Phụ lục 20. Kết quả đánh giá tác động tiêu chí lựa chọn điểm đến du lịch
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2014).
Phụ lục 21. Đánh giá về ấn tượng đối với điểm đến du lịch
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2014).
Phụ lục 22. Đánh giá của khách du lịch quốc tế về ấn tượng không tốt tại điểm đến du lịch Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2014).
Phụ lục 24. Chính sách miễn Visa cho khách du lịch Thái Lan và Việt Nam
Việt Nam | |
- 52 nước có công dân được miễn Visa khi vào | - Miễn thị thực trong thời hạn 30 ngày cho |
Thái Lan: | khách du lịch đến từ các nước ASEAN (trừ |
Argentina, Australia, Austria, Bahrain, Belgium, | Brunei trong thời hạn 14 ngày) |
Brazil, Brunei, Canada, Chile, Czech Republic, | - Liên bang Nga; Nhật Bản; Đại Hàn Dân Quốc; |
Denmark, Finland, France, Germany, Greece, | Vương quốc Đan Mạch; Vương quốc Na Uy; |
Hong Kong, Hungary, Iceland, Indonesia, | Vương quốc Thụy Điển và Cộng hòa Phần Lan |
Ireland, Israel, Italy, Japan, Korea, Kuwait, Laos, | được miễn thị thực trong 15 ngày. Belarus từ |
Liechtenstein, Luxembourg, Macau, Malaysia, | 1/7/2015 miễn 15 ngày. |
Monaco, Mongolia, Netherlands, New Zealand, | |
Norway, Oman, Peru, Philippines, Portugal, | |
Qatar, Russia, Singapore, Slovak, Republic, | |
South Africa, Spain, Sweden, Switzerland, | |
Turkey, United Arab, Emirates, United | |
Kingdom, United States, Vietnam | |
- Các quốc gia UK, USA, Canada, Japan, France, | |
Germany, Italy, Russia, Macau, Hong Kong, | |
Laos, Vietnam nhận được thời gian 30 ngày ở | |
Thái Lan (cả qua cửa khẩu hàng không và đường | |
bộ) | |
- Các quốc gia Korea, Brazil, Peru, Argentina | |
and Chile nhận được thời gian lưu lại tối đa 90 | |
ngày cả qua cảng hàng không và đường bộ. |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Phát Triển Du Lịch:
- Tổng Sản Phẩm Theo Giá Hiện Hành Và Cơ Cấu Theo Thành Phần Kinh Tế (Tỷ Đồng)
- Công Suất Sử Dụng Buồng Trung Bình, Phân Theo Loại Cơ Sở Lưu Trú Năm 2013
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội - 14
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội - 15
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tài liệu.
Phụ lục 25. Phỏng vấn chuyên gia
(a) Danh sách
Họ tên người được phỏng vấn | Chức vụ | Đơn vị công tác | |
1 | Ông Nguyễn H u Việt | Phó phòng | Phòng Quản lý Lữ hành (Sở VH, TT&DL Hà Nội) |
2 | Ông Nguyễn Trọng Hòa | Chuyên Viên | Phòng Quản lý Lữ hành, Sở VH, TT DL Hà Nội |
3 | Bà Hoàng Thu Lan | Trưởng phòng | Ban quản lý Phố cổ Hà Nội (UBND quận Hoàn Kiếm) |
4 | Bà Phạm Thị Hương Giang | Giảng viên | Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội |
5 | Ông Nguyễn Ngọc Thọ | Hướng dẫn viên | Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế NT (Horse Tour) |
6 | Ông Ngô Minh Tuấn | Hướng dẫn viên tự do inbound và outbound | |
7 | Ông Phan Thị Thu Minh | Giám đốc | Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Du lịch Hoàng Anh |
8 | Bà Hoàng Thị Mai | Giám đốc | Công ty TNHH Khám Phá Châu Á |
9 | Ông Vũ Thế Bình | Phó Chủ tịch | Hiệp hội Du lịch Việt Nam |
(b) Nội dung phỏng vấn
1. Ông Nguyễn H u Việt – Phó phòng
Đơn vị: Phòng Quản lý Lữ hành (Sở VH, TT&DL Hà Nội) Địa chỉ: Số 47, Hàng Dầu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 0912561612
Người phỏng vấn (NPV): Ông có thể cho biết, tại sao số lượng các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội nhiều, cạnh tranh gay gắt, nhưng chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành lại không cao, không hấp dẫn, trùng lắp, thiếu sự sáng tạo?
Người được phỏng vấn (NĐPV): Tính đến 2015, Hà Nội đã có gần 700 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, ngoài ra có khoảng 100 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và khoảng 400 đơn vị kinh doanh đại lý lữ hành. Hà Nội còn có chi nhánh của 50 doanh nghiệp lữ hành của các tỉnh, thành phố.
Liên quan đến chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành: hiện nay, Hà Nội có một số doanh nghiệp có chất lượng cao như Luxury Travel, Buffalo tour, Diethelm. Tuy nhiên, mặt bằng chung, chất lượng của các doanh nghiệp ở mức trung bình, sản phẩm còn trùng lắp, thiếu sự sáng tạo. Có thể nêu ra một số nguyên nhân:
Một là, tình trạng cạnh tranh về giá: tốc độ thành lập mới của các doanh nghiệp khá cao, tăng trưởng khoảng 20%/năm, các doanh nghiệp thành lập sau thường lựa chọn cách cạnh tranh về giá dựa trên những sản phẩm du lịch đã có sẵn thay vì đổi mới sản phẩm và nâng cấp chất lượng dịch vụ, dẫn đến chất lượng dịch vụ không đảm bảo, sản phẩm bị trùng lắp.
Hai là, tình trạng vi phạm bản quyền trong du lịch: Các tour du lịch mới do doanh nghiệp nghiên cứu khai thác chỉ sau một thời gian đưa ra thị trường bị ăn cắp trí tuệ. Việc đăng ký bản quyền cho các tour du lịch mới gặp nhiều khó khăn do không thể bảo hộ những dịch vụ của các nhà cung cấp mà doanh nghiệp không sở hữu(cơ sở lưu trú,điểm tham quan vv…). Do vậy việc đánh cắp chương trình luôn xảy ra gây thiệt hại cho những doanh nghiệp đi tiên phong vì phải bỏ chi phí nghiên cứu, khảo sát, đầu tư quảng bá cho sản phẩm. Từ đó giảm nhiệt tình của doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm du lịch mới.
Ba là, ảnh hưởng về giá đối với quyết định mua sản phẩm của khách du lịch: Hiện nay, phần lớn khách du lịch khi quyết định mua tour vẫn chú trọng về giá cả thay vì chất lượng sản phẩm, vô hình chung
gây nên cuộc chạy đua hạ giá thành sản phẩm để bán được hàng. Do vậy, quyết định của khách hàng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm du lịch.
Bốn là, ảnh hưởng từ văn hóa truyền thống: khu vực miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng bị ảnh hưởng nhiều của văn hóa lãng xã, tư duy nông nghiệp, thời vụ, gia trưởng, làm ăn manh mún, không bền vững. Do vậy cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ du lịch.
NPV: Quy định về điều kiện cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ 250 triệu/ theo ông nhằm mục đích gì?. Trong thời gian vừa qua, kể từ khi Luật DL có hiệu lực, đã có doanh nghiệp nào phải sử dụng tiền ký quỹ này chưa?
NĐPV: Việc ký quỹ lữ hành quốc tế đảm bảo doanh nghiệp có một khoản tiền đền bù cho khách hàng khi xảy ra lỗi của doanh nghiệp gây thiệt hại cho khách trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình du lịch và khách du lịch có khiếu kiện yêu cầu đền bù thiệt hại. Trong trường hợp doanh nghiệp không tự xử lý được vấn đề, nhà nước sẽ trích ký quỹ đền bù cho khách.
Kể từ khi Luật Du lịch có hiệu lực, chưa có doanh nghiệp nào phải sử dụng đến tiền ký quỹ. Tuy nhiên, khoản tiền ký quỹ là cần thiết vì khi ký quỹ để kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo chất lượng theo hợp đồng đã ký với khách.
NPV: Xin chân thành cảm ơn ông!
2. Ông Nguyễn Trọng Hòa – Chuyên Viên
Đơn vị: Phòng Quản lý Lữ hành, Sở VH, TT DL Hà Nội Địa chỉ: Số 47, Hàng Dầu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 0912781918
Người phỏng vấn (NPV): Ông đánh giá như thế nào về quy mô, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp vận chuyển du lịch trên địa bàn thành phố? Đặc biệt về xe khách, taxi, xích lô, thuyền.
Người được phỏng vấn (NĐPV): Về quy mô của các doanh nghiệp vận chuyển du lịch trên địa bàn Hà Nội: Hiên nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng chục công ty vận chuyển (thuộc diện có đăng ký) có số lượng xe ô tô loại 16 chỗ đến 45 chỗ trên 100 xe, trong số này một số công ty là xe mới, hiện đại, đời mới như Quảng An, Minh Việt, Thiên thảo nguyên….còn lại xe cũng đã cũ như cty ABC, new way….
Về đội ngũ xe taxi trên địa bàn Hà Nội có hàng trăm công ty, số công ty trên trên 300 xe con chủ yếu thuộc về một số doanh nghiệp lớn như: Mai linh, Cổ phần Hà Nội, Thành Công, VIC taxi, số còn lại là các doanh nghiệp taxi có số lượng từ vài chục xe đến gần 100 xe. Riêng về đội ngũ xe xích lô du lịch hiện nay công an thành phố đã cấp cho 264 xe xích lô du lịch, số xe này thuộc về 4 công ty chuyên kinh doanh xe xích lô du lịch trên địa bàn thành phố.
Về thuyền: Trên địa bàn Hà Nội có 2 công ty chuyên về tàu thủy: 1 công ty du lịch sông Hồng có 3 tàu khách, chuyên chở khách du lịch trên sông Hồng và 1 công ty có tàu chở khách du lich kiêm dịch vụ ăn uống trên Hô Tây. Ngoài ra do nhu cầu tham quan lễ hội chùa Hương, thường xuyên có hàng trăm thuyền, đò nhỏ của bà con vùng Hương Sơn chuyên phục vụ vận chuyển khách du lịch.
NPV: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 2 doanh nghiệp kinh doanh xe điện, vài ba doanh nghiệp kinh doanh xích lô. Các doanh nghiệp kinh doanh này được lựa chọn thông qua hình thức nào? Theo ông, các hoạt động này có thể mở rộng quy mô ra các khu vực khác không? Hay cho thêm các doanh nghiệp khác tham gia hoạt động kinh doanh (như hình thức đấu thầu các tuyến khai thác)?
NĐPV: Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 2 công ty ô tô điện là Công ty xe điện đồng xuân chuyên phục vụ khách du lịch khu vực phố cổ, Công ty ô tô xe điện hồ tây phục vụ khách du lịch tham quan Hồ Tây và 4 công ty xích lô. Các công ty này được lựa chọn trên cơ sở của đáp ứng đủ các điều kiện của Luật doanh nghiệp, luật giao thông đường bộ và các quy định pháp luật có liên quan, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch và người dân trong việc tham quan, du lịch trên địa bàn Hà Nội. Rất nhiều tỉnh, thành phố đã học tập mô hình quản lý và cho phép loại hình ô tô điện và xích lô du lịch hoạt động tại các khu điểm du lịch như: Sâm Sơn – Thanh Hóa, TP Huế, TP Hồ Chí Minh….
NPV: Theo ông việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp vận chuyển này gặp những khó khăn gì? Và để nâng cao chất lượng hoạt động cần phải tháo gỡ/hay ban hành những chính sách, quy định gì?
NĐPV: Việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp vận chuyển này gặp khó khăn đối với lĩnh vực du lịch đó là sự thay đổi về nhân sự quản lý doanh nghiệp, chất lượng xe phục vụ, chế độ báo cáo thống kê định kỳ và các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch… Ngoài ra tùy thuộc vào sự quản lý của các cấp, các ngành liên quan đến lĩnh vực vận chuyển thì trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định liên quan đến quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đó: VD: việc đăng ký quản lý, việc đăng kiểm, việc bảo vệ vệ sinh môi trường, luật giao thông đường bộ…
NPV: Xin chân thành cảm ơn ông!
3. Bà Hoàng Thu Lan - Trưởng phòng