Khung Phân Tích Các Nhân Tố Quyết Định Năng Lực Cạnh Tranh


CHƯƠNG 2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH NỀN TẢNG CỦA HÀ NỘI‌


2.1. Khung phân tích các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh


Năng suất và tốc độ tăng trưởng của năng suất là yếu tố quyết định đến NLCT. Trong đó, năng suất đo bằng giá trị tăng do một đơn vị lao động (hay vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian (Porter, 2008).

Theo Porter (1990), có ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của một quốc gia là (i) các yếu tố lợi thế tự nhiên quốc gia, (ii) NLCT vĩ mô và (iii) NLCT vi mô.

Hình 2.1. Khung phân tích NLCT cấp độ địa phương


Nguồn Porter 1990 được điều chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh 2012 Vũ Thành Tự Anh 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


Nguồn: Porter (1990) được điều chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh (2012).


Vũ Thành Tự Anh (2012) đã chỉnh sửa khuôn khổ phân tích NLCT ở cấp độ địa phương của Porter. Theo đó, các nhân tố nền tảng quyết định năng suất của địa phương gồm ba nhóm chính. Nhóm thứ nhất “các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương” bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay quy mô địa phương. Nhóm “Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương”


bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trường hoạt động của doanh nghiệp gồm (1) chất lượng hạ tầng xã hội, thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; (2) các thể chế chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Nhóm cuối cùng “Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp” bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và hoạt động, chiến lược của doanh nghiệp (Hình 2.1).

2.2. Nhóm nhân tố lợi thế tự nhiên‌


2.2.1. Vị trí địa lý


Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh: phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình.

Từ Hà Nội đi các tỉnh, TP của miền Bắc cũng như của cả nước bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Hà Nội có 2 sân bay dân dụng, 5 tuyến đường sắt đi TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng và Thái Nguyên. Hà Nội cũng có vị trí quan trọng trên hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng.


Hình 2.2. Bản đồ TP Hà Nội


Nguồn Nhà xuất bản Bản đồ 2014 2 2 2 Tài nguyên thiên nhiên Diện tích đất 2


Nguồn: Nhà xuất bản Bản đồ (2014).


2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên


Diện tích đất toàn TP là 332.452,4 ha. Hà Nội có địa hình tương đối đa dạng gồm núi cao, đồi thấp và đồng bằng. Vùng núi cao tập trung chủ yếu ở Ba Vì, đây cũng là khu vực có Vườn


quốc gia Ba Vì với diện tích khoảng 1.200 ha và có điều kiện để khai thác phát triển du lịch. Khí hậu Hà Nội mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Địa bàn Hà Nội cũng có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đà. TP cũng là nơi tập trung của nhiều hồ nước lớn như Hồ Tây, Hồ Gươm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Quan Sơn (xem chi tiết tại Phụ lục 4).

2.2.3. Quy mô địa phương


Tính đến năm 2013, Hà Nội chỉ chiếm 1% diện tích của Việt Nam nhưng lại bằng 158,6% diện tích so với TP Hồ Chí Minh. Về dân số, Hà Nội chiếm 7,73% dân số cả nước và bằng 88,72% so với TP Hồ Chí Minh (Tổng cục Thống kê, 2013).

2.3. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương‌‌


2.3.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch


Về giao thông


Hà Nội có hệ thống giao thông khá đầy đủ kết hợp giữa đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không. Đường bộ với khoảng 3.974 km, 73 tuyến xe buýt, gần 500 tuyến xe khách liên tỉnh, khoảng 100 hãng taxi với trên 9.000 đầu xe. Hệ thống đường sắt có chiều dài 90 km. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của đường sắt còn cũ, lạc hậu, chưa được đầu tư hiện đại, việc vận tải hành khách và hàng hóa còn nhiều hạn chế. Đường hàng không có sân bay Nội Bài (quốc tế, nội địa), Gia Lâm (bay dịch vụ kết hợp quân sự), Bạch Mai, Hoà Lạc và Miếu Môn (đều là sân bay quân sự). Đường sông có hệ thống sông với quy mô lớn nhỏ khác nhau với 9 cảng sông có hệ thống kho bãi, công trình phụ trợ; 17 bến thủy nội địa và 58 bến khách ngang sông (xem chi tiết tại Phụ lục 5).

Về điện, thông tin - viễn thông, cấp và thoát nước


So với mặt bằng chung cả nước, Hà Nội được cung cấp khá đầy đủ thệ thống điện, thông tin viễn thông, nước sạch, thu gom và xử lý chất thải. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng trưởng nhanh, hệ thống cấp, truyền tải điện cũng khó đáp ứng được nhu cầu trong những năm tới và gặp nhiều rủi ro khi xảy ra sự cố. Dịch vụ thông tin viễn thông của TP trong những năm qua phát


triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu của người dân và phục vụ cho phát triển kinh tế. Về cấp nước sạch, cho đến nay, hệ thống này mới chỉ cấp cho chủ yếu các quận nội thành, và việc mở rộng mạng lưới cấp nước sạch diễn ra rất chậm. Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt được tổ chức khá toàn diện, tuy nhiên, việc xử lý nước thải vẫn dựa vào hệ thống thoát nước tự nhiên gây ô nhiễm môi trường tại các dòng sông. Đặc biệt, việc xử lý chất thải tại các khu công nghiệp tập trung, làng nghề, tại các địa bàn dân cư ngoại thành còn rất tự phát, gây ra ô nhiễm môi trường (xem chi tiết tại Phụ lục 5).

2.3.2. Hạ tầng xã hội phục vụ phát triển du lịch‌


Hà Nội có mạng lưới các cơ sở giáo dục, y tế khá đầy đủ và toàn diện. Hệ thống các cơ sở giáo dục có từ mầm non đến đại học. TP có lợi thế là nơi tập trung các cơ sở giáo dục bậc đại học, học nghề lớn nhất ở phía Bắc. Hệ thống y tế từ tuyến cơ sở đến trung ương cũng khá đầy đủ. Tuy nhiên, do địa bàn tập trung nên các cơ sở y tế tại khu vực nội đô cũng thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải. Trong những năm qua, TP cũng còn rất nhiều yếu kém trong việc xây dựng quản lý đô thị. Việc đầu tư thiếu quy hoạch, chắp vá, manh mún và khả năng quản lý đô thị chưa bắt kịp tốc độ phát triển đã tạo ra một bộ mặt đô thị Hà Nội tương đối nhếch nhác. Các tệ nạn như bán hàng rong, chèo kéo khách, lừa đảo, an toàn giao thông còn diễn ra khá phổ biến (xem chi tiết tại Phụ lục 6).

2.3.3. Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng và cơ cấu kinh tế‌


Bình quân giai đoạn 2009 – 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội là 9,4%/năm. Tính đến năm 2013, GDP của Hà Nội (tính theo giá hiện hành) là 451.213 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế này gần như không có sự thay đổi trong giai đoạn 2008-2013. Về chi tiêu ngân sách, chi thường xuyên luôn có tỷ trọng cao, đặc biệt năm 2013 chi thường xuyên chiếm gần 55% (xem chi tiết tại Phụ lục 7).

2.4. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp


2.4.1. Môi trường kinh doanh

Mặc dù là TP lớn và trung tâm của cả nước, nhưng nhiều năm qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội luôn ở vị trí thấp hoặc trung bình và không ổn định. Nếu như năm


2011, chỉ số PCI của Hà Nội xếp thứ 36/63 thì đến năm 2012 giảm 15 bậc xếp hạng và xếp ở vị trí thứ 51/63. Năm 2013 chỉ số PCI của Hà Nội đạt 57,67 điểm, tăng 4,27 điểm so với năm 2012 và xếp vị trí thứ 33/63 (tăng 18 bậc so với năm 2012), nằm ở nhóm chất lượng điều hành khá (UBND TP Hà Nội, 2013).‌

Mặc dù trong những năm qua, Hà Nội đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình và kế hoạch nhằm cải thiện chỉ số PCI cấp tỉnh nhưng kết quả đạt được không đáng kể. Chỉ số PCI có mối liên hệ chặt chẽ với công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, minh bạch hóa các cơ quan quản lý nhà nước và tăng cường năng lực điều hành của các cơ quan này. Điều này chứng tỏ, trong những năm vừa qua, Hà Nội đã có rất ít cải thiện trong các lĩnh vực này.

2.4.2. Trình độ phát triển của cụm ngành


Ngành vận tải kho bãi và thông tin truyền thông chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kinh tế của TP. Tiếp đó là ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ ba đó là các ngành công nghiệp xây dựng và thương mại. Tiếp đó, các ngành vận tải – kho bãi, giáo dục, tài chính, nông nghiệp, bất động sản và ngành lưu trú - ăn uống.

Các ngành chiếm tỷ trọng cao so với cả nước đó là các ngành hành chính và dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ chuyên môn và khoa học công nghệ, xây dựng và vận tải – kho bãi. Các ngành có tốc độ thay đổi tỷ trọng nhanh đó là các ngành vận tải kho bãi và thông tin truyền thông; hành chính và dịch vụ hỗ trợ, xây dựng, văn hóa thông tin và giải trí.

Ngành du lịch, bao gồm ngành dịch vụ lưu trú – ăn uống, là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ ba, và có tốc độ tăng trưởng khoảng 10%/năm.


Hình 2.3: Các ngành kinh tế của TP Hà Nội so với cả nước


Nguồn Tổng hợp từ số liệu Niên giám thống kê Việt Nam 2013 và TP Hà Nội 2 4 3


Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Niên giám thống kê Việt Nam 2013 và TP Hà Nội.


2.4.3. Hoạt động và chiến lược doanh nghiệp‌


Giai đoạn 2006-2013, số lượng doanh nghiệp Hà Nội tăng nhanh về số lượng với tốc độ khoảng 20% mỗi năm. Mặc dù số lượng doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm, tuy nhiên chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo kết quả điều tra Tổng cục Thống kê năm 2010, bình quân một doanh nghiệp chỉ có 26 lao động. Cũng theo kết quả điều tra này, một doanh nghiệp nhà nước có bình quân lao động là 476 lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bình quân có 143 lao động. Nhìn chung, các doanh nghiệp chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu làm cho hiệu quả kinh doanh không cao, khả năng cạnh tranh thấp.


CHƯƠNG 3. SỰ HÌNH THÀNH CỤM NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI‌


3.1. Sự hình thành cụm ngành du lịch Hà Nội‌


“Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”

(Porter 1990, 1998, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2011)


Thăng Long – Hà Nội từ xa xưa luôn là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của Việt Nam. TP này là nơi tập trung nhiều công trình kiến trúc, văn hóa, tôn giáo nổi tiếng như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, đình Kim Liên. Ngoài ra, đây cũng là nơi tập trung nhiều phố phường buôn bán sầm uất (khu 36 phố phường), các làng nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, gốm…) và nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng.

Tuy nhiên, các hoạt động du lịch chỉ được chính thức khai thác, tổ chức một cách chuyên nghiệp kể từ khi người Pháp đến trong chương trình khai thác thuộc địa vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Người Pháp thời kỳ đó đã nhận ra tiềm năng về giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo và danh lam thắng cảnh để tổ chức các hoạt động du lịch. Dựa vào các thế mạnh sẵn có của vùng đất Thăng Long – Hà Nội, họ đã tiến hành các hoạt động khai thác du lịch một cách có hệ thống: xây dựng các công trình văn hóa (nhà hát lớn, bảo tàng lịch sử Việt Nam), cơ sở vật chất phục vụ du khách.

Bên cạnh đó, người Pháp cũng đã thiết kế các tour du lịch hấp dẫn và tiến hành quảng bá du lịch như tổ chức các hội chợ, phát hành các tập tem để quảng bá cho du lịch các nước Đông Dương. Các hoạt động này đã giúp cho Hà Nội trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ du lịch các nước Đông Dương.

Giai đoạn từ năm 1945 đến 1960, trong bối cảnh chiến tranh và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, các hoạt động du lịch ở Hà Nội gần như không diễn ra. Sự quan tâm và hoạt động du lịch trên địa bàn TP chỉ bắt đầu khởi động trở lại gắn liền với sự hồi phục của ngành du lịch Việt Nam vào đầu thập kỷ 60. Tuy nhiên, trong thời kỳ 1960 – 1975,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023