Cơ Hội Và Thách Thức Của Vnpt Khi Việt Nam Gia Nhập Wto


Trình độ công nghệ


Trước xu hướng công nghệ thế giới và nhu cầu sử dụng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã phát triển mạng lưới viễn thông đồng bộ và rộng khắp với công nghệ hiện đại. Mạng viễn thông quốc tế đảm bảo dung lượng và chất lượng khai thác trên 4 tuyến cáp quang, 8 trạm thông tin vệ tinh mặt đất, hàng trăm trạm VSAT đầu cuối, 3 tổng đài quốc tế đang khai thác với 38 hướng liên lạc quốc tế trực tiếp. Mạng liên tỉnh được tổ chức thành các mạch vòng cáp quang và 100% tuyến liên tỉnh đã được cáp quang hoá, hầu hết các tuyến từ tỉnh xuống huyện, liên huyện cũng truyền dẫn bằng cáp quang. Mạng thông tin di động sử dụng công nghệ GSM 2+ và 2,5 GPRS, phủ sóng 64/64 tỉnh, thành, trung tâm các tỉnh, huyện xã và dọc các tuyến quốc lộ. Có thể nói so với mạng CDMA (Code Division Multiple Acess) thì GSM (Global System for Mobile) vẫn là mạng di động mang lại cùng lúc nhiều tiện ích. Sức thu hút của GSM không chỉ nằm ở chất lượng dịch vụ đảm bảo, giá cước hợp lý mà còn ở vùng phủ sóng rộng, cả ở trong nước và quốc tế. Thêm vào đó, Vinaphone và MobiFone cũng đang triển khai công nghệ EDGE (Enhance Data Rates for GSM Evolution) để cung cấp thêm dịch vụ với tốc độ truyền số liệu cao. Với công nghệ EDGE, khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ có chất lượng truyền hình ảnh rõ nét hơn so với dịch vụ GPRS đang được Vinaphone và MobiFone cung cấp. Khách hàng cũng có thể xem tivi trên điện thoại di động với tốc độ truyền lên đến 384 Kbps (tức là cao gấp 2 đến 3 lần so với GPRS).

Hệ thống Internet quốc tế khai thác trên 6 hướng với tổng dung lượng 3,49 Gbps, hệ thống Backbone trong nước đạt 2,5 Gbps hạn chế tình trạng nghẽn mạch, đảm bảo dung lượng khai thác. Trong thời gian tới VNPT tiếp tục chú trọng phát triển các dịch vụ mũi nhọn như dịch vụ băng rộng, dịch vụ đa phương


tiện, điện thoại cố định đường dài liên tỉnh và quốc tế, điện thoại di động, Internet băng rộng ADSL, xDSL (x Digital Subscriber Line - Đường thuê bao số), các dịch vụ thoại trả trước (cố định, VoIP, di động, Internet trả trước) và các dịch vụ mới trên nền NGN. Phát triển dịch vụ di động nhiều ứng dụng do công nghệ GPRS hỗ trợ như truyền số liệu, truy cập mạng nội bộ từ xa, truy cập trực tiếp Internet qua GPRS, định vị thuê bao… Nghiên cứu triển khai dịch vụ trên nền WiMax. Thử nghiệm và tiến tới triển khai công nghệ 3G. Đưa vào khai thác các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói di động, dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên nền IP.

Quản lý, sử dụng vốn đầu tư


Với vai trò là doanh nghiệp viễn thông chủ đạo, có thể nói VNPT đã sử dụng triệt để nguồn vốn tái đầu tư, không phát sinh các khoản vay tín dụng thương mại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong tổng vốn đầu tư cân đối cho đầu tư năm 2005 đạt 7.368 tỷ đồng, nguồn vốn tái đầu tư chiếm một tỷ trọng rất lớn là 94,1%. 10 năm kể từ khi thành lập (1995) đến nay, vốn chủ sở hữu của VNPT đã tăng lên từ 2.000 tỷ đồng lên 44.000 tỷ đồng, tài sản cố định đạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

58.000 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách hơn 34.000 tỷ đồng. Đặc biệt cơ chế tự vay-tự trả-tự chịu trách nhiệm được áp dụng từ những năm đầu đổi mới đã tạo cho VNPT một sự tự chủ cao về tài chính.


Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO - 8

C¬ cÊu ®Çu t• cđa VNPT n¨m 2005


4%

2%

0%

94%

T¸i ®Çu t• BCC ODA

Ng©n s¸ch


Nguồn: Báo cáo đánh giá công tác 2005, VNPT


Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng và điều hành vốn đầu tư của VNPT còn nhiều mặt thiếu khoa học, phân tán, kém hiệu quả. VNPT không kiểm soát được nguồn thu của các đơn vị thành viên để điều hành tập trung đầu tư hợp lý, trong khi có số dư tiền gửi lớn, nhưng VNPT vẫn phải đi vay để đầu tư, dẫn đến tăng chi phí đầu tư.

Khả năng liên doanh liên kết của doanh nghiệp


Cùng với sự phát triển, hiện đại hoá mạng lưới và dịch vụ, khẳng định uy tín cũng như năng lực mạng lưới, cung ứng dịch vụ ở trong nước, VNPT đã tạo được uy tín trên trường quốc tế thông qua các việc như chủ động tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực: Liên minh Bưu chính Viễn thông thế giới (UPU), Tổ chức Bưu chính Châu Á - Thái Bình Dương (APPU), Liên minh Viễn thông thế giới (ITU), Tổ chức Viễn thông Châu Á - Thái Bình Dương (APT) và các tổ chức thông tin vệ tinh quốc tế (Intelsat), thông tin vũ trụ quốc tế (Intersputnik)… Việc tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế trong khu vực và trên thế giới đã tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để ngành BCVT Việt Nam phát triển và hội nhập. Ngoài ra, trong mọi lĩnh vực hợp tác của VNPT, các đối tác đến từ Châu Âu và Châu Á luôn mong muốn hợp tác với VNPT. Hiện có 5/8 hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) mà VNPT đã ký kết với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực khai thác dịch vụ.

Hiện nay, VNPT đang mở rộng hợp tác với các công ty viễn thông lớn trong ASEAN. VNPT đã chính thức cổ phần vào Công ty ATH và Acasia từ tháng 3/2006 và đã trở thành thành viên thứ 7 của hai công ty này. Cùng với việc ký kết thoả thuận hợp tác cung cấp dịch vụ với các thành viên Acasia, VNPT đã


hoàn thành mọi thủ tục cần thiết để sẵn sàng cung cấp dịch vụ Acasia tại thị trường Việt Nam. Công ty điện toán truyền số liệu VDC được VNPT chỉ định là đơn vị đầu mối thông tin một cửa cung cấp dịch vụ qua nút mạng Acasia với các thành viên Acasia. Bằng việc đầu tư này, VNPT đã tham gia vào sân chơi bình đẳng, hội nhập và cùng đóng góp cho sự phát triển chung của thị trường viễn thông tại khu vực ASEAN. VNPT sẽ phối hợp với các đối tác trong Acasia cung cấp các sản phẩm, dịch vụ gồm: các dịch vụ truyền số liệu (Acasia Private Line; Acasia Frame Relay; Acasia ATM; Acasia IP VPN); các dịch vụ giá trị gia tăng (Acasia Dial IP VPN; Acasia View; Acasia Router Management). Để tham gia cung cấp dịch vụ với các thành viên Acasia, VNPT sẽ đầu tư và xây dựng một node dịch vụ tại Việt Nam theo tiêu chuẩn kỹ thuật chung của Acasia. Node Acasia của VNPT sẽ là một bộ phận quan trọng trong mạng Acasia liên khu vực. Node này sẽ được kết nối với node của các thành viên khác để phối hợp cung cấp dịch vụ theo phương thức một cửa nhằm cung cấp dịch vụ một cách đơn giản, tiện lợi cho khách hàng. Có thể nói việc hợp tác với ATH/Acasia là một cơ hội để VNPT mở rộng hợp tác đa phương, mở rộng thị trường, tiếp thu những kỹ thuật tiến bộ nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng, uy tín cao hơn nữa tới khách hàng, đồng thời đây cũng là cơ hội cho các khách hàng Việt Nam sử dụng các dịch vụ truyền số liệu chất lượng cao với khả năng kết nối toàn cầu. Đặc biệt, Acasia hướng tới cung cấp dịch vụ tiện ích cho các công ty đa quốc gia trong khu vực Châu Á nhằm tạo nên môi trường làm việc, giao dịch tương đồng tại mọi thời điểm, mọi khu vực trên thế giới.

Là một đối tác làm ăn với các hãng viễn thông lớn của Mỹ như: Motorola, AT&T, US Spring… VNPT cũng chú trọng tới việc tiếp cận và mở rộng thị trường sang Mỹ. VNPT chọn thị trường Mỹ để đầu tư viễn thông vì đây được


đánh giá là thị trường có quy mô lớn nhất thế giới về buôn bán viễn thông, với hệ thống hạ tầng hiện đại có thể kết nối được trên toàn cầu nên tất cả các cuộc gọi đi các nước bắt đầu từ Mỹ đều có giá cước rẻ hơn, vì vậy thị trường viễn thông ở đây thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Sự có mặt của VNPT ở Mỹ trước tiên đã có 1,3 triệu khách hàng tiềm năng là cộng đồng Việt kiều đăng ký mua dịch vụ bán lẻ như thẻ trả trước, chuyển tiền nhanh… Đây chính là bước khởi đầu thuận lợi cho VNPT.

Cũng 6 tháng đầu năm 2006, VNPT đã triển khai nhiều chương trình, dự án quan trọng nhằm tiếp tục nâng cao tiềm lực mạng lưới, công nghệ và dịch vụ, tăng sức cạnh tranh chuẩn bị cho hội nhập quốc tế như: xúc tiến thành lập chi nhánh của VNPT tại Hoa Kỳ; xây dựng nguyên tắc tổ chức mạng di động NGN giai đoạn 2006-2010; cấu trúc mạng Vinaphone giai đoạn 2006-2010; trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tiền khả thi dự án tham gia xây dựng hệ thống cáp quan biển quốc tế AGG; ký hợp đồng gói thầu số 3 “Cung cấp vệ tinh, dịch vụ phóng, thiết bị trạm điều khiển vệ tinh” – gói thầu quan trọng nhất của Dự án Phóng vệ tinh viễn thông Việt Nam (VINASAT); ký hợp đồng liên doanh cáp đồng tại Lào; đưa dịch vụ truyền hình hội nghị NGN vào khai thác; thử nghiệm dịch vụ nhắn tin mạng cố định…


I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VNPT KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

1. Cơ hội


Là một trong số những thị trường đầu tư hấp dẫn, thị trường viễn thông Việt Nam đang là đích nhắm tới của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu mà


ngành viễn thông Việt Nam đề ra khi mở cửa thị trường là thu hút được các đối tác nước ngoài vào đầu tư trong tất cả các lĩnh vực. Thị trường viễn thông hội nhập, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến, các kinh nghiệm quản lý kinh doanh và được thử sức trên đấu trường quốc tế, một sân chơi rộng và bình đẳng hơn. Nếu trước đây, tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ mới tham gia đầu tư dưới hình thức hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực khai thác các dịch vụ viễn thông (chủ yếu là cung cấp thiết bị, tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng mạng rồi giao cho đối tác trong nước khai thác và phân chia lợi nhuận thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh - BCC) thì khi Việt Nam đã gia nhập WTO, theo thoả thuận với Mỹ và các quốc gia khác, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia điều hành liên doanh viễn thông nhưng với điều kiện tỷ lệ góp vốn theo lộ trình thoả thuận. Những hạn chế về quyền kinh doanh dịch vụ viễn thông đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được bãi bỏ dần. Họ sẽ có cơ hội trực tiếp điều hành và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đây là một điều rất mới trong lĩnh vực khai thác viễn thông của Việt Nam.

Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển theo hướng có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Về phía doanh nghiệp, có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận công nghệ mới, hiện đại, kinh nghiệm quản lý và khai thác đồng thời có thể mở rộng thị phần trong nước cũng như tiếp cận và mở rộng sang các thị trường mới. Về phía khách hàng, được hưởng các dịch vụ có chất lượng cao hơn với giá cước thấp hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn.

2. Thách thức


Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với các doanh nghiệp, cũng như với ngành Bưu chính viễn thông


Việt Nam. Trước hết là doanh nghiệp phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mà hơn nữa là với các Tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới. Khi đó, không chỉ phải cạnh tranh về thị trường công nghệ, khách hàng mà giá cước, nguồn nhân lực... cũng là vấn đề viễn thông Việt Nam phải đối mặt.

Đối với VNPT, thách thức lớn nhất đặt ra cho doanh nghiệp là phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành hội nhập. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam cần khẳng định vị thế của mình bằng việc tích luỹ vốn, nắm được công nghệ hiện đại, kinh nghiệm khai thác, chất lượng dịch vụ tốt, có đội ngũ mạnh và đặc biệt là phải có khách hàng.

Với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế lớn như WTO thì một trong những yêu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là phải hiểu biết về thị trường quốc tế, nhất là những quy định, luật lệ quốc tế về XNK; quy định liên quan đến sản phẩm và dịch vụ bưu chính viễn thông để từ đó đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khuyếch trương sản phẩm, dịch vụ và tìm kiếm đối tác.

Để có thể giành được vị thế cạnh tranh, các doanh nghiệp viễn thông cần nhanh chóng nắm bắt các nội dung cơ bản của các hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, đồng thời thu thập đầy đủ các thông tin về thị trường liên quan; chuẩn bị tốt tiềm lực để có thể thích ứng được nhu cầu đầu tư vào thị trường Việt Nam của hàng loạt các công ty nước ngoài (đặc biệt là Mỹ).

Cùng với đó, VNPT phải tự chuẩn hoá mạng lưới theo một chiến lược dài hạn, có một chiến lược cạnh tranh hợp lý, nâng cao hiệu quả đồng vốn, tận dụng


được thế mạnh, tăng cường đầu tư nghiên cứu công nghệ để phát triển thêm nhiều dịch vụ mới.

Ngoài ra, VNPT cũng cần thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trong nước để đảm bảo cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đẳng, khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng chung của đất nước, bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp cũng như của toàn ngành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022