Phương Pháp Phân Tích Các Yếu Tố Cấu Thành Năng Lực Cạnh Tranh


cạnh tranh thực sự của NH.

- Phương pháp phân tích dựa trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh

- Phương pháp phân tích theo quan điểm tổng thể

Phân tích theo quan điểm tổng thể yêu cầu giải đáp 3 vấn đề cơ bản khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một NH. Đó là: năng lực cạnh tranh của NH, những nhân tố thúc đẩy hay có đóng góp tích cực và những nhân tố hạn chế hay cản trở cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NH, những tiêu chí đặt ra cho chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của NH, những chính sách, công trình và công cụ của chính phủ để đáp ứng tiêu chí đó. Quá trình điều chỉnh của NH và thay đổi cơ cấu ngành diễn ra song song với những biến đổi của môi trường cạnh tranh kinh tế chung. Năng lực cạnh tranh của NH phụ thuộc vào các yếu tố do NH tự quyết định nhưng cũng còn phụ thuộc vào những nhân tố do Chính phủ và NHNN quyết định.

Quan điểm tổng thể phân tích năng lực cạnh tranh của NH trong trái thái động. Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh của NH được phân tích trong mối quan hệ hữu cơ với môi trường mà NH đang hoạt động và nó chịu sự tác động của các yếu tố từ môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài ngân hàng. Môi trường bên trong NH chính là các yếu tố nội lực của NH, có vai trò quyết định trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của NH. Môi trường kinh doanh bên ngoài của NH bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh tế vi mô.

1.3.2. Phương pháp phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

của NH

- Nội dung phương pháp

Coi năng lực cạnh tranh là một hệ phương trình phụ thuộc vào nhiều biến số. Các biến số chính là các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của NH bao gồm: các biến số về nguồn nhân lực và quản trị chiến lược. Theo đó công thức để tính giá trị năng lực cạnh tranh của NH như sau: F(b) = €(ai x bi) (i=1 – n). Trong đó:

F(b): là biểu hiện giá trị chỉ số năng lực cạnh tranh của NH

ai: là các hệ số thể hiện tầm quan trọng của các yếu tố đối với năng lực cạnh

tranh của NH

bi: là biến số biểu hiện thay đổi năng lực cạnh tranh. Giá trị bi là giá trị của

các chỉ số thành phần tạo nên giá trị chỉ số năng lực cạnh tranh.


- Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh

Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của NH chính là các tiêu chí được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của NH. Các tiêu chí này được khái quát thành 9 nhóm chỉ số chính: năng lực tài chính; năng lực quản lý và điều hành; tiềm lực vô hình (giá trị phi vật chất của NH); trình độ trang thiết bị và công nghệ; năng lực marketing; cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực; năng lực nghiên cứu và phát triển; năng lực hợp tác và liên kết quốc tế. Các nhóm trên bao gồm các chỉ số thành phần và được mô tả ở Bảng 1.1

Bảng 1.1: Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của NH


Nhóm chỉ số

Các chỉ số thành phần

Năng lực tài chính

Tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận

Tỷ suất sinh lợi Tăng trưởng thị phần

Năng lực quản lý điều hành

Khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh

Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược

Tiềm lực vô hình (giá trị phi vật chất của NH)

Khả năng nâng cao thương hiệu và uy tín của NH

Khả năng nâng cao thương hiệu về sản phẩm, dịch

vụ trên thị trường

Trình độ trang thiết bị và công nghệ

Năng lực mạng lưới

Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào cung cấp sản phẩm, dịch vụ

Khả năng và tốc độ đổi mới công nghệ

Mức độ hiện đại và công nghệ đang sử dụng

Năng lực Marketing

Năng lực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Chương trình khuyến mãi, ưu đãi, dự thưởng…

Năng lực mạng lưới phân phối và xúc tiến hỗn hợp

Về cơ cấu tổ chức

Độ linh hoạt, chuyên nghiệp trong cơ cấu, tổ chức

quản lý

Nguồn nhân lực

Đánh giá nhân viên

Động lực đối với nhân viên

Năng lực đầu tư R&D

Phương tiện và thiết bị dành cho R&D Nguồn nhân lực cho R&D

Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế

Khả năng liên doanh, liên kết hợp tác kinh doanh trong nước

Khả năng liên kết quốc tế trong việc mở rộng thị trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 4


- Phương pháp xác định các chỉ số


Phương pháp này được thực hiện thông qua lập các phiếu lấy ý kiến chuyên gia đánh giá năng lực cạnh tranh của NH qua các bước sau đây:

+ Bước 1: Xác định ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của NH. Trong đó phải xác định cụ thể các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh theo lĩnh vực hoạt động, mức độ thực hiện cạnh tranh tương đối so với các đối thủ cạnh tranh và tầm quan trọng của các chỉ số.

+ Bước 2: Thống kê ý kiến của các chuyên gia, các điểm số tương ứng với các mức độ thực hiện tương đối. Trọng số của mỗi chỉ số được xác định bằng điểm số cho tầm quan trọng của chỉ số đó so với tổng số điểm. Xác định giá trị cho từng nhóm chỉ số theo các chỉ số thành phần.

+ Bước 3: Xác định chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp của NH. Trong đó thể hiện được điểm số đánh giá và tầm quan trọng theo nhóm chỉ số quan trọng đo lường năng lực cạnh tranh của NH như năng lực tài chính, năng lực marketing, nguồn nhân lực, năng lực sản xuất, năng lực R&D, năng lực quản trị chiến lược.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và kết quả đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của NH rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Từ đó có phương hướng và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để NH có thể giữ vững vị thế của mình trên thị trường.

1.3.3. Mô hình ma trận SWOT phân tích năng lực cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh của NHTM

Hiện nay, có nhiều lý thuyết được áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTM, từ việc phân tích môi trường kinh doanh để đánh giá năng lực cạnh tranh đến việc phân tích lựa chọn các chiến lược cạnh tranh cho NHTM. Một số các mô hình kể đến như : Ma trận SWOT, mô hình 5 áp lực cạnh tranh, mô hình kim cương của M.E Porter. Tuy nhiên các mô hình được sử dụng nhiều, phổ biến và dễ thực hiện để phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTM là ma trận SWOT.

Ma trận SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất kỳ tổ chức nào. SWOT là viết tắt của Strengths (những điểm mạnh), Weaknesses (những điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các nguy cơ). SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí , định hướng năng lực kinh doanh hoặc cạnh tranh của một số doanh nghiệp. SWOT là một kỹ thuật phân tích rất tốt trong việc xác


định điểm mạnh, điểm yếu để từ đó tìm ra cơ hội và nguy cơ. Để xây dựng ma trận SWOT cần phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức thông qua ma trận theo thứ tự ưu tiên. Tiếp đó là phối hợp tạo ra các nhóm tương ứng với mỗi nhóm này là các phương án chiến lược cạnh tranh.

Bảng 1.2. Ma trận SWOT


Ma trận SWOT

Cơ hội (O)

Thách thức (T)

Mặt mạnh (S)

Phối hợp (S/O)

Phối hợp (S/T)

Mặt yếu (W)

Phối hợp (W/O)

Phối hợp (W/T)


Mô hình SWOT được sử dụng để đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

- S/O: Chiến lược dựa trên ưu thế của NHTM để tận dụng các cơ hội thị trường

- W/O: Chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của NHTM để

tận dụng cơ hội thị trường

- S/T: Chiến lược dựa trên ưu thế của NHTM để tránh các nguy cơ của thị trường

- W/T: Chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của NHTM để tránh các nguy cơ của thị trường.

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của NHTM người ta thường đặt ra các câu hỏi sau:

- Các điểm mạnh: Lợi thế, ưu thế của NH là gì? Kinh doanh mảng nào là tốt nhất? Đâu là điểm mạnh của NH trên thị trường? Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh?

- Các điểm yếu: NH cần phải cải thiện gì, lĩnh vực nào? Cần tránh làm gì? Vấn đề gì đang được xem như là điểm yếu của NH so với các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở xem xét các vấn đề cả bên trong và bên ngoài? Vì sao các đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- Các cơ hội: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mà NH mong đợi? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước có


liên quan tới lĩnh vực hoạt động của NH, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra các cơ hội mới nào không?

- Các nguy cơ: Những trở ngại hiện tại? Có điểm yếu nào đang đe dọa NH? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Nhưng đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Có vấn đề gì về nợ xấu hay dòng tiền? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến điểm yếu thành triển vọng.

Ma trận phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM thông qua việc phân tích tình hình bên trong và bên ngoài NH, thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn. Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: văn hóa NH, hình ảnh NH, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, bản quyền, công nghệ, bí mật thương mại. Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, đối tác, môi trường chính trị - kinh tế, xã hội, pháp luật.

Chất lượng phân tích của ma trận SWOT phụ thuộc vào chất lượng thu thập và xử lý các thông tin có được. Cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: Ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn. SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin có xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa 2 thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích.

Ưu điểm của SWOT là đơn giản, dễ hình dung, bao quát đủ các yếu tố cả trong và ngoài NH. Sử dụng thông tin bất cân xứng để đưa ra quyết định sẽ rất gay go. Bởi vậy, việc xây dựng chiến lược kinh doanh và đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh cần phải phân tích tổng thể các mặt mạnh, yếu, cơ hội thách thức tác động đến NH mà không nên chỉ phân tích điểm mạnh, cơ hội đến với NH mà bỏ qua phân tích điểm yếu, thách thức của NH.


1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các NHTM

Hoạt động của các NHTM chịu tác động của nhiều nhân tố, chính những nhân tố này đã ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng này thành hai nhóm lớn: nhóm các nhân tố thuộc bản thân các NHTM và nhóm các nhân tố khách quan.

1.4.1 Các nhân tố bên trong

a. Ban điều hành

Ban điều hành được hiểu ở đây là bao gồm từ Hội đồng quản trị/sáng lập đến Ban tổng giám đốc/CEO. Đây là những người có vài trò điều hành chiến lược, có tầm nhìn và định vị các mục tiêu lâu dài. Nhiệm vụ của nhà chiến lược phải phân tích và phán đoán được năng lực của chính ngân hàng mình và các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và đe doạ đối với ngân hàng mình. Vì vậy, nếu ban điều hành không nhận thức được áp lực cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay sẽ hết sức nguy hiểm đến sự tồn vong của NHTM.

Tuy nhiên, chỉ nhận thức thôi thì chưa đủ, yêu cầu đặt ra là ban điều hành phải huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện các kế hoạch nhằm biến các nhận thức thành các hành động cụ thể. Các kế hoạch hành động vừa đảm bảo phù hợp với nguồn lực của NHTM, thu được các kết quả tương ứng và phải phù hợp với tốc độ thực hiện với các đối thủ khác, nếu không sẽ bị chậm hoặc tụt hậu so với các đối thủ.

b. Chất lượng nguồn nhân lực.

Ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, vì vậy có thể nói chất lượng nhân viên ngân hàng là một yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh tranh cạnh của các NHTM. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh dù công nghệ có hiện đại tới đâu, dù có tự động hoá cao đến mức nào thì vẫn cần có con người điều khiển, giám sát mọi hoạt động. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ (như lĩnh vực ngân hàng) thì vai trò của con người càng trở nên quan trọng vì quá trình sản xuất diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ, sản phẩm dịch vụ được tạo ra ngay trong quá trình giao tiếp, trao đổi giữa cán bộ, nhân viên ngân hàng với khách hàng. Chất lượng sản phẩm dịch vụ do chính các cán bộ, nhân viên đó quyết định nên, do đó những cán bộ, nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng.


c. Cơ sở vật chất và kỹ thuật

Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ nói chung, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì ngân hàng nào có chính sách áp dụng công nghệ hiện đại, khả năng thích ứng công nghệ mới cao và có thể kết hợp với công nghệ của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới sẽ tạo ra cho khách hàng nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng tốt hơn, chính là đã tạo ra sức hấp dẫn đối với khách hàng.

Cơ sở vật chất còn được thể hiện qua mạng lưới các vị trí, địa điểm kinh doanh, quy trình sản phẩm… Ở những nơi đông dân cư, gần những trung tâm thương mại lớn sẽ có nhiều khả năng tiếp cận với khách hàng hơn và ngược lại. Quy trình sản phẩm tốt sẽ giúp khả năng xử lý các giao dịch nhanh chóng, chính xác…

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài

Bên cạnh môi trường vi mô thì môi trường vĩ mô cũng có những tác động tới năng lực cạnh tranh của NHTM, nói đến môi trường vĩ mô nghĩa là bao gồm những môi trường cơ bản như: môi trường kinh tế, môi trường văn hoá – xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường chính phủ, pháp luật và chính trị.

a. Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế có ý nghĩa đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nếu coi hệ thống ngân hàng như là một hệ tuần hoàn trong một cơ thể sống là nền kinh tế thì hệ tuần hoàn đó có hoạt động tốt hay không, có đủ máu để lưu thông và chất lượng máu cũng như hệ thống mao mạch có tốt hay không lại phụ thuộc vào cơ thể sống đó. Cụ thể, bất kể một ngân hàng nào cũng thường quan tâm tới một số chỉ tiêu như: tốc độ phát triển của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao sẽ tạo cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động ngân hàng và ngược lại. Còn mức lãi suất sẽ quyết định tới mức cầu cho doanh nghiệp, nên các ngân hàng thường đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn với doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, có thể đem lại cho ngân hàng một vận hội kinh doanh tốt hoặc cũng có thể là nguy cơ phá sản. Tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng thông qua việc ảnh hưởng tới sự nhiệt tình của các nhà đầu tư đối với các dự án. Nghiên cứu các chỉ tiêu của môi trường kinh tế cũng như chiều hướng phát triển của toàn bộ nền kinh tế là cơ sở quan trọng để các nhà chiến lược ngân hàng hoạch định về


chiến lược đầu tư, đổi mới của mình.

b. Môi trường văn hoá – xã hội:

Một số yếu tố về văn hoá – xã hội có thể ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, cụ thể nó ảnh hưởng thông qua việc tác động tới nhu cầu và nguồn nhân lực.

Những đặc điểm xã hội ảnh hưởng tới nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng đó là: lòng tin của dân chúng đối với các ngân hàng, thói quen tiêu tiền và tiết kiệm của người dân, trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng, mức thu nhập của người dân…

Có thể nói ngân hàng là ngành kinh doanh “lòng tin”. Ngân hàng là người giữ tiền cho người dân cũng như các doanh nghiệp, ngân hàng chính là người giữ hầu bao của nền kinh tế. Nếu ngân hàng không tạo được niềm tin trong dân chúng thì chắc chắn hoạt động ngân hàng sẽ không thể tồn tại. Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là tập quán sử dụng tiền tệ. Nếu người dân có thói quen sử dụng tiền mặt nhiều thì rõ ràng ngân hàng sẽ bị hạn chế trong kinh doanh. Mức tiết kiệm của người dân càng cao càng ảnh hưởng đến nguồn cung ứng tín dụng cho các ngân hàng. Trình độ dân trí cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng là một loại dịch vụ cao cấp, không phải ai cũng tự tin để giao dịch với ngân hàng. Trình độ dân trí càng cao thì khả năng phổ biến các dịch vụ ngân hàng hiện đại càng thuận lợi, dễ dàng và có cơ hội để đổi mới của ngân hàng cũng sẽ cao hơn. Mức thu nhập của người dân sẽ là yếu tố quyết định tới nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng, thu nhập có cao thì người dân mới có khả năng tiếp cận cũng như là có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng và ngược lại.

Bên cạnh đó, một số đặc điểm văn hoá – xã hội ảnh hưởng tới nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng như: quan điểm về doanh nhân và kinh doanh, quan điểm về sự giàu có, quan điểm về thăng tiến, quan điểm về đạo đức nghề nghiệp, quan điểm về học tập và tự đào tạo, quan điểm về sự gắn bó với nghề nghiệp, quan điểm về rủi ro và thất bại…

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp. Một đất nước phải coi trọng doanh nghiệp và doanh nhân thì các doanh nghiệp nước đó mới có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó, ngân hàng còn là một ngành dịch vụ đòi hỏi nguồn nhân

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí