Nhưng hiện nay giá cả vào tham quan các điểm quá đắt và khá đắt lên chi phí vào tour cao. Cao hơn cả tour đi nước ngoài lên việc chảy máu ngoại tệ là không thể tránh khỏi.
NPV: Vai trò của các cơ quan nhà nước cần phải làm gì/hay ban hành những chính sách gì để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp lữ hành?
NĐPV: Vai trò của các cơ quan nhà nước hiện nay cần có một chính sách hỗ trợ kết hợp tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp làm du lịch chính thống.
Đưa ra chính sách, chủ trương đúng đắn đối với các công ty Du lịch cũng như Hệ thống nhà hàng, khách sạn, tàu, xe, máy bay. Làm một quy hoạch tổng thể từ trên xuống theo một quy chuẩn.
NPV: Hiện nay, doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải ký quỹ 250 triệu đồng (inbound) và 500 triệu đồng (outbound), theo ông (bà) chính sách này có giúp các doanh nghiệp lữ hành hoạt động tốt hơn?. Các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hiện nay theo ông (bà) có điều gì là bất hợp lý?
NĐPV: Việc các DN lữ hành quốc tế phải ký quỹ 250 triệu đồng là hơi cao và số tiền đó DN bị chốt chặt lại sẽ gây khó khăn trong việc kinh doanh. Thực ra việc ký quỹ vẫn chỉ là hình thức để ép buộc doanh nghiệp nhưng chúng ta có thể có giải pháp khác tốt hơn như ra chính sách pháp luật chuẩn và bắt buộc các công ty phải thực thi nó.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: Về cơ bản cũng không có gì bất hợp lý, mà chỉ cần tạo điều kiện tốt hơn cho thủ tục nhanh gọn.
NPV: Theo ông (bà) chính quyền thành phố cần phải làm gì để nâng cao sức hấp dẫn hơn nữa đối với điểm đến du lịch Hà Nội?.
NĐPV: Theo tôi chính quyền thành phố muốn nâng cao sức hấp dẫn hơn nữa đối với các tuyến điểm du lịch tại Hà Nội chúng ta cần phải giải quyết triệt để những vấn nạn trèo kéo khách mua đồ lưu niệm, làm xanh sạch tại các điểm du lịch, quy hoạch lại những điểm đã có và đang có về nét ẩm thực Hà thành. Các điểm bán đồ lưu niệm lên có sự quản lý cụ thể, không bán đắt cho khách… Tiếp đến là nguồn lực Hướng dẫn viên cần được đào tạo bài bản và có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, cụ thể có như vậy khi họ mang hình ảnh của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mới tốt được. Nhất là đối với HDV quốc tế khi không làm tròn bổn phận, trách nhiệm truyền bá và quảng cáo văn hóa đến với bạn bè quốc tế sẽ được thông tin cập nhật kịp thời để sửa chữa làm tốt hơn lên. HDV quốc tế của mình hiện nay còn thiếu và còn yếu về chuyên môn. Hà Nội rất tiềm năng để phát triển du lịch nhưng tôi nghĩ chưa có một quy hoạch chặt chẽ tổng thể từ trên xuống.
Có thể bạn quan tâm!
- Công Suất Sử Dụng Buồng Trung Bình, Phân Theo Loại Cơ Sở Lưu Trú Năm 2013
- Kết Quả Đánh Giá Tác Động Tiêu Chí Lựa Chọn Điểm Đến Du Lịch
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội - 14
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
NPV: Có ý kiến cho rằng, để hấp dẫn khách du lịch quốc tế, và kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng mức độ chi tiêu, Hà Nội cần phải đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tầm cỡ, khu nghỉ dưỡng, sân gôn ở khu vực ngoại thành (như Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn). Là doanh nghiệp lữ hành, đứng dưới góc nhìn từ nhu cầu của khách du lịch, theo bà, Hà Nội nên tập trung theo hướng đó, hay là nên tập trung vào việc cải thiện các điểm di tích văn hóa lịch sử và tôn giáo sẵn có; cũng như cải thiện về cơ sở hạ tầng chung (bến xe, bến cảng, ngân hàng, thông tin) và môi trường du lịch chung (tập trung ở nội thành) đồng thời tổ chức các hoạt động về đêm tại khu vực nội thảnh?
NĐPV: Đúng vậy, để hấp đẫn khách du lịch quốc tế, và kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng mức độ chi tiêu, Hà Nội cần phải đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tầm cỡ, khu nghỉ dưỡng, sân gôn ở khu vực ngoại thành (như Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn). Nhưng cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Ngoài ra, tập chung vào các điểm du lịch văn hóa hiện có với dòng lịch sử theo suốt một chặng đường phát triển của đất nước. Cần cải thiện về giao thông công cộng cũng như xe du lịch đi vào Nội đô cho khách tham quan mà hạn chế chỗ tuyến phố đi lại như vậy nó rất bất cập cho việc di chuyển của khách cũng như việc đi lại của các đơn vị xe ô tô. Cải thiện các tuyến phố đi bộ hơn nữa để thu hút khách du lịch nội địa cũng như khách quốc tế.
NPV: Bà đánh giá như thế nào về chất lượng nguồn nhân lực đào tạo tại các cơ sở du lịch nói riêng, và các cơ sở giáo dục nói chung ở Hà Nội?. Theo ông (bà) để sinh viên ra trường có thể tiếp cận được ngay với công việc, các cơ sở đào tạo này cần phải thay đổi cách tiếp cận đào tạo như thế nào?
NĐPV: Nguồn nhân lực đào tạo hiện nay tại các cơ sở du lịch nói riêng và các cơ sở giáo dục nói chung ở Hà Nội còn trên sách vở nhiều, thực tế trải nghiệm ít, kinh nghiệm không có, chỉ trên sách vở. Cần đưa chuyên môn chính vào giảng dậy cho sát với thực tế.
Theo tôi để sinh viên ra trường có thể tiếp cận ngay được với công việc do các cơ sở đào tạo này cần có cách tiếp cận thực tế theo chuyên ngành đã học, lên thực tế nhiều hơn là trên sách vở và phải thực sự đổi mới cách giảng dậy với sinh viên mới đi được vào chuyên môn của nghề nghiệp.
NPV: Xin chân thành cảm ơn bà!
8. Hoàng Thị Mai- Giám đốc công ty
Tên công ty: công ty TNHH Khám Phá Châu Á
Địa chỉ: P302, E6, TT Quỳnh Mai, P. Quỳnh Mai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội Web: www.explorerealasia.com
Mobile: 090341 916
NPV: Bà đánh giá như thế nào về thực trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội?. Hiện này trên địa bàn Hà Nội, số lượng các doanh nghiệp lữ hành là nhiều (cả quốc tế và nội địa), mức độ cạnh tranh cao, tuy nhiên, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành không được cải thiện, tình trạng kinh doanh chụp giật, sản phẩm thiếu sáng tạo và trùng lắp. Xin ý kiến của Ông (bà) về vấn đề này?
NĐPV: Môi trường kinh doanh cần có cạnh tranh lành mạnh về giá cả, chất lượng để đảm bảo môi trường kinh doanh tốt, đặc biệt kinh doanh lữ hành tại Hà Nội. Tuy nhiên giá cả của các dịch vụ kinh doanh lữ hành thường phụ thuộc vào chi phí giá cả các dịch vu mua bên ngoài nên để kiểm soát tính cạnh tranh về giá cả thì cần có được giá sàn của các dịch vụ như khách sạn, cước xe,….. Để đảm bảo dịch vụ tốt của kinh doanh lữ hành tại Hà Nội thì cần kiểm soát chất lượng dịch vụ của hướng dẫn, xe và các phương tiện vận chuyển. Hiện tại chất lượng dịch vụ hướng dẫn, xe ở miền Bắc nói chung và Hà Nội cần cải thiện nhiều hơn nữa, so với các vùng và thành phố khác ở Việt Nam.
NPV: Vai trò của các cơ quan nhà nước cần phải làm gì/hay ban nhành những chính sách gì để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp lữ hành?
NĐPV: Mong muốn cơ quan quản lý nhà nước ổn định các chi phí và có giá dịch vụ sàn trong khoảng của các khách sạn, vé máy bay, phương tiện vận chuyển, etc….. để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh có kiểm soát giá của các dịch vụ từ đó sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh lữ hành giữa các doanh nghiệp lữ hành.
NPV: Hiện nay, doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải ký quỹ 250 triệu đồng, theo bà chính sách này có giúp các doanh nghiệp lữ hành hoạt động tốt hơn?. Các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hiện nay theo ông (bà) có điều gì là bất hợp lý?
NĐPV: Mong muốn bỏ ký quỹ nếu có thể. Hiện tại các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hiện nay rõ ràng, nhanh và đúng hẹn.
NPV: Theo bà chính quyền thành phố cần phải làm gì để nâng cao sức hấp dẫn hơn nữa đối với điểm đến du lịch Hà Nội?.
NĐPV: Loại bỏ tệ nạn ăn xin, bán hàng tại các điểm du lịch. Có hỗ trợ khi khách đi bộ tham quan trên các tuyến phố. Nâng cao ý thức người dân thủ đô về tự hào thủ đô Hà Nội thân thiện, hiếu khách để hấp dẫn du khách tham quan Hà Nội.
NPV: Có ý kiến cho rằng, để hấp dẫn khách du lịch quốc tế, và kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng mức độ chi tiêu, Hà Nội cần phải đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tầm cỡ, khu nghỉ dưỡng, sân gôn ở khu vực ngoại thành (như Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn). Là doanh nghiệp lữ hành, đứng dưới góc nhìn từ nhu cầu của khách du lịch, theo ông (bà) Hà Nội nên tập trung theo hướng đó, hay là nên tập trung vào việc cải thiện các điểm di tích văn hóa lịch sử và tôn giáo sẵn có; cũng như cải thiện về cơ sở hạ tầng chung (bến xe, bến cảng, ngân hàng, thông tin) và môi trường du lịch chung (tập trung ở nội thành) đồng thời tổ chức các hoạt động về đêm tại khu vực nội thảnh?
NĐPV: Là doanh nghiệp lữ hành, theo ý kiến cá nhân của tôi, nên tập trung vào việc cải thiện các điểm di tích văn hóa lịch sử và tôn giáo sẵn có; cũng như cải thiện về cơ sở hạ tầng chung (bến xe, bến cảng, ngân hàng, thông tin) và môi trường du lịch chung (tập trung ở nội thành) đồng thời tổ chức các hoạt động về đêm tại khu vực nội thảnh.
NPV: Bà đánh giá như thế nào về chất lượng nguồn nhân lực đào tạo tại các cơ sở du lịch nói riêng, và các cơ sở giáo dục nói chung ở Hà Nội?. Theo ông (bà) để sinh viên ra trường có thể tiếp cận được ngay với công việc, các cơ sở đào tạo này cần phải thay đổi cách tiếp cận đào tạo như thế nào?
NĐPV: Tôi đánh giá cao cách đào tạo nhân sự của dự án EU và tôi thích cách đào tạo hướng dẫn của khoa du lich trường Đại học Mở và trường Cao đẳng du lịch Hà Nội. Nên để các em học đi đôi với hành thì nguồn nhân sự du lịch sẽ được cải thiện đáp ứng nhu cầu thực tế.
NPV: Xin chân thành cảm ơn bà!
9. Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Đơn vị: Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Địa chỉ: tầng 7, 58 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04 37 83 5121
NPV: Xin ông cho biết những hoạt động chính của Hiệp hội du lịch Việt Nam và kết quả của việc hợp tác giữa Hiệp hội với Hà Nội trong các hoạt động của mình?
NĐPV: Hiệp hội du lịch Việt Nam chủ yếu thực hiện các chức năng đại diện cho các doanh nghiệp trong việc đề xuất ban hành, điều chỉnh, sửa đổi các chính sách có liên quan đến phát triển du lịch. Ngoài ra, nhiệm vụ chính của chúng tôi đang làm hiện nay đó là kết nối các doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch chung, các hoạt động có liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm mới.
Hàng năm, chúng tôi vẫn tổ chức các doanh nghiệp tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn trên thế giới như ITB,WTM, tổ chức các Road Show ở nước ngoài, đón các đoàn Fam Trip và Press Trip nước ngoài vào Việt Nam; hay tổ chức các đoàn Fam Trip là các doanh nghiệp đi khảo sát xây dựng sản phẩm ở trong và ngoài nước.
Một vài năm năm gần đây, chúng tôi cũng đã tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội một cách thường niên, và bước đầu đã được đánh giá cao.
Mặc dù, Hiệp hội du lịch Việt Nam là tổ chức hoạt động trên phạm vi cả nước; nhưng chúng tôi vẫn luôn coi trọng hợp tác với thành phố Hà Nội, là địa phương có vị trí quan trọng trong phát triển du lịch của cả nước và cũng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp du lịch lớn.
Hiện nay, thành phố Hà Nội cũng đã tham gia một số Hội chợ du lịch mà chúng tôi tổ chức; tuy nhiên, sự phối hợp gắn kết vẫn còn thực sự chưa hiệu quả.
NPV: Theo ông thành phố Hà Nội và Hiệp hội trong thời gian tới cần có hướng hợp tác như thế nào?
NĐPV: Thành phố Hà Nội là địa phương lớn, có thể tự mình tham gia hay tổ chức các sự kiện du lịch. Tuy nhiên, với vai trò là một địa phương, điều đó sẽ có nhiều hạn chế. Vì thế, khi Hiệp hội và thành phố hợp tác tốt thì Hà Nội có thể cùng với Hiệp hội để tổ chức các sự kiện du lịch. Hoặc là Hà Nội có thể tham gia với tư cách là một thành viên chính, chủ chốt. Làm được như vậy, thành phố Hà Nội cũng sẽ tiết kiệm các chi phí và các hoạt động xúc tiến sẽ hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hai bên cũng có thể hợp tác trong việc đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng sản phẩm mới.
NPV: Với kinh nghiệp nhiều năm làm trong lĩnh vực du lịch, xin ông cho biết Hà Nội nên phát triển sản phẩm du lịch gì? Và Hà Nội có nên đầu tư phát triển các sản phẩm mới ở phía ngoài các huyện ngoại thành hay không?
NĐPV: Theo tôi, các sản phẩm du lịch mà Hà Nội có thể phát triển đó là các tour du lịch trong nội đô. Các điểm du lịch ở ngoại thành cũng có thể phát triển như Cổ Loa, chùa Hương hay Ba Vì. Nhưng thực tế, những điểm du lịch trên phát triển thời gian qua cũng không tốt.
Theo quan điểm của tôi, Hà Nội cũng không quá câu nệ phải xây dựng sản phẩm du lịch bằng các điểm du lịch nằm trên địa bàn của mình. Hà Nội nên coi những điểm du lịch ở các tỉnh xung quanh là điểm du lịch của mình. Có như vậy, sản phẩm du lịch của Hà Nội mới hấp dẫn và phong phú và phát huy được vai trò của thành phố trung tâm.
Đối với các chương trình du lịch nội đô (city tour), cần phải mở thêm các điểm, và cần phải quản lý chặt chẽ, có quy định tiêu chuẩn rõ ràng và phải do ngành du lịch quản lý. Thực tế tôi thấy, các di tích văn hóa do ngành văn hóa quản lý là chủ yếu, nên để phát triển du lịch rất khó. Muốn phát triển một điểm du lịch, nên để ngành du lịch quản lý. Ngành du lịch cũng phải làm những công việc hết sức cụ thể, ví dụ như làm việc với nhà chùa, nếu đưa khách đến nhà chùa phải cam kết những cái gì?, phải làm cái gì? Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm gì? Cơ quan quản lý nhà nước sẽ quản lý cái gì?
Việc xây dựng sản phẩm mới phải tiến hành thường xuyên, hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải có sản phẩm cụ thể, có kế hoạch công bố rõ ràng (sản phẩm của tháng, của quý, của năm). Sau đó phải đào tạo cho người dân, người quản lý tại các điểm du lịch, rồi hỗ trợ việc quảng bá, và tuyên truyền.
NPV: Xin chân thành cảm ơn ông!