trá mạo buôn lậu gạo. Đối với hai châu Vạn Ninh và Vân Đồn ở Quảng Yên là nơi người dân thường bán lậu gạo cho Hoa thương nên triều đình quy định cả mức thóc được phép mua hàng năm, cả năm nhuận gia thêm cho 3.600 hộc thì cũng không quá 46.000 hộc thóc [79, tr. 891].
Năm 1828, khi nghe tin giá gạo ở Bắc Thành tăng cao, nhà vua đã xuống Dụ quy định cấm bán trộm gạo ở Bắc Thành nhằm điều chỉnh lại giá gạo trong nhân dân: “Gần nay nghe nói thuyền buôn người Thanh tụ tập ở hải phận Quảng Yên, bọn dân mọi hám lời, tất nhiên kẻ chở giấu thóc gạo, bán chác cho họ, giá gạo trong dân gian đắt, chưa hẳn là không bởi đó. Nay nên sức rò điều cấm: “phàm thuyền buôn ra biển chỉ được đem theo lương ăn thôi, nếu dám chở vụng thóc gạo để bán giấu, thì trị tội nặng. Quan sở tại không hay kiểm soát, hoặc cấp bậy giấy thông hành thì bị hặc tội” [77, tr. 815].
Cũng trong thời kỳ đó, do nạn buôn bán và hút thuốc phiện đang tràn lan ở Trung Quốc, thuốc phiện là một mặt hàng được các lái thương Trung Quốc vận chuyển nhiều qua biên giới đem về Trung Quốc bán. Minh Mệnh đã ban chỉ dụ rằng: “hiện nay tỉnh Quảng Đông nước Thanh phát xuất ra án hút thuốc phiện, hiện đương bắt xét nghiêm cấm, phàm những người Tây Dương, người Thanh từ trước đến giờ quen làm nghề bán trộm thuốc phiện, không khỏi chạy tán đi các nơi, tìm cách bán rẻ, tính đường chạy hàng, lại gieo rắc thứ thuốc ấy cho các địa phương khác. Chúng đến chỗ nào các thuyền đánh cá ven biển phần nhiều tham lợi, ngầm đem buôn bán. Vì thế không thể không lùng soát nghiêm ngặt, làm cho tệ ấy tuyệt đi mãi” [62, tr. 327]. Và lệnh cấm thuốc phiện được triều đình thường xuyên xem xét, định thêm điều lệ, tăng thêm hình phạt và khen thưởng, mở rộng đối tượng có liên quan đến việc buôn bán và tàng trữ thuốc phiện. Vào các năm 1820, nhà nước cũng đưa ra bàn bạc và quy định về lệnh cấm loại hàng hóa này:
“Không kể quan hay dân, ai dám hút thuốc phiện, và cất giấu mà nấu nướng buôn bán thì xử tội đồ. Ai bắt được mà tố cáo thì thưởng bạc 20 lạng. Cha anh không hay răn cấm con em, xóm giềng biết mà không tố giác, đều bị xử trượng” [77, tr. 77].
Năm 1824, Vua thấy thuốc phiện làm hại người rất sâu, đã có điều cấm, mà tệ vẫn chưa hết. Bèn sai đình thần bàn định, đặt điều rất nghiêm. Phàm khách buôn ngoại quốc trên đường bộ hay đường thuỷ, đã biết rò lệnh cấm mà còn cố ý giấu giếm thuốc và nhựa để buôn bán riêng, và các tiệm phố tiêm thuốc bán cho khách, cùng lại dịch quân dân cố ý hút trộm thì đều phải tội mãn lưu (3000 dặm); người làng xóm biết mà không giác ra cùng cha anh không cấm đoán được con em đều phải tội mãn trượng (100 trượng); quan chức hút trộm thì phải tội trượng và cách chức, mãi mãi không được bổ dụng; gia sản của người phạm tội, đều sung thưởng cho người cáo giác. Vu cáo thì bị phản toạ. Ăn tiền mà cố ý tha thì tính tang mà kết án nặng. Còn hai điều : thưởng bạc cho người cáo giác và mới đến vì lầm mà phạm thì đều y theo lệ trước [77, tr. 342].
Liên quan đến hoạt động buôn bán ở khu vực biên giới, bộ Luật Gia Long cũng có những điều khoản quy định rò ràng về vấn đề này. Bộ luật quy định rò việc trao đổi hàng hóa qua các cửa ải (điều 1, 2, 3, 5, chương 3, binh luật). Trong đó nhấn mạnh: “Các loại hàng hóa như ngựa, trâu, đồ sắt quân nhu (chưa thành vũ khí), tiền đồng, lụa mịn, tơ gấm… là những thứ dùng ích lợi ở trong nước, không thể mang ra nước ngoài. Nếu người nào mang lậu những loại hàng hóa trên ra ngoài còi buôn bán và mang lậu ra biển thì bị xử phạt 100 trượng…Những việc mang lậu hàng hóa ra ngoài còi và ra biển trên đây, chẳng qua là do không biết và tham lợi mà làm. Nếu mang theo cả người và vũ khí ra ngoài còi và ra biển, thì ắt có tâm bụng giúp cho quân giặc, đảng giặc, không phải chỉ riêng vì tham lợi, vì vậy phải xử tội giảo. Nhân việc đó
mà tiết lộ tình hình trong nước thì chẳng khác gì bọn gian tế, vì vậy phải xử tội chém. Quan ti cai quản và những người thủ bả cửa quan, cửa biển, thông đồng với những người trên, cho mang theo những hàng hóa, mang theo người và vũ khí, hoặc biết họ vượt trộm ra ngoài còi và ngoài biển trái phép, mà cố ý dung túng không xét hỏi, thì cũng bị tội như người vi phạm. Đến mức tội tử hình thì được giảm xuống tội lưu. Nếu không biết mà do sơ suất trong việc phát giác thì quan ti và người canh giữ được giảm 3 mức so với tội của phạm nhân, chỉ tới mức phạt 100 trượng, quân lính thì lại được giảm thêm 1 mức, tức giảm bốn mức, chỉ xử phạt tới mức 90 trượng.” [121, tr. 564-565].
Cũng theo tinh thần của vua Minh Mệnh thì “Trị nước cốt ở yên dân, mà yên dân trước phải nhẹ thuế.” [107, tr. 136]. Chính vì vậy, nhà Vua chủ trương miễn giảm tô thuế cho nhân dân, nhất là những vùng gặp khó khăn. Năm 1802, khi đất nước bắt đầu bình trị, nhà vua xuống chiếu giảm thuế ruộng tô cho thiên hạ. Theo đó thì năm nội trấn của Bắc Thành cùng với Nghệ An, Thanh Hoá (cả trấn nội và ngoại thành), thóc tô mỗi mẫu bớt 5 bát, còn sáu ngoại trấn của Bắc Thành, tức các tỉnh biên giới phía Bắc, thì giảm một nửa. Đến năm Gia Long thứ 12 (1813), vua tiếp tục xuống chiếu giảm tô cho nhân dân từ Nghệ An trở ra Bắc. Theo đó, các trấn ở Bắc Thành được giảm 1 phần 10. Tiền thân dung, mỗi người giảm 1 tiền. Riêng sáu ngoại trấn ở Bắc Thành được giảm mỗi người 30 đồng [76, tr. 550].
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Và Củng Cố Hệ Thống Thành Lũy
- Phát Triển Kinh Tế Gắn Với An Ninh Quốc Phòng
- Kiểm Soát Hoạt Động Buôn Bán Ở Vùng Biên Giới Việt - Trung
- Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 14
- Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 15
- Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 16
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Sang thời Minh Mệnh, trong nhiều năm, nhà nước đã ra quy định giảm thuế cho nhân dân ở sáu ngoại trấn Bắc Thành, vào các năm 1822 và 1824. Năm 1822 nhà vua xuống Dụ: “Trẫm thương nuôi nhân dân, chỉ sợ có người còn sót. Dịp ban ơn trong cuộc Bắc tuần mùa đông năm ngoái, đã xuống chỉ tha trước
, để ” [77, tr. 198]. Tiếp đó,
năm 1822, khi giá gạo ở Cao Bằng và Lạng Sơn tăng cao, nhà vua hạ lệnh hoãn thuế vụ hạ cho dân [77, tr. 204]. Sang năm 1824, tiếp tục tha miễn thuế cho nhân dân các châu Văn Bàn, Thủy Vĩ, Trấn Yên trấn Hưng Hóa do giặc giã nổi lên ở địa phương này.
Trong những năm giá gạo đắt, nhà nước còn chuẩn định cho nhân dân nộp tiền thay cho thóc. Đại Nam thực lục có ghi: “Năm Minh Mệnh thứ 6 (1825) ở 5 trấn Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Yên, Hưng Hóa thuộc Bắc Thành giá gạo đắt. Chuẩn định thóc tô vụ chiêm cho dân nộp thay bằng tiền.” [77, tr. 492]. Năm 1830, vua ra lệnh cho các tỉnh ven biên giới Bắc Kỳ làm lại sổ đinh. Nhân đinh khai lại cho rò ràng, làm thành ba bản Giáp, Ất, Bính nhằm quản lý chặt chẽ hơn dân cư vùng này. Đồng thời, đây cũng là sự thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với cư dân vùng biên viễn.
Năm 1824, để thuận tiện cho việc đi lại trao đổi hàng hóa, vua Minh Mệnh xuống dụ dồn bớt các sở tuần ty ở Bắc Thành và Thanh Nghệ. Trước đây, nhà nước đặt nhiều sở tuần ty nhằm hạn chế hoạt động buôn bán, nhưng đến năm này lại cho giảm bớt các sở tuần ty, nhằm làm lợi cho dân. Nhà vua xuống chiếu rằng “nhân nghĩ các sở tại, bọn khách buôn vẫn do đó mà đi, thời các đường thủy đường bộ đều có chính tuần, nhưng trong đó lại đặt chi tuần sở khá nhiều, thời người lĩnh tuần còn được khía cạnh tìm cách yêu sách quấy nhiễu làm khó dễ, đối với khách buôn cũng nhiều việc không tiện, huống hồ xét lại chính sách một phương, duy nghĩ làm ơn cho kẻ đi buôn đuợc ích lợi cho dân, còn tổn trên ích dưới cái đó không tiếc, nên phải đổi bỏ bớt đi để tiện cho dân”. Theo đó, tuần Cầu Châu ở Sơn Nam, chi tuần Vạn Trương ở Hải
Dương, 2 chi tuần Nhân Hữu, Mục Liễu ở Bắc Ninh, tuần Bể Dầu ở Thái Nguyên, ải Tiểu Niệu Muộn và Sam Mộc, Cung Bản, Bình Bản ở Tuyên Quang, các tuần Bác Khê, Nham Liêu, Củng Xưởng, Nga Ổ ở Cao Bằng, 3 chi tuần: Lạc Dương, Bồ Mật, Hạ Thủy ở Lạng Sơn, chi tuần Hùng Nhi ở Hưng Hóa, chi tuần Bồ Câu, 6 sở chính tuần và 2 chi tuần thuộc 2 chợ mới Vạn Minh, An Than, cùng sở cửa rừng, đánh cá và bến vạn trước đặt tại 2 nơi: một nơi tại châu Vân Đồn, một nơi tại địa phận châu Hoa Phong đều thuộc Quảng Yên, cộng 24 tuần, bến đò, nơi chợ cho đều bỏ đi; còn tuần Lãnh Trì ở Sơn Nam cho rút rời về xã Mễ Sở đổi làm tuần Mễ Sở, tuần Bác Cung ở Cao Bằng cho rút rời về chỗ nơi chi tuần Suối Vực thuộc địa phận xã Nội Chiêm, đổi làm tuần Nội Chiêm, còn chi tuần Bắc Tọa cũng cho bỏ đi, duy chi tuần Cóc Ngóc ở Lạng Sơn vẫn để lại cho đổi làm chi tuần Bình Quân. Còn các khoản chuẩn y lời bàn của quan triều đình cho thi hành, lấy năm Minh Mạng thứ 6 làm đầu, tự nay phàm những người lĩnh thầu, tuần ty đều nên chiếu lệ ngoại cay nghiệt có hại cho chính sách hay nếu có người phát giác ra, phải trị tội nặng, không tha [62, tr. 307-308].
3.3. Củng cố quan hệ ngoại giao với Nhà Thanh
Trong chính sách của mỗi quốc gia, chính sách đối nội gắn bó hữu cơ với chính sách đối ngoại. Mặc dù, chính sách đối ngoại có sự độc lập nhất định, tác động trở lại chính sách đối nội, song chính sách đối ngoại là sự tiếp tục và phục vụ chính sách đối nội. Ngoại giao là công cụ hòa bình, công cụ quan trọng nhất thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia. Chính sách đối ngoại và ngoại giao của bất cứ quốc gia nào dù to dù nhỏ, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều phải thực hiện ba nhiệm vụ bao trùm là: góp phần bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần phát huy ảnh hưởng của nước mình trong khu vực và quốc tế.
Triều Nguyễn ra đời trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp. Để củng cố vương quyền, bảo vệ và xây dựng đất nước trong hoàn cảnh đó đòi hỏi vua tôi nhà Nguyễn phải có những chính sách phù hợp. Trong vấn đề biên giới phía Bắc, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là mối quan tâm thường trực trong lịch sử. Ngay sau khi lên ngôi, tháng 5 năm 1802 vua Gia Long đã bàn bạc với bầy tôi về việc giao thiệp với nước Thanh láng giềng. Vua Dụ rằng: “Nước ta tuy cũ nhưng mệnh đã đổi mới. Nghĩa lớn phục thù, người Thanh còn chưa hiểu rò. Gần đây thủy binh ta bị bão, người Thanh hậu đãi cho về, ta chưa có gì đáp lại. Nay bắt được ấn sách của giặc Tây Sơn là do nhà Thanh phong cho, bắt được giặc biển, cũng là giặc trốn của nhà Thanh, ta có thể sai người đưa sang trả trước và đem việc Bắc phạt báo cho họ, đợi khi bình định được Bắc Hà sẽ nối lại việc bang giao cũ thì khéo hơn. Các khanh nên chọn người có thể sai đi được”. Sau đó, Trịnh Hoài Đức là thượng Thư bộ Hộ làm Chánh sứ, Ngô Nhân Tĩnh là Hữu Tham tri Binh bộ kiêm Phó sứ sang nước Thanh. Trong chuyến đi này, sứ thần nhà Nguyễn đã trao trả ấn của nhà Tây Sơn do nhà Thanh phong và giao nộp một số giặc biển bắt được cho nhà Thanh. Vua Thanh cho sứ thần tiếp đãi rất hậu [76, tr. 495-496].
Năm 1804, sứ thần nhà Thanh sang tuyên phong cho Nguyễn Ánh ở Thăng Long là Nam Việt quốc vương. Mặc dù kinh đô ở Huế nhưng việc sắc phong của nhà Thanh đối với nhà Nguyễn đều được diễn ra ở Hà Nội. Đến thời Tự Đức, năm 1849, sau nhiều lần đề nghị, nhà Thanh mới đồng ý cho sứ vào kinh thành Huế làm lễ tuyên phong cho vua Tự Đức.
Quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn và triều Thanh được giải quyết ổn thỏa, “bang giao” được quy định rằng: Việt Nam phải triều cống hai năm một lầ ả sang chầu một lần hoặc gộp hai lầ ống làm
một. Cho đến năm 1839, việc triều cống được quy định thành bốn năm một lần
Như vậy, để đảm bảo được an ninh biên giới quốc gia, việc ứng xử với nước láng giềng là vô cùng quan trọng. Người ta có thể thay đổi được bạn hay thù, song không ai thay đổi được láng giềng. Nhà sử học Phan Huy Chú đã có lý khi nhận xét: Trong việc trị nước, hòa hiếu với nước láng giềng là việc lớn, mà những khi ứng thù thì lại rất quan hệ, không thể xem thường, cho nên nghĩa tu hiếu (việc giao hiếu) chép ở kinh Xuân Thu, đạo giao lân (giao thiệp với láng giềng) chép ở huyền truyện, chính là đem lòng tin thực mà kết giao, người có quyền trị nước phải nên cẩn thận[14, tr. 533]. Tinh thần chung của triều Nguyễn là thực hiện chính sách mềm dẻo, thậm chí thần phục nhà Thanh để đạt được mục tiêu hòa bình trong giai đoạn đó. Việc nhà Nguyễn tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân người Hoa hoạt động ở vùng biên giới phía Bắc và trong cả nước đã tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ buôn bán Việt Nam - Trung Quốc. Mặt khác triều Nguyễn cũng thể hiện thái độ kiên quyết của mình đối với những hành động xâm phạm lãnh thổ quốc gia. Trong nhiều năm, đặc biệt là dưới thời Tự Đức, vua tôi nhà Nguyễn đã nhiều lần đề nghị với nhà Thanh phối hợp để đánh dẹp các nhóm Thanh phỉ hoạt động ở vùng thượng du Bắc Kỳ. Bắt đầu từ năm 1868, nhà Nguyễn chính thức cầu viện nhà Thanh để dẹp các nhóm thổ phỉ ở biên giới.
Sự xuất hiện của quân Thanh ở Bắc Kỳ tạo ra những vấn đề phức tạp đối với triều Nguyễn. Đó là những hành động do quân đội nhà Thanh gây ra: cướp bóc, quấy rối trật tự trị an ở khu vực biên giới. Tự Đức hy vọng rằng với sự trợ giúp của quân Thanh có thể dần dần chế ngự được nạn phỉ và hạn chế ảnh hưởng của thực dân Pháp. Tuy nhiên, sự có mặt của quân Thanh ở Bắc Kỳ Việt Nam cũng làm cho thực dân Pháp nghi ngại, dẫn đến thái độ phản ứng đối với triều đình nhà Nguyễn. Số quân Thanh được đưa vào Bắc Kỳ
ngày càng tăng đã làm thực dân Pháp thay đổi thái độ. Pháp nhận ra rằng Trung Quốc là chướng ngại cản trở con đường xâm lược thuộc địa tại Việt Nam.
Sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874) được ký kết giữa triều đình Nguyễn với Chính phủ Pháp, vấn đề càng trở nên phức tạp. Người Pháp cho rằng sự góp mặt của quân Thanh ở Bắc Kỳ là Việt Nam đã vi phạm Hiệp ước đã kí kết. Thời gian sau đó, nhà Thanh vẫn tiếp tục trở lại Bắc Kỳ thực hiện ý đồ tranh giành với thực dân Pháp. Tháng 2 năm 1882, triều đình Mãn Thanh đã cho quân đội đóng dọc biên giới Trung Quốc - Việt Nam. Đến đầu năm 1884, Pháp cũng bắt đầu mở rộng đánh chiếm Bắc Kỳ. Cuộc giao tranh Trung - Pháp kết thúc bằng việc ký kết Quy ước Thiên Tân 1884 mang tên “Quy ước sơ bộ về tình hữu nghị và bang giao giữa nước Pháp và Trung Hoa”. Tiếp theo đó là Hiệp ước Thiên Tân năm 1885, chấm dứt chiến tranh Trung - Pháp. Trong đó nội dung quan trọng là việc tổ chức trị an ở khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam, giáp giới với Trung Quốc. Từ đó, mọi hoạt động thông thương, sự di chuyển cư dân qua biên giới đều do người Pháp quản lý.