Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Quảng Bình - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Mô hình kim cương của M. Porter 8

Sơ đồ 3.1: Mô hình kim cương đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình 31

Sơ đồ 3.2: Cụm ngành du lịch Quảng Bình 32

HÌNH

Hình 1-1: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch và doanh thu du lịch Quảng Bình, Việt Nam giai đoạn 2008-2012 2

Hình 1-2: Tình hình khách du lịch và tốc độ tăng trưởng khách du lịch Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng 2008-2012 3

Hình 1-3: Tình hình doanh thu du lịch và tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng 2008-2012 3

Hình 3-1: Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng năm 2011 17

Hình 3-2: Đánh giá cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Bình của khách du lịch 18

Hình 3-3: Vốn đầu tư phát triển của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2012 20

Hình 3-4: Tỷ trọng vốn đầu tư theo các nguồn của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2009-2012 21

Hình 3-5: Đánh giá khách sạn của du khách tại Quảng Bình 23

Hình 3-6: Kết quả khảo sát nhà hàng, quán ăn từ du khách tại Quảng Bình 25

Hình 3-7: Kết quả khảo sát thông tin du lịch từ khách du lịch tại Quảng Bình 25

Hình 3-8: Tổng hợp kết quả doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Quảng Bình 27

Hình 3-9: Tổng hợp mục đích hành trình du khách tại Quảng Bình 28

Hình 3-10: Tổng hợp đánh giá dịch vụ du lịch tại Quảng Bình 28

Hình 3-11: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2013 30

Hình 3-12: Chỉ số PCI Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2007-2013 30


BẢNG

Bảng 1-1: Bảng tổng hợp số liệu tình hình du lịch Quảng Bình 2007-2013 4

Bảng 3-1: Tóm lược tình hình lao động trong ngành du lịch Quảng Bình 2009 – 2012 20

Bảng 3-2: Tổng hợp hiện trạng cơ sở lưu trú Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2012 22

Bảng 3-3: Bảng phân loại khách sạn tại Quảng Bình năm 2012 23

Bảng 3-4: Tổng hợp đào tạo lao động theo địa phương giai đoạn 2009-2013 26

Bảng 3-5: Tổng hợp tình hình gia nhập thị trường theo địa phương 2009-2013 26

Bảng 3-6: Tổng hợp lượt khách đến Quảng Binh giai đoạn 2009-2012 29


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch và doanh thu du lịch Quảng Bình, Việt Nam giai đoạn 2008-2012 41

Phụ lục 2:Tình hình khách du lịch và doanh thu du lịch Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012 42

Phụ lục 3: Mối quan hệ giữa câu hỏi của phiếu điều tra với khung phân tích và kết quả phỏng vấn 43

Phụ lục 4: Tình hình lao động trong ngành du lịch Quảng Bình 2009 – 2012 46

Phụ lục 5: Vốn đầu tư phát triển của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2012 47

Phụ lục 6: Tổng hợp hiện trạng cơ sở lưu trú Quảng Bình giai đoạn 2009 – 2012 48

Phụ lục 7: Tổng hợp lượt khách đến Quảng Binh giai đoạn 2009-2012 49

Phụ lục 8: Danh mục các dự án du lịch Quảng Bình 2011 - 2013 50

Phụ lục 9: Danh sách các doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất giai đoạn 2010 – 2013 của Quảng Bình 51

Phụ lục 10: Phiếu khảo sát khách du lịch tại Quảng Bình 52

Phụ lục 11: Phiếu khảo sát các đơn vị kinh doanh du lich tại Quảng Bình 56


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU


1.1. Bối cảnh nghiên cứu


Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam. Đây cũng là vị trí trung chuyển của hệ thống trục giao thông quan trọng xuyên Việt: đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, đường Hồ Chí Minh với hai nhánh Đông, Tây chạy suốt chiều dài của tỉnh.


Sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và yếu tố nhân văn đã đem đến cho Quảng Bình rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch động, du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh. Quảng Bình có tài nguyên tự nhiên đặc sắc bao gồm di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với động Phong Nha, động Thiên Đường, hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng, hệ thống hang động Tú Làn, khu du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến, bãi biển Nhật Lệ, bãi biển Bảo Ninh, suối nước khoáng Bang cùng với tài nguyên nhân văn phong phú bao gồm các di tích lịch sử cách mạng như là chiến khu Trung Thuần, bến đò và tượng đài Mẹ Suốt, các danh nhân văn hóa, văn hóa lễ hội, làng nghề truyền thống, chùa chiền, đền thờ như là Nhà lưu niệm và Khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làng du lịch Bảo Ninh, chùa Non - núi Thần Đinh, đền thờ Liễu Hạnh Công chúa…


Xét trên phạm vi quốc gia, du lịch Quảng Bình đạt được sự phát triển nhất định với tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của cả nước. Trong giai đoạn 2007-2012, tốc độ tăng trưởng khách du lịch và doanh thu du lịch trung bình của Quảng Bình lần lượt là 13% và 31% trong khi đó tốc độ này của Việt Nam lần lượt là 11% và 24% (Phụ lục 1; Hình 1-1).


Xét trên phạm vi các tỉnh thành duyên hải miền Trung, Quảng Bình không hề thua kém về tài nguyên du lịch. Trong 7 di tích của Việt Nam được UNESSCO công nhận là di sản thế giới, nếu Thừa Thiên Huế vinh dự có di sản văn hóa Quần thể di tích cố đô Huế thì Quảng Bình tự hào với di sản thiên nhiên Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, lợi thế hơn Đà Nẵng và một số địa phương khác. Trong 21 khu du lịch quốc gia, những trọng điểm để đầu tư phát triển du lịch, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng kết hợp hình thành nên khu du lịch Lăng


Cô – Hải Vân – Non Nước thì Quảng Bình hoàn toàn chủ động với khu du lịch Phong Nha

– Kẻ Bàng.1


Tuy vậy, hoạt động du lịch giai đoạn 2008-2012 của Quảng Bình dường như yếu thế hơn các tỉnh thành trên.So với Thừa Thiên Huế, tốc độ tăng trưởng lượt khách và doanh thu du lịch trung bình của Quảng Bình lần lượt là 19% và 38%, cao hơn của Huế là 6% và 20% nhưng tổng số khách trung bình đến Huế trên 3 triệu lượt/năm gấp 4 lần Quảng Bình và doanh thu du lịch trung bình của Huế trên 1000 tỷ đồng/năm gấp 2 lần Quảng Bình, cho thấy quy mô du lịch của Huế vượt xa Quảng Bình (lưu ý rằng số lượt khách của Thừa Thiên Huế được tổng hợp là của riêng cơ sở lưu trú phục vụ). Đà Nẵng cũng vượt qua Quảng Bình với tổng số và tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân gấp 1,5 lần Quảng Bình, doanh thu du lịch bình quân gấp 4 lần Quảng Bình. Ngoài ra, mặc dù tổng số lượt khách du lịch trung bình của Thừa Thiên Huế gần gấp 3 lần Đà Nẵng nhưng doanh thu du lịch trung bình của Đà Nẵng cao gấp 1,5 lần Thừa Thiên Huế, không tính đến số lượng khách một lượt, về cơ bản Đà Nẵng khai thác rất tốt chi tiêu của khách du lịch (Phụ lục 2; Hình 1-2 và 1-3)


Hình 1-1: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch và doanh thu du lịch Quảng Bình, Việt Nam giai đoạn 2008-2012


70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

-10%

-20%


2008 2009 2010 2011 2012


TĐTT khách du lịch QB TĐTT khách du lịch VN

TĐTT doanh thu du lịch QB


TĐTT doanh thu du lịch VN


(Nguồn: Sở VH-TT-DL Quảng Bình và Tổng cục Du lịch)


1Wikipedia (2014)


Hình 1-2: Tình hình khách du lịch và tốc độ tăng trưởng khách du lịch Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng 2008-2012


4,000

Khách du lịch (nghìn lượt)

3,500

3,000

2,500

2,000

1,500

1,000

500

0


2008 2009 2010 2011 2012

60%


3,486

3,202

2,832

2,992

2,682

,748

1,897

1,093

767

857

96

1,046

527

679

652

1

1

Tốc độ tăng trưởng

50%


40%


30%


20%


10%


0%

Khách du lịch QB Khách du lịch TT Huế Khách du lịch ĐN

TĐTT khách du lịch QB

TĐTT khách du lịch TT Huế

TĐTT khách du lịch ĐN


(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2012, Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2012, Niên giám thống kê Đà Nẵng 2012)


Hình 1-3: Tình hình doanh thu du lịch và tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng 2008-2012

3000


Doanh thu du lịch (nghìn lượt)

2500


2000


1500


1000


500

70%


2,401

2,227

1,498

987

1,130

809

919

1,104

627

1,386

996

286

362

402

60%


Tốc độ tăng trưởng

50%


40%


30%


20%


10%


0 0%

2008 2009 2010 2011 2012

Doanh thu du lịch QB Doanh thu du lịch TT Huế Doanh thu du lịch ĐN

TĐTT Doanh thu DL QB

TĐTT Doanh thu DL TT Huế

TĐTT Doanh thu DL ĐN


(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2012, Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2012, Niên giám thống kê Đà Nẵng 2012)


Theo Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về Phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2015, UBND tỉnh Quảng Bình xác định một trong những giải pháp phát triển bền vững là “phát triển dịch vụ du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”. Thế nhưng, đóng góp của ngành du lịch Quảng Bình vào ngân sách rất khiêm tốn, khoảng 6% tổng doanh thu từ du lịch giai đoạn 2007-2010 và giảm mạnh chỉ còn dưới 0.5% giai đoạn 2011-2013, làm cho quá trình tái đầu tư và chiến lược phát triển dài hạn của tỉnh gặp khó khăn (Bảng 1-1).

Bảng 1-1: Bảng tổng hợp số liệu tình hình du lịch Quảng Bình 2007-2013



Hạng mục

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Ước 2013

Tổng số khách (nghìn lượt)

593

528

653

858

961

1047

1200

Tổng ngày khách (ngày)

677

597

760

984

1095

1117

1300

Tổng doanh thu du lịch (tỷ đồng)

283

287

363

403

628

996

1300

Nộp ngân sách (tỷ đồng)

19.1

19.5

24.4

31.1

3.9

4.7

5.9

Nộp ngân sách/ tổng doanh thu

6.76%

6.81%

6.73%

7.72%

0.62%

0.48%

0.45%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Quảng Bình - 2

(Nguồn: Sở VH-TT-DL Quảng Bình)


Đứng trước thực trạng này, Quảng Bình phải đánh giá lại tiềm năng du lịch của mình, cụ thể hóa các khó khăn cản trở sự phát triển cụm ngành du lịch, giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa lợi thế du lịch và kết quả du lịch đã đặt ra nhiều năm nay.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên nền tảng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Michael Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra các khuyến nghị chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình, từ đó gia tăng đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế chung của tỉnh cùng với gia tăng phúc lợi xã hội.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Cụm ngành du lịch Quảng Bình có tính cạnh tranh như thế nào?

Làm thế nào để gia tăng tính cạnh tranhcủa cụm ngành du lịch Quảng Bình?


1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm ngành du lịch Quảng Bình theo mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Michael Porter.


Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích hành vi của các tác nhân tham gia trong cụm ngành du lịch và các chính sách của chính quyền địa phương liên quan đến hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Bình.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện theo phương pháp định tính, dựa trên mô hình kim cương của Michael Porter để xây dựng sơ đồ cụm ngành du lịch Quảng Bình và nhận diện, phân tích các yếu tố tác động đến cụm ngành. Ngoài ra, đề tài kết hợp tham khảo chỉ tiêu 39 yếu tố Choe, Roberts và các cộng sự (2009) và Bộ công cụ hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch của Tổ chức lao động quốc tế, tập trung nghiên cứu 2 nội dung là “thị trường du lịch” và “xúc tiến và tiếp thị du lịch” để xây dựng các bảng phỏng vấn khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Dựa trên các số liệu thu thập được cùng các kết quả phỏng vấn khách du lịch, các đối tượng kinh doanh du lịch và phỏng vấn chuyên gia, sau đó tổng hợp, phân tích số liệu để đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình. Từ thực trạng cụm ngành, tham khảo và học tập kinh nghiệm của các tỉnh thành phát triển du lịch trong nước, liên hệ với các định hướng phát triển về du lịch của tỉnh và quốc gia để đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp (Phụ lục 3).

1.6. Nguồn thông tin

Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua các bảng phỏng vấn các đối tượng khách du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch và phỏng vấn chuyên gia.

Thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua tổng hợp số liệu của Sở VH – TT – DL, Cục Thống kê, Cục Thuế, UBND tỉnh Quảng Bình kết hợp thông tin từ Niên giám thống kê của một số địa phương khác và từ các đề tài về du lịch trước đây, từ các website...

1.7. Cấu trúc của nghiên cứu

Chương 1 mô tả tổng quát hiện trạng du lịch Quảng Bình trong mối liên hệ với du lịch Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, nhận diện vấn đề, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu. Chương 2 trình bày mô hình năng lực cạnh tranh và lý thuyết cụm ngành của Michael Porter. Chương 3 phân tích thực trạng cụm ngành du lịch Quảng Bình tương ứng với các nội dung trong mô hình năng lực cạnh tranh của Michael Porter. Từ đó tổng hợp và đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình và lý giải nguyên nhân. Chương 4 trình bày kết luận và gợi ý chính sách cho vấn đề nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023