Một Số Cực (Chân) Của Hệ Thống Đánh Lửa Kết Nối Ecu

3. Một số cực (chân) của hệ thống đánh lửa kết nối ECU

CÁC CHÂN NGUỒN ECU TRONG MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA



STT


Hệ thống đánh lửa


Nguồn (+)

thường trực

Nguồn (+)

để ECU

hoạt động

Nguồn (-) của ECU

Tín hiệu đánh lửa

Tín hiệu tốc độ

động cơ

Tín hiệu vị trí piston

Tín hiệu phản hồi đánh lửa

Tín hiệu xi lanh

1

Dùng cảm biến điện từ

(loại rời) TOYOTA

BATT

+B

E1

IGT

NE + NE -

-G

IGF


2

Dùng cảm biến quang (loại rời)- FORD

1A

1B

3A

3B

3C

1G

3E




3

Dùng cảm biến quang (loại tích hợp) NISSAN

46

109

47

38

36

116

108

21

07

48

39

13, 6

1

31

40

22

30



4

Dùng cảm biến Hall - FORD (loại tích hợp)

4I

4B

4A

4C

4D

4F

4G

4N



5

Dùng cảm biến điện từ

(loại tích hợp) HONDA

A1 B8

D11

A14 A15 A2

A3 A16

B2 B10

B11 B9


B1 B9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Bảo dưỡng sửa chữa điện động cơ Nghề Công nghệ ô tô - Cao đẳng Phần 2 - Trường CĐ nghề Đà Nẵng - 4


CÁC CHÂN TÍN HIỆU TỪ CẢM BIẾN ĐÁNH LỬA (DELCO)


STT

Loại cảm biến

Sơ đồ chân

1.

Cảm biến quang loại rời

E B NE

2.

Cảm biến Hall loại tích hợp


IGT E NE G B E

3.

Cảm biến quang loại tích hợp


E B NE G E IGT

Cảm biến điện từ loại tích hợp (HONDA)


4.



TDCP

TDCM

IGT

CRNKP

CRNKM


CYL P

CYL M

CÁC CHÂN IC VÀ BÔBIN.


STT

Loại IC

Sơ đồ chân

1

IC 5 chân

(loại 5 chân có giắc cắm và loại 5 chân

không có giắc cắm vị trí các chân ngược nhau )


F T B EX C

2

IC 6 chân


EX T B B EX F

3

IC 3 chân (Tranzitor)


C E T


B. THỰC HÀNH VÀ BÀI TẬP


I. Nơi làm việc:

Công việc thực hành bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bằng điện tử không có tiếp điểm được tiến hành tại xưởng thực hành với mỗi nhóm 2 học sinh và được tiến hành trên một mô hình động cơ ô tô.

II. Chuẩn bị dụng cụ:

- Dụng cụ thực hành bao gồm: các cờ lê có số từ 10 đến 19, kìm điện, đồng hồ đo điện vạn năng (multi-meter), đèn cân lửa (timing light), thước đo khe hở và khay đựng.

- Vật tư gồm có: xăng, mỡ bôi trơn và giẻ lau.

III. Tháo lắp và bảo dưỡng:

1. Thực hiện tháo rời các bộ phận của hệ thống đánh lửa bằng điện tử không có tiếp điểm:

- Tiến hành theo quy trình đã học ở trên lớp (Mục III.1.)

- Yêu cầu kỹ thuật: chọn cờ lê đúng cỡ và tránh làm chạm chập điện (nên tháo cực âm ắc quy trước khi tháo các đầu cực dẫn điện khác)

2. Kiểm tra và bảo dưỡng:

- Kiểm tra điện áp của ắc quy, điện trở phụ, điện trở của bô bin cao áp, tụ điện, điện trở tiếp xúc của khoá điện và tiếp điểm, kiểm tra thông mạch của các dây dẫn và các đầu nối điện bằng đồng hồ đo điện vạn năng.

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tiếp điểm và các đầu cực đánh lửa của bugi.

- Kiểm tra độ rơ và độ mòn của bánh răng và trục của bộ chia điện.

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các dây dẫn điện, nắp và rôto đầu chia điện.

3. Thực hiện lắp lại các bộ phận của hệ thống lên động cơ:

Thực hiện ngược lại với quy trình tháo theo hướng dẫn ở mục III.3. đã học trên lớp.


IV. Câu hỏi và bài tập

1.Nêu nhiệm vụ của bộ điện tử và bộ cảm biến điện từ ?


2. Tìm hiểu sơ đồ và nguyên lý hệ thống đánh lửa bằng ắc quy và hệ thống đánh lửa điện tử có tiếp điểm?

2. So sánh ưu nhược điểm của hệ thống đánh lửa bằng ắc quy, bằng điện tử có tiếp điểm và bằng điện tử không có tiếp điểm?

BÀI 6: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA ĐIỆN DUNG

Thời gian (giờ)

LT

TH

BT

KT

TS

9

10


1

20

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu và nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa điện dung trên ô tô.

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa điện dung.

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống đánh lửa điện dung đúng yêu cầu kỹ thuật.

Các vấn đề chính sẽ được đề cập

Mục 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống đánh lửa điện dung.

Mục 2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa điện dung.

Mục 3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống đánh lửa điện dung.

MÃ MÔ ĐUN: CNOT 16.1


A. NỘI DUNG

I. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung:

1.1. Nhiệm vụ:

Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ biến dòng điện có hiệu điện thế thấp từ 6-12V thành dòng điện có hiệu điện thế cao từ 20-30kV cung cấp cho bu gi để tạo ra tia lửa điện đốt cháy hoà khí trong xi lanh động cơ.

1.2. Yêu cầu:

- Hiệu điện thế và năng lượng đánh lửa phải đủ lớn.

- Thời điểm đánh lửa phải đúng theo từng chế độ công tác của động cơ.

- Có độ bền và hiệu suất cao.

- Giá thành thấp.

II. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung:

2.1. Sơ đồ cấu tạo:

Hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung gồm có các thành phần chính là cuộn dây điện từ 1, nam châm vĩnh cữu 2, cuộn kích 3, khối điện tử điện dung (CDI) 4, bô bin cao áp 5, bugi 6 và khoá điện tắt máy 7. Sơ đồ cấu tạo như ở hình vẽ 20:

7

2

CDI

1

3

4

6

5


Hình 6.1: Sơ đồ cấu tạo của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung

2.2. Nguyên tắc hoạt động:

Để dễ tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung ta sử dụng sơ đồ nguyên lý như ở hình 6.1.

Khi hoạt động, khoá điện 12 mở ra (bật ON), động cơ quay sẽ kéo nam châm vĩnh cữu 2 quay tạo ra một suất điện động cảm ứng trên cuộn dây điện từ 1 khoảng 200V. Nguồn điện này sẽ đi qua điốt 6, qua tụ điện 7, qua cuộn dây sơ cấp 9 (W1) của bô bin cao áp và ra mass. Tuy nhiên trong giai đoạn này, do dòng điện tăng chậm nên suất điện động sinh ra trên bô bin cao áp chưa đủ lớn để tạo ra tia lửa điện trên bugi mà chỉ có tác dụng nạp điện cho tụ điện 7 (hình 6.2).

12

8

6

3

7

5

1

4

2

11

9 10


1. Cuộn dây điện từ; 2. Nam châm; 3. Cuộn kích; 4. Bộ điện tử điện dung (CDI);5. SCR; 6. Điốt nạp điện; 7. Tụ điện; 8. Điốt tắt máy; 9. Cuộn dây sơ cấp (W1);

Hình 6.2: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung.


12

I

8

+

-

I

6

I

1

3

7

5

4

I

2

11

9 10


Hình 6.3: Quá trình nạp điện cho tụ điện 7.

Khi piston của động cơ ở thời điểm cuối nén đầu nổ, cựa sắt trên nam châm 2 quay đến trùng với cuộn kích 3 làm phát sinh trong cuộn kích 3 một suất điện động cảm ứng khoảng 2V. Suất điện động này sẽ kích thích SCR 5 dẫn điện ra mass. Lúc này năng lượng điện tích trữ trong tụ điện 7 sẽ được phóng nhanh theo đường: cực dương (+) của tụ điện 7, qua SCR 5 ra mass, qua cuộn sơ cấp 9 và về lại cực âm (-) của tụ điện 7. Do quá trình phóng điện của tụ điện 7 diễn ra với tốc độ cao làm tự cảm trong cuộn dây sơ cấp 9 một suất điện động rất cao. Thông qua nguyên lý của máy biến áp, trong cuộn thứ cấp 10 của bô bin cao áp xuất hiện một suất điện động với điện áp cao từ 20 đến 30KV, theo dây dẫn điện cao áp đưa đến bugi bật tia lửa điện đốt cháy hoà khí trong xi lanh của động cơ (hình 6.3). Nếu đóng khóa điện 12 thì dòng điện do cuộn dây điện từ 1 phát ra không nạp điện cho tụ điện 7 mà chạy thẳng ra mass, bugi không đánh lửa và động cơ sẽ không nổ được (tắt máy). Bộ điện tử điện dung có khả năng tự tăng góc đánh lửa sớm khi tăng tốc độ động cơ nên không cần sử dụng bộ điều chỉnh đánh lửa sớm ly tâm.

12

I2

8

6

3

+

I 7

5

-

I

I

1

I0

4

2

I

I

11

9 10


Hình 6.4: Quá trình đánh lửa.


III. Nội dung bảo dưỡng bên ngoài hệ thống đánh lửa bằng điện tử điện dung

3.1. Quy trình tháo lắp các bộ phận:

- Tháo dây dẫn cao áp từ bô bin đến bugi.

- Tháo đầu nối của dây dẫn ở khoá điện, bô bin cao áp và của bộ điên tử điện dung (CDI).

- Tháo các bu lông liên kết bô bin cao áp với thân động cơ.

- Tháo bô bin cao áp, cuộn dây điện từ, cuộn kích và nam châm vĩnh cữu ra khỏi động cơ.

- Tháo các bugi ra khỏi động cơ.

- Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài các chi tiết bộ phận.

3.2. Làm sạch, kiểm tra và bảo dưỡng bên ngoài:

- Bô bin cao áp.

- Bộ điện tử điện dung (CDI).

- Khoá điện.

- Bugi và các cuộn dây điện từ.

- Các dây dẫn điện.

3.3. Quy trình lắp các bộ phận lên động cơ:

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí