Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội - 14


Đơn vị: Ban quản lý Phố cổ Hà Nội (UBND quận Hoàn Kiếm) Địa chỉ: 128C, Trần Nhật Duật, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 04 39285603 / 04 / 05 ; Fax: 04 39264381

Hotline: 0913344779


Người phỏng vấn (NPV): Bà có thể đánh giá khái quát những hoạt động tổ chức tại khu vực phố cổ trong thời gian vừa qua nhằm thu hút, hấp dẫn khách du lịch? (những điều làm được, những điều chưa làm được).

NĐPV: Khu Phố cổ Hà Nội là một quần thể di sản đô thị có giá trị lịch sử tiêu biểu cho quá trình hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Với diện tích 82 ha, khu Phố cổ Hà Nội là nơi có mật độ công trình di tích cao nhất cả nước với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng: đình, đền, chùa, hội quán, miếu, am, … Ngày 05/4/2004 Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin đã ra Quyết định số 14/2004/QĐ- BVHTT về việc xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia – Khu Phố cổ Hà Nội.

Trong khu Phố cổ, các di sản vật thể, các di sản phi vật thể cũng tồn tại và phát triển sống động. Trong một không gian không lớn nhưng chúng ta thấy được mọi hoạt động của người dân Hà Nội qua các phố nghề, phố chuyên doanh, các lễ hội, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, đời sống, văn hoá ẩm thực… đó là những giá trị văn hóa tiêu biểu hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Trong thời gian vừa qua để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch, dưới sự chỉ đạo của Quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã tập trung cho công tác bảo tồn , trùng tu các di tích, chỉnh trang đường phố trong khu Phố cổ. Tuyến phố Hàng Đào đến Hàng Giấy được chỉnh trang vào dịp đại lễ 1000 năm TL-HN, đoạn phố Tạ Hiện được cải tạo năm 2011 thu hút đồng du khách nước ngoài. Chỉnh trang phố Lãn Ông trong năm 2013- 2014. Đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào, Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây và nhà cổ 51 Hàng Bạc kinh phí do TP Toulouse tài trợ là ví dụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo nhà cổ trong Phố cổ.

Các dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật đô thị, trùng tu di tích, chỉnh trang kiến trúc, các chương trình lễ hội do Quận tổ chức đã góp phần rất lớn vào việc quảng bá, giới thiệu các giá trị của khu Phố cổ Hà Nội tới người dân, du khách trong nước và quốc tế, đã góp phần đưa quận Hoàn Kiếm, khu Phố cổ Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách.

Bên cạnh đó, Quận Hoàn Kiếm đã khôi phục nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội đình Yên Thái- Nguyên phi Ỷ Lan, lễ hội Trung thu Phố cổ, lễ hội nghề kim hoàn, lễ hội Vua Lê đăng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


quang, chợ hoa Hàng Lược.. ... Các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian như hát xẩm, ca trù, quan họ, chèo tổ chức tại khu Phố cổ. Khai thác xe du lịch xanh quanh hồ Hoàn Kiếm, khu vực Phố cổ.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội - 14

Đặc biệt phải kể đến dự án tuyến phố đi bộ mở rộng: Hàng Buồm- Mã Mây-Lương Ngọc Quyến- Đào Duy Từ- Tạ Hiện- Hàng Giầy...đã tạo ra một không gian giao lưu văn hoá, thương mại sầm uất, nhộn nhịp, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Trung tâm giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội vừa khánh thành và đi vào hoạt động tháng 2 năm 2015 cũng là một địa điểm tổ chức nhiều hoạt động triển lãm, biểu diễn thú vị.

Hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú được nâng cao chất lượng phục vụ. Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 323 khách sạn, cơ sở lưu trú trong đó có 127 khách sạn được xếp hạng, gắn sao; có 133 công ty lữ hành, cùng hệ thống các nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm, các điểm mua sắm, vui chơi giải trí...

Bên cạnh những nỗ lực cố gắng trong việc bảo tồn di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch, việc khai tác tiềm năng du lịch của khu Phố cổ Hà Nội vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn .

Trong thời gian qua, hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của Quận, còn mang tính tự phát, văn minh thương mại chưa đáp ứng yêu cầu.

Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại và du lịch chưa thực sự mang lại hiệu quả, chưa tổ chức được các sự kiện quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch quy mô chất lượng.

Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch trên địa bàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng hội nhập, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; số lượng và chất lượng các loại hình dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số doanh nghiệp năng lực quản lý kinh doanh hạn chế, thiếu vốn đầu tư, chưa coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng cáo, mở rộng liên doanh, liên kết.

Mật độ dân cư cao kéo theo nhiều phức tạp về trật tự an toàn xã hội, gây áp lực lớn đến cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị quận đã đầu tư cải tạo song còn chưa đáp ứng yêu cầu.

NPV: Theo bà, để hấp dẫn khách du lịch tại khu vực phố cổ Hà Nội, cần phải khắc phục những trở ngại gì?

NĐPV: Để khắc phục những khó khăn trở ngại trong công tác đẩy mạnh phát triển du lịch khu Phố cổ Hà Nội trong thời gian tới, quận Hoàn Kiếm cần tích cực phối hợp với các sở, ban ngành tạo điều kiện


thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng.... Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và các sở, ngành liên quan, cơ quan báo chí của Trung ương, Hà Nội để thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu du lịch Phố cổ Hà Nội, quận Hoàn Kiếm.

Bên cạnh đó , tiến hành xây dựng kế hoạch phối hợp các hoạt động xúc tiến du lịch, đầu tư, thương mại để tuyên truyền quảng bá, mời gọi các dự án đầu tư, xây dựng các tour, các tuyến điểm liên vùng; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu du lịch khu Phố cổ Hà Nội, triển khai các dự án trùng tu công trình có giá trị, khôi phục phố nghề, đình thờ tổ nghề, hỗ trợ đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đến với du khách.

Quận tiếp tục tập trung đầu tư, khai thác hiệu quả, phát huy thế mạnh không gian kiến trúc, giá trị văn hóa Phố cổ; phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch gắn liền với quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu Phố cổ; tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian và đương đạitiếp tục triển khai các dự án khôi phục phố nghề, đình thờ tổ nghề, xây dựng phương án hỗ trợ một số gia đình trình diễn sản xuất, bán hàng thủ công cho du khách, tổ chức thêm các điểm mua sắm, biểu diễn nghệ thuật phục vụ du lịch.

Vấn đề đảm bảo giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường, tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, tạo thuận lợi cho du khách, xử lý tình trạng trèo kéo, ép giá khách du lịch cũng cần được thực hiện triệt để Quận cũng sẽ hỗ trợ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch cho các cơ sở kinh doanh du lịch, các hướng dẫn viên tại các điểm du lịch do Quận quản lý.

NPV: Xin chân thành cảm ơn bà!


Phỏng vấn:


4. Bà Phạm Thị Hương Giang – Giảng viên Đơn vị: Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Địa chỉ: 236, đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.


Người phỏng vấn (NPV): Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội là một trường đào tạo về nghề du lịch lớn nhất của Hà Nội. Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động, sinh viên nói chung và của Trường nói riêng khi ra trường còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với thực tế công việc. Vậy theo ông (bà) nguyên nhân vì sao?

Người được phỏng vấn (NĐPV): Do mặc dù đã tập trung vào thực hành nhưng môi trường thực hành đôi khi chưa phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại; ví dụ như phòng thực hành bên lễ tân, buồng...


Nội dung thực hành đôi khi chưa sát thực tế... Tóm tại mấy lý do về cơ sở vật chất kỹ thuật, thời gian thực, nội dung chương trình thực hành và bản thân sinh viên có chịu khó thường xuyên rèn luyện không. Thực hành xong rồi bỏ đó nên đi làm không biết gì nữa. Trường tôi có bên bếp, nhà hàng thực hành tốt. Số lượng của sinh viên đông cũng ảnh hưởng đến thời gian thực hành của sinh viên.

Nếu để sinh viên đi thực tập thì cũng tuỳ từng vị trí, ở những khách sạn cao cấp không ai cho sinh viên cho ra làm lễ tân. Sinh viên nào cũng có mấy lần đi thực tập, nhưng hầu hết chỉ được làm những công việc chân tay thôi.

Trừ khi trường cũng có cơ sở kinh doanh, ở nước ngoài tôi thấy có mô hình đó, người ta lấy ngay sinh viên làm lao động để kinh doanh và dạy nghề luôn. Chứ ở Việt Nam mô hình này còn rất ít, hầu như không có. Ở trường tôi cũng có cơ sở kinh doanh, nhưng bản thân sinh viên cũng không được làm. Doanh nghiệp họ chỉ cho sinh viên làm những công việc không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ, những việc có thể làm là nhân viên buồng, phòng; trong khi đó những nghiệp vụ này thì cũng không phải học quá nhiều.

Người phỏng vấn (NPV): Quy định bây giờ yêu cầu hướng dẫn viên quốc tế muốn được cấp thẻ phải có bằng tốt nghiệp đại học, theo bà có ảnh hưởng đến mục tiêu học tập của sinh viên và theo bà có thầy hợp lý không?

NĐPV: Theo tôi nghĩ, tốt nghiệp cao đẳng là tốt rồi, quan trọng là ngoại ngữ tốt.


NPV: Theo bà, tại sao lại phải tốt nghiệp cao đẳng, tôi nghĩ nhiều người đi lao động nước ngoài, họ chịu khó học ngoại ngữ thì vẫn có ngoại ngữ tốt, và am hiểu văn hóa của khách du lịch?

NĐPV: Thực ra tôi cũng nghĩ như vậy, hướng dẫn viên quốc tế cũng không cần phải tốt nghiệp cao đẳng hay đại học. Luật bây giờ quy định cứng như vậy đúng là hạn chế nhiều. Tôi thấy cách đặt vấn đề này khá hay, để tôi trao đổi lại với một vài thầy cô nữa nhé.

Nhìn chung, theo quan điểm của tôi, cách tiếp cận đào tạo nghề du lịch hiện nay là các trường nên có cơ sở kinh doanh du lịch để sinh viên thực hành.

NPV: Vậy ý tưởng ngược lại, thu hút các doanh nghệp du lịch có thế mạnh, tạo điều kiện để họ mở các cơ sở đào tạo du lịch?

NĐPV: Đúng rồi, tôi thấy cũng có một số doanh nghiệp bắt đầu tự hình thành các cơ sở đào tạo. Vì đặc thù đào tạo du lịch là đào tạo nghề, tôi thấy đó là cách làm hay.

Tôi thấy mô hình đào tạo nghề du lịch của Polytechnic của Singapore là mô hình hay.


5. Nguyễn Ngọc Thọ, sinh năm 1978


Công ty làm việc: CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ NT (Horse Tour) Điạ chỉ: Số 38, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội

ĐT/Fax: 04 62850845 / 04 62850846


Email: info@horsetours.vn Website: horsetours.vn Hotline: 0967 38 0000

Người phỏng vấn (NPV): Theo ông những quy định của nhà nước đối với hướng dẫn viên du lịch hiện nay có gây khó khăn, hay bất cập gì đối với nghề hướng dẫn viên du lịch?

Người được phỏng vấn (NĐPV): Hướng dẫn viên (Hdv) là khâu cực kỳ quan trọng trong công tác tổ chức du lịch. Hdv có thể coi là bộ mặt đại diện tại thực địa đối với doanh nghiệp du lịch nói riêng và cả ngành du lịch quốc gia nói chung. Chú trọng phát triển đội ngũ hdv chuyên nghiệp, trình độ cao là điều kiện tối quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển, quảng bá du lịch.

Về các quy định của nhà nước, anh xem qua nhưng chưa có điều kiện so sánh với vác nước khác. Nhìn chung các quy định đều không có gì phức tạp, thậm chí quá đơn giản. Các quy định mới mang tính chất giấy tờ thông qua 1 số chứng chỉ/bằng cấp, chưa đặt nghiên túc vấn đề khảo xét chuyên môn, hiểu biết thực tế và khả năng ứng xử tình huống. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống quy định hướng đến thực tế để cấp chứng chỉ đúng người, đúng việc.

NPV: Có ý kiến cho rằng, quy định hướng dẫn viên (quốc tế) yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp đại học là không cần thiết, và hạn chế những người có năng lực về ngoại ngữ nhưng yêu thích nghề hướng dẫn viên vì họ không tốt nghiệp đại học ( ví dụ một số người đi lao động nước ngoài trở về, hay những em chỉ tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp). Xin Ông (bà) cho ý kiến về vấn đề này?

NĐPV: Trên tinh thần chú trọng kiến thức, hiểu biết thực tế, đam mê nghề nghiệp có thể thấy bằng đại học có thể không phải yếu tố tiên quyết. Thực tế, thậm chí người có bằng đại học vẫn còn chưa làm tốt công việc của 1 hướng dẫn viên mọi mặt: chuyên môn, chăm sóc khách hàng, các kỹ năng ứng xử, thậm chí cấp cứu khi xảy ra sự cố...


Vấn đề đặt ra không phải có bằng cấp thế nào, vì hệ thống đào tạo trong nước hiện nay có thể nói chưa chú trọng đến tính ứng dụng thực tế nhiều lắm, từ đó mới nảy sinh hiện tượng so sánh người có bằng đại học không làm tốt cv bằng ng k có bằng đại học.

NPV: Theo ông (bà) cơ quan chính quyền cần ban hành/thay đổi chính sách gì đối với hướng dẫn viên?

NĐPV: Do giáo dục là vấn đề lớn hơn, việc cải thiện chung không nằm trong tầm kiểm soát của ngành du lịch. Nhưng trong phạm vi của ngành, có thể cân nhắc một số biện pháp để kiểm soát tốt hơn chất lượng chứng chỉ hdv mà ngành cấp ra, theo tôi, bao gồm:

Một là, tăng cường chất lượng kiểm tra xét cấp chứng chỉ: chú trọng đến kiến thức chuyên môn, văn hóa ứng xử, xử lý tình huống thực tế... Ví dụ: không xét theo các giấy tờ hồ sơ, mà phỏng vấn thực tế; ngoại ngữ không xét theo chứng chỉ, bằng cấp mà tổ chức thi presentation theo các chủ đề, nghe, nói, viết bài luận...

Hai là, hiểu biết cá nhân là hữu hạn, còn thực tế thì mênh mông. Nên cân nhắc ngoài thẻ hướng dẫn viên chung, cần có khảo xét cụ tể từng tuyến để cấp thêm chứng chỉ hướng dẫn viên chuyên tuyến. Một hướng dẫn viên có thể được cấp nhiều chứng chỉ cho nhiều tuyến trên cơ sở phải đạt yêu cầu kiếm tra thực tế.

Ba là, có biện pháp quản lý tình trạng bát nháo hướng dẫn viên hiện nay. Cần lập danh sách và công khai cơ sở dữ liệu hướng dẫn viên, trong đó công bố rõ ràng thông tin cá nhân, trình độ chuyên môn, phạm vi tour tuyến... để mọi người đều có thể truy cập và thẩm tra (Singapore có đưa danh sách các hướng dẫn viên tiếng Việt lên web tổng cục du lịch của họ)

Bốn là, thẻ hướng dẫn viên cần có thời hạn, hết một thời hạn phải được kiểm tra lại.


NPV: Xin chân thành cảm ơn ông! 6.Ông Ngô Minh Tuấn, sinh năm 1981

Công ty làm việc: Hướng dẫn viên tự do inbound và outbound. Hotline: 0983 446 565

NPV: Theo ông những quy định của nhà nước đối với hướng dẫn viên du lịch hiện nay có gây khó khăn, hay bất cập gì đối với nghề hướng dẫn viên du lịch?


Có ý kiến cho rằng, quy định hướng dẫn viên (quốc tế) yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp đại học là không cần thiết, và hạn chế những người có năng lực về ngoại ngữ nhưng yêu thích nghề hướng dẫn viên vì họ không tốt nghiệp đại học ( ví dụ một số người đi lao động nước ngoài trở về, hay những em chỉ tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp). Xin Ông (bà) cho ý kiến về vấn đề này?

NĐPV: Thực ra một hướng dẫn viên quốc tế không nhất thiết phải có bằng đại học hay cao đẳng, cái chính là giỏi tiếng thật sự, được đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ về du lịch. Là học thật và thi thật ấy nhé, đào tạo họ đi thực tế theo tour. Họ có ngôn ngữ giỏi rồi, cái chính là kinh nghiệm chưa có. Làm như vậy tận dụng được những người tài và thật sự yêu nghề. Học đại học chủ yếu là lý thuyết, lại phải học nhiều môn ko cần thiết. Thực tế đi tour lại ít.

Tôi thấy theo luật là phải bắt đi đúng theo lịch trình. Vì khi đi tour hướng dẫn nên được quyền linh động; đi chỗ này trước, chỗ kia sau miễn là ko cắt lịch trình của khách và thay đổi đc khách đồng ý. Cái đấy ko hợp lý. Hướng dẫn và khách còn tuỳ vào tình hình cùng nhau bàn và thấy hợp lý thì thay đổi.

Hoặc là ko đồng bộ với mấy ông giao thông, không cho dừng xe một số điểm du lịch, thế rất khó để khách du lịch vào tham quan.

Với những trường hợp ko có bằng đại học hay cao đẳng, có thể tổ chức dào tạo họ 6 tháng, sau thi tại sở về ngôn ngữ, nghiệp vụ, nếu đạt thì cấp thẻ.

Nhưng mà học theo kiểu Sở tổ chức rất khó, học không thực chất.


Học thực tế là phải đi thực tế, thực hành, thay nhau cầm mic trên xe, tại các điểm tham quan, chỉ thế mới có hướng dẫn viên giỏi được.

Hiện nay, các lớp nghiệp vụ du lịch do các trường đào tạo tổ chức, cũng có phải do Sở đâu, nên các trường vừa đào tạo lý thuyết xong, lại đào tạo lý thuyết tiếp.

Các lớp nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức cho hướng dẫn viên hiện nay không có tác dụng nhiều, mà có khi còn làm mất thời gian của hướng dẫn viên. Vì người dạy có khi không có kinh nghiệm bằng hướng dẫn viên. Vì thế, người dạy ở các lớp này phải là hướng dẫn viên kỳ cựu, là những người giỏi rồi, thì mới hay được, chứ để thầy giáo dạy mấy lớp này là không ổn.


7. Phan Thị Thu Minh – Giám đốc công ty


DN: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TM & DU LỊCH HOÀNG ANH


Địa chỉ : A4/9 Ngõ 8, Đường Quang Trung, Phường La khê, Quận Hà Đông, HN Tel: 04.22012446/ 22196118 Fax: 04.33820017

Hotline: 090.3232.032 - 0968.791.632


NPV: Ông (bà) đánh giá như thế nào về thực trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội?. Hiện này trên địa bàn Hà Nội, số lượng các doanh nghiệp lữ hành là nhiều (cả quốc tế và nội địa), mức độ cạnh tranh cao, tuy nhiên, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành không được cải thiện, tình trạng kinh doanh chụp giật, sản phẩm thiếu sáng tạo và trùng lắp. Xin ý kiến của Ông (bà) về vấn đề này?

NĐPV: Thực trạng cạnh tranh giữa các DN Lữ hành hiện nay trên địa bàn HN rất khốc liệt, vì các công ty du lịch mọc lên nhiều, nhà nhà làm du lịch, đội xe làm du lịch..v.v.. Du lịch như vậy không có bài bản, làm mất hình ảnh về các công ty chuyên môn làm. Chính vì vậy, mà dẫn đến mức độ cạnh tranh nhau cao sẽ dẫn đến sản phẩm của của các đơn vị không cả thiện được. Vì muốn làm thì phải giảm đi các dịch vụ có thể trong tour. Tình trạng kinh doanh chụp giật, theo mùa, sản phẩm du lịch thiếu sáng tạo và trùng lặp sẽ dẫn đến làm ảnh hưởng cho các công ty làm ăn chân chính. Khách hàng thì ham tour rẻ và đòi hỏi chất lượng tốt. Vậy các công ty làm mang tính chất không quy mô họ sẽ phải tìm cách làm để sao có lãi nhất. Đã rẻ thì không thể có chất lượng tốt, đó là quy luật. Các dịch vụ kèm theo trong tour như nhà hàng, khách sạn, vé máy bay, xe lại không đồng bộ và thống nhất về giá chuẩn, làm ăn vẫn mang tính chất chụp giật, giá cả thất thường theo mùa vụ.

Muốn cải thiện được vấn đề này cần có một quy hoạch tổng thể quy chuẩn đồng bộ từ sự chỉ đạo của Tổng cục du lịch, Sở, ban ngành. Có một sự thống nhất chung trong các Công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn, tàu, xe, vé máy bay. Cần hoàn thiện lại cách làm du lịch của chúng ta hiện nay.

Như đối với khách du lịch nước ngoài vào VN: chúng ta cần có một hệ thống quy hoạch đồng bộ các cơ sở vật chất, hệ thống nhà hàng, điểm dừng chân cho du khách mua bán hàng lưu niệm những sản vật của Việt Nam theo một thể thống nhất chuẩn.

Đối với người dân Việt Nam, khi đi du lịch trong nước cần có một chính sách khuyến khích người dân du lịch trong nước. Vì VN là một trong những điểm du lịch tiềm năng thiên nhiên, văn hóa rất đẹp.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí