nằm trên cung đường 20 một phần của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Hang bé nhỏ này đánh dấu sự hy sinh anh dũng của lực lượng thanh niên xung phong Quảng Bình trong công cuộc kháng Mỹ cứu nước.


4Wikipedia (2014b)


Cũng trên trục đường Hồ Chí Minh, cách thành phố Đồng Hới khoảng 7km về phía Tây là khu du lịch sinh thái Vực Quành, một bảo tàng lịch sử chiến tranh ngoài trời về cuộc sống lao động và chiến đấu của người dân Quảng Bình trong chiến tranh chống lực lượng không lực Hoa Kỳ đánh phá miền Bắc giữa những năm 60 đến đầu 70 của thế kỷ XX. Những bệnh viện, trạm xá, lớp học, nhà trẻ, nhà dân, kho hàng, hầm chữ A, hào giao thông, hố bom…được tái tạo, mô phỏng sinh động làm nên sức thu hút của vùng đất sỏi đá, khô rộng 10ha này.

Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, là ngôi nhà cấp 4 với 3 gian nếp xưa nép mình dưới những tán cây xanh. Nhà có khoảng sân rộng, lát gạch, có cây vú sữa cổ thụ, cây mai và cây khế già nơi Đại tướng thường học bài ở đó. Một cảm giác bâng khuâng, ấm áp, bồi hồi như níu chân du khách…

Gắn với nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khu lăng mộ Đại Tướng tại Vũng Chùa

– Đảo Yến cũng là một tâm điểm của du lịch Quảng Bình trong tương lai. Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, mỗi ngày có từ 1.000 – 3.000 người đến viếng mộ Đại tướng, trong đó khoảng 90% là người dân ngoài tỉnh. Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc tổ chức chuyến xe buýt lộ trình từ ga đường sắt Đồng Hới đến khu mộ Đại tướng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân đến thăm viếng. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đồng thời chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu xây dựng một ga đường sắt đi vào khu mộ Đại Tướng. Đây là những tín hiệu tốt tạo động lực thúc đẩy du lịch tâm linh và lịch sử của Quảng Bình phát triển nổi bật trong tương lai.

Núi Thần Đinh nằm ở huyện Quảng Ninh, cao 403m so với mặt nước biển, nơi đây “sơn chí thủy giao” bởi núi tận cùng cao, nước giao hòa quanh năm, là ngọn núi thiêng được các triều quan ghi vào sử sách. Đường lên chùa sử cũ ghi có 1.260 bậc do các sư tăng miệt mài ghè đẽo xây đắp.

Đền Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, nằm trong cụm di tích – danh thắng Hoành Sơn Quan, lũy Hoàn Vương, đình Vĩnh Sơn, Hòn La. Đây là minh chứng cho sự tích Liễu Hạnh công chúa trong truyền thuyết dân gian đã có từ lâu đời, trở thành một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng đối với người dân Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung.


Bên cạnh đó, mảnh đất Quảng Bình còn hội tụ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu vực Bắc Trung Bộ thể hiện qua các lễ hội, các điệu hát cổ và lưu giữ nhiều làng nghề truyền thống kết tinh giá trị văn hóa cội nguồn.

Tóm lại, nguồn tài nguyên thiên nhiên thiên phú quý giá với hệ thống hang động nổi bật, riêng biệt và có giá trị được thế giới ghi nhận cùng với tài nguyên du lịch tâm linh và lịch sử tiêu biểu cho dân tộc, có thể liệt vào “lợi thế đặc thù hoặc thế mạnh đặc biệt”, là một trong năm điều kiện tiền đề để cụm ngành du lịch Quảng Bình thành công.

3.1.2. Cơ sở hạ tầng


Quảng Bình có cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng được nhu cầu du lịch của tỉnh, tuy nhiên xét cụ thể từng yếu tố thì Quảng Bình kém phát triển về cơ sở hạ tầng so với các địa phương lân cận. Đến nay 98,7% xã phường có điện, trên 97% hộ dân cư dùng điện lưới. Toàn tỉnh có 4.655 km đường bộ, trong đó trong đó gần 3000 km đã được rải nhựa. Có 160 km đường sắt đi suốt chiều dài của tỉnh ga và 116 km bờ với 17 biển, 364 km đường sông. Tỉnh Quảng Bình đã khôi phục, nâng cấp cảng Gianh cho tàu 1.000 tấn vào với năng lực bốc xếp 100.000 tấn/ năm và đưa cảng Hòn La vào hoạt động với tàu một vạn tấn chuyển hàng hóa ra vào. Sân bay Đồng Hới đã được đưa vào sử dụng với năng lực 500.000 khách/năm. Phương tiện vận tải đến nay đã có 200 xe khách/4.846 chỗ ngồi, 4.460 xe vận tải đường bộ, 1.840 phương tiện vận tải đường thủy, 25 tuyến vận tải hành khách cố định ngoại tỉnh, 32 tuyến vận tải hành khách nội tỉnh và 2 chuyến vận tải hành khách quốc tế.

Về đường bộ, Quảng Bình còn thua kém nhiều so với Đà Nẵng về chất lượng, tỉ lệ được rải nhựa cũng thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế (Hình 3.1).


Về đường không, Quảng Bình không thể sánh kịp Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng về tính chuyên nghiệp và công suất phục vụ. Sân bay Đồng Hới chỉ đạt công suất 300 khách/giờ cao điểm và năng lực phục vụ 500.000 khách mỗi năm, chỉ phục vụ 2 tuyến Đồng Hới – Hà Nội, Đồng Hới – Hồ Chí Minh, số lượng tối đa 2 chuyến/ngày, tổng cộng 11 chuyến/tuần. Sân bay quốc tế Phú Bài – Thừa Thiên Huế cũng chỉ phục vụ 2 tuyến đi về Hà Nội và Hồ Chí Minh nhưng với số lượng 16 chuyến/ngày, 128 chuyến/tuần. Sân bay quốc tế Đà Nẵng thì công suất vượt trội hơn hẳn với 6.000.000 khách/năm, có đến 4 hãng hàng không nội địa và 12 hãng hàng không quốc tế có đường bay đến sân bay này, bình quân một ngày có khoảng 300 – 350 chuyến bay qua vùng thông báo bay do Cảng hàng


không Đà Nẵng kiểm soát. Năm 2011, sân bay Đồng Hới đón 68.927 khách, sân bay Phú Bài đón 780.000 khách (gấp 11 lần) và sân bay Đà Nẵng đón 3.000.000 khách (gấp 50 lần)5.

Hình 3-1: Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng năm 2011

91.54%

91.63%

79.56%

65.34%

56.98%

60.00%

39.74%

31.19%

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Đà Nẵng TT.Huế Quảng Bình Trung vị


Chất lượng đường bộ (% Tốt) Tỷ lệ % đường bộ được rải nhựa


(Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2011)


Mặt khác, Quảng Bình không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển du khách tại nội tỉnh. Khách du lịch đến Quảng Bình phương tiện di chuyển cơ bản nhất là taxi, khá bất lợi cho du khách di chuyển từ thành phố đến các điểm tham quan. Đến tận tháng 04/2014, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình mới hoàn thành thủ tục mở tuyến xe buýt tuyến Đồng Hới – Phong Nha nhằm phục vụ nhu cầu du khách tham quan di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng và sự đi lại của người dân với giá vé dự kiến 35.000 đồng/ vé đi suốt tuyến 54km.


Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của các địa điểm lưu trú, ăn uống, tham quan chỉ mới dừng lại ở mức chấp nhận được, chưa thật sự thuyết phục. Theo kết quả điều tra khách du lịch tại Quảng Bình, có đến 8% du khách đánh giá cơ sở hạ tầng chung trong tỉnh “tệ”, 36% đánh



5Wikipedia (2014c)


giá “trung bình”, 42% đánh giá “khá tốt” và chỉ có 10% đánh giá “tốt”, 4% đánh giá “rất tốt”.


Hình 3-2: Đánh giá cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Bình của khách du lịch



5%

42%

35%

11%7%

n


1%

n

31%

46%

18% 4%

2%

n

24%

53%

16% 5%

8%

36%

42%

10%4%

h

CSHT của các địa điểm tham qua


CSVC của nhà hàng, quán ă


CSVC của khách sạ


CSHT trong tỉn

0% 20% 40% 60% 80% 100%


Tệ Trung bình Khá tốt Tốt Rất tốt



(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)


Như vậy, cơ sở hạ tầng của tỉnh phát triển thiên về “chiều rộng” hơn là “chiều sâu”, chưa được khai thác hiệu quả, không phải là lợi thế cho sự phát triển của cụm ngành du lịch Quảng Bình. Cần chú ý, là một trong các điểm dừng chân cần thiết trên trục giao thông Bắc – Nam nhưng cơ sở vật chất của các nhà hàng, quán ăn, quán nước chưa hấp dẫn du khách, Quảng Bình không thể khai thác tốt lợi ích từ hoạt động phục vụ khách du lịch không lưu trú tại Quảng Bình cũng như các đoàn khách trên hành trình từ Bắc vào Nam.


3.1.3. Nguồn kiến thức và nhân lực


Nguồn kiến thức nghèo nàn về du lịch dẫn đến lực lượng lao động du lịch bị hạn chế số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Bình có gần 10 cơ sở đào tạo với trên 30 ngành nghề, gồm 01 trường đại học, 03 trường trung học chuyên nghiệp cùng 06 trung tâm dạy nghề của 06 huyện trên toàn tỉnh và 01 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của Tỉnh đoàn. Tuy nhiên, không có cơ sở nào đào tạo chuyên ngành du lịch. Cuối năm 2013, Khoa Xã hội – Nhân văn thuộc trường Đại học Quảng Bình có mở lớp đào tạo ngắn ngày cấp thẻ nghiệp vụ du lịch.


Trong khi đó, các địa phương phát triển du lịch lân cận lại có nền tảng kiến thức tốt hơn hẳn. Theo số liệu thống kê đến năm 2012, Thừa Thiên Huế có 8 trường đại học, 5 trường cao đẳng và 5 trường trung cấp chuyên nghiệp còn Đà Nẵng có đến 5 trường đại học, 13 trường cao đẳng, 7 trường trung học chuyên nghiệp. Những trường đại học tổng hợp hoặc đào tạo chuyên ngành kinh tế - xã hội đều có mã ngành du lịch.


Qua 5 năm (2005 – 2010) thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực theo Quyết định 12/2005/QĐ-UB ngày 07/3/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhìn chung cơ cấu nhân lực của tỉnh đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng lao động ở độ tuổi khá trẻ. Tỷ trọng lao động tăng dần trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng (2005 là 13,78%; 2010 là 14,36%) cùng với lĩnh vực dịch vụ (2005 là 15,23%; 2010 là 20,05%) và giảm dần trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản (2005 là 70,19%; 2010 là 65,59%). Lực lượng lao động ở nhóm tuổi 14-24 chiếm tỷ lệ 24,6%; nhóm tuổi từ 25-34 chiếm 20,4%; nhóm tuổi 35-45 chiếm

17,96%; nhóm tuổi trên 45 chiếm 37,04%.


Số lượng lao động phục vụ du lịch tại Quảng Bình còn quá thấp và chất lượng không cao. Năm 2010, số lao động trong lĩnh vực du lịch là 10.370 người, trong đó số lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch là 3.525 người chiếm 34%, còn lại số lao động chưa qua đào tạo về du lịch chiếm tỷ lệ khá lớn 66%6. Nhu cầu lao động tính bình quân trên một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,7 lao động trực tiếp cho một phòng quốc tế và 1,2 lao động trực tiếp cho một phòng nội địa. Tuy nhiên, từ 2009-2012, số lao động bình quân mỗi khách sạn chỉ dao động trong khoảng 7,9 người (tương đương nhân lực phục vụ 6 phòng nội địa); của nhà hàng là từ 1,98 xuống còn 1,7 người; của lữ hành từ 53 xuống còn 4,5 người (Phụ lục 3.1). Tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 200 hướng dẫn viên bao gồm 40 hướng dẫn viên quốc tế (trong đó Sở VH – TT – DL Quảng Bình đã cấp 106 thẻ hướng dẫn viên, 83 thẻ nội địa và 33 thẻ quốc tế). Trong khi chỉ tính đến năm 2013, Đà Nẵng có đến

1.325 hướng dẫn viên bao gồm 675 hướng dẫn viên quốc tế7.


Hạn chế về đào tạo chuyên ngành du lịch dẫn đến chất lượng lao động trong ngành chưa đáp ứng được nhu cầu du khách lẫn doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Lực lượng lao động yếu và thiếu như vậy là tín hiệu xấu đối với chất lượng dịch vụ và tăng trưởng dài hạn. Sự chênh lệch bất lợi hơn nhiều so với nguồn nhân lực du lịch của Đà Nẵng là một lý do khiến

6Sở VH-TT-DL Quảng Bình (2010)

7Sở VH-TT-DL Đà Nẵng (2013)


năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình bị thua kém, dù tài nguyên du lịch của Quảng Bình trội hơn.


Bảng 3-1: Tóm lược tình hình lao động trong ngành du lịch Quảng Bình 2009 – 2012


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012


Số cơ sở

Khách sạn

161

242

220

185

Nhà hàng

4,112

4,361

4,624

4,947

Lữ hành

3

3

11

4

Tổng cộng

4,276

4,606

4,855

5,136


Số lao động (người)

Khách sạn

8,391

1,363

1,720

1,478

Nhà hàng

12,670

8,836

8,742

8,752

Lữ hành

25,337

180

134

17

Tổng cộng

46,398

10,379

10,596

10,247

Số lao động/cơ sở

11

2

2

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Quảng Bình - 4

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình)


3.1.4. Nguồn vốn


Giá trị vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Bình nói chung và ngành du lịch, điển hình là hoạt động khách sạn nhà hàng, rất hạn chế. Trong 4 năm 2009-2012, tổng số vốn đầu tư phát triển ở Quảng Bình là 15.165 tỷ đồng, trong khi của Thừa Thiên Huế là 39.943 tỷ đồng gấp 2,6 lần và của Đà Nẵng là 96.739 tỷ đồng gấp đến 6,4 lần. Thêm vào đó, tỷ trọng trung bình đầu tư vào khách sạn nhà hàng của Quảng Bình rất ít ỏi, chỉ chiếm 3% tổng vốn đầu tư đã rất thấp, trong khi tỷ trọng này của Thừa Thiên Huế là 17%, của Đà Nẵng là 7% (Phụ lục 4). Điều này cho thấy du lịch được xác định là thế mạnh của Quảng Bình nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư (Hình 3-3).


Cơ cấu vốn của Quảng Bình cũng bất lợi hơn các tỉnh bạn. Nguồn vốn đầu tư nhà nước của Quảng Bình chỉ đạt tầm 30%, thấp hơn Thừa Thiên Huế là 52%, Đà Nẵng là 53%. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Quảng Bình chỉ đạt từ 0-2%, trong khi trung bình Thừa Thiên Huế huy động được 13%, Đà Nẵng huy động được 11% (Phụ lục 5; Hình 3-4).


Hình 3-3: Vốn đầu tư phát triển của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2012


100

1,1461,729

123

1,5701,268

1,975 2,266

106

115

2,2051,926

35,00t0ỷ đồng


35,000


30,000 30,000


25,000 25,000


20,000 20,000


15,000 15,000


10,000


5,000


0


2009 2,010 2011 2,012

Tổng vốn ĐTPT QB Tổng vốn ĐTPT TT Huế

10,000


5,000


0

Tổng vốn ĐTPT ĐN Vốn ĐTPT khách sạn, nhà hàng QB

Vốn ĐTPT khách sạn, nhà hàng TT Huế Vốn ĐTPT khách sạn, nhà hàng ĐN


(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2011, Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2012, Niên giám thống kê Đà Nẵng 2012)


Hình 3-4: Tỷ trọng vốn đầu tư theo các nguồn của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2009-2012


2%

%

9

1

3

8

8

61%

8

2

6%

9

9

9

8

5

2

3

1 0

0

6

8

1

8

3%

1

1

%1

2

%

9%

1

0

%

9%

1

3

%1

3

%

1

3

%1

1

3

%3

%

3

%2

%

3

6

%

6

%4

%4

%

6

%4

%

%

5

%5

%

5

%6

4

%

5

3

%

3

%

3

%

3

%

3

%3

%

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

QB

TT Huế

ĐN

QB

TT Huế

ĐN

QB

TT Huế

ĐN

QB

TT Huế

ĐN

0%


2009 2010 2011 2012

Tỷ trọng vốn khu vực nhà nước

Tỷ trọng vốn khu vực ngoài nhà nước

Tỷ trọng vốn khu vực đầu tư của nước ngoài


(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2011, Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2012, Niên giám thống kê Đà Nẵng 2012)


Một lưu ý, ở Quảng Bình chưa có nhà đầu tư du lịch quốc tế nhưng có một hình thức kinh doanh du lịch phạm vi quốc tế rất hiệu quả tại khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng. Ở đây, một

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 16/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí