muốn góp một phần ý kiến của mình vào việc đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới, em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ du lịch Việt Nam, những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội đối với ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
- Học tập kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch ở một số nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Những lý luận cơ bản về dịch vụ du lịch, năng lực cạnh tranh; thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 1
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Dịch Vụ Du Lịch
- Hội Nhập Về Du Lịch Của Việt Nam Và Sự Cần Thiết Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Du Lịch
- Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Ngành Du Lịch Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
- Không gian: Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển ngành du lịch của một số nước trong khu vực: Thái Lan, Malaixia.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp quan sát thực tế, phân tích thống kê, tổng hợp so sánh để đưa ra các đánh giá, nhận định.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tiếp cận lịch sử/logic, phương pháp duy vật biện chứng,...
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, các tài liệu trích dẫn và tham khảo, khóa luận được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ du lịch và năng lực cạnh tranh của ngành du lịch trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự thông cảm, góp ý, phê bình của các thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn và cũng là để có thêm luận cứ, cơ sở để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn nữa về vấn đề này trong thời gian tới.
Để có thể hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, đặc biệt sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô giáo - Thạc sĩ Vũ Thị Hiền trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2007
Sinh viên Trần Việt Dũng
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Dịch vụ du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Do vậy nó cũng mang những đặc tính chung của dịch vụ. Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển quyền sở hữu khi sử dụng.
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và kinh tế du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế thế giới. Du lịch đã trở thành một hiện tượng quen thuộc trong đời sống con người và ngày càng phát triển phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu. Vậy dịch vụ du lịch là gì?
1.1. Khái niệm về dịch vụ du lịch
Về khái niệm dịch vụ du lịch, trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau đi từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
Luật Du lịch Việt Nam (2006) định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Còn theo cách định nghĩa của Giáo trình kinh tế du lịch thì dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động
tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch.
Nhắc đến dịch vụ du lịch, chúng ta có thể nghĩ ngay đến một số khái niệm như là: ngành du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và khách du lịch.
Ngành du lịch, được định nghĩa theo nghĩa rộng, là khu vực kinh tế bao gồm tất cả các ngành phục vụ khách du lịch. Ngành du lịch được định nghĩa một cách đơn giản là một bộ phận của nền kinh tế, có chung một chức năng, đó là phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Do đó, ngành công nghiệp này được định nghĩa gắn liền với thị trường riêng biệt của nó và bao gồm tất cả các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, những người có nguồn thu từ khách du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để định nghĩa ngành du lịch chính xác là bao gồm những cái gì, những doanh nghiệp gì và bên cạnh các công ty du lịch trực tiếp (như công ty lữ hành, lưu trú và người cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch), là những doanh nghiệp mà nghiệp vụ kinh doanh của họ hoàn toàn, hay chủ yếu phụ thuộc vào khách du lịch, chúng ta cũng có thể thấy còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp du lịch gián tiếp (như nhà cung cấp dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao; những người bán lẻ, những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, thậm chí cả những công ty xây dựng khách sạn và các cơ sở hạ tầng du lịch khác), đó là những doanh nghiệp chỉ phụ thuộc một phần vào du lịch, còn phần cơ bản trong tác nghiệp kinh doanh của họ là phục vụ nhu cầu của dân cư của địa phương.
Công ty kinh doanh dịch vụ du lịch (Công ty lữ hành) là công ty đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, các công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm dịch vụ của các nhà cũng cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác
đảm bảo thực hiện phục vụ các nhu cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Về khái niệm khách du lich, Luật du lịch Việt Nam định nghĩa ba loại khách du lịch khác nhau: khách nội địa, khách du lịch nước ngoài và khách nước ngoài đến Việt Nam. Mặc dù phát triển du lịch nội địa là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch, còn khách du lịch từ trong nước ra nước ngoài thể hiện phần mất mát ngoại hối quan trọng mà du lịch thụ động có thể đem lại, nghiên cứu về sức cạnh tranh này sẽ tập trung vào khách nước ngoài đến Việt Nam để so sánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam với các nước khác trong khu vực trên cơ sở hấp dẫn khách du lịch nước ngoài.
1.2. Phân loại dịch vụ du lịch
1.2.1. Xét theo hình thái vật chất
Dịch vụ du lịch được phân thành 2 loại: dịch vụ du lịch hàng hoá (thức ăn, quà lưu niệm, vận chuyển...) và dịch vụ du lịch phi hàng hoá (hướng dẫn thăm quan, tổ chức trò chơi, tư vấn tiêu dùng...). Trong dịch vụ phi hàng hoá, dịch vụ du lịch được hiểu theo nghĩa thuần tuý, không có hình thái vật chất. Dịch vụ du lịch thuần tuý thường chiếm từ 2/3 đến 3/4 sản phẩm dịch vụ du lịch.
1.2.2. Xét theo cơ cấu tiêu dùng
Dịch vụ du lịch được chia làm 2 loại: Dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung.
Dịch vụ du lịch cơ bản bao gồm: dịch vụ ăn uống, lưu trú và vận chuyển. Đó là những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được với khách hàng trong thời gian du lịch.
Dịch vụ du lịch bổ sung bao gồm: Thăm quan, giải trí, mua sắm hàng hoá. Đó là những nhu cầu phải có nhưng không thật cần thiết lắm so với loại hình du lịch trên, và nó không định lượng được.
Quan hệ tỷ lệ giữa 2 loại này rất quan trọng để phân tích chi tiêu của khách, chuẩn bị phục vụ của ngành du lịch, đặc biệt là để phân biệt hiệu quả tỷ trọng giữa dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. Tỷ trọng này càng nhỏ thì hiệu quả tổng hợp của kinh doanh du lịch ngày càng cao. Tức là tỷ lệ nhu yếu phẩm ngày càng nhỏ, khách du lịch ngày càng giàu, du lịch càng phát triển và kinh doanh nhiều lãi.
1.2.3. Xét theo tính chất tham gia vào dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch chia ra làm dịch vụ trực tiếp và dịch vụ gián tiếp:
- Dịch vụ trực tiếp là dịch vụ du lịch do đơn vị kinh doanh du lịch trực tiếp làm, ví dụ như dịch vụ tại các nhà hàng, khu nghỉ biển, bể tắm hơi...
- Dịch vụ gián tiếp là dịch vụ du lịch không do đơn vị kinh doanh du lịch trực tiếp làm, mà chỉ thực hiện chức năng môi giới. Đơn vị thực hiện dịch vụ gián tiếp thường là các đại lý du lịch. Tuy không trực tiếp phục vụ khách hàng nhưng đại lý du lịch đóng vai trò rất quan trọng như: nghiên cứu thị trường du lịch, tổ chức hình thành các sản phẩm du lịch, tuyên truyền, quảng cáo các loại hình du lịch đã hình thành, xác định hiệu quả của tuyên truyền quảng cáo... Trong các công ty du lịch thì trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch thực hiện nhiệm vụ dịch vụ gián tiếp này.
1.2.4. Xét theo nội dung
Dịch vụ du lịch phải thoả mãn 4 yêu cầu của khách là đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống và nghiên cứu. Và tương ứng vớí 4 yêu cầu này là 4 loại dịch vụ phục vụ khách hàng. Và đây là cách phân loại quan trọng nhất, xuất phát từ bản chất của hoạt động du lịch. Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp sử dụng sản phẩm của những ngành khác, nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp của khách du lịch.
1.3. Đặc điểm của dịch vụ du lịch
* Dịch vụ du lịch cũng có những đặc điểm chung như những dịch vụ khác:
- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80 – 90% về mặt giá trị), hàng hoá chiểm tỷ trọng nhỏ. Do vậy việc đánh giá chất lượng sản phẩm do lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào độ chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.
- Tính không thể tách rời: Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho như các hàng hoá thông thường khác được. Do vậy, để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch.
- Tính không đồng nhất: Hiệu quả mà dịch vụ đem lại cho khách hàng cao hay thấp không chỉ do bản thân sản phẩm mà còn do sự tham gia của khách hàng vào quá trình tạo thành dịch vụ ấy. Dịch vụ có tính phi tiêu chuẩn hoá cao, cho nên muốn có dịch vụ tốt cần phải có sự thực hiện tốt cả hai phía người cung cấp và khách hàng.
* Ngoài những đặc điểm chung của ngành dịch vụ, dịch vụ du lịch còn có những đặc điểm rất riêng so với các ngành dịch vụ khác:
- Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này của sản phẩm du lịch là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn mà có thể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của các thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch nghỉ núi...). Sự dao động về thời gian trong tiêu dùng sản phẩm du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn, cũng như về mặt lý luận trong lĩnh vực du lịch.
- Dịch vụ du lịch có khả năng cung cấp việc làm rất cao. Theo tài liệu của hội đồng du lịch thế giới năm 2006, lực lượng lao động phục vụ du lịch chiếm 1/40 trong tổng số việc làm của thế giới.
- Dịch vụ du lịch liên quan, sử dụng sản phẩm của rất nhiều ngành khác liên quan như giao thông vận tải, giải trí, kinh doanh khách sạn, nhà hàng... Vì thế vấn đề hợp tác trong dịch vụ du lịch là rất quan trọng.
1.4. Các ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực dịch vụ du lịch
Theo Điều 38 của Luật du lịch ban hành năm 2006 thì kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau:
1.4.1. Khách sạn và nhà hàng
Kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn tất chương trình du lịch đã lựa chọn.
Thuật ngữ “kinh doanh khách sạn” được hiểu là “làm nhiệm vụ đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng cho khách du lịch”. Vì thế, ngoài hoạt động kinh doanh lưu trú ra thì trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh này còn có cả các hoạt động kinh doanh khác như: ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch...