Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế (Có Ngủ Qua Đêm) Tại 10 Tp Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương Năm 2013


Về vận chuyển hàng không, từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản, cảng hàng không Nội Bài đã được mở rộng nhà ga T2 để phục vụ khách quốc tế. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Hà Nội có thể đón tiếp và phục vụ khách du lịch bằng đường hàng không trong những năm tới.

Đối với các hình thức vận tải khác phục vụ khách du lịch đặc thù như cáp treo, thuyền đò (chùa Hương), xe điện, xích lô (khu vực phố cổ), xe trâu (Bát Tràng) mới chỉ được TP cho phép thử nghiệm áp dụng ở những khu vực rất nhỏ nên hiệu quả còn nhiều hạn chế.

Đánh giá chung cho thấy, hệ thống giao thông và vận chuyển phục vụ khách du lịch ở Hà Nội còn nhiều yếu kém, điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra tiêu chí lựa chọn điểm du lịch cho thấy, trong tổng số 1500 khách du lịch được điều tra, chỉ có 113 khách du lịch quốc tế (chiếm tỷ lệ chỉ có 7,5%) cho rằng phương tiện vận chuyển đi lại thuận tiện.Trong khi đó, chỉ tiêu này của TP. HCM là 178 khách, chiếm tỷ lệ 11,9% (Tổng cục Thống kê, 2014).

Ngân hàng, bảo hiểm


Các ngân hàng phục vụ hoạt động thanh toán khá tốt phục vụ cho khách du lịch. Đặt biệt là các ngân hàng nước ngoài như ANZ, Deutsche Bank, Standard Chartered đã có hệ thống các cây ATM phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, hệ thống này mới chỉ phục vụ giới hạn chủ yếu ở khu vực cảng Nội Bài, phố cổ và thiếu vắng ở các điểm du lịch xa trung tâm.

Viễn thông


Hệ thống mạng di động cùng với giá dịch vụ viễn thông và internet khá rẻ đã phục vụ tốt cho ngành du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Y tế


Các cơ sở y tế có chuyên môn tương đối cao, có tổ chức các dịch vụ khám chữa bệnh phục vụ khách du lịch như bệnh viện Việt Pháp, Bạch Mai, Việt Đức, Châm cứu Trung ương, Y học cổ truyền, Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Tuy nhiên, do các bệnh viện này luôn trong tình trạng quá tải nên còn hạn chế trong việc phục vụ khách du lịch. Khách du lịch chủ yếu vẫn tìm đến các phòng khám tư nhân của nước ngoài để chữa trị khi cần thiết. Mô hình khám chữa


bệnh và phục hồi sức khỏe của bệnh viện Châm cứu Trung ương đã triển khai trong nhiều năm dành cho khách du lịch.

4.3. Các điều kiện cầu‌


4.3.1. Khách du lịch quốc tế‌


Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Hà Nội đạt mức ổn định trong những năm gần đây, đạt khoảng từ 10 - 13%/năm. Năm 2013 Hà Nội đón 2,581 triệu lượt khách quốc tế; đến năm 2014 đón khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, nếu so sánh với các TP khác ở châu Á thì quy mô còn rất nhỏ bé.

So sánh với một số TP lớn khác ngoài lãnh thổ Việt Nam, trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Băng Cốc (Thái Lan), Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia); Đài Bắc (Đài Loan); Quảng Châu (Trung Quốc). Số lượt khách quốc tế đến Hà Nội (nghỉ qua đêm) chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các TP khác.

Hình 4.2. Lượng khách du lịch quốc tế (có ngủ qua đêm) tại 10 TP khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2013


Nguồn Yuwa Hedrick Wong và Desmond Choog 2013 Khách du lịch quốc tế đến Thủ đô 1


Nguồn: Yuwa Hedrick-Wong và Desmond Choog (2013).


Khách du lịch quốc tế đến Thủ đô với nhiều mục đích trong đó chủ yếu là du lịch hội thảo, hội nghị (tăng mạnh trong vài năm trở lại đây), du lịch văn hoá, tôn giáo, lịch sử; du lịch tham quan thắng cảnh, làng nghề.

Thời gian lưu lại bình quân của khách du lịch quốc tế đến Hà Nội là 3,8 ngày/khách; trong đó khách đi theo tour là 3,4 ngày/khách, và khách tự tổ chức chuyến đi là 4,4 ngày/khách. Chi tiêu bình quân 1 ngày khách du lịch quốc tế là 115 USD/ngày khách. Trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế, chi cho thuê phòng chiếm tỷ lệ cao nhất là 32%, tiếp đó là chi cho ăn uống và đi lại (Tổng cục Thống kê, 2013).

Hình 4.3: Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Hà Nội


Nguồn Tổng cục thống kê 2014 Đối tượng khách du lịch có mức chi tiêu cao 2


Nguồn: Tổng cục thống kê (2014).


Đối tượng khách du lịch có mức chi tiêu cao nhất là các quan chức chính phủ, nhân viên các tổ chức quốc tế và thương gia. Nếu phân theo mục đích chuyến đi thì khách đi với mục đích thông tin báo chí và hội nghị hội thảo là có mức chi tiêu cao nhất.


So sánh một số chỉ tiêu này với TP Băng Cốc, khách du lịch quốc tế đến Băng Cốc có mức chi tiêu bình quân/ngày khách là 144 USD/ngày khách. Thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế đến Băng Cốc cũng cao hơn tại Hà Nội là 4,86 ngày/lượt khách (Cục du lịch Băng Cốc, 2014).

Khách du lịch quốc tế ở lại Băng Cốc lâu hơn và chi tiêu cũng nhiều hơn so với Hà Nội. Điều này cũng chứng tỏ, Băng Cốc không chỉ thu hút được nhiều khách du lịch, mà họ còn có những hoạt động để kéo dài thời gian ở lại của khách và kích thích họ chi tiêu nhiều hơn.


4.3.2. Khách du lịch nội địa‌

Khách nội địa đến Hà Nội để đi du lịch trên địa bàn TP và thông qua Hà Nội để đi du lịch ở các tỉnh lân cận như tham quan di tích lịch sử văn hóa; du lịch lễ hội; du lịch hội nghị, hội thảo; thăm thân; du lịch thương mại; nghỉ dưỡng, tham quan danh thắng (Tổng cục Thống kê, 2014). Khách du lịch đến Hà Nội có mức chi tiêu bình quân là 1.387.000 đồng/ngày khách. Trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nội địa đến Hà Nội, chi cho thuê phòng cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là ăn uống và đi lại.

Hình 4.4. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nội địa


Nguồn Tổng cục Thống kê 2014 Về thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch 3


Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014).


Về thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đến Hà Nội khoảng 1,6 ngày. Trong khi đó, so sánh các chỉ tiêu này với TP Băng Cốc (Thái Lan), khách du lịch nội địa có mức chi tiêu bình quân là 100 USD/ngày khách (tương đương 2.100.000 đồng/ngày khách). Thời gian ở lại bình quân của khách du lịch cũng cao hơn hẳn tại Hà Nội là 3,35 ngày/lượt khách (Cục du lịch Băng Cốc, 2014).

4.4. Các ngành phụ trợ và liên quan‌


4.4.1. Các thể chế hỗ trợ‌


Các hiệp hội du lịch


Sự hình thành các hiệp hội về du lịch trên địa bàn Hà Nội đã có từ lâu, tuy nhiên, trong những năm qua, vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội du lịch này còn rất thấp. Các hiệp hội này chưa thực hiện được đúng vai trò, chức năng là đại diện của các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động du lịch.

Các tổ chức quốc tế


Hà Nội cũng là nơi tập trung các tổ chức quốc tế hỗ trợ hoạt động du lịch hoạt động. Tuy nhiên, về phía ngành du lịch TP cũng chưa có sự hợp tác, và gắn kết chặt chẽ với các cơ quan này.


4.4.2. Các ngành hỗ trợ và có liên quan

Dịch vụ lưu trú


Chất lượng dịch vụ trong các khách sạn, đặc biệt khách sạn 4 - 5 sao, khách sạn liên doanh khá cao, tương đương hoặc có chất lượng cao hơn các khách sạn cùng loại trên thế giới và khu vực. Hầu hết các khách sạn đều có các tiện nghi ăn uống phong phú như nhà hàng, quán rượu, cà phê, trung tâm thương mại, các tiện nghi hội nghị, hội thảo. Đặc biệt các khách sạn trên 300 phòng thường có các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí như bể bơi, sân quần vợt, phòng tập thể dục thể thao, vũ trường, câu lạc bộ ban đêm,...


Số cơ sở lưu trú trên địa bàn chiếm tỉ lệ cao so với cả nước, tuy nhiên qui mô của hệ thống cơ sở lưu trú Hà Nội chủ yếu là nhỏ và vừa, bình quân 50 phòng/cơ sở lưu trú, chưa nhiều các khách sạn có qui mô lớn (trên 350 -500 phòng).

So sánh với TP Băng Cốc, nếu như tính đến năm 2013, Hà Nội có 25.532 buồng phòng các loại, thì Băng Cốc có 96.992 buồng phòng gấp khoảng 3,8 lần so với Hà Nội. Công suất sử dụng phòng tại các cơ sở lưu trú ở Băng Cốc là 69% (Cục Du lịch Băng Cốc, 2014).

Dịch vụ ăn uống, ẩm thực


Nhìn chung, hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn thiếu qui hoạch, vị trí phân tán, tự phát, qui mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như bãi đỗ xe, không gian cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Cơ sở mua sắm


Hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn manh mún, thiếu qui hoạch, nhiều tuyến phố mua sắm các hàng hoá, đồ lưu niệm hình thành tự phát, có quy mô nhỏ, nội dung dịch vụ, hàng hóa chưa phong phú, thiếu hấp dẫn, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, làm giảm tính hiệu quả của dịch vụ mua sắm.

Hà Nội có thế mạnh là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống tại các làng nghề như đồ gốm, đồ sành sứ, đồ thêu, lụa, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách du lịch ưa chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm.

Hiện tại, Hà Nội mới chỉ khai thác được làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc vào phục vụ phát triển du lịch tương đối hiệu quả trong số vài trăm làng nghề truyền thống trên địa bàn. Tuy nhiên, ngay cả tại hai làng nghề này, tính bền vững của hoạt động du lịch còn rất kém.

Dịch vụ vui chơi giải trí


Đây là là yếu tố khá yếu kém của du lịch Hà Nội so với các TP khác như Băng Cốc. Nếu như ở TP Băng Cốc có các dịch vụ vui chơi giải trí khá đa dạng tập trung ở khu trung tâm để thu


hút khách du lịch thì ở Hà Nội lại rất thiếu. Trong những năm qua, chỉ có một số ít cơ sở đã tổ chức tốt được các hoạt động, dịch vụ vui chơi giải trí (đặc biệt vào ban đêm) phục vụ khách du lịch như Nhà hát múa rối nước Thăng Long, tuyến phố đi bộ Hàng Ngang - Hàng Đào và gần đây là một số hoạt động biểu diễn nghệ thuật do Ban quản lý phố cổ Hà Nội (UBND quận Hoàn Kiếm) tổ chức.


Hộp 4.3. Xây dựng sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành


Các tour du lịch mới do doanh nghiệp nghiên cứu khai thác chỉ sau một thời gian đưa ra thị trường bị ăn cắp trí tuệ. Việc đăng ký bản quyền cho các tour du lịch mới gặp nhiều khó khăn do không thể bảo hộ những dịch vụ của các nhà cung cấp mà doanh nghiệp không sở hữu (cơ sở lưu trú, điểm tham quan vv…). Do vậy việc đánh cắp chương trình luôn xảy ra gây thiệt hại cho những doanh nghiệp đi tiên phong vì phải bỏ chi phí nghiên cứu, khảo sát, đầu tư quảng bá cho sản phẩm. Từ đó giảm nhiệt tình của doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm du lịch mới (Phụ lục 25).

(Nguyễn Hữu Việt - Sở VH, TT & DL Hà Nội).

Bên cạnh đó, hệ thống công viên cây xanh, khu không gian công cộng trên địa bàn TP vừa thiếu lại vừa không đáp ứng được nhu cầu. Trong những năm tới, TP Hà Nội nên nghiên cứu kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh bỏ thu phí vào cửa đối với một số công viên. Ở Băng Cốc, công viên lớn nhất cũng miễn phí vào cửa, chỉ có những công viên chuyên đề mới thu phí. Bên cạnh đó, TP cần chấm dứt tình trạng quản lý lộn xộn, bê tông hóa, mất vệ sinh và an toàn tại các công viên.

Xét ở phạm vi TP, nếu so sánh với loại hình du lịch thể thao chơi gôn của Băng Cốc thì Hà Nội đi sau rất nhiều. Về số lượng, tính ở Băng

Cốc và khu vực phụ cận tỉnh Samut Prakan (25km phía Nam của Băng Cốc) đã có tới khoảng gần 20 sân gôn và câu lạc bộ gôn. Tại Hà Nội, trong những năm qua TP đã thu hút đầu tư một số sân gôn đi vào hoạt động như Sóc Sơn, Vân Trì, Đồng Mô, Văn Sơn. Nếu tính chung cả các tỉnh xung quanh như Vĩnh Phúc, Hòa Bình, hay Hải Dương thì tổng số sân gôn của khu vực này

cũng chưa đến con số 10. Điều này cũng cho thấy, nếu xét về lợi thế so sánh lẫn kinh nghiệm và truyền thống thì loại hình du lịch thể thao chơi gôn ở Hà Nội, ngoài phục vụ nhu cầu trong


nước, rất khó để cạnh tranh với các TP khác ở Đông Nam Á trong việc thu hút khách du lịch quốc tế.

Ngoài ra, hệ thống các tiện nghi, trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí được bố trí tại các khách sạn từ 4 sao trở lên như bể bơi, sân tenis, trung tâm sức khỏe, quầy bar, câu lạc bộ đêm, vũ trường, phòng hát,... chủ yếu phục vụ khách lưu trú tại khách sạn.

Nhìn chung, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí Hà Nội còn rất thiếu, phân bố chưa hợp lý trên địa bàn; loại hình hoạt động và sản phẩm vui chơi giải trí đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao. Phần lớn các khu, điểm du lịch trong, ngoài TP hiện đang ở trong giai đoạn đầu tư, xây dựng; điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đồng bộ và hoàn thiện, còn thiếu các tiện nghi hấp dẫn và có chất lượng cao phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí của khách du lịch.

Dịch vụ lữ hành


Tính đến hết năm 2014, toàn TP có 1.600 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành trong đó có khoảng 700 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Tuy nhiên, nhìn chung, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn TP vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ (số lao động của hầu hết các doanh nghiệp lữ hành dưới 30 người), phương thức cạnh tranh thu hút khách chủ yếu dựa vào giá cả, ít quan tâm đến chất lượng dịch vụ và đầu tư vào sản phẩm mới.

Các doanh nghiệp lữ hành hầu như không có bộ phận xây dựng sản phẩm, các chương trình du lịch chủ yếu được xây dựng theo kinh nghiệm và sao chép sản phẩm của doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, các chương trình du lịch của các công ty lữ hành thường giống nhau về nội dung, với các tuyến du lịch chủ yếu là tour du lịch trong TP, tuyến du lịch Hà Nội - Hạ Long, Hà Nội - Sapa và Hà Nội - Ninh Bình. Trong khi đó, so sánh với Băng Cốc và vùng phụ cận, các doanh nghiệp lữ hành trung bình thường chào bán trên thị trường khoảng gần 50 chương trình du lịch khác nhau (Tổng cục Du lịch, 2007).


4.5. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch

Hà Nội thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp du lịch hoạt động. Tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch cũng có các thành phần kinh tế là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí