Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành Du Lịch Hà Nội


Chartered, Việt - Lào, Việt - Nga, Việt - Thái. Các ngân hàng này hầu hết đã có những dịch vụ về thanh toán và bảo hiểm cho khách du lịch.

Nguồn vốn


Về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch


TP đã triển khai 6 dự án (409,746 tỷ đồng xây dựng 02 tuyến đường từ quốc lộ 3 vào cửa Tây, cửa Nam và bãi đỗ xe khu di tích Cổ Loa, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật múa rối nước Đào Thục, xây dựng đường giao thông tại khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc (UBND TP Hà Nội, 2012).

Tỉnh Hà Tây (cũ) đã xây dựng một số công trình như đường Cầu Hội - Hương Sơn và các bến xe; công trình cải tạo suối Yến; đường hai bờ suối Yến; đường vào và đường nội bộ Khu du lịch hồ Suối Hai; đường Khu du lịch hồ Đồng Mô; đường từ quốc lộ 21 vào Đồi Cấm, đường vào Khu du lịch chùa Thầy; hạ tầng du lịch khu vực chùa Tây Phương; đường nối Vườn Quốc gia Ba Vì - Ao Vua và một số công trình đường vào làng nghề du lịch Vạn Phúc, Đa Sỹ, Phú Vinh, Nhị Khê, Chuyên Mỹ (UBND TP Hà Nội, 2012).

Về đầu tư vào các điểm du lịch


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tại khu vực nội thành, Hà Nội cũng đã có những đề án phát triển các sản phẩm du lịch, tổ chức các dịch vụ nhằm bổ sung thêm các hoạt động thu hút khách du lịch tại khu vực phố cổ. TP đã tổ chức đường phố ẩm thực Tống Duy Tân; phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Đường - Đồng Xuân phục vụ 3 tối cuối tuần và Chợ đêm Đồng Xuân, tạo điểm đến buổi tối cho khách; các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trình diễn hoạt động văn hóa tại khu vực phố cổ,…

TP cũng đã đầu tư phục chế, tôn tạo các di tích lịch sử như công trình Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thành cổ Hà Nội; chùa Hương.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội - 5

Tuy nhiên, do việc đầu tư quá dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm và chưa quan tâm đến hiệu quả khai thác, chưa nghiên cứu kỹ đến nhu cầu của khách du lịch, cũng như yếu kém trong


quản lý đã làm cho tính hiệu quả của các đề án, dự án này không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Về đầu tư của các doanh nghiệp du lịch


Hà Nội đã chủ trương tập trung thu hút đầu tư vào khách sạn 3-5 sao, và đến nay đã có 52 khách sạn được xếp hạng 3-5 sao với hơn 7.691 buồng lưu trú (xem chi tiết tại Phụ lục 17).

Việc đầu tư xây dựng mới các khu, điểm vui chơi giải trí chủ yếu được triển khai mạnh ở khu vực Ba Vì - Sơn Tây và một số huyện ngoại thành. Tuy nhiên cho đến nay, chỉ có một số rất ít dự án đầu tư du lịch đã triển khai đi vào hoạt động, còn lại các dự án khác tiến độ triển khai sau một số năm đến nay vẫn rất chậm.

Nhìn chung, việc đầu tư của các doanh nghiệp du lịch cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, đối với việc đầu tư vào các khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao. Hà Nội có nhiều hạn chế để thu hút đầu tư vì các khách sạn này yêu cầu cần có quỹ đất, vị trí đẹp. Đối với các khu vui chơi giải trí, các dự án đầu tư cho đến nay cũng chỉ thu hút được chủ yếu các nhà đầu tư nội địa, với các dịch vụ chỉ thu hút được khách là người dân TP nghỉ cuối tuần và phục vụ đối tượng thu nhập không cao. Các doanh nghiệp lữ hành nhỏ chủ yếu sao chép từ các công ty lớn, hoạt động xây dựng các tour du lịch mới còn nhiều yếu kém và chưa được quan tâm.

Viễn thông


Có thể nói, trong những năm qua, hệ thống bưu chính, viễn thông được nâng cấp, phát triển nhanh, đạt tiêu chuẩn tiên tiến so với khu vực và thế giới. Hệ thống mạng di động cùng với giá dịch vụ viễn thông và internet khá rẻ đã phục vụ tốt cho ngành du lịch.

Y tế


Trên địa bàn TP có 737 cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến cơ sở, trong đó có 70 bệnh viện. Trong số đó, có các cơ sở y tế có chuyên môn tương đối cao, có tổ chức các dịch vụ khám chữa bệnh phục vụ khách du lịch như bệnh viện Việt Pháp, Bạch Mai, Việt Đức, Châm cứu Trung ương, Y học cổ truyền, Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Đặc biệt, trong những năm


qua, đã có một số khách du lịch nước ngoài đến bệnh viện Châm cứu Trung ương để khám, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.

Cơ chế liên kết


Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng; chính vì vậy, để có thể hoạt động hiệu quả ngành du lịch phải liên kết hiệu quả với các ngành khác (giao thông, điện, viễn thông, môi trường, xây dựng,…), các địa phương, và các tỉnh, TP khác ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, các cơ chế phối hợp giữa ngành du lịch với các ngành, địa phương, các tỉnh không thật sự rõ ràng, thiết thực và có hiệu quả.

Cộng đồng dân cư


Cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Liên quan trực tiếp nhất đó là cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch. Trong những năm qua, TP cũng có một vài hoạt động như tổ chức các lớp học về văn hóa du lịch cho cộng đồng tại các điểm du lịch. Tuy nhiên, các hoạt động này nhìn chung không thiết thực, hiệu quả . Chính vì vậy, Hà Nội vẫn chưa thu hút được cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động du lịch diễn ra được lành mạnh, tạo ấn tượng tốt cho du khách.


CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI‌


4.1. Lý thuyết về cụm ngành‌

Theo Porter (2008), chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát gồm (i) các điều kiện nhân tố đầu vào, (ii) các điều kiện cầu, (iii) các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan và (iv) chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa.

Theo khung phân tích mô hình kim cương của Porter, bốn nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Hà Nội được tóm tắt như sau:

Hình 4.1. Mô hình kim cương


Vai trò nhà nước

Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh

Điều kiện nhân tố đầu vào

Điều kiện cầu

Các ngành hỗ trợ và có liên quan


Nguồn: Micheal Porter (2008).


4.2. Các điều kiện về nhân tố đầu vào‌


4.2.1. Tài nguyên du lịch‌

Xét về tài nguyên du lịch, Hà Nội được đánh giá là điểm đến hấp dẫn về khía cạnh tài nguyên du lịch nhân văn và các giá trị truyền thống.

So với Băng Cốc (Thái Lan) là TP có những giá trị nổi trội về các ngôi chùa Thái với quy mô lớn, bề thế. Tuy nhiên, giá trị nổi bật của Hà Nội đó là sự đa dạng của các di tích văn hóa - lịch sử - kiến trúc. Hà Nội có truyền thống nghìn năm, với các di tích qua nhiều thời kỳ từ phong kiến, Pháp thuộc đến hiện đại. Các di tích ở Hà Nội tuy không to lớn, nhưng giá trị của nó lại thể hiện ở vẻ đẹp cổ kính, đơn sơ, mộc mạc và hài hòa với khung cảnh thiên nhiên.

Hà Nội cũng có những giá trị nổi trội so với Băng Cốc về các lễ hội truyền thống. Trên địa bàn TP, hàng năm có hàng nghìn lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm với những nét đặc sắc riêng biệt ở mỗi địa phương (xem thêm Phụ lục 1).

Hà Nội cũng có lợi thế với khả năng kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng khác như Hạ Long (Quảng Ninh), Sapa (Lào

Cai), Ninh Bình là những nơi hấp dẫn khách du lịch nhất ở phía Bắc.

Điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra về khách du lịch quốc tế, nhìn chung, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch luôn là tiêu chí hàng đầu quyết định đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Hà Nội, và cũng là ấn tượng

tốt nhất khi khách du lịch

Hộp 4.1. Các sản phẩm du lịch của Hà Nội


Các sản phẩm du lịch mà Hà Nội có thể phát triển đó là các điểm du lịch trong nội đô. Các điểm du lịch ở ngoại thành cũng có thể phát triển như Cổ Loa, chùa Hương hay Ba Vì. Nhưng thực tế, những điểm du lịch trên phát triển thời gian qua cũng không tốt.

Theo quan điểm của tôi, Hà Nội cũng không quá câu nệ phải xây dựng sản phẩm du lịch bằng các điểm du lịch nằm trên địa bàn của mình. Hà Nội nên coi những điểm du lịch ở các tỉnh xung quanh là điểm du lịch của mình. Có như vậy, sản phẩm du lịch của Hà Nội mới hấp dẫn và phong phú và phát huy được vai trò của thành phố trung tâm (Phụ lục 25).

(Ông Vũ Thế Bình - PCT Hiệp hội Du lịch Việt Nam)


đến TP này. Có 807 khách/1.500 khách (chiếm tỷ lệ 53,8%) khách du lịch quốc tế quyết định đến Hà Nội vì lý do sức hấp dẫn tài nguyên du lịch. Đồng thời, có 890/1.500 khách (chiếm tỷ lệ 60%) khách du lịch trả lời ấn tượng tốt về phong cảnh (Tổng cục Thống kê, 2014).

Tuy nhiên, có thể nhận thấy trong những năm qua TP chưa khai thác tốt các lợi thế này để phục vụ phát triển du lịch. Ở khu vực nội thành, ngoài các điểm du lịch thu hút khách du lịch truyền thống, TP chưa khai thác hết các công trình kiến trúc từ thời Pháp vào phục vụ phát triển du lịch như Phủ Chủ tịch, Bắc Bộ Phủ, và các công trình khác. Tại các điểm du lịch đang khai thác, việc tổ chức quản lý, phục vụ khách du lịch cũng thiếu chuyên nghiệp, công tác bảo tồn di tích cũng còn yếu. Tại các điểm du lịch ngoại thành, các hoạt động du lịch diễn ra còn tự phát, thiếu quy hoạch, môi trường du lịch còn nhiều yếu kém, hệ thống giao thông, vận chuyển khách để kết nối vẫn còn thiếu.

Việc quản lý và khai thác các lễ hội truyền thống vào phục vụ phát triển du lịch cũng còn bỏ ngỏ. Sự đông đúc, thiếu tổ chức, không đảm bảo vệ sinh môi trường, tệ nạn xã hội tại các lễ hội truyền thống đã cản trở khách du lịch đến với các lễ hội này.


4.2.2. Nguồn nhân lực du lịch‌


Hộp 4.2. Đào tạo nhân lực ngành du lịch


Nguồn nhân lực đào tạo hiện nay tại các cơ sở du lịch nói riêng và các cơ sở giáo dục nói chung ở Hà Nội còn trên sách vở nhiều, thực tế trải nghiệm ít, kinh nghiệm không có, chỉ trên sách vở. Cần đưa chuyên môn chính vào giảng dạy cho sát với thực tế (Phụ lục 25).

(Phan Thị Thu Minh – Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Du lịch Hoàng Anh)

Năm 2013, toàn TP có 81.141 lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2010 -

2013 khoảng 15%/năm (Sở VH, TT & DL Hà Nội, 2013). Điều này cho thấy ngành du lịch là một ngành có triển vọng trong việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập của người dân.

So với mặt bằng toàn quốc, tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách hệ thống trong ngành du lịch Hà Nội cao hơn, chiếm 70% tổng

số lao động, song chưa đồng đều, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học khoảng


15%. Trong lữ hành, tỷ lệ người có trình độ đại học cao hơn, chủ yếu là tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ. Số hướng dẫn viên được cấp thẻ trên địa bàn TP là trên 2.300 người. Trong đó khoảng 50% là hướng dẫn viên tiếng Anh, 20% tiếng Trung Quốc, 10% tiếng Nhật, còn lại là các thứ tiếng khác (Sở VH, TT & DL Hà Nội, 2014).

Lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đã chiếm 80% tổng số lao động ngành du lịch. Tại các khách sạn, lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn chủ yếu được đào tạo từ các cơ cở như trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, trường Trung học Du lịch Thương mại Hà Nội, Cao đẳng Du lịch Hà Nội hoặc được đào tạo nghề trong thời gian 3 - 4 tháng tại các trung tâm dạy nghề về du lịch. Bên cạnh đó còn một số lao động được đào tạo từ các khoa du lịch, khách sạn của các trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế, Đại học Mở.

So sánh đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với chất lượng phục vụ du lịch giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy khách du lịch quốc tế ấn tượng thấp về chất lượng phục vụ du lịch tại Hà Nội. Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê đối với 1.500 khách du lịch tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; khách du lịch có ấn tượng tốt về chất lượng dịch vụ tại Hà Nội chỉ trên 20% trong tổng số khách điều tra, trong khi đó tại TP Hồ Chí Minh là trên 50% (Tổng cục Thống kê, 2013).

Tuy nhiên những đánh giá trên là những đánh giá chung về chất lượng phục vụ, cụ thể hơn, khách du lịch không có ấn tượng xấu về trình độ của lao đông phục vụ tại các cơ sở du lịch như một số ý kiến đánh giá. Chỉ có 43/1500 khách (chiếm tỷ lệ 2,9%) khách du lịch quốc tế có ấn tượng xấu về trình độ của hướng dẫn viên còn kém và chưa nhiệt tình, trong khi đó tỷ lệ này ở TP. HCM là 2,2%. Cũng chỉ có 3,5% khách du lịch ấn tượng xấu về thái độ phục vụ kém của nhân viên khách sạn, và tỷ lệ này ở TP. HCM là 1,4%. Có 5,7% khách du lịch cho rằng nhân viên phục vụ kém về ngoại ngữ, trong khi đó tỷ lệ này ở TP. HCM là 6,9% (Tổng cục Thống kê, 2014).

Những phân tích trên cho thấy, chất lượng phục vụ du lịch tạo ra ấn tượng chung cho khách du lịch bao gồm cả chất lượng lao động phục vụ tại các cơ sở du lịch và cả những đối tượng phục vụ khác. Chính vì vậy, chính quyền TP và ngành du lịch trong những năm tới cần phải quan tâm nhiều đến cộng động dân cư.


4.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ phát triển du lịch‌

Giao thông và vận chuyển


Hệ thống giao thông nội thành gây ra nhiều khó khăn, đi lại cho khách du lịch. Điều tra về khách du lịch cho thấy có 39% khách du lịch quốc tế cho rằng độ an toàn khi tham gia giao thông không cao là một trong chín điều khách có ấn tượng không tốt về du lịch của Hà Nội (Tổng cục Thống kê, 2014).

Các phương tiện vận chuyển bằng xe khách, xe buýt còn quá tải, nhồi nhét sẽ gây ra nhiều khó khăn cho khách du lịch muốn sử dụng. Trong khí đó, tình trạng lừa đảo của hoạt động taxi còn diễn ra rất nhiều. Chỉ tính riêng trong quý I/2015, các cơ quan chính quyền đã phải xử phạt

1.100 trường hợp vi phạm và phạt hơn 1 tỷ đồng đối với các xe taxi (Trí Dũng, 2015).


Trên địa bàn TP có 10 bến xe liên tỉnh, tuy nhiên các bến xe này luôn xảy ra tình trạng lộn xộn, mất vệ sinh môi trường, chất lượng phục vụ kém và thiếu các thông tin hỗ trợ khách du lịch. Qua khảo sát các bến xe này cho thấy, chỉ có duy nhất bến xe Nước Ngầm là có chất lượng dịch vụ tương đối tốt. Đây cũng là bến xe duy nhất của TP đã được tư nhân hóa từ năm 2005. Do tình trạng vẫn còn chủ yếu là các bến xe thuộc sở hữu nhà nước nên vẫn xảy ra việc các cơ quan quản lý nhà nước phân biệt đối xử với các bến xe này thông qua các quyết định về quy hoạch, phân tuyến, phân luồng giao thông.

Về vận tải đường thủy, cho đến nay, TP gần như chưa có hệ thống vận tải đường thủy dành cho khách du lịch đi tham quan các tuyến sông. Chỉ có duy nhất một tuyến du lịch sông Hồng được tổ chức khá thường xuyên đi tham quan các điểm du lịch ở Hà Nội, Hưng Yên và Hà Nam.

Về vận chuyển đường sắt, ngoài tuyến du lịch Hà Nội - Sapa đã có nhà đầu tư tư nhân đầu tư chuyên phục vụ khách du lịch và có chất lượng dịch vụ tốt, các tuyến còn lại đều có chất lượng dịch vụ kém.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023