Đánh Giá Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành Du Lịch Tỉnh Quảng Bình


Bình 2013 -2014 là quảng cáo hệ thống hang động Tú Làn9 trong khi từ năm 2012, UBND huyện Minh Hóa đã thông báo Công ty Oxalis (TP. Hồ Chí Minh) sẽ đầu tư vào hệ thống này 30 tỷ đồng để khai thác các loại du lịch bền vững.

Như vậy, việc thiếu vắng những chiến lược dài hạn cho tăng trưởng bền vững và các chiến lược ngắn hạn phù hợp trong điều kiện nguồn lực bị hạn chế là một nguyên nhân cơ bản khiến cụm ngành du lịch Quảng Bình chưa thể đột phá. Và khi xét chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua PCI (Provincial Competitiveness Index) - chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh thành Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh, thì Quảng Bình chỉ được đánh giá ở mức trung bình, ở tốp sau trong khi Thừa Thiên Huế bám đuổi sát sao Đà Nẵng ở tốp đầu (Hình 3-12).

Hình 3-11: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2013

Triệu đồng

1200

1000

800

600

400

200

0


Hội thảo, hội nghị


Học tập, trao đổi kinh nghiệm

960


470

280

280

90

120

Hội chợ triển lãm, tuyên

truyền, quảng

bá du lịch


Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch


Khảo sát các tuyến du lịch


Khác


(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Q uảng Bình, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể và

Phát triển du lịch Quảng Bình đến 2010 và tầm nhìn đến 2020)

Hình 3-12: Chỉ số PCI Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2007-2013


75.96

72.18


60.71

64.23

55.68

69.77

61.31

55.22

66.98

60.95

58.16

61.71

57.12

55.84

66.45

65.56

58.25

44.17

Chỉ số PCI

70


40

2008 2009 2010 2011 2012 2012

QB TT Huế ĐN

(Nguồn: VCCI Việt Nam)


9Trần Công Nguyên (2014)


3.6. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Quảng Bình


Căn cứ kết quả phân tích dựa vào mô hình Kim cương của Michael Porter, kết hợp so sánh với 2 địa phương thuộc khu vực duyên hải miền Trung là Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình còn yếu, cả bốn mặt của mô hình Kim cương đều trục trặc.


Sơ đồ 3.1: Mô hình kim cương đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình


Vai trò chính quyền địa phương


[+]Xác định DL là ngành mũi nhọn

[-]Nguồn lực ngắn hạn phân bổ chưa hợp lý

[-]Chưa xây dựng hiệu quả các chiến lược dài hạn


Những điều kiện nhân tố sản xuất


Bối cảnh chiến

lược và cạnh tranh của doanh nghiệp


Những điều kiện

cầu

[+]Rào cản gia nhập ngành thấp [-]Cạnh tranh nội tỉnh thấp

[-]Các DN co cụm ở nhóm quy mô nhỏ

[-]Thiếu liên kết với chính quyền và các DN khác

[-] Chưa chủ động đào tạo và cải tiến chất lượng nội tại DN


[+]Môi trường chính trị, xã hội an toàn, ổn định

[+]Tài nguyên thiên nhiên độc đáo, nổi trội

[-]Chất lượng cơ sở hạ tầng hạn chế, công suất phục vụ thấp

[-]Lao động yếu về số lượng và chất lượng


Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan

[-]Liên kết giữa các DN yếu

[+]Nhu cầu nội địa tăng [+]Nhu cầu quốc tế tăng [-]Khách hàng chủ yếu có nhu cầu chi tiêu trung bình và thấp

[-]Vốn đầu tư phát triển quá nghèo nàn

[-]Liên kết giữa DN với chính

quyền và các cơ sở đào tạo lỏng lẻo

[-]Chất lượng các ngành phụ trợ và liên quan chưa cao

[-]Thông tin, truyền thông chưa đem lại hiệu quả rõ rệt


Ý tưởng du lịch

Sản phẩm du lịch:

- DL động

- DL sinh thái

- DL biển

- DL tâm linh

Tài nguyên du lịch

Quảng cáo, truyền thông

Sơ đồ 3.2: Cụm ngành du lịch Quảng Bình



Du khách, DN lữ hành ngoại tỉnh


Kênh thông tin du lịch

Cơ quan quản lý Nhà nước

Hiệp hội du lịch



Tài chính và đầu tư




Đại học, dạy nghề,

nghiên cứu




Hạ tầng giao thông,

biển báo, chỉ dẫn




An ninh xã hội



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Quảng Bình - 6


DN lữ hành địa phương




Khách sạn, nhà hàng,

quán nước




Trung tâm thương mại,

trung tâm giải trí




Dịch vụ vận chuyển




Cửa hàng lưu niệm, đặc

sản địa phương




Liên kết du lịch các địa


Rất

yếu

Yếu

Trung

bình

Mạnh

Rất

mạnh



Có thể thấy, Thừa Thiên Huế vốn đã có nền tảng du lịch Thừa Thiên Huế khá vững vàng. Riêng Quảng Bình và Đà Nẵng có kết quả ban đầu không quá chênh lệch nhưng khoảng cách ngày càng bị nới rộng. Số lượt khách đến Quảng Bình và Đà Nẵng năm 2008 lần lượt vào khoảng 527.000 và 679.000; năm 2009 lần lượt là 565.000 và 767.000. Tuy nhiên, với mức độ tăng trưởng du lịch Đà Nẵng rất nhanh, đến năm 2012 thì doanh thu du lịch Đà Nẵng gấp 2,5 lần còn lượng khách gấp 1,8 lần Quảng Bình.


Nguyên nhân cơ bản dẫn đến điều này là:


Thứ nhất là nền tảng tri thức chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của cụm ngành. Trường đại học duy nhất của địa phương không đào tạo chuyên ngành du lịch. Chất lượng đầu ra của ngành tiếng Anh, Việt Nam học và một số ngành xã hội khác của Đại học Quảng Bình chưa thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị kinh doanh du lịch. Khi phỏng vấn ông Lê Thanh Lợi, giám đốc Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, ông nhấn mạnh Trung tâm sẵn sàng tuyển dụng nhân viên có khả năng giao dịch bằng tiếng Anh thông qua phỏng vấn ngay cả khi không có bằng cấp du lịch. Với hạn chế nền tảng tri thức, không chỉ chất lượng lao động trong ngành du lịch bị bó hẹp mà lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch cũng không có điều kiện để cải thiện và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, khó tạo được sự đột phá trong sản phẩm và gia tăng tính cạnh tranh.


Thứ hai là nguồn vốn đầu tư quá thấp, khó có thể đảm bảo cho sự mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng và triển khai các chiến lược du lịch. Tổng số vốn đầu tư phát triển hàng năm của Quảng Bình vừa thấp hơn nhiều so với Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, trong đó tỷ trọng vốn đầu tư vào nhà hàng, khách sạn trung bình chỉ 3%/năm, không dễ dàng để cơ sở hạ tầng chuyên về du lịch đáp ứng được nhu cầu khách hàng, chưa nói đến hấp dẫn du khách. Quảng Bình không thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch nên không khai thác được lợi thế về lượng vốn, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc…của đối tượng này. Đầu tư Trung ương vào Quảng Bình cũng thấp hơn các địa phương lân cận. Quảng Bình chủ yếu sử dụng nguồn vốn nội tỉnh, từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dẫn đến sự co cụm quy mô, khó tạo ra sự phát triển đột phá.


Thêm vào đó, khoản nộp vào ngân sách của các cơ sở kinh doanh du lịch rất ít ỏi, không đáp ứng nhu cầu tái đầu tư và phát triển dài hạn của tỉnh. Các tập đoàn thực hiện hoạt động du lịch tại Quảng Bình như Công ty DL Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist) hay Tập đoàn khách sạn Mường Thanh thì hạch toán toàn ngành tại địa phương khác (Phụ lục 9) và CTCPTĐ Trường Thịnh, đơn vị đầu tư khai thác du lịch hàng đầu tại Quảng Bình thì chỉ hạch toán độc lập và nộp khoản chênh lệch thuế giá trị gia tăng của hoạt động khai thác du lịch và phí môi trường 2% trên doanh thu du lịch theo nghị định số 99/2010/NĐ-CP, còn lại tính gộp kết quả hoạt động du lịch với các hoạt động khác của tập đoàn, dẫn đến không phản ánh chính xác lợi ích từ khai thác tài nguyên đóng góp vào ngân sách.


Thứ ba là chính quyền địa phương chưa phát huy tối đa vai trò của mình trong việc hỗ trợ cụm ngành nâng cao năng lực cạnh tranh. Các cơ quan chuyên ngành chỉ chú trọng vào công tác truyền thông, chưa có các tác động hiệu quả đối với nền tảng tri thức, vốn đầu tư, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh du lịch, đặc biệt là các công ty lữ hành và hướng dẫn viên du lịch. Hiệp hội du lịch Quảng Bình cũng chưa tổ chức các chương trình nâng cao năng lực lao động và quản lý du lịch một cách thiết thực, hiệu quả. Trung tâm Xúc tiến du lịch chưa thúc đẩy được sự hợp tác, liên kết hiệu quả giữa du lịch Quảng Bình với du lịch các địa phương và quốc gia khác.


CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


4.1. Kết luận


Quảng Bình nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Trong những năm qua, du lịch Quảng Bình có những bước tiến vượt bậc, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có. Cơ sở hạ tầng đơn sơ, nhân lực mỏng và yếu, quy mô doanh nghiệp nhỏ, các dịch vụ kèm theo kém chất lượng, thiếu thông tin du lịch và sự liên kết giữa các đơn vị hoạt động du lịch là những tồn tại của cụm ngành du lịch Quảng Bình.


Thực tế năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình còn yếu.Thẳng thắn nhìn nhận vào vấn đề, những yếu điểm mà du lịch Quảng Bình gặp phải là vốn đầu tư, nền tảng tri thức và vai trò lãnh đạo của chính quyền cũng chính là những nội dung mà Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đều giải quyết tốt hơn. Quảng Bình cần phải học tập rất nhiều từ những địa phương lân cận để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển của cụm ngành du lịch.


Trong tổng thể 3 vấn đề trên, yếu tố hạn chế nhất chính là nền tảng tri thức hỗ trợ sự phát triển chung của nền kinh tế và sự phát triển riêng của ngành du lịch. Khi nền tảng tri thức đảm bảo thì năng lực phục vụ du lịch toàn địa phương mới nâng cao, chất lượng dịch vụ sẽ cải thiện, du lịch mới phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên, để thay đổi nó cần nguồn vốn đầu tư lớn hơn thực trạng hiện tại của địa phương kèm theo các phương pháp sử dụng vốn hiệu quả, hướng tới du lịch. Để thu hút vốn đầu tư, chính quyền phải nâng cao năng lực đồng thời xây dựng các chiến lược hấp dẫn nhà đầu tư dựa trên học tập kinh nghiệm phát triển du lịch của quốc tế và các tỉnh thành khác.


Tóm lại, chính quyền phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch bằng cách vừa hỗ trợ tối đa các đối tượng tham gia cụm ngành cải thiện bốn yếu tố trong mô hình Kim cương vừa cải thiện năng lực quản lý du lịch, thực hiện các biện pháp ngắn hạn kết hợp với chiến lược đầu tư dài hạn vào cốt lõi của mọi vấn đề là “con người”.


4.2. Khuyến nghị


Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả xin đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành du lịch Quảng Bình như sau:


Về điều kiện nhân tố sản xuất


Một là, UBND tỉnh phối hợp với Sở KH& ĐT, Sở XD, Sở GTVT tập trung tu sửa, nâng cấp những công trình thiết yếu phục vụ loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh là du lịch động và du lịch tâm linh đồng thời bổ sung các biển báo, chỉ dẫn, thông tin hỗ trợ du khác; tạm gác lại các dự án xây dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và ngừng thực hiện các dự án chậm tiến độ và không hiệu quả.


Hai là, UBND tỉnh làm việc với lãnh đạo trường Đại học Quảng Bình cùng các trường Trung cấp chuyên nghiệp trong tỉnh, yêu cầu mở mã ngành đào tạo du lịch (cấp bằng, cấp các chứng chỉ) chú ý chất lượng đội ngũ giảng dạy và các tiêu chí đầu ra. Đồng thời, UBND tỉnh phải yêu cầu lãnh đạo các trường xây dựng thang đo, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của các ngành kinh tế, xã hội, ngoại ngữ, tin học. Để gia tăng tính ràng buộc về năng lực lao động, chính quyền cũng cần bổ sung các điều kiện về trình độ nhân lực trong kinh doanh du lịch. Để thúc đẩy chất lượng trong đào tạo du lịch, chính quyền nên khuyến khích đơn vị kinh doanh du lịch định kỳ gửi thông báo chỉ tiêu và cam kết tuyển dụng đến các cơ sở đào tạo. Sở VH – TT – DL nên gia tăng chi ngân sách cho bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho các đơn vị du lịch.


Ba là, để cải thiện tình hình vốn đầu tư vào du lịch, UBND tỉnh cần phối hợp với Sở KH& ĐT, thiết lập các dự án hấp dẫn và mời gọi các nhà đầu tư tiềm lực mạnh thông qua các hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, tập trung vào tiềm năng tài nguyên du lịch biển và du lịch tâm linh hoặc các yếu tố phụ trợ còn thiếu như trung tâm giải trí. Cần chú ý, các dự án du lịch phải có sự ràng buộc chặt chẽ nhằm đảm bảo tính bền vững của tài nguyên, sự phù hợp giữa lợi ích của chủ đầu tư và của nền kinh tế và sự minh bạch công bằng trong đấu thầu và thực hiện. Ngoài ra, Cục Thuế tiếp tục hoàn thiện các công cụ chính sách kiểm soát khoản thu nộp vào ngân sách từ du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch nhằm gia tăng nguồn vốn tái đầu tư ở lĩnh vực này. Đặc biệt, chính quyền có thể kêu gọi các tổ chức bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên trên thế giới hỗ trợ hoặc tài trợ cho các dự án hướng đến tính bền vững cho tài nguyên, qua đó đưa Quảng Bình đến với toàn thế giới.


Về bối cảnh chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp cùng các ngành hỗ trợ và liên quan


Một là, chính quyền cần gia tăng năng lực và sự cạnh tranh của các đơn vị hoạt động du lịch bằng cách thúc đẩy sự hình thành của một số doanh nghiệp đầu ngành dẫn dắt các doanh nghiệp khác. Sở VH – TT – DL phối hợp với sở KH&ĐT tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp phân theo các loại hình kinh doanh du lịch, trình bày về lợi ích của cải thiện chất lượng và nâng cao tính cạnh tranh, lựa chọn ra một số doanh nghiệp tiêu biểu, ký cam kết hợp tác xây dựng đơn vị đạt chuẩn chất lượng theo hình thức du lịch đơn vị hướng đến. Trong đó, chính quyền sẽ hỗ trợ tư vấn điều kiện đạt chuẩn, thủ tục pháp lý, đào tạo nhân lực, quảng cáo; doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn lực để thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đặt ra. Sau khi hình thành nên các doanh nghiệp đầu ngành ở tất cả các lĩnh vực, chính quyền tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm cho các đơn vị còn lại và dựa vào các đơn vị tiên phong này, hỗ trợ toàn bộ hệ thống nâng cao chất lượng.UBND tỉnh có thể phối hợp với một số ngân hàng để xây dựng các chính sách cho vay ưu đãi (kèm ràng buộc về nội dung vay vốn) đối với đơn vị hoạt động du lịch nhằm hỗ trợ quá trình cải thiện chất lượng này. Ngoài ra, Sở VH – TT – DL có thể phối hợp với Sở KHCN tập huấn cho quản lý các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, truyền thông và quảng cáo du lịch.


Hai là, chính quyền cần gia tăng sự liên kết lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh du lịch, sao cho sự hợp tác đem lại lợi ích cho các bên mà không xâm lấn thị trường hay quyền lợi của bất cứ bên nào. Hiệp hội du lịch nên đóng vai trò trung gian, tổ chức các ký kết quảng cáo lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh du lịch khác lĩnh vực và hợp tác chia sẻ lợi nhuận giữa các đơn vị kinh doanh cùng lĩnh vực nhưng khác quy mô hoặc chất lượng. Ví dụ, đơn vị kinh doanh lữ hành ký kết hợp đồng quảng cáo tại các đơn vị kinh doanh ăn uống, đơn vị khai thác du lịch động đặt quảng cáo tại các bãi biển và ngược lại, khách sạn 5 sao ký kết hợp đồng chuyển giao khách với các khách sạn 4 hoặc 3 sao...


Ba là, chính quyền cần chú trọng hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên du lịch nâng cao năng lực. Sở VH – TT – DL cần tổ chức gặp mặt đối tượng trung gian nối kết vô cùng quan trọng này, giúp họ tháo gỡ các khó khăn về vốn đầu tư, thủ tục pháp lý, chất lượng nhân lực và sự kết nối với cụm ngành; phối hợp với các đơn vị này xây dựng các chương trình du lịch đặc sắc, tuân thủ ba nguyên tắc: tác động lên hình ảnh điểm đến,

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 16/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí