Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Du Lịch Hà Nội


du lịch chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khách sạn, cơ sở lưu trú. Trên địa bàn TP có Tổng công ty Du lịch Hà Nội là doanh nghiệp du lịch lớn nhất do UBND TP Hà Nội quản lý, ngoài ra còn có các khách sạn của các bộ, ban ngành của Trung ương, các địa phương khác. Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước thường sở hữu những vị trí đắc địa, trung tâm của TP và chiếm diện tích đất đai lớn nhưng hoạt động thường không hiệu quả. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp du lịch dân doanh chủ yếu là các doanh nghiệp lữ hành có quy mô nhỏ, và sở hữu các khách sạn, nhà nghỉ có quy mô bé. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào các khách sạn cao cấp và có số ít hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

Bên cạnh đó, một số loại hình kinh doanh đặc thù như vận chuyển khách du lịch bằng xe điện, xích lô, xe trâu… được cơ quan quản lý nhà nước chỉ định đối tượng tham gia thí điểm và áp dụng trong thời gian dài đã dẫn đến tình trạng độc quyền, thiếu tính cạnh tranh.

Ngoài ra, các loại thủ tục hành chính trong lĩnh vực lữ hành, vận chuyển, lưu trú và hướng dẫn viên cũng còn rườm ra gây khó khăn cho người kinh doanh. Trong khi ở một số nước, việc nộp hồ sơ các thủ tục có thể được nộp qua mạng với nội dung chỉ khoảng một vài trang giấy thì các thủ tục kinh doanh hoạt động trên địa bàn Hà Nội còn rất thủ công và gây ra nhiều nhũng nhiễu, mất thời gian.


4.6. Vai trò của chính phủ

Chính sách về phát triển du lịch


Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách phát triển du lịch từ Trung ương đến TP Hà Nội đã được ban hành khá đầy đủ bao gồm luật, nghị định, thông tư, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, chiến lược phát triển, chiến lược xúc tiến du lịch của ngành; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Hà Nội. Tuy nhiên, tính khả thi của các văn bản còn thấp, việc triển khai trên thực tế cũng không đạt được kết quả cao.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


Hộp 4.4. Quy định về tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch

Trên tinh thần chú trọng kiến thức, hiểu biết thực tế, đam mê nghề nghiệp có thể thấy bằng đại học có thể không phải yếu tố tiên quyết. Thực tế, thậm chí người có bằng đại học vẫn còn chưa làm tốt công việc của một hướng dẫn viên mọi mặt: chuyên môn, chăm sóc khách hàng, các kỹ năng ứng xử, thậm chí cấp cứu khi xảy ra sự cố...

Vấn đề đặt ra không phải có bằng cấp thế nào, vì hệ thống đào tạo trong nước hiện nay có thể nói chưa chú trọng đến tính ứng dụng thực tế nhiều lắm, từ đó mới nảy sinh hiện tượng so sánh người có bằng đại học không làm tốt công việc bằng người không có bằng đại học (Phụ lục 25).

(Nguyễn Ngọc Thọ - Công ty Horse Tour).

Các doanh nghiệp du lịch hoạt động trong khuôn khổ của Luật Du lịch (năm 2005) gặp phải một số khó khăn. Để được hoạt động các doanh nghiệp lữ hành quốc tế cần phải có tiền ký quỹ tại các ngân hàng là 250 triệu đồng (đối với doanh nghiệp đón khách quốc tế vào), và 500 triệu đồng (đưa khách Việt Nam ra nước ngoài). Điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch cũng yêu cầu đối với thẻ HDV

quốc tế phải tốt nghiệp đại học, có đủ điều kiện về ngoại ngữ và học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch.

Những quy định mang tính hành chính và cứng nhắc như trên đã gây ra một số khó khăn. Trong khi tình trạng thiếu hướng dẫn viên ngôn ngữ hiếm đang diễn ra (như tiếng Thái, Ý, Tây Ban Nha..) thì những người có kinh nghiệm và có thể sử dụng được ngôn ngữ này lại không có bằng tốt nghiệp đại học. Hoặc, những lao động qua quá trình tự học về ngoại ngữ, và hướng dẫn nhưng không có bằng

đại học thì cũng không thể xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch. Việc quy định tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp lữ hành quốc tế dẫn tới việc các doanh nghiệp mới thành lập phải bỏ ra một số tiền lớn trong ngân hàng (250 triệu đồng đối với doanh nghiệp đưa khách vào Việt Nam và 500 triệu đồng đối với đưa người Việt Nam ra nước ngoài). Quy định này cũng không phát huy trong thực tế, trong suốt thời gian áp dụng vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa áp dụng được trường hợp nào. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi tổ chức tour cho khách cũng đã thực hiện hợp đồng về bảo hiểm du lịch. Những quy định trên đã tạo ra những hàng



Hộp 4.5. Quy định về ký quỹ kinh doanh lữ hành


Việc các DN lữ hành quốc tế phải ký quỹ 250 triệu đồng là hơi cao và số tiền đó doanh nghiệp bị chốt chặt lại sẽ gây khó khăn trong việc kinh doanh. Thực ra việc ký quỹ vẫn chỉ là hình thức để ép buộc doanh nghiệp nhưng chúng ta có thể có giải pháp khác tốt hơn như ra chính sách pháp luật chuẩn và bắt buộc các công ty phải thực thi nó (Phụ lục 25).

(Phan Thị Thu Minh - Công ty TNHH ĐT TM & DL Hoàng Anh)

rào không cần thiết hạn chế các doanh nghiệp mới, hay đội ngũ hướng dẫn viên mới gia nhập ngành và không khuyến khích các yếu tố thị trường phát triển.

Khách du lịch đến Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi chính sách visa, tính đến hết năm 2014 Việt Nam mới miễn visa cho khoảng 15 nước; trong khi đó Thái Lan miễn cho công dân của

52 nước (xem chi tiết tại Phụ lục 24). Hệ thống cấp visa tại các cửa khẩu quốc tế cũng đã có nhiều cải tiến, nhưng còn phức tạp và nhiêu khê. Khách du lịch phải đợi từ 2 – 2,5 giờ để nhận được visa. Hệ thống xếp hàng, gọi tên và chỗ ngồi tại cửa khẩu cũng thiếu thốn. Mức phí visa của Việt Nam nhìn chung cũng cao hơn của Thái Lan (Vietnam Business Forum, 2013).

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch


Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn TP trong những năm vừa qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch vẫn thể hiện rất mờ nhạt, chưa tạo ra được môi trường hoạt động du lịch hấp dẫn để tạo bước đột phá trong thu hút khách du lịch đến với TP. Đặc biệt, TP còn rất yếu kém trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm mới, công tác xúc tiến du lịch và tạo môi trường du lịch thân thiện, an toàn cho du khách.

Hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước


Hoạt động xúc tiến trên địa bàn TP thiếu được đầu tư, hàng năm TP cũng chỉ cấp cho ngành du lịch khoảng 20 tỷ đồng (khoảng 1 triệu USD) phục vụ cho công tác xúc tiến, quảng bá. Trong khi đó ở tầm quốc gia, việc đầu tư ngân sách cho công tác xúc tiến quảng bá cũng hạn chế, và không bổ trợ được nhiều cho các địa phương, trong đó có Hà Nội. Nếu so sánh với các


quốc gia khác như Thái Lan một năm các quốc gia này thường dành từ 50 - 80 triệu USD cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch (Nguyễn Anh Tuấn, 2007).

Từ năm 2011, thành phố đã đặt định mức đầu tư cho công tác xúc tiến du lịch của thành phố là 3000đ/người dân và ở cấp quận huyện là 2000đ/người dân. Đây là một chính sách không sát với thực tế vì tiêu chí phân bổ kinh phí xúc tiến theo địa bàn và tính theo người dân là không có cơ sở.

Bên cạnh đó, nguồn ngân sách dành cho xúc tiến lại được sử dụng không hiệu quả, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Công tác quảng bá còn thiếu tính chuyên nghiệp, hình thức nội dung còn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách; hệ thống thông tin quảng cáo tại Thủ đô chưa được phát huy tác dụng để quảng bá du lịch; nhiều sự kiện văn hoá, ngoại giao, kinh tế, thể thao được tổ chức tại Hà Nội chưa được kết hợp phát huy tác dụng thành những sự kiện du lịch để quảng bá thu hút du khách trong nước và quốc tế; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành văn hoá thông tin và các ngành liên quan với du lịch trong việc tổ chức các hoạt động quảng bá thông tin.

4.7. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội


Qua những phân tích và đánh giá trên, đánh giá về năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội được thể hiện qua mô hình kim cương như sau:


Hình 4.5. Mô hình kim cương của cụm ngành du lịch Hà Nội


Nguồn Tác giả tự tổng hợp 4 8 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các tác nhân 1


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.


4.8. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các tác nhân trong sơ đồ cụm ngành du lịch‌

Hình 4.6. Đánh giá các tác nhân trong sơ đồ cụm ngành du lịch Hà Nội


Nguồn Tác giả tự tổng hợp Phân tích NLCT cụm ngành du lịch Hà Nội cho thấy 2


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.


Phân tích NLCT cụm ngành du lịch Hà Nội cho thấy, Hà Nội là nơi có tiềm năng để phát triển loại hình du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo và du lịch hội nghị, hội thảo (MICE). Hà Nội cũng là trung tâm có nhiều khả năng để kết nối, liên kết với nhiều địa phương có tiềm năng phát triển du lịch đặc sắc khác như Hạ Long, Sa Pa, Quảng Bình hay Huế,…

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, hoạt động đầu tư vào phát triển du lịch ở Hà Nội còn dàn trải, thiếu trọng tâm trọng điểm và không hiệu quả. TP tập trung nhiều vào đầu tư đường giao thông đến các khu du lịch sinh thái, thu hút các dự án đầu tư vào vui chơi giải trí ở ngoại


thành nhưng không thu được những kết qua như kỳ vọng. Trong khi đó, các giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trung và không gian du lịch ở đô thị chưa được tập trung khai thác một cách tương xứng và thích hợp. TP cũng chưa tạo được một môi trường du lịch lành mạnh, văn minh, an toàn và thân thiện cho du khách. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho du lịch Hà Nội chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Từ mô hình kim cương ở trên, cụm ngành du lịch của Hà Nội còn yếu kém ở nhiều khía cạnh cụ thể (i) thể chế hỗ trợ phát triển du lịch kém hiệu quả đặc biệt là công tác xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch cùng với việc chưa phát huy được vai trò của quản lý nhà nước trong phát triển du lịch; (ii) chưa tạo ra được môi trường kinh doanh du lịch cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả; (iii) các tài nguyên du lịch nhân văn chưa được khai thác theo hướng bền vững; (iv) nâng cao chất lượng nhân lực du lịch và công tác quảng bá du lịch còn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp và hiệu quả;

(v) việc liên kết, hợp tác phát triển du lịch còn lỏng lẻo, thiếu tính định hướng cụ thể.


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


5.1. Kết luận‌

Qua nghiên cứu cụm ngành du lịch cho thấy, Hà Nội có lợi thế cạnh tranh và thế mạnh trong việc khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc và du lịch MICE (hội nghị, hội thảo). Tuy nhiên, trong những năm qua TP tập trung nhiều nguồn vốn và hoạt động vào đầu tư đường xá, thu hút các dự án đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng. Chính vì vậy, các chính sách phát triển du lịch trong những năm qua đã không phát huy được tác dụng, không nâng cao được năng lực trạnh tranh của cụm ngành du lịch Hà Nội. Trong khi đó, việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch đã không được quan tâm đúng mức và bền vững. Bên cạnh đó, thành phố cũng không tạo ra được môi trường kinh doanh du lịch cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả. Các hoạt động tăng cường liên kết, đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá du lịch cũng không được chú trọng.


5.2. Khuyến nghị chính sách

Trước hết, chính quyền TP cũng như cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần đánh giá, xác định lại tiềm năng, lợi thế cạnh tranh du lịch của mình đó là các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc và không gian du lịch đô thị. Trên cơ sở đó xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tập trung đầu tư khai thác phát triển các sản phẩm du lịch lợi thế của mình.

Việc giao đất và khuyến khích đầu tư bất động sản du lịch mới ở ngoại thành không giúp nâng cao NLCT của cụm ngành. TP cần đều chỉnh chiến lược phát triển du lịch theo hướng đầu tư nâng cấp các sản phẩm du lịch và dịch vụ hỗ trợ tại các điểm du lịch mang tính lịch sử, văn hóa của Hà Nội.

Đầu tư theo hướng nâng cao các giá trị văn hóa, nhân văn của Hà Nội gắn liền với bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, tổ chức các dịch vụ và sự kiện văn hóa truyền thống khu phố cổ; quản lý và thu hút khách du lịch đến với các lễ hội truyền thống; khai thác tốt các làng nghề, làng cổ vào phục vụ phát triển du lịch. TP cần kiến nghị và phối hợp với các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn để tổ chức khai thác và mở cửa các địa điểm, công trình kiến trúc văn hóa vào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023